Khi học trò làm khoa học

<!DOCTYPE html PUBLIC "-//W3C//DTD XHTML 1.0 Transitional//EN" "http://www.w3.org/TR/xhtml1/DTD/xhtml1-transitional.dtd"> <html xmlns="http://www.w3.org/1999/xhtml"> <head> <meta content="en-us" http-equiv="Content-Language" /> <meta content="text/html; charset=utf-8" http-equiv="Content-Type" /> <title>Khi học trò làm khoa học</title> <style type="text/css"> .style1 { text-align: justify; } .style2 { text-align: justify; font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; font-size: 10pt; } .style3 { font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; font-size: 10pt; } .style4 { text-align: center; font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; font-size: 10pt; color: #0000FF; } .style5 { text-align: center; font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; font-size: 10pt; color: #808080; } .style6 { text-align: right; font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; font-size: 10pt; } </style> </head> <body> <p class="style4"><strong>Khi học trò làm khoa học</strong></p> <p class="style2">Những công trình, sản phẩm khoa học từ góc nhìn và sự sáng tạo của học trò đã gây không ít bất ngờ cho ban tổ chức và các giám khảo cuộc thi sáng tạo dành cho thanh thiếu nhi TP.HCM lần 5-2010 vừa diễn ra.</p> <table align="center" border="0" cellpadding="0" cellspacing="2" class="tLegend" style="border-collapse: separate;" width="40"> <tr> <td class="style1"> <img border="1" class="style3" hspace="0" hyperlink="" onclick="return showImage(this.src)" src="http://teen.tuoitre.vn/ImageView.aspx?ThumbnailID=433123" /></td> </tr> <tr> <td class="style5"><em>Trần Việt Hùng (bìa phải) và Lê Hoàng Minh - Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM) - thuyết minh công trình “Tái tạo năng lượng từ hệ thống nước thải” </em></td> </tr> </table> <p class="style2">Vỏ bưởi hút được dầu mỡ và có thể ứng dụng khi có sự cố tràn dầu, nước thải sinh hoạt có thể tái tạo năng lượng, phần mềm dịch ngôn ngữ tuổi teen... Những ý tưởng ấy được đưa ra từ những bạn học trò áo trắng.</p> <p class="style2"><strong>Phong phú sáng tạo</strong></p> <p class="style2">Nguyễn Minh Châu - Trường tiểu học Trương Định (Q.12) - có lẽ là thí sinh gây nhiều bất ngờ thú vị cho cuộc thi năm nay. Lần đầu tiên tham dự, cậu bé mang đến bốn sản phẩm là những mô hình có thể làm đồ dùng học tập. Nếu “sân khấu rối thu nhỏ”, “game show đố bạn”, “nhà giàn đa dụng” chỉ thuần tính sáng tạo hơi... con nít từ góc nhìn của một cậu bé sắp lên lớp 3, thì mô hình “thanh chắn an toàn giao thông” của Châu là một ý tưởng được các giám khảo đánh giá cao.</p> <p class="style2">Theo cậu bé, khi chuẩn bị đèn đỏ, thanh sắt sẽ hạ xuống theo một cơ chế cài đặt sẵn và có báo hiệu để an toàn cho người đi đường. Châu nói: “Nhiều người hay vượt đèn đỏ, như vậy vừa vi phạm Luật giao thông vừa không an toàn cho chính họ và những người đi đường khác. Thanh chắn giao thông của em sẽ giúp người đi đường tuân thủ Luật giao thông”.</p> <p class="style2">Trong khi đó, phần thuyết trình về nghiên cứu “Khả năng hút và lọc dầu của vỏ bưởi” mà bạn Trần Ngọc Huy - Trường phổ thông Trần Đại Nghĩa (Q.1) - dự thi được xem là ý tưởng mới lạ và hấp dẫn nhất trong bảng thi của học sinh THPT. Bằng các thí nghiệm của mình, Huy chứng minh vỏ bưởi với tính năng xốp có thể hút và lọc dầu khỏi nước đạt tỉ lệ khá cao. </p> <p class="style2">Khuyến khích ý tưởng này, các thành viên ban giám khảo đã gợi ý cho Huy hướng phát triển nghiên cứu rộng và sâu hơn, vì “thật ra kết quả nghiên cứu của em thấy được nhưng tính khoa học chưa cao, do những kiến thức của em cũng mới dừng lại ở một phạm vi nhất định”, PGS.TS Đinh Xuân Thắng nhận xét.</p> <p class="style2">Dù không nhiều đề tài nhưng cuộc thi lần này cho thấy sức sáng tạo của học sinh đa dạng. Điều đáng mừng là các nghiên cứu đều xuất phát từ thực tiễn cuộc sống. Nguyễn Vương Thanh Duy - Trường THCS Nguyễn Du (Q.Gò Vấp) - trình làng cùng lúc hai nghiên cứu: “Thiết bị trợ giúp người già phát hiện té ngã kết nối với điện thoại” và giải pháp “Chống ngập lụt cục bộ”. </p> <p class="style2">Trần Việt Hùng và Lê Hoàng Minh - Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (Q.5) - đề xuất khả năng sử dụng nước thải để tái tạo năng lượng (có thể là chạy máy phát điện) ứng dụng cho nhà cao tầng, chung cư của TP. Hay thú vị như đề tài của Dương Đăng Trúc Khuyên - Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong - với “Phần mềm dịch ngôn ngữ tuổi teen” sau thời gian thử nghiệm đã nhận được sự ủng hộ của không ít phụ huynh, vì giúp họ có thể hiểu con cái mình đang nói gì với ngôn ngữ của lứa tuổi chúng...</p> <p class="style2"><strong>Thân thiện với cuộc sống</strong></p> <p class="style2">Với những gì đã thể hiện, có thể thấy hầu như tất cả thí sinh rất lưu tâm tái tạo vật liệu, năng lượng trong quá trình nghiên cứu của mình. Phần nhiều mô hình dự thi đều tận dụng tối đa những vật liệu tưởng chừng có thể bỏ đi. Thùng giấy cactông, vỏ lon nước ngọt, mút xốp... được các thí sinh tiểu học dùng sáng tạo các mô hình dự thi. </p> <p class="style2">Trong khi đó, ý tưởng dùng vỏ bưởi của Ngọc Huy được đánh giá cao không chỉ vì khả năng ứng dụng vào thực tiễn, mà còn vì vỏ bưởi không quá khó tìm tại nước ta. Hay đèn chiếu sáng dùng năng lượng mặt trời không hẳn đã là ý tưởng mới, nhưng chứng tỏ ý thức tận dụng nguồn năng lượng sẵn có trong tự nhiên của các bạn.</p> <p class="style2">Có đến vài sản phẩm dự thi là những thiết bị hỗ trợ người già trong nhiều tình huống như giúp đi lại an toàn, chống té ngã, dùng để phát tín hiệu khi cần ai đó giúp đỡ... được giám khảo đánh giá là những nghiên cứu đầy tính nhân văn. “Người già thường đi lại khó khăn hoặc nếu có đi lại được cũng hay vấp té. Do đó, em nghiên cứu thiết bị này như một chiếc máy nhỏ gọn đeo trên người nhưng sẽ thuận lợi hơn khi họ cần được giúp đỡ”, Thanh Duy nói về sản phẩm của mình.</p> <p class="style2">Cũng là lần đầu tiên hội thi này có phần dự thi không theo trường lớp mà là từng nhóm bạn theo khu phố thuộc phường Bến Thành (Q.1). Phần lớn mô hình, ý tưởng đều hướng đến xây dựng một TP xanh sạch, văn minh hơn dù còn nhiều khiếm khuyết nhưng phần nào cho thấy mối quan tâm của các bạn nhỏ trước thực trạng ô nhiễm môi trường sống xung quanh. Và từ sự quan tâm đó, các bạn đã mạnh dạn đề xuất thực hiện nhiều giải pháp thân thiện hơn với môi trường, thậm chí cả lối sống văn minh cho người dân TP.</p> <table align="center" border="0" bordercolor="#ecf2fe" bordercolordark="#456ae1" bordercolorlight="#4792d9" cellpadding="5" cellspacing="5" style="border-collapse: separate;" width="96%"> <tr> <td bgcolor="#cfe6f9" valign="center"> <p class="style2"><strong>Đăng ký sở hữu trí tuệ cho sản phẩm đoạt giải</strong></p> <p class="style2">“Năm nay không chỉ tăng số lượng mà chất lượng cũng tăng đáng kể so với các cuộc thi trước đây. Nhiều ý tưởng rất sáng tạo chứng tỏ các bạn không chỉ say mê mà còn đầu tư kiến thức cần thiết cho việc nghiên cứu của mình. Chúng tôi đang tính toán phối hợp các sở ngành liên quan thực hiện đăng ký sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm đoạt giải. Đồng thời tìm những đầu mối chuyển giao các nghiên cứu này để có thể ứng dụng rộng rãi vào cuộc sống. </p> <p class="style2">Việc này không dễ nhưng chúng tôi quyết tâm làm” - anh Nguyễn Công Tĩnh, giám đốc Trung tâm Phát triển khoa học công nghệ trẻ (Thành đoàn TP.HCM), cho biết.</p> </td> </tr> </table> <p class="style6"><strong><em>Theo TTO</em></strong></p> </body> </html>

BÌNH LUẬN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày 14-12, Ban Thường vụ Thành Đoàn đã phối hợp với Bộ Tư lệnh Thành phố, Trung đoàn Gia Định tổ chức ngày hội Thanh niên khỏe khu vực lực lượng vũ trang và hành trình “Tiếp lửa truyền thống” với chủ đề “Tự hào người chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam”.

Agile Việt Nam
;