<html> <head> <meta http-equiv='Content-Type' content='text/html; charset=utf-8'> <title> </title> </head> <div><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><!--[if gte mso 9]><xml>
<w:WordDocument>
<w:View>Normal</w:View>
<w:Zoom>0</w:Zoom>
<w:PunctuationKerning />
<w:ValidateAgainstSchemas />
<w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid>
<w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent>
<w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText>
<w:Compatibility>
<w:BreakWrappedTables />
<w:SnapToGridInCell />
<w:WrapTextWithPunct />
<w:UseAsianBreakRules />
<w:DontGrowAutofit />
</w:Compatibility>
<w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel>
</w:WordDocument>
</xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml>
<w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156">
</w:LatentStyles>
</xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]>
<style>
/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:"Table Normal";
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-parent:"";
mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt;
mso-para-margin:0in;
mso-para-margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
mso-ansi-language:#0400;
mso-fareast-language:#0400;
mso-bidi-language:#0400;}
</style>
<![endif]--> </span></span>
<p class="ptitle" style="text-align: center;"><span style="color: rgb(0, 0, 255);"><strong><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">Đôi khi cũng cần một chút nước mắt...</span></span></strong></span></p>
<table width="200" cellspacing="1" cellpadding="1" border="0" align="left">
<tbody>
<tr>
<td><img height="169" width="220" alt="" src="cry.jpg" /></td>
</tr>
</tbody>
</table>
<p class="ptitle" style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">Có người nói với tôi rằng suốt ba năm qua bạn ấy không khóc. Tôi chưa kịp mừng (vì nghĩ bạn chỉ toàn niềm vui) thì bạn nêu lý do: không thể khóc được dù rất muốn khóc. Hóa ra khóc là một khả năng mà đôi khi cũng bị lấy đi bởi cảm xúc chai sạn, khi nỗi đau quá lớn hoặc hạnh phúc chưa trọn đầy...</span></span></p>
<p class="pbody" style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">Vậy nên đôi khi cũng cần một chút nước mắt, xem như nhắc nhớ khả năng khóc vậy! Bạn thấy có cần thiết để "ôn tập" bản năng khóc không? Làm sao để quay về tuổi thơ hễ vui thì cười, buồn thì khóc và buồn vui gì rồi cũng sẽ trôi đi sau một giấc ngủ. Người lớn sẽ phải học hỏi trẻ thơ cách sống ấy một cách có ý thức như một phương pháp thiền: "Đói ăn, mệt ngủ”.</span></span></p>
<p class="pbody" style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">Lòng trắc ẩn ai mà không có để kiểm tra xem từ tâm của mình còn không, lớn không. Đi ngang đường thấy nỗi đau của ai đó mà mình dửng dưng là bạn biết mình đã rơi rụng lòng trắc ẩn. Thấy ai đó khóc trước mặt mình mà không động lòng thì bạn biết lòng bạn đã không còn lòng trắc ẩn…</span></span></p>
<p class="pbody" style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">Có thể do bạn đã quá quen với hình ảnh ấy khi nó lợi dụng niềm tin và lòng trắc ẩn mà diễn ra mỗi ngày nên bạn thấy bình thường. Đó là sự chai sạn cảm xúc do khách quan. </span></span></p>
<p class="pbody" style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">Nhưng chủ quan thì đương nhiên là do mình ít thực tập, ít quán từ bi với con người. Có người đã nói với tôi rằng làm từ thiện có cái hay nhưng làm hoài mà không nuôi dưỡng lòng từ bi mình sẽ dễ chai cảm xúc. Vì sao vậy? Vì cứ tiếp xúc với khổ đau hoài nên thấy mọi đau khổ na ná nhau, thấy hình ảnh của khổ đau đã quen thì mình không còn rung cảm nữa... </span></span></p>
<p class="pbody" style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">Do vậy, để tránh chai cảm xúc cần phải có công phu thực tập từ bi quán, quay về với "quán tĩnh lặng" để khởi tâm thương người xấu ác lẫn kẻ thiện lương trên cơ sở của luật nhân quả. Bỏ quên việc thực tập ấy là mất hết khả năng rung cảm trước nỗi đau con người.</span></span></p>
<p class="pbody" style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">Có những vết thương trên da thịt sẽ lành ngay, hết sẹo, dấu vết không còn sau một vài tuần. Nhưng khi nó được tạo ra bởi những cái tát từ sự sân hận, tâm thù hằn và thiếu từ bi thì dễ trở thành lằn roi trong tâm hồn mà khó nguôi ngoai, lại phải quay về ôm ấp, chuyển hóa giúp người gây ra điều đó. </span></span></p>
<p class="pbody" style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">Không giận, không hờn, không oán trách nhưng vẫn thấy có gì đớn đau. Thế là khóc, vì chưa chuyển hóa hết những cơn đau âm ỉ trong tâm hồn của cả mình và người. Đôi khi bị đánh mình không khóc nhưng chỉ một lời nói cũng đủ làm mình phải tức tưởi. Chuyện ứng xử trước những mối quan hệ thân thiết mới dễ là vết cứa làm đau lòng mà không muốn khóc nước mắt cũng tuôn chảy!<br />
</span></span></p>
<p class="pbody" style="text-align: right;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><strong><em>Theo AT</em></strong> <br />
</span></span></p>
</div> </html>