Xứng đáng cháu ngoan Bác Hồ

<!DOCTYPE html PUBLIC "-//W3C//DTD XHTML 1.0 Transitional//EN" "http://www.w3.org/TR/xhtml1/DTD/xhtml1-transitional.dtd"> <html xmlns="http://www.w3.org/1999/xhtml"> <head> <meta content="en-us" http-equiv="Content-Language" /> <meta content="text/html; charset=utf-8" http-equiv="Content-Type" /> <title>Xứng đáng cháu ngoan Bác Hồ</title> <style type="text/css"> .style1 { font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; } .style2 { font-size: 10pt; } .style3 { font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; font-size: 10pt; } .style4 { font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; font-size: 10pt; text-align: right; } .style5 { text-align: center; } .style6 { font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; font-size: 10pt; color: #0000FF; } .style7 { text-align: justify; } </style> </head> <body> <div class="style5"> <p><span class="style6"><strong>Xứng đáng cháu ngoan Bác Hồ</strong></span></p> <p class="style7"><font face="arial"><strong><font face="Arial" size="2"> <em><span class="style1">Hôm nay (15-5), tại Công viên Văn hóa Đầm Sen, Thành đoàn TNCS TPHCM tổ chức tuyên dương 120 điển hình cháu ngoan Bác Hồ năm 2010, nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 – 19-5-2010), 69 năm Ngày thành lập Đội TNTP HCM (15-5-1941 – 15-5-2010).</span></em><span class="style1"> </span></font></strong></font></p> </div> <p align="justify"><strong><span class="style3">“Thiếu nhi thành phố anh hùng, xứng đáng cháu ngoan Bác Hồ, vững niềm tin tiến lên Đoàn, rạng ngời trang sử Đội”, đó là nội dung bức trướng của UBND TPHCM tặng đội viên thiếu niên tiền phong (TNTP) TPHCM vào năm 2006, nhân kỷ niệm 65 năm Ngày thành lập Đội TNTP HCM (15-5-1941 – 15-5-2006). Nối tiếp truyền thống ấy, hôm nay, lớp lớp thiếu nhi TPHCM đã không ngừng học tập, rèn luyện, thi đua thực hiện lời dạy của Bác: “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ…”, xứng đáng là thế hệ tương lai của đất nước.</span></strong></p> <ul> <li> <div align="justify"> <strong><span class="style3">Cây sáng kiến</span></strong><span class="style3"> </span></div> </li> </ul> <table align="right" border="0" cellpadding="3" cellspacing="0" width="1"> <tr> <td> <img border="0" class="style3" src="images332390_PhamBaDuy.jpg" width="180" /><span class="style3"> </span></td> </tr> <tr> <td class="style3">&nbsp;</td> </tr> </table> <p align="justify" class="style2"><font class="style1">Tại hội thi “Tuổi trẻ thành phố làm theo lời Bác” do Thành đoàn TPHCM tổ chức năm 2009, nhiều người chú ý đến cậu học sinh khệ nệ bê mô hình một ngôi nhà lên bục sân khấu để thuyết trình. Cậu bé ấy là Phạm Bá Duy, đến từ lớp 6A5 Trường THCS Vân Đồn, quận 4. Và cả hội trường đã bị Duy cuốn hút khi em giới thiệu sinh động về mô hình Bến Nhà Rồng được làm bằng giấy màu và thùng các-tông. </font></p> <p align="justify" class="style2"><font class="style1">Trong một tiết học ngoại khóa cuối năm học 2008 - 2009, Duy và tập thể lớp được cô giáo dẫn đến tham quan Bến Nhà Rồng. </font></p> <p align="justify" class="style2"><font class="style1">Được chứng kiến tận mắt nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước - những điều mà trước đây em chỉ biết qua trang sách, Duy càng hiểu hơn ý nghĩa lịch sử của nơi này. Duy cố quan sát thật kỹ địa danh lịch sử nổi tiếng của cả nước này với ý nghĩ: “Có dịp mình sẽ kể lại cho những bạn chưa được ghé thăm nơi đây biết...”. </font></p> <p align="justify" class="style2"><font class="style1">Hè năm đó, em được bố mẹ dẫn đến thăm các bạn nhỏ tại một số cơ sở mái ấm, nhà mở gần nhà. Trò chuyện, vui chơi cùng các bạn, Duy biết các bạn thiếu thốn rất nhiều. Đối với các bạn nhỏ này, được tham quan các di tích lịch sử hay nghe những câu chuyện về Bác là những điều rất xa lạ. Một ý nghĩ chợt lóe lên trong đầu Duy: “Mình sẽ làm mô hình Bến Nhà Rồng để tặng các bạn ở nhà mở và kể cho các bạn ấy nghe về ý nghĩa của sự kiện lịch sử này”. Nhờ sự cố vấn của bố là kiến trúc sư, chỉ trong một buổi sáng, Duy đã hoàn thành bức phác họa hình ảnh Bến Nhà Rồng trên giấy. Những ngày sau đó, em lỉnh kỉnh đi gom thùng các-tông cũ, giấy màu, cắt, dán theo phác họa… </font></p> <p align="justify" class="style3">Với mô hình Bến Nhà Rồng thu nhỏ, Phạm Bá Duy đã “rinh” giải B - phần thi cá nhân tại hội thi “Tuổi trẻ thành phố làm theo lời Bác”. Ngay sau đó, Duy mang mô hình Bến Nhà Rồng đến tặng các bạn nhỏ ở nhà mở quận 7. Không những thế, cậu bé nhỏ nhất lớp 6A5 ấy còn là tác giả của sáng kiến máy lọc không khí (một chú cá có thể di chuyển cả trên cạn và dưới nước để hút không khí bẩn, điều hòa không khí sạch). Còn với những vật liệu phế thải như vỏ lon nước ngọt, bìa cứng, đồ nhựa cũ… được Duy tận dụng làm hộp bút, kệ sách, đồ chơi tặng các bạn có hoàn cảnh khó khăn. “Từ nhỏ em đã thích đọc những cuốn sách, câu chuyện về Bác Hồ, em học ở Bác bài học tiết kiệm, thương yêu bạn bè”, Duy tâm sự.</p> <ul> <li> <div align="justify"> <strong><span class="style3">Thủ lĩnh tí hon</span></strong><span class="style3"> </span></div> </li> </ul> <table align="right" border="0" cellpadding="3" cellspacing="0" width="1"> <tr> <td> <img border="0" class="style3" src="images332386_LyMyHien.jpg" width="180" /><span class="style3"> </span></td> </tr> <tr> <td class="style3">&nbsp;</td> </tr> </table> <p align="justify" class="style3">Đến thăm nhà cô bé Lý Mỹ Hiền, học sinh lớp 5/5 Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái quận 5, ấn tượng đầu tiên của chúng tôi khi nhìn vào góc học tập của em là bảng vàng thành tích dày cộm: học sinh giỏi 4 năm liền, dũng sĩ kế hoạch nhỏ, cháu ngoan Bác Hồ cấp quận nhiều năm liền, hạng ba nhà sử học nhỏ tuổi cấp quận, giải nhì hội thi kể chuyện về Bác Hồ, giải ba hội thi “Nét bút tri ân” cấp trường… </p> <p align="justify" class="style2"><font class="style1">Đầu năm học 2009 - 2010, ở lớp học của Hiền có bạn Ngô Tiểu Mỹ tiếp thu bài chậm và thường né tránh các phong trào. “Bí mật” điều tra, Hiền biết được nguyên nhân là do bạn lười học bài ở nhà và vì học kém nên bạn không hào hứng tham gia phong trào. Thực hiện mô hình “Đôi bạn cùng tiến” ở lớp, Hiền chủ động đề xuất cô giáo để mình kèm cặp bạn Mỹ. Tranh thủ những giờ ra chơi hay cố gắng đi học sớm hơn, Hiền kiên nhẫn giúp bạn từng chút một cho đến khi bạn hiểu bài. Bên cạnh đó, Hiền đã nghĩ ra “kế” kích thích bạn Mỹ bằng cách cứ mỗi lần bạn làm bài đạt điểm cao hay chuẩn bị bài ở nhà tốt thì sẽ được tặng một món quà là đồ dùng học tập (do Hiền dành dụm tiền ăn sáng mua). Nhờ vậy, Mỹ đã cố gắng hơn và học tập tốt hơn.</font></p> <p align="justify" class="style2"><font class="style1">Lần khác, trong lớp có bạn Trần Phương Ngân do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên phải nghỉ học để phụ mẹ lựa ve chai. Sau khi xin phép cô giáo chủ nhiệm, Hiền đã đứng ra vận động các bạn trong lớp đóng góp tiền giúp bạn. Hiền thường rủ một nhóm bạn đến nhà động viên, giúp đỡ bạn học tập. “Bây giờ, bạn Ngân đã tự tin hơn và tiếp tục đến lớp”, Hiền khoe.</font></p> <p align="justify" class="style2"><font class="style1">Nhờ giữ vững phong độ học tập, gần gũi, hòa đồng với bạn bè và luôn đi đầu trong tất cả các phong trào nên ở lớp Hiền rất được tín nhiệm. Cô bé vừa là lớp trưởng vừa là Liên đội trưởng. Lý Mỹ Hiền còn được bạn bè gọi là “Thủ lĩnh tí hon”.</font></p> <ul> <li> <div align="justify" class="style2"> <font class="style1"><strong>Cùng bạn vượt khó</strong></font></div> </li> </ul> <table align="right" border="0" cellpadding="3" cellspacing="0" width="1"> <tr> <td> <img border="0" class="style3" src="images332388_NguyenDuy.jpg" width="180" /><span class="style3"> </span></td> </tr> <tr> <td class="style3">&nbsp;</td> </tr> </table> <p align="justify" class="style2"><font class="style1">Nhìn cậu bé có đôi mắt sáng, nụ cười luôn nở trên môi và thành tích học tập nhiều năm liền là học sinh khá giỏi, ít ai có thể ngờ đó là một bệnh nhân đang hàng ngày đối mặt với căn bệnh u não, chứng men gan cao do uống thuốc quá nhiều. Nguyễn Duy, lớp 7/1 Trường THCS Thăng Long, quận 3 là một tấm gương sáng về nghị lực sống. Không những thế, Duy còn khiến mọi người bất ngờ trong câu chuyện cùng bạn vượt khó.</font></p> <p align="justify" class="style2"><font class="style1">Ở lớp 7/1 có một học sinh tên Quyền, tính tình nghịch ngợm, hay quậy phá và chểnh mảng trong học tập. Học sinh trong lớp ai cũng sợ khi phải ngồi cùng bàn với Quyền, thế nhưng trong một lần xếp lại chỗ ngồi, Duy là người duy nhất đồng ý cái rụp việc ngồi cạnh Quyền. Sau hôm đó, Duy gặp cô giáo và đề nghị: “Em nhận làm đôi bạn cùng tiến với bạn Quyền”. </font></p> <p align="justify" class="style2"><font class="style1">Ngồi cạnh Duy, Quyền mới biết rằng Duy đang bị bệnh nặng, không chịu được tiếng ồn và những va chạm nhẹ cũng dễ khiến bạn bị đau nên Quyền bớt nghịch ngợm hơn, thường xuyên trò chuyện với bạn nhiều hơn. Còn Duy luôn động viên và cố gắng giúp bạn trong học tập. Có lần Duy nói với Quyền: “Quyền cố gắng và tiến bộ trong học tập đó là niềm vui lớn nhất của tớ”, rồi cả hai cùng nhìn nhau cười. </font></p> <p align="justify" class="style2"><font class="style1">Đôi bạn ấy trở nên thân thiết nhau hơn, cùng nhau cố gắng, cùng tiến bộ và là đôi bạn cùng tiến đặc biệt nhất của lớp 7/1. Cô Ánh Tuyết, Tổng phụ trách Đội Trường THCS Thăng Long chia sẻ: “Dù bị bệnh u não, đã qua phẫu thuật 3 lần, bệnh không khả quan lắm nhưng ở Duy luôn hiện diện một niềm lạc quan yêu đời, không ngừng cố gắng trong cuộc sống, học tập và giúp đỡ bạn bè” </font></p> <p class="style4"><em><strong>Theo SGGPO</strong></em></p> </body> </html>

BÌNH LUẬN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chiều ngày 14/01/2024, Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Chương trình công bố quyết định về công tác tổ chức cơ sở đoàn trực thuộc Thành đoàn.

Agile Việt Nam
;