<html>
<head>
<meta http-equiv="Content-Language" content="en-us">
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=windows-1252">
<title>MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ</title>
</head>
<body>
<p align="center"><b><font face="Arial" size="2" color="#FF0000">MỘT VÀI SUY
NGHĨ VỀ</font></b></p>
<p align="center"><b><font face="Arial" size="2" color="#FF0000">"HỘI ĐÔNG
HƠN..." HIỆN NAY !</font></b></p>
<p align="justify"><b><font face="Arial" size="1" color="#0000FF">KIỀU VIỆT DŨNG</font></b></p>
<p align="justify"><b><font face="Arial" size="1" color="#0000FF">PHÓ CHỦ TỊCH
HỘI LIÊN HIỆP THANH NIÊN VIỆT NAM TP.HỒ CHÍ MINH</font></b></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2"> Hội Liên hiệp
Thanh niên Việt Nam được chính thức thành lập từ ngày 25 tháng 10 năm 1956. Trải
qua 50 năm hình thành và phát triển, tổ chức Hội đã góp phần to lớn vào công
cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Đặc biệt từ năm 1992, hệ
thống Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam được củng cố và hình thành từ cấp Trung
ương đến cấp cơ sở. Qua 14 năm củng cố và đi vào hoạt động, phong trào thanh
niên cả nước nói chung và phong trào thanh niên thành phố nói riêng đã có nhiều
công trình, nhiều hoạt động góp phần xây dựng đất nước và thành phố ngày càng
văn minh - hiện đại. Bên cạnh những thành quả đạt được thì hoạt động Hội còn
nhiều yếu tố tác động cần được xem xét điều chỉnh cho phù hợp, tạo tiền đề cho
việc mở rộng công tác tập hợp thanh niên trong thời gian tới. Cụ thể là giải
pháp đoàn kết tập hợp rộng rãi các tầng lớp thanh niên Việt Nam tại thành phố
hiện nay hướng tới chủ trương "Hội đông hơn ..." chưa đạt được kết quả cao. Xin
nêu vài suy nghĩ của mình về công tác tập hợp thanh niên tại thành phố hiện nay
như sau:</font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2"><font color="#000080"><b>Thứ
nhất:</b></font> Điều lệ Hội LHTN Việt Nam khẳng định " Công dân Việt Nam từ 15
đến 35 tuổi tán thành Điều lệ Hội... thì được xem xét công nhận là hội viên Hội
LHTN ViệtNam" (Điều 5- Chương Hội viên). Như vậy theo Điều lệ Hội, tất cả công
dân Việt Nam nào trong độ tuổi này đều được tổ chức Hội vận động tham gia vào tổ
chức của Hội hoặc các tổ chức thành viên của Hội. Bên cạnh đó, Điều lệ Hội cũng
khẳng định "Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là thành viên tập thể có vai trò nòng cốt
chính trị trong tổ chức và hoạt động của Hội" (Điều 9 - Chương Thành viên tập
thể), có nghĩa là Đoàn có vai trò cùng với tổ chức Hội định hướng, tổ chức hoạt
động, vận động và tập hợp thanh niên vào tổ chức của mình. </font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2"> Tuy nhiên,
hiện nay chúng ta còn nhận thấy mặt trận hoạt động tổ chức Đoàn hiện nay còn
rộng hơn tổ chức Hội rất nhiều. Nguyên nhân từ đâu ? Theo tôi nguyên nhân hiện
nay chúng ta vẫn còn bỏ ngỏ một số khu vực có đông thanh niên, hiện đang tập
trung rất ổn định trực thuộc Đoàn Thanh niên các cấp, cụ thể như khu vực công
nhân lao động hiện nay vẫn còn tình trạng đã có tổ chức Đoàn thì việc việc tập
hợp thanh niên thành một tổ chức bên cạnh tổ chức Đoàn là chưa được quan tâm,
hay khu vực trung học phổ thông, khi trưởng thành Đội thì các Đội viên ưu tú sẽ
được xem xét kết nạp và trở thành Đoàn viên (đây là 2 khu vực có số lượng phát
triển Đoàn viên chính tại các cơ sở hiện nay), lực lượng Đội viên còn lại trở về
địa bàn dân cư, số lượng này hằng năm là rất lớn, tổ chức Hội tại địa bàn phải
vận động từng bạn một tham gia vào hoạt động tại địa phương (số này kết quả hằng
năm là rất hạn chế và không bền vững). Theo tôi, để giải quyết vấn đề này thì tổ
chức Đoàn tại các khu vực trên bắt buộc phải có trách nhiệm tập hợp thanh niên
tại đơn vị mình vào một tổ chức bên cạnh tổ chức Đoàn. Ví dụ các Đoàn thuộc khu
vực công nhân lao động phải tập hợp và kết nạp các bạn thành Hội viên cùng sinh
hoạt trong các chi hội, câu lạc bộ, đội nhóm bên cạnh tổ chức Đoàn, Khu vực phổ
thông cơ sở (lớp 9 sau khi trưởng thành Đội), và phổ thông trung học thì tổ chức
kết nạp vào Hội viên Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam. Có như vậy thì tổ chức
Hội mới từng bước được đông hơn. </font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2"><font color="#000080"><b>Thứ hai:</b></font>
Bên cạnh công tác xây dựng lực lượng, một yếu tố tác động không nhỏ đến việc
"giữ" hội viên gắn bó lâu dài với Hội, đó là điều kiện để tổ chức hoạt động,
chăm lo và thu hút thanh niên. Thực tế hiện nay hoạt động Hội Liên hiệp Thanh
niên Việt Nam các cấp trên địa bàn thành phố hiện nay hoạt động chủ yếu là
chuyển tải hoạt động chung của Đoàn là chính, chưa có sự phân chia rõ ràng hoạt
động nào là riêng biệt của Hội để đáp ứng nhu cầu thiết thực chính đáng của
thanh niên. Bên cạnh đó, điều kiện kinh phí để Hội chủ động đề ra các hoạt động
riêng thì "không thể", vì điều kiện cho hoạt động của Đoàn đã không đủ cho 1 năm
hoạt động của mình, làm sao trang trải cho hoạt động Hội và như thế chỉ có thể
hỗ trợ ở một số các hoạt động tương đối trùng lắp. Do đó, khi xây dựng chương
trình của Hội thì trách nhiệm về điều kiện hoạt động hiện nay phải do Đoàn các
cấp gánh chịu. Mặt khác, việc thành lập các câu lạc bộ đội nhóm ngành nghề, sở
thích chỉ mới dừng lại ở định hướng hoạt động, không thể nào có đủ điều kiện hỗ
trợ các bạn hoạt động (Khơi sức là chính, chăm lo thì hạn chế. Vì vậy, hiện nay
các hội, câu lạc bộ, đội nhóm, các tổ chức hội tại các đơn vị ngoài quốc doanh ở
các cấp hoạt động rất cầm chừng, tính hợp tan rất cao.</font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2"><font color="#000080"><b>Thứ ba:</b></font>
Công tác quản lý Hội hiện nay chưa chặc chẽ, việc quản lý hội viên chưa được
hướng dẫn chặc chẽ từ Trung ương Hội; việc phát triển hội viên càng nhiều thì
càng tỉ lệ nghịch với công tác cập nhật; số lượng cán bộ Hội chuyên trách tại
các cấp; việc quản lý hội viên bằng thẻ thì chưa thể vì hiện nay việc cấp thẻ từ
Trung ương Hội còn chưa rõ ràng lúc phát hành, lúc không; việc quản
lý bằng Hội phí thì không có hướng dẫn cụ thể, không thể thu được. Việc đào tạo
cán bộ kế thừa chưa kịp thời, lực lượng luân chuyển cho công tác Đoàn, cho các
ngành, các cấp rất cao, lực lượng đội nhóm trưởng đào tạo chưa căn bản, kiến
thức, kỹ năng hoạt động thanh niên đối với lực lượng đội nhóm trưởng dần dần yếu
đi, công tác kế thừa công tác rèn luyện từ đội viên qua hội viên, đoàn viên là
chưa chặt chẽ; tự các tổ chức đề ra chuẩn và huấn luyện theo thực tế hoạt động
của mình dẫn đến tình trạng lực lượng không được đào tạo bài bản, thiếu kinh
nghiệm thực tiễn, chưa thật sự là thủ lĩnh thanh niên tại cơ sở. </font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2"><font color="#000080"><b>Thứ tư:</b></font>
Vị thế của tổ chức Hội chưa được coi như một tổ chức của tất cả thanh niên, mà
hiện nay mới dừng lại ở tình trạng Hội là một bộ phận trong công tác Đoàn, hội
viên là đoàn viên, việc thi đua của Hội tại các cơ sở thì chưa được quan tâm,
thường được đánh giá chung với Đoàn. Đây là một vài suy nghĩ cá nhân về chủ
trương "Hội đông hơn..." tại thành phố hiện nay. Nếu cơ chế, điều kiện cần và đủ
để một tổ chức hoạt động thì khó có thể nói " Hội sẽ đông hơn Đoàn". Phải tạo
cho Hội một cơ chế đặc biệt ưu tiên, bao gồm các điều kiện cơ sở vật chất hoạt
động đủ đáp ứng nhu cầu cho thanh niên, con người, chính sách, thì Hội mới là
một tổ chức rộng rãi của thanh niên và là nơi sàng lọc để giới thiệu cho Đoàn
các thành viên ưu tú, cán bộ tốt cho các ngành, các cấp.</font></p>
</body>
</html>