<!DOCTYPE html PUBLIC "-//W3C//DTD XHTML 1.0 Transitional//EN" "http://www.w3.org/TR/xhtml1/DTD/xhtml1-transitional.dtd">
<html xmlns="http://www.w3.org/1999/xhtml">
<head>
<meta content="en-us" http-equiv="Content-Language" />
<meta content="text/html; charset=utf-8" http-equiv="Content-Type" />
<title>Giúp công nhân có niềm vui</title>
<style type="text/css">
.style1 {
text-align: justify;
}
.style2 {
text-align: justify;
font-family: Arial, Helvetica, sans-serif;
font-size: 10pt;
}
.style3 {
font-family: Arial, Helvetica, sans-serif;
font-size: 10pt;
}
.style4 {
text-align: right;
font-family: Arial, Helvetica, sans-serif;
font-size: 10pt;
}
.style5 {
text-align: center;
font-family: Arial, Helvetica, sans-serif;
font-size: 10pt;
color: #808080;
}
.style6 {
text-align: center;
font-family: Arial, Helvetica, sans-serif;
font-size: 10pt;
color: #0000FF;
}
</style>
</head>
<body>
<p class="style6"><strong>Giúp công nhân có niềm vui</strong></p>
<p class="style2">Tháng công nhân lần 2 năm nay có nhiều hoạt động hỗ trợ công
nhân tại TP.HCM. Việc giúp công nhân nâng cao chất lượng cuộc sống đã trở thành
nghĩa cử tốt đẹp từ nhiều năm qua.</p>
<table align="center" border="0" cellpadding="0" cellspacing="2" class="tLegend" style="border-collapse: separate;" width="40">
<tr>
<td class="style1">
<img border="1" class="style3" hspace="0" hyperlink="" onclick="return showImage(this.src)" src="http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=423169" /></td>
</tr>
<tr>
<td>
<p class="style5"><em>Nguyễn Thị Phương Dung (bìa trái) tư vấn cho công
nhân vay vốn đi học</em></p>
</td>
</tr>
</table>
<p class="style2">Và những người công nhân nhận được sự giúp đỡ nay có chút
thành công đã quay lại giúp bạn mình vươn lên.</p>
<p class="style2"><strong>Niềm vui đơn giản</strong></p>
<div class="style1">
<table align="right" border="0" bordercolor="#ecf2fe" bordercolordark="#456ae1" bordercolorlight="#4792d9" cellpadding="5" cellspacing="5" style="border-collapse: separate;" width="200">
<tr>
<td bgcolor="#cfe6f9" valign="center">
<p class="style2"><strong>Người bạn của công nhân</strong></p>
<p class="style2">Công nhân bị vắt kiệt sức do tăng ca, sống kham
khổ bởi thu nhập thấp và thiếu thốn các hình thức giải trí tinh thần,
về lâu dài gây thiệt hại cho xã hội như giảm năng suất và chất lượng
lao động, chất lượng nguồn nhân lực giảm sút, tăng gánh nặng y tế
khi sức khỏe hao mòn... </p>
<p class="style2">Đó là những lý do để Trung tâm Hỗ trợ thanh niên
công nhân TP.HCM lao vào những việc giúp người công nhân có bữa ăn
đủ chất, tìm đường học hành, nâng cao tay nghề hoặc thư giãn, giải
trí sau những giờ lao động mệt nhoài.</p>
</td>
</tr>
</table>
<span class="style3">Ông Huỳnh Ngô Tịnh, giám đốc Trung tâm Hỗ trợ thanh
niên công nhân TP.HCM, cho hay: “Mỗi năm trung tâm được rót kinh phí 300 -
400 triệu đồng, xoay xở khéo lắm mới đủ cho các hoạt động hỗ trợ. Để gỡ rối,
chúng tôi mời các doanh nghiệp và cơ quan chức năng phù hợp với mỗi sự kiện
cùng chung tay tổ chức chương trình”. Hình dung chỉ với chưa đến 10 nhân
viên nhưng lao vào làm một chuỗi chương trình tư vấn về dinh dưỡng hợp lý
cho hơn 10.000 công nhân TP.HCM mới thấy nỗ lực của đội hình này như thế nào.
</span></div>
<p class="style2">Thường thấy Nguyễn Văn Thoại, cán bộ Đoàn các khu chế xuất -
khu công nghiệp TP.HCM, đều đặn có mặt trong những ngày hội của công nhân tại
các đêm văn nghệ, hội thi sáng tạo trong lao động, sinh hoạt kỹ năng... với vai
trò người đứng sau phông màn sân khấu cùng những việc không tên như chuẩn bị
kịch bản, lên danh sách công nhân hỗ trợ, sắp xếp ghế ngồi cho đến lo nước uống
cho công nhân tham dự... </p>
<p class="style2">Anh cần mẫn làm những việc nhỏ như thế trong các chương trình
dành cho công nhân như đặt tình cảm mình vào đó. Ít ai biết chính những cán bộ
Đoàn như Thoại là người thiết kế nội dung các chương trình trong vài tuần trước
đó và nhiều dự án hỗ trợ công nhân khác. Niềm vui của Thoại đơn giản: đứng ở góc
nào đó nhìn niềm vui của người công nhân.</p>
<p class="style2">Nhiều doanh nghiệp, chủ nhà trọ cũng đóng góp vào quá trình
nâng cao chất lượng cuộc sống công nhân tùy khả năng của mình. Công ty cổ phần
Khu công nghiệp Hiệp Phước (huyện Nhà Bè) đầu tư xây Trung tâm sinh hoạt công
nhân Khu công nghiệp Hiệp Phước, góp tay xây thêm khu liên hợp thể thao cho công
nhân rồi giao cho Đoàn các khu chế xuất - khu công nghiệp TP.HCM quản lý, khai
thác với giá ưu đãi dành cho công nhân. Công ty Sợi Thế Kỷ (Khu công nghiệp Tây
Bắc, Củ Chi) bao nhà trọ, điện nước để công nhân sống tập trung an toàn, thân
tình.</p>
<p class="style2">Các chị chủ trọ Huỳnh Thị Thành, Võ Thị Liên ở Q.Thủ Đức lo
thủ tục đảm bảo cho công nhân được dùng điện đúng giá, quyết không tăng giá
phòng theo phong trào để công nhân dành dụm được chút đỉnh tiền. Tất cả những
tấm lòng thơm thảo này xuất phát từ sự đồng cảm với người công nhân và họ chỉ
chặc lưỡi “có gì đâu” khi ai đó hỏi về lòng tốt.</p>
<p class="style2"><strong>Quay lại giúp bạn</strong></p>
<p class="style2">Nguyễn Thị Phương Dung trước đây làm công nhân trong Khu chế
xuất Tân Thuận (Q.7). Dung vừa đi làm vừa nuôi chí đi học và được học bổng của
Quỹ hỗ trợ công nhân TP.HCM. Học xong, Dung xin vào làm trong quỹ hỗ trợ này với
suy nghĩ: “Vừa làm vừa học hỏi kinh nghiệm sống, cũng là cơ hội được giúp đỡ các
bạn như mình trước đây”. </p>
<p class="style2">Làm việc chăm chỉ, Dung trở thành chuyên viên tư vấn việc học
hành. Đến các phiên chợ vui, hình ảnh quen thuộc thường thấy là cô công nhân
Phương Dung ngày nào giờ đem các tờ rơi về vay vốn, học bổng phát cho các bạn
công nhân với lời chào: “Vay vốn để đi học bạn ơi...”.</p>
<p class="style2">Hình ảnh chàng thanh niên Nguyễn Quang Kỳ, giám đốc Công ty
sản xuất inox Đại Thịnh Việt (Thủ Dầu Một, Bình Dương), đi về hàng chục cây số
tuyến đường TP.HCM - Bình Dương để tham gia trò chuyện trong các buổi sinh hoạt
công nhân giúp nhau làm ăn, quản lý hiệu quả tài chính, học kỹ năng phát triển
bản thân đã thành quen thuộc. Kỳ từ Bình Định vào TP.HCM làm công nhân, vay tiền
đi học rồi trở thành giám đốc như hôm nay là một gương sáng về ý chí. Đáng quý
hơn là việc Kỳ quay trở lại giúp bạn này một học bổng, nhận bạn kia vào công ty
mình để đào tạo nghề. Hành động đó như trái ngọt được nuôi dưỡng bởi sự giúp đỡ
từ người khác mà Kỳ nhận được trước đây.</p>
<p class="style2">Phía sau niềm vui của người công nhân là bóng dáng lặng thầm
của những cán bộ Đoàn, những người dân bình dị cùng trăn trở làm sao để người
thợ tìm thấy con đường phát triển bản thân, đi xa hơn rồi quay lại giúp đỡ những
người trước đây cùng cảnh ngộ.</p>
<p class="style4"><em><strong>Theo TTO</strong></em></p>
</body>
</html>