<!DOCTYPE html PUBLIC "-//W3C//DTD XHTML 1.0 Transitional//EN" "http://www.w3.org/TR/xhtml1/DTD/xhtml1-transitional.dtd">
<html xmlns="http://www.w3.org/1999/xhtml">
<head>
<meta content="en-us" http-equiv="Content-Language" />
<meta content="text/html; charset=utf-8" http-equiv="Content-Type" />
<title>Tình nguyện giữa đại ngàn</title>
<style type="text/css">
.style1 {
text-align: justify;
}
.style2 {
text-align: justify;
font-family: Arial, Helvetica, sans-serif;
font-size: 10pt;
}
.style3 {
font-family: Arial, Helvetica, sans-serif;
font-size: 10pt;
}
.style4 {
text-align: center;
font-family: Arial, Helvetica, sans-serif;
font-size: 10pt;
color: #0000FF;
}
.style5 {
text-align: center;
font-family: Arial, Helvetica, sans-serif;
font-size: 10pt;
color: #808080;
}
.style6 {
text-align: right;
font-family: Arial, Helvetica, sans-serif;
font-size: 10pt;
}
</style>
</head>
<body>
<p class="style4"><strong>Thấm thía Se Kong</strong></p>
<p class="style2">Dù đã nghe thông báo trước là sẽ có nhiều gian nan nhưng 37 y
bác sĩ và sinh viên tình nguyện không ngờ rằng hành trình của họ sẽ “rất giống
với hành trình của cha anh trên con đường tây Trường Sơn ngày trước” - như lời
của bác sĩ Thế Hưng sau chuyến đi.</p>
<table align="center" border="0" cellpadding="0" cellspacing="0" style="border-collapse: separate;" width="40">
<tr>
<td class="style1">
<img border="1" class="style3" hspace="0" hyperlink="" onclick="return showImage(this.src)" src="http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=440888" /></td>
</tr>
<tr>
<td class="style5"><em>Gương mặt chiến sĩ tình nguyện trên đường tình
nguyện</em></td>
</tr>
</table>
<p class="style2">Những ngày đầu tiên khám bệnh, phát thuốc và phát quà ở vùng
ven trung tâm tỉnh Attapeu khiến đoàn tình nguyện quốc tế tại Lào chưa thấy hết
"tình hình". Bác sĩ Thanh Vân bảo: như thế này thì "mùi" khổ cực khó mà so với
các chiến sĩ đang công tác ở những vùng sâu vùng xa tại Việt Nam. </p>
<p class="style2">Nhưng cả đoàn đã nhầm, ban tổ chức đã khéo sắp xếp những công
việc nhẹ nhàng trong những ngày đầu tiên để đoàn chuẩn bị sức khỏe cho một hành
trình đến rừng già Dak Chưng, Se Kong (Lào). </p>
<p class="style2"><strong>Ngủ đêm ở rừng ma</strong></p>
<p class="style2">Huyện Dak Chưng, tỉnh Se Kong là một huyện giáp với phía tây
Quảng Nam, Việt Nam. Đoạn đường dài 160km từ trung tâm tỉnh Attapeu đến bản Tăng
Ta Lăng, huyện Đăk Chưng cách đây 2 năm là những con đường đất bị cắt khúc bởi
rừng già. </p>
<p class="style2">Người dân tộc Cơ Tu sống tại đây di chuyển băng rừng chủ yếu
bằng đôi chân trần, vùng thị trấn Dak Chưng có những chiếc xe Win với bánh xe
được bọc xích. </p>
<table align="center" border="0" cellpadding="0" cellspacing="0" style="border-collapse: separate;" width="40">
<tr>
<td class="style1">
<img border="1" class="style3" hspace="0" hyperlink="" onclick="return showImage(this.src)" src="http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=440889" /></td>
</tr>
<tr>
<td class="style5"><em>Sáu chiếc xe bán tải động cơ được thiết kế đặc
biệt chuyên băng rừng chở người và thuốc men xuyên 160 km rừng già để
vào bản Tăng Ta Lăng. Trong ảnh là đoạn đường dễ đi nhất khi xe vừa xuất
phát</em></td>
</tr>
</table>
<p class="style2">Cả đoàn chiến sĩ hò hét phấn khích trên thùng của sáu chiếc xe
bán tải hai cầu vì 6km đầu tiên của chặng đường quá đẹp, mây bay là là dưới bánh
xe, phía trước là vách núi dựng đứng một màu xanh. </p>
<p class="style2">Thế nhưng, ngoài chỉ huy phó chiến dịch tình nguyện tại Lào Võ
Trần Tuấn Thanh và các tài xế, có lẽ không ai ngờ rằng chỉ 1km nữa người đi bộ
sẽ phải bặm môi vì chân trần khó mà chọi với đá sỏi và xe thì gầm rú lết từng
centimet trên những con dốc dựng đứng trơn trượt.</p>
<p class="style2">Huyện Cha Lern Xai, tỉnh Se Kong đã đón đoàn tình nguyện với
một trận lở núi. Đất theo nước suối đổ ngập ngụa đường đi. Cả đoàn xe phải chựng
lại vì phía trước chiếc xe của đoàn trắc địa của Anh đang công tác tại đây bị
trượt bánh đâm ngang vào vách núi và lún trong bùn. </p>
<p class="style2">Đất từ trên núi đổ xuống ngày càng nhiều, mức bùn ứ trên đường
ngày càng dâng cao, chiếc xe của người Anh bị mắc kẹt, gầm rú xả khói đen kịt.
</p>
<p class="style2">Bùn lún ngang đùi những người đẩy xe, sau khi xe nhích được
lên con dốc phải lấy gậy chống và nhờ người kéo mới rút chân lên được. Cả đoàn
sốt ruột khi trận lở núi ngày càng lớn. </p>
<p class="style2">Đinh Tùng, một thanh niên người Việt làm ăn ở đây, ì ạch cùng
chiến sĩ Hoàng Quân lôi chiếc xe máy của mình qua vũng bùn, chưa kịp cảm ơn đã
phán một câu và tỏ ra lo lắng: “Đoàn mình có khùng không mà nhủi vào chốn rừng
sâu này nhỉ”.</p>
<p class="style2">Đoàn xe chạy qua nơi nào có người là người dân nơi đó đội mưa
ùa ra xem "sự lạ".</p>
<p class="style2">Cách huyện Cha Lern Xai 35km đụng phải đường cụt, xe dẫn đầu
thông báo phải vượt đồi cỏ, tự mở đường mới để đi. Phải mất ba giờ cả đoàn xe
mới có thể lên được ngọn đồi cao khoảng 10m, dài 20m bằng tất cả sức của động cơ
lẫn sức người. </p>
<p class="style2">Cả đoàn bác sĩ và sinh viên lấm bê bết. Mới 3 giờ, chiều sương
núi xuống làm trời mù như khói cháy rừng, không khí bắt đầu lạnh dần. Ông Nguyễn
Văn Khải - phó giám đốc Hoàng Anh Gia Lai Attapeu (Lào), người dẫn đầu đoàn xe -
hóm hỉnh: “Xe hai cầu chưa chắc đi nổi đường này đâu, phải thêm cầu trời vô nữa
mới có hi vọng”. </p>
<p class="style2">Đoàn người xe tiếp tục di chuyển chậm chạp và phải chặt cây
nhỏ lót đường cho xe qua, xe nào qua được rồi thì hợp sức dùng tời (dây thép to
gồm nhiều sợi thép nhỏ) kéo xe đi sau. Bánh xe tua liên hồi trên mặt đất trơn
láng đến bốc khói, nước mát ở những xe dẫn đầu sôi sùng sục. </p>
<p class="style2">Và những bác sĩ trẻ và sinh viên TP.HCM đã biết đến vắt rừng.
Chân bác sĩ Ngọc Trung bị rách da phải nhờ vợ là bác sĩ Thanh Vân băng bó. </p>
<p class="style2">23 giờ, đoàn xe tới được thị trấn huyện Dak Chưng và mọi người
tranh thủ húp tô mì nóng lấy sức đi tiếp. 2 giờ sáng, cả đoàn xe chỉ còn hai
chiếc đầu tiên khỏe nhất chạy đến đích là bản Tăng Ta Lăng. </p>
<p class="style2">Có hai chiếc xe của đoàn bị quay ngang vì trượt dốc, chắn cả
lối đi. Hơn 30 người phải ngủ trong “khu rừng ma” vì đây là nghĩa địa của bà
con dân tộc Cơ Tu sống tại vùng núi này. Mỗi khi trong nhà có người chết, họ sẽ
chôn xuống đất để xương cốt rã ra. Một năm sau, người Cơ Tu sẽ khai quật mộ để
lấy hài cốt đưa thẳng vào những cây còn đang sống. </p>
<p class="style2">Sáng ra, Lan Hương, sinh viên Học viện Hàng không, mặt mũi
xanh mét: “Biết là rừng ma nhưng ai mà ngờ mộ cây lại ở ngay bên cạnh mình”.</p>
<p class="style2"><strong>Bà con thích mì gói hơn thuốc men</strong></p>
<p class="style2">Ông trưởng bản Su Văn thấy bác sĩ đến mà vẫn chưa tin. Ông bảo:
“Tui đi vận động bà con khắp bản chuẩn bị đi gặp bác sĩ khám bệnh, uống thuốc
nhưng trước đây chưa có đoàn bác sĩ nào đến đây được vì đường đi quá nguy hiểm.
Nhiều bà con hỏi tôi bác sĩ là gì, ông cho biết phải nói với bà con là mỗi người
đi khám bệnh sẽ được tặng mì gói thì nhiều người mới hăng hái đi". </p>
<p class="style2">Bà K’ro rụt người lại, đưa tay lên giữ chặt cổ áo khi bác sĩ
đưa ống nghe vào khám bệnh. Phải nhờ phiên dịch phân giải một hồi bà mới thuận ý
cho bác sĩ khám. Ngày 3-8, ngôi trường Tăng Ta Lăng nhộn nhịp như vào hội. </p>
<p class="style2">Ngôi trường với bàn ghế là những cây gỗ bắc ngang bắc dọc trở
thành phòng khám và toàn bộ những người vừa biết tiếng dân tộc Cơ Tu vừa biết
tiếng Việt ở khu vực này được huy động để phiên dịch. </p>
<table align="center" border="0" cellpadding="0" cellspacing="0" style="border-collapse: separate;" width="40">
<tr>
<td class="style1">
<img border="1" class="style3" hspace="0" hyperlink="" onclick="return showImage(this.src)" src="http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=440891" /></td>
</tr>
<tr>
<td class="style5"><em>Đi cũng như về, đoàn y bác sĩ tình nguyện và sinh
viên tình nguyện phải vượt qua những đoạn đường như thế này</em></td>
</tr>
</table>
<p class="style2">Có bà con đem thuốc tây vừa được phát làm đồ chơi cho con và
chỉ "yêu quý" những thùng mì tôm. Tuấn Thanh, chỉ huy trưởng của đoàn công tác,
bảo: “Vì vậy đoàn mình mới vô đây để cố gắng thay đổi tập quán lâu đời của bà
con. Cũng có một số người đã chịu bỏ viên thuốc cảm vào túi đi rừng rồi đấy. Hi
vọng vài lần như thế này bà con sẽ quen với thuốc men”.</p>
<p class="style6"><em><strong>Theo TTO</strong></em></p>
</body>
</html>