<!DOCTYPE html PUBLIC "-//W3C//DTD XHTML 1.0 Transitional//EN" "http://www.w3.org/TR/xhtml1/DTD/xhtml1-transitional.dtd">
<html xmlns="http://www.w3.org/1999/xhtml">
<head>
<meta content="en-us" http-equiv="Content-Language" />
<meta content="text/html; charset=utf-8" http-equiv="Content-Type" />
<title>Những điều cần hiểu rõ khi chống</title>
<style type="text/css">
.style1 {
text-align: justify;
}
.style2 {
font-family: Arial, Helvetica, sans-serif;
}
.style4 {
text-align: justify;
font-size: 10pt;
font-family: Arial, Helvetica, sans-serif;
}
.style6 {
font-family: Arial, Helvetica, sans-serif;
font-size: 10pt;
}
.style7 {
text-align: left;
font-size: 10pt;
}
.style9 {
color: #0000FF;
text-align: center;
}
.style10 {
text-align: right;
font-size: 10pt;
font-family: Arial, Helvetica, sans-serif;
}
</style>
</head>
<body>
<div class="style4">
<p class="style9"><strong>Những điều cần hiểu rõ khi chống nắng</strong></p>
</div>
<div class="style1">
<p><strong><span class="style6">Hiện nay, tuy đã biết cách bảo vệ da bằng
kem chống nắng nhưng nhiều người vẫn còn chưa hiểu chính xác tại sao phải
chống nắng và chống nắng như thế nào mới hiệu quả.</span></strong><span class="style6">
</span></p>
</div>
<div class="pageContent">
<p class="style4"><strong>Tìm hiểu về "kẻ thù" của làn da</strong></p>
<p class="style4">Tia UV được coi như là “kẻ thù” của làn da vì chúng làm
trầm trọng thêm trạng thái của da bằng cách gây ra làn da bị cháy nắng, nám
và tàn nhang, làm quá trình lão hoá da đến nhanh hơn. Hơn thế nữa, theo
những nghiên cứu gần đây cho thấy tia UV làm yếu đi chức năng miễn dịch của
toàn bộ cơ thể.</p>
<table align="center" cellpadding="0" cellspacing="0">
<tr>
<td class="style1">
<img alt="" class="style6" src="kemchongnang1.jpg" /></td>
</tr>
</table>
<p class="style4">Trong lúc tia UV có hại cho da, UVB và UVA khác nhau về
bản chất và cách chúng ảnh hưởng lên da.</p>
<p class="style4"><strong>UVB:</strong> Lớp biểu bì đã làm phân tán và hấp
thụ, làm da bị cháy nắng và mất nước.</p>
<p class="style4"><strong>UVA:</strong> 35% đến 50% tia UVA xuyên qua lớp
biểu bì và chạm vào lớp chân bì, gây tổn thương cho các sợi thuộc về chân bì
(sợi collagen, sợi đàn hồi). Thường xuyên phơi nắng sẽ là nguyên nhân gây ra
nếp nhăn và làm chùng da.</p>
<p class="style4">Tia UV cũng ảnh hưởng đến da vào những ngày có sương, so
với những ngày nắng, tỉ lệ UV xuyên qua ngày có mây là 81- 95% và vào những
ngày nắng là 21- 54%. Đặc biệt, vì UVA xuyên qua mây, sương mù, cửa sổ và
màn cửa, do đó việc bảo vệ da chống lại tia UV ngay cả những ngày có mây là
điều cần thiết.</p>
<p class="style4">Để duy trì độ ẩm và sự tươi trẻ của làn da, việc bảo vệ da
nên tiến hành dựa theo đặc tính của tia UV và những tình trạng liên quan đến
sự phơi nắng. Đồng thời phải che phủ để chống lại tia UV trong quá trình
chơi thể thao và những công việc ngoài trời khác, nó cũng quan trọng không
kém với ý thức bảo vệ da dưới tia UVA trong khi mua sắm, đi lại, v.v…</p>
<table align="center" cellpadding="0" cellspacing="0">
<tr>
<td class="style1">
<img alt="" class="style6" src="kemchongnang3.jpg" /></td>
</tr>
</table>
<p class="style4">Ảnh hưởng của tia UV ở mỗi người khác nhau. Dưới những
điều kiện như nhau, da người này có thể bị đỏ nhưng ngược lại người kia thì
không. Đó là do sự khác nhau về độ nhạy cảm với tia UV.</p>
<p class="style4">Độ nhạy cảm với tia UV có liên quan mật thiết với màu da.
Da sáng thì dễ bị rám nắng hơn vì mức độ melanin của da thấp. Da đen có mức
melanin cao hơn vì thế nó ngăn chặn được tia UV hơn và ngăn ngừa chúng xuyên
sâu hơn. Ngoài màu da ra, những yếu tố bên trong như sự mãn kinh, sự rối
loạn kinh nguyệt, sử dụng dược phẩm, thiếu vitamin B2…cũng có thể ảnh hưởng
đến độ nhạy cảm với tia UV.</p>
<p class="style4"><strong>Chỉ số SPF là gì?</strong></p>
<p class="style4">SPF (Sun Protect Factor) nghĩa là các nhân tố che chở da
khỏi ánh nắng mặt trời. SPF chỉ định khả năng chất chống nắng giúp ngăn ngừa
sự cháy da. Cách lựa chọn chỉ số SPF phù hợp tuỳ thuộc vào môi trường tiếp
xúc nắng và khả năng chịu đựng nắng ở mỗi người.</p>
<p class="style4">Chỉ số SPF càng cao nghĩa là khả năng bảo vệ càng cao, dù
khả năng bảo vệ không bao giờ tuyệt đối 100%. Tuy nhiên, chỉ số càng cao
đồng nghĩa với khả năng các chất hoá học có trong sản phẩm càng gia tăng, dễ
dẫn đến các vấn đề khô da, kích ứng và nhạy cảm. Mức độ chống nắng vừa phải
và an toàn là SPF 15 cho đến SPF 20. Tuy nhiên, nếu sử dụng sản phẩm chống
nắng dạng cơ học chỉ số SPF sử dụng có thể lên đến 30.</p>
<p class="style4">Khi chỉ số SPF được ghi trên sản phẩm là SPF 15, SPF 20,
SPF 30, SPF 50+ (chỉ số chống nắng cao nhất cho đến thời điểm hiện nay)…có
nghĩa là khoảng thời gian da được bảo vệ khỏi tác động của ánh nắng mặt trời.
Kem chống nắng còn có một chỉ số nữa là PA (Protecr Grade), biểu hiện khả
năng lọc tia cực tím có bước sóng A (UVA). Có 3 cấp độ PA+ (hiệu quả), PA++
(khá hiệu quả), PA+++ (rất hiệu quả).</p>
<p class="style4">Mỗi độ chống nắng SPF có khả năng bảo vệ từ 10 đến 15 phút.
Thời gian kem chống nắng có hiệu quả lọc tia cực tím sẽ được tính bằng công
thức : Lấy chỉ số SPF nhân với 10 đến 15 phút.</p>
<table align="center" cellpadding="0" cellspacing="0">
<tr>
<td class="style1">
<img alt="" class="style6" src="kemchongnang5.jpg" /></td>
</tr>
</table>
<p class="style4">Ví dụ: Bạn mua 1 sản phẩm kem chống nắng có chỉ số SPF 20
có nghĩa là 10~15p X Chỉ số SPF 20 = 200 ~ 300 p tương đương với 3.3 ~ 5 giờ
là thời gian bảo vệ da không bị bắt nắng. Sau thời gian này bạn nên bôi thêm
một lần nữa sản phẩm, nếu việc tiếp xúc với ánh nắng còn kéo dài.</p>
<p class="style4">Đừng quên đội mũ, mang dù, găng tay, kính mát, khẩu trang
và những đồ bảo vệ khác khi đi ra ngoài, nên sử dụng các sản phẩm chống nắng
để bảo vệ da chống lại tia cực tím như: kem chống nắng, tinh chất hay phấn
nền chống nắng…</p>
<p class="style4">Một cơ thể khoẻ mạnh với chế độ dinh dưỡng hợp lý, có đầy
đủ vitamin C, Vitamin A và Vitamin E sẽ làm giảm tối thiểu tác hại của tia
cực tím lên làn da. Một số thức ăn có chứa Vitamin A như: cà rốt, bí đỏ, gan…Vitamin
C có trong bông cải xanh, dâu tây, chanh. Ngoài ra, hạt dẻ, tinh chất cám
gạo, dầu đậu nành có chứa rất nhiều Vitamin E.</p>
<p class="style4"><strong>Sử dụng kem chống nắng hiệu quả</strong></p>
<p class="style4">Bạn đừng nghĩ rằng thường xuyên thoa kem chống nắng với
chỉ số cao là làn da đã hoàn toàn được bảo vệ khỏi các tia nắng mặt trời.
Chỉ số SPF cao hơn không có nghĩa là tác dụng bảo vệ có thể kéo dài hơn loại
có chỉ số thấp. Thực tế, không có loại kem chống nắng nào có khả năng chống
tia UV tới 100%.</p>
<p class="style7">
<table align="center" cellpadding="0" cellspacing="0">
<tr>
<td class="style1">
<img alt="" class="style2" src="kemchongnang4.jpg" /></td>
</tr>
</table>
</p>
<p class="style4">Các loại kem chống nắng có chỉ số càng cao không có tác
dụng ngăn chặn hoàn toàn ánh nắng mặt trời mà chỉ cho phép bạn ở lâu dưới
ánh nắng mặt trời hơn mà không bị cháy da. Bạn có thể thấy rõ ràng là làn da
của mình sẽ đen hơn một chút sau khi đi nắng lâu, mặc dù bạn đã thoa kem
chống nắng.</p>
<p class="style4">Tác dụng của kem chống nắng không chỉ phụ thuộc vào thành
phần, nguyên liệu mà còn liên quan đến cách sử dụng. Để đạt hiệu quả chống
nắng tốt nhất, nên thoa kem chống nắng 20 phút trước khi ra nắng. Thoa đủ
liều lượng và ít nhất sau 2 tiếng, thoa lại một lần. Khi sử dụng sản phẩm
cần chú ý đến những vùng da nhạy cảm: môi, vùng da mắt, mặt, mũi và mu bàn
tay. Nhiều người vẫn có quan niệm rằng chỉ khi nào đi biển mới dùng kem
chống nắng. Quan niệm này không chỉ sai lầm mà còn hết sức tai hại, bởi bất
cứ ở đâu tia UVA và UVB cũng hoạt động giống nhau chứ không chỉ ở biển.</p>
<p class="style10"><strong><em>Theo PNO</em></strong></p>
</div>
</body>
</html>