Huỳnh Văn Tuấn - Chàng trai quả cảm

<!DOCTYPE html PUBLIC "-//W3C//DTD XHTML 1.0 Transitional//EN" "http://www.w3.org/TR/xhtml1/DTD/xhtml1-transitional.dtd"> <html xmlns="http://www.w3.org/1999/xhtml"> <head> <meta content="en-us" http-equiv="Content-Language" /> <meta content="text/html; charset=utf-8" http-equiv="Content-Type" /> <title>Hành quân xanh cả mùa hè</title> <style type="text/css"> .style1 { font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; text-align: justify; } .style3 { font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; font-size: 10pt; } .style5 { font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; font-size: 10pt; text-align: justify; } .style6 { font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; font-size: 10pt; text-align: center; color: #0000FF; } .style7 { font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; font-size: 10pt; text-align: center; color: #808080; } .style8 { font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; font-size: 10pt; text-align: right; } .style9 { font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; } </style> </head> <body> <span id="VNContent1__ctl0_NewsDetail"> <p class="style5"><span id="VNContent1__ctl0_NewsDetail0"> <span id="PageContent_News_NewsDetail"><font class="style9"> <span style="font-size: 10pt; font-weight: 700;">Ứng cử viên “Công dân trẻ tiêu biểu TP.HCM” năm 2010:</span></font></span></span></p> <p class="style6"><strong>Huỳnh Văn Tuấn - Chàng trai quả cảm</strong></p> <p class="style5">“Được. Các anh có tối đa 20 phút, nếu không hoàn thành các bác sĩ sẽ vào cuộc tháo khớp nạn nhân” - đại tá Lê Tấn Bửu, phó giám đốc Sở Cảnh sát PCCC TP.HCM, ra lệnh. Trung úy Huỳnh Văn Tuấn - đội phó đội cứu hộ cứu nạn - siết tay đồng đội rồi lao vào khối bêtông đang cứng dần.</p> <table align="center" border="0" cellpadding="0" cellspacing="2" class="tLegend" style="border-collapse: separate;" width="40"> <tr> <td class="style1"> <img border="1" class="style3" hspace="0" hyperlink="" onclick="return showImage(this.src)" src="http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=425988" /></td> </tr> <tr> <td class="style7"><em>Huỳnh Văn Tuấn (bìa phải) và đồng đội trên cảng Lotus trước ca lặn tìm nạn nhân vụ đắm tàu Hoàng Đạt đêm 13-5-2007</em></td> </tr> </table> <p class="style5">Vụ sập sàn bêtông công trình cao ốc văn phòng CR4-1 trên đường Tôn Dật Tiên, khu đô thị Phú Mỹ Hưng, P.Tân Phú, Q.7, TP.HCM xảy ra đúng nửa đêm 29 rạng sáng 30-12-2008 khiến bốn nữ công nhân đang làm việc ở tầng 3 và tầng 4 bị vùi trong đống bêtông còn chưa ráo nước. Lực lượng cứu hộ cứu nạn của Sở Cảnh sát PCCC, xe cấp cứu của ngành y tế được điều động khẩn cấp đến hiện trường.</p> <p class="style5"><strong>20 phút cân não</strong></p> <p class="style5">Nạn nhân đầu tiên được phát hiện là chị Nguyễn Thị Huyền (sinh năm 1985, quê Đồng Tháp), bị khối bêtông và ngổn ngang những thanh sắt giàn giáo đè hết nửa người, đang cố sức kêu cứu. Phá bêtông và cắt sắt không khó, có điều chỉ cần động búa vào là hàng chục tấn bêtông dẻo nhẹo từ bên trên sẽ sụp xuống. </p> <p class="style5">Khi đó chẳng những không cứu được nạn nhân mà cả lính cứu hộ cũng chịu chung số phận. Mà nếu đợi đến lúc bêtông khô thì việc cứu người càng nan giải. Nhẩm tính lực đè của khối bêtông, Tuấn quyết định lệnh cho đồng đội chuyển gấp các con đội vào chèn cứng phía dưới dầm sắt, bảo đảm khối bêtông bên trên không tiếp tục lún sâu cũng như không thể đổ sập khi các phương tiện phá dỡ hoạt động. Đến khoảng 3g sáng 30-12, nạn nhân sống sót đầu tiên được chuyển khỏi hiện trường bàn giao cho các kíp bác sĩ bên ngoài đưa đi cấp cứu.</p> <table align="right" border="0" bordercolor="#ecf2fe" bordercolordark="#456ae1" bordercolorlight="#4792d9" cellpadding="5" cellspacing="5" style="border-collapse: separate;" width="200"> <tr> <td bgcolor="#cfe6f9" valign="center"> <p class="style5"><font color="#030303"><strong>Trổ tài “miệng lưỡi”</strong></font></p> <p class="style5"><font color="#030303">Chiều 21-5-2010, một thanh niên trong trạng thái phê thuốc đã trèo lên giàn giáo một công trình xây dựng trên đường Nguyễn Chí Thanh, P.2, Q.10 có ý định tự tử. Tuấn cùng đồng đội tức tốc đến hiện trường và trực tiếp trèo lên tiếp cận đối tượng. </font></p> <p class="style5"><font color="#030303">Trổ tài “miệng lưỡi” suốt hai giờ, từ hỏi han khuyên nhủ đến đe dọa nhưng người thanh niên vẫn nằng nặc đòi chết và vừa di chuyển vừa tháo từng thanh sắt thả xuống. Khi đã “dụ” đối tượng hạ dần độ cao từ tầng ba xuống đến tầng một thì... không còn sắt để tháo, giàn giáo mất thăng bằng ngã xuống, bên dưới các đồng đội chờ sẵn hứng người thanh niên, khống chế và đưa vào bệnh viện.</font></p> </td> </tr> </table> <p class="style5">Không ngơi nghỉ, cả đội trở lại ngay hiện trường tiếp tục cuộc đào bới. Chị Võ Thị Tuyền (sinh năm 1985, quê Sóc Trăng) được phát hiện gần đó trong tình trạng sức khỏe nguy kịch với hai chân bị kẹp chặt bởi các thanh sắt giàn giáo và cả núi bêtông đang khô dần. </p> <p class="style5">Các nhân viên y tế của Bệnh viện cấp cứu Trưng Vương phải len vào tận nơi truyền dịch, bơm oxy, tiêm thuốc giảm đau cho nạn nhân trong khi lực lượng cứu hộ liên tục đào bới. Hơi thở chị Tuyền yếu dần buộc các bác sĩ phải tính đến phương án tháo khớp nạn nhân ngay tại chỗ, chấp nhận hi sinh đôi chân để bảo toàn tính mạng cho chị.</p> <p class="style5">Nhìn thẳng vào mắt những đồng đội hướng về người phụ nữ đang từng giây lả đi, Tuấn cất giọng đầy quyết đoán: “Xin chỉ huy cho thêm 20 phút nữa, nếu không thành công anh em chấp nhận để bác sĩ dùng biện pháp cuối cùng!”. Trao đổi chớp nhoáng với bác sĩ Phạm Văn Nghiệm - trưởng phòng nghiệp vụ y, Sở Y tế và một phó giám đốc Bệnh viện cấp cứu Trưng Vương có mặt tại hiện trường, đại tá Lê Tấn Bửu trực tiếp chỉ huy việc cứu hộ chấp nhận: “Được. Các anh có tối đa 20 phút, nếu không hoàn thành các bác sĩ sẽ vào cuộc tháo khớp nạn nhân”. Đồng hồ chỉ 5g05.</p> <p class="style5">Tuấn siết tay đồng đội rồi cùng lao vào khối bêtông đang cứng dần. 20 phút vơi đi, hơi thở nạn nhân cạn dần. Thời gian căng như dây đàn. Năm phút, rồi 10 phút nữa trôi qua. Mồ hôi ướt đầm những lưng áo cứu hộ. Niềm tin của những chàng trai trẻ đã chiến thắng khi quỹ thời gian 20 phút chưa hết, cô gái đã được cáng ra khỏi hiện trường. Họ nhìn nhau, vui mừng chực khóc.</p> <p class="style5">Mười năm làm lính cứu hộ, với Tuấn đó là 20 phút cân não nhất mà anh từng trải. “Cảm giác của tôi khi ấy như có ai sắp tháo chân mình vậy”- Tuấn kể. Nếu kéo dài thời gian phá dỡ núi bêtông kia thì e nạn nhân không đủ sức chịu đựng. Ngược lại, nếu buông tay để người công nhân trở thành tàn tật thì anh không đành lòng. Nhắc lại ca cứu hộ này, đại tá Lê Tấn Bửu nhận xét: “Phải nói tình hình lúc đó rất căng thẳng, nếu anh em không tự tin mà ngưng tay và chúng tôi không quyết đoán thì kết cục có lẽ đã khác”.</p> <p class="style5"><strong>Những kinh nghiệm nhớ đời</strong></p> <p class="style5">Năm 2001, khi mới gia nhập lính cứu hộ hơn một tuần Tuấn đã được “bốc” xuống tận khu di tích Láng Le - Bàu Cò (huyện Bình Chánh) để mò tìm thi thể em bé 6 tuổi trượt chân chết đuối ở sông Chợ Đệm. Sông sâu, nước chảy xiết nên mất hơn bốn giờ Tuấn và đồng đội mới tìm được thi thể em bị nước cuộn kẹt cứng dưới một gốc cây chìm. Theo bài bản đã học, Tuấn phải kẹp chặt thi thể em bé giữa hai chân và dùng cả hai tay kéo dây trồi lên. </p> <p class="style5">Nhưng lúc đó luống cuống quá, Tuấn một tay ôm em bé, một tay kéo dây, còn hai chân thì kẹp... cổ một đồng đội. “Kéo dây hoài mà nghe nặng trịch, lại còn giãy giụa nên theo quán tính mình lại càng kẹp chặt. Sau đó buông dây thò tay xuống rờ thì thấy lạ, sao cái xác này lại đeo ống thở, hóa ra kẹp trúng anh Ba Trí”- Tuấn kể. “Từ đó đến giờ có kẹp ai nữa không?”- tôi cắc cớ. Tuấn bẽn lẽn: “Nhớ đời rồi”!”.</p> <p class="style5">Một lần khác vào năm 2007, khi tham gia xử lý vụ cháy gần chợ Hòa Bình (Q.5). Xe chữa cháy đã có mặt nhưng nguồn điện chưa cắt nên không thể phun nước dập lửa trong khi người dân đứng xung quanh nóng ruột la ó. Tuấn nhận nhiệm vụ trinh sát mở đường vào căn nhà tìm kiếm người bị kẹt bên trong. Vào đến tầng 1, một tiếng nổ lớn phát ra từ tầng 2, tiếng kính rơi loảng xoảng. Lên được tầng 2, một tiếng nổ khác còn lớn hơn, Tuấn xoay người phóng ngược trở lại vừa kịp lúc đẩy một đồng đội đang ôm vòi rồng vào sau ra ngoài an toàn. Khi những tiếng nổ im bặt, Tuấn lao vào ôm vòi chữa cháy. </p> <p class="style5">Mãi lát sau một đồng đội phát hiện tay áo của Tuấn đầy máu liền la lên và kiểm tra mới hay cổ tay của Tuấn bị một mảnh kính cắt sâu gần đến xương, máu phún ra thành tia. Một mảnh kính khác cắm xuyên chiếc mũ bảo hộ, vừa chạm vào đầu. “Rất may đó là một chiếc nón của Đức sản xuất, chứ đội nón thường chắc tiêu rồi” - Tuấn nhớ lại. </p> </span> <p class="style8"><em><strong>Theo TTO</strong></em></p> </body> </html>

BÌNH LUẬN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày 14-12, Ban Thường vụ Thành Đoàn đã phối hợp với Bộ Tư lệnh Thành phố, Trung đoàn Gia Định tổ chức ngày hội Thanh niên khỏe khu vực lực lượng vũ trang và hành trình “Tiếp lửa truyền thống” với chủ đề “Tự hào người chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam”.

Agile Việt Nam
;