<html> <head> <meta http-equiv='Content-Type' content='text/html; charset=utf-8'> <title> </title> </head> <div>
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=utf-8">
<title></title>
<div>
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=utf-8">
<title></title>
<div>
<div>
<title></title>
</div>
<div style="text-align: center;">
<title></title>
</div>
<span style="font-size: small;"> <span style="font-family: Arial;"> </span></span><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">
<div style="text-align: center;"><span style="font-size: small;"><span style="color: rgb(0, 0, 255);"><strong>“Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”</strong></span></span></div>
</span></span>
<div id="content" class="content">
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;">
<p align="justify"><span style="font-family: Arial;">
<p align="justify"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">
<p align="justify"><span style="font-family: Arial;"><strong>Tối 13/4/1946, Bác đến thăm môt lớp học ở phố Hàng Trống (Hà Nội). Hồi ức của Đại tướng Võ Nguyên Giáp thuật lại: “Bàn học là những cánh cửa kê tạm. Giáo viên, một người trẻ tuổi đeo kính trắng đang cầm phấn viết mấy chữ mẫu trên tấm bảng đen. Người học thuộc nhiều lứa tuổi, ăn mặc khác nhau.</strong></span></p>
</span><span style="font-family: Arial;"> </span></span></p>
</span><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"> </span></span></p>
</span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Những mái đầu cặm cụi. Mái tóc bạc phơ của một cụ già vận áo dài ở bên bộ tóc đen nháy của một chú bé mặc quần cộc. Bác đứng chống cây gậy tre nhìn quang cảnh này tỏ vẻ rất xúc động. Bác khuyến khích mọi người và nói: “Cả người dạy và người học đều là những chiến sĩ trên mặt trận chống giặc dốt”.</span></span><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"> </span></span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<table cellspacing="0" cellpadding="3" align="center" width="480" class="image center" fck_template="imagecontener">
<tbody>
<tr>
<td><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><img height="437" width="480" alt="Bác Hồ đến thăm một lớp học ở khu lao động
Lương Yên, Hà Nội, năm 1956" src="http://bee.net.vn/dataimages/201004/original/images347437_2.jpg" /></span></span></td>
</tr>
<tr>
<td align="center" class="image_desc"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><span style="color: rgb(128, 128, 128);"><em>Bác Hồ đến thăm một lớp học ở khu lao động Lương Yên, Hà Nội, năm 1956</em></span></span></span></td>
</tr>
</tbody>
</table>
<p align="justify"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Sau đó, Bác đến thăm một lớp học khác tại khu 21Trịnh Hoài Đức và biểu dương đội ngũ các thầy cô giáo là những người tình nguyện dạy học không lương: “Anh chị em giáo viên Bình dân học vụ là những người vô danh anh hùng. Anh hùng không tên tuổi, anh hùng không ai biết đến”.</span></span></p>
<p align="justify"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"> Trước đó, “Nha Bình dân học vụ gửi tới Bác cuốn “Phương pháp và cách thức dạy học vỡ lòng chữ quốc ngữ”. Bác xem rồi tự tay viết vào đầu cuốn sách: “Anh chị em giáo viên Bình dân học vụ cố gắng đọc kỹ sách này, rồi tận tâm dậy bảo đồng bào thất học, làm cho nạn mù chữ chóng hết. Thế là làm tròn một nhiệm vụ thiêng liêng của mình đối với Tổ quốc”.<br />
<br />
Có thể nói chống giặc dốt là một trong những mối quan tâm hàng đầu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngay trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, chỉ 1 ngày sau khi Tuyên ngôn Độc lập (3/9/1945), Bác đã coi “nhiệm vụ cấp bách thứ hai, chỉ sau giặc đói là ưu tiên hàng đầu. </span><span style="font-size: small;"><br />
</span>
<p align="justify"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Bác phát biểu: “Vấn đề thứ hai, nạn dốt. Là một trong những phương pháp độc ác mà bọn thực dân dùng để cai trị chúng ta. Hơn chín mươi phần trăm đồng bào chúng ta mù chữ. Nhưng chỉ cần ba tháng là đủ biết đọc, biết viết tiếng nước ta theo vần quốc ngữ. Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Vì vậy tôi đề nghị mở một chiến dịch chống nạn mù chữ”.<br />
<br />
Tin tưởng vào lòng yêu nước và ham học của dân, phong trào xoá nạn mù chữ được phát động huy động nhân lực, vật lực trong dân và kế thừa kinh nghiệm của Phong trào truyền bá quốc ngữ của các tầng lớp trí thức yêu nước chịu ảnh hưởng của Đảng khởi xướng từ thời kỳ Mặt trận Bình dân.</span></span> <span style="font-size: small;">
<p style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;">Phong trào xoá nạn mù chữ được tiến hành liên tục, ngay cả trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chuyển dần thành phóng trào “Bình dân học vụ” được duy trì bên cạnh hệ thống giáo dục của nhà nước, đã góp phần to lớn vào việc huy động toàn dân tham gia kháng chiến và kiến quốc. Việc đến thăm để động viên các lớp học bình dân của các tầng lớp dân nghèo luôn được Bác quan tâm.</span></p>
</span></p>
<p style="text-align: right;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><strong><em>Theo X&N</em></strong></span><br />
</span></p>
</span></p>
<p> </p>
<span style="font-size: small;"> </span></div>
</div>
</meta>
</div>
</meta>
</div>
<div><span style="font-size: small;"><br />
</span></div> </html>