<!DOCTYPE html PUBLIC "-//W3C//DTD XHTML 1.0 Transitional//EN" "http://www.w3.org/TR/xhtml1/DTD/xhtml1-transitional.dtd">
<html xmlns="http://www.w3.org/1999/xhtml">
<head>
<meta content="en-us" http-equiv="Content-Language" />
<meta content="text/html; charset=utf-8" http-equiv="Content-Type" />
<title>Bàn chuyện khoa học bên ly cà ph</title>
<style type="text/css">
.style1 {
text-align: justify;
}
.style2 {
text-align: justify;
font-family: Arial, Helvetica, sans-serif;
font-size: 10pt;
}
.style3 {
font-family: Arial, Helvetica, sans-serif;
font-size: 10pt;
}
.style4 {
text-align: right;
font-family: Arial, Helvetica, sans-serif;
font-size: 10pt;
}
.style5 {
text-align: center;
font-family: Arial, Helvetica, sans-serif;
font-size: 10pt;
color: #808080;
}
.style6 {
text-align: center;
font-family: Arial, Helvetica, sans-serif;
font-size: 10pt;
color: #0000FF;
}
</style>
</head>
<body>
<p class="style6"><strong>Bàn chuyện khoa học bên ly cà phê</strong></p>
<p class="style2">Những trăn trở, khó khăn về nghiên cứu khoa học của giới trẻ
được đưa ra bàn thảo ở... quán cà phê trong chương trình “Cà phê học thuật” do
Trung tâm Phát triển khoa học - công nghệ trẻ (Thành đoàn TP.HCM) tổ chức mới
đây. </p>
<p class="style2">Trong không gian chẳng mang dáng dấp hàn lâm ấy, sinh viên -
học sinh, giảng viên trẻ yêu thích nghiên cứu khoa học đã đưa ra khúc mắc của
mình và nhận được sự chia sẻ tận tình từ những người đi trước.</p>
<table align="center" border="0" cellpadding="0" cellspacing="2" class="tLegend" style="border-collapse: separate;" width="40">
<tr>
<td class="style1">
<img border="1" class="style3" hspace="0" hyperlink="" onclick="return showImage(this.src)" src="http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=421321" /></td>
</tr>
<tr>
<td class="style5"><em>Các bạn trẻ tại quán cà phê ở Nhà văn hóa Thanh
niên sáng 22-5 </em></td>
</tr>
</table>
<p class="style2">Câu chuyện định hướng nghiên cứu của Nguyễn Thị Tú Nhi cũng là
trăn trở của nhiều bạn trẻ tại “Cà phê học thuật”: khi còn là sinh viên khoa
công nghệ thông tin Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, Nhi đã ấp ủ nghiên cứu về phần
mềm nhận dạng xử lý ảnh văn bản. Ra trường năm 2007, ở lại khoa làm giảng viên,
tiếp tục nghiên cứu, đề tài của Nhi được giới thiệu trên một tạp chí khoa học
quốc tế. </p>
<p class="style2">Tuy nhiên, khi trao đổi với giáo sư một số trường ĐH ở
Singapore, Đài Loan để xin học bổng du học thì được biết cơ hội nhận học bổng
của bạn sẽ cao hơn nếu... chuyển hướng nghiên cứu.</p>
<p class="style1">“<span class="style3">Chuyển sang hướng khác nghĩa là bắt đầu
từ con số 0 - Nhi băn khoăn - Hướng nghiên cứu của tôi bấy giờ người ta không
còn cần nữa mà cần một hướng khác. Tôi cảm thấy chới với, mất phương hướng”.
</span></p>
<p class="style2">Tiến sĩ Lưu Nguyễn Nam Hải - đã đi hơn 10 nước trên thế giới
để tìm hiểu về nghiên cứu khoa học - chia sẻ cùng Nhi: “Khi tôi làm tiến sĩ ở Bỉ,
giáo sư hướng dẫn bảo tôi trong sáu tháng đầu tiên phải đọc tất cả sách, tài
liệu, bài báo về vấn đề đang nghiên cứu để tránh trường hợp của bạn. Đôi khi
điều chúng ta nghĩ là mới mẻ đã không còn mới nữa. Để xác định đề tài của mình
có đi đúng hướng hay không, bạn phải tìm cách tiếp cận tất cả các nguồn tài liệu
để biết được đề tài của mình đi đến đâu và người ta đã làm vấn đề đó hay chưa”.</p>
<p class="style2">Bên cạnh đó, nhiều vấn đề trong nghiên cứu khoa học cũng được
đưa ra bàn thảo, như không nên đặt nặng giải thưởng khi nghiên cứu vì nó sẽ “bóp
chết” sự sáng tạo; tạo mạng lưới, diễn đàn để phản biện lẫn nhau nhằm tìm ra các
ý tưởng tốt; giao lưu với các thế hệ trước, các đồng nghiệp và các thế hệ sau để
được phản biện ý tưởng của mình và tìm con đường tốt nhất biến ý tưởng thành
hiện thực. Tôn chỉ trong nghiên cứu khoa học như phải nghiêm túc, đam mê và
trung thực cũng được nhiều người nhắc đến. “Quan trọng nhất vẫn là trung thực.
Các nước tiên tiến hơn chúng ta ở chỗ nhà khoa học làm khoa học một cách trung
thực” - một người nêu ý kiến.</p>
<p class="style2">Tham dự chương trình, trực tiếp giải đáp thắc mắc của các bạn
trẻ về nghiên cứu khoa học, PGS.TS Phan Minh Tân, giám đốc Sở Khoa học - công
nghệ TP.HCM, nói về phương án hỗ trợ các ý tưởng: “Các bạn có ý tưởng, thấy tự
tin về ý tưởng của mình hãy mạnh dạn liên hệ, chúng tôi sẽ cùng các chuyên gia
đánh giá, nếu ý tưởng tốt sở sẽ hỗ trợ để các bạn biến ý tưởng của mình thành
hiện thực”.</p>
<p class="style4"><em><strong>Theo TTO</strong></em></p>
</body>
</html>