<html>
<head>
<meta http-equiv="Content-Language" content="en-us">
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=windows-1252">
<title>KỶ NIỆM 81 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH</title>
</head>
<body>
<p><b><font face="Arial" size="2" color="#FF0000">KỶ NIỆM 81 NĂM NGÀY BÁO CHÍ
CÁCH MẠNG VIỆT NAM</font></b></p>
<p align="center"><b><font face="Arial" size="2" color="#0000FF">BÁC HỒ NÓI VỀ
BÁO CHÍ</font></b></p>
<table border="0" width="100%" id="table1">
<tr>
<td bgcolor="#CCFFFF">
<p align="justify"><font face="Arial" size="2"><b>* Bác chỉ rõ nhà báo:</b>
“- Phải gần gũi dân chúng, cứ ngồi trong phòng giấy mà viết thì không
thể viết thiết thực được. - Viết xong một bài tự mình phải xem lại ba
bốn lần, sửa chữa lại cho cẩn thận. Tốt hơn nữa là đưa nhờ một vài người
xem và hỏi họ những câu nào, chữ nào không hiểu thì sửa lại cho dễ hiểu"
<i>(tập 5 trang 625 - 626, Hồ Chí Minh toàn tập).</i></font></td>
</tr>
</table>
<div style="float: left; width: 168px; height: 25px">
<table border="0" width="100%" id="table3">
<tr>
<td>
<img border="0" src="KN%2081%20NAM%20NGAY%20BAO%20CHI%20CACH%20MANG.JPG" width="198" height="152"></td>
</tr>
</table>
</div>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">* Người dặn các nhà báo :<br>
"Viết để nêu cái hay, cái tốt của dân ta, của bộ đội ta, của
cán bộ ta, của bạn ta, đồng thời phát hiện những khuyết điểm của chúng ta, của
cán bộ nhân dân ta, bộ đội ta. Không nên chỉ viết cái tốt mà giấu cái xấu" (Tập
7 trang 118, Hồ Chí Minh)</font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">* Người dạy :<br>
"Trong nghề làm báo, ta có những kinh nghiệm của ta, nhưng ta cần phải học thêm
kinh nghiệm của các<br>
nước anh em. Muốn thế thì những người làm báo ít nhất cũng cần biết một thứ
tiếng nước ngoài …" (tập 9 trang 415, Hồ Chí Minh toàn tập)</font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">* Trích bức điện mừng Hội nhà báo
Á - Phi của Bác: </font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">"Đối với những người viết báo
chúng ta, cái bút là vũ khí sắc bén, bài báo là tờ lịch cách mạng, để động viên
quần chúng đoàn kết, đấu tranh".<br>
(tập 10 trang 441, Hồ Chí Minh toàn tập) </font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">* Bác căn dặn nhà báo, nhà văn
khi viết: "Phải miêu tả cho hay, cho chân thật và cho hùng hồn…. Chưa điều tra,
chưa nghiên cứu, chưa biết rõ, chớ nói, chớ viết" (Tập 10 trang 561, Hồ Chí Minh
toàn tập) </font></p>
<table border="0" width="100%" id="table2">
<tr>
<td bgcolor="#CCFFFF">
<p align="justify"><font face="Arial" size="2"><b>* Bác nói về nhiệm vụ
của báo chí:</b> "Nhiệm vụ của báo chí là phục vụ nhân dân, phục vụ cách
mạng… Mỗi khi viết một bài báo, thì tự đặt câu hỏi: - Viết cho ai? -
Viết để làm gì? - Viết thế nào cho phổ thông dễ hiểu, ngắn gọn dễ đọc".
(Tập 10 trang 613-615, Hồ Chí Minh toàn tập)</font></td>
</tr>
</table>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">* Trích bài nói chuyện tại Đại
hội Hội nhà báo Việt Nam lần III: "…Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng,
cây bút, trang giấy làvũ khí sắc bén của họ. Để làm tròn báo chí cần phải tu
dưỡng đạo đức cách mạng…" (tập 10 trang 617, Hồ Chí Minh toàn tập)</font></p>
</body>
</html>