<html> <head> <meta http-equiv='Content-Type' content='text/html; charset=utf-8'> <title> </title> </head> <div>
<meta content="text/html; charset=utf-8" http-equiv="Content-Type">
<title></title>
<div>
<p class="MsoNormal" style=""><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><!--[if !mso]>
<style>
v\:* {behavior:url(#default#VML);}
o\:* {behavior:url(#default#VML);}
w\:* {behavior:url(#default#VML);}
.shape {behavior:url(#default#VML);}
</style>
<![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml>
<w:WordDocument>
<w:View>Normal</w:View>
<w:Zoom>0</w:Zoom>
<w:PunctuationKerning />
<w:ValidateAgainstSchemas />
<w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid>
<w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent>
<w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText>
<w:Compatibility>
<w:BreakWrappedTables />
<w:SnapToGridInCell />
<w:WrapTextWithPunct />
<w:UseAsianBreakRules />
<w:DontGrowAutofit />
</w:Compatibility>
<w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel>
</w:WordDocument>
</xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml>
<w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156">
</w:LatentStyles>
</xml><![endif]--><!--[if !mso]><object
classid="clsid:38481807-CA0E-42D2-BF39-B33AF135CC4D" id=ieooui></object>
<style>
st1\:*{behavior:url(#ieooui) }
</style>
<![endif]--><!--[if gte mso 10]>
<style>
/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:"Table Normal";
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-parent:"";
mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt;
mso-para-margin:0in;
mso-para-margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
mso-ansi-language:#0400;
mso-fareast-language:#0400;
mso-bidi-language:#0400;}
</style>
<![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml>
<o:shapedefaults v:ext="edit" spidmax="1027" />
</xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml>
<o:shapelayout v:ext="edit">
<o:idmap v:ext="edit" data="1" />
</o:shapelayout></xml><![endif]--> </span></span><span style="font-size: small;">
<p class="MsoNormal" style=""><span style="font-family: Arial;"><b>Chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam</b> </span></p>
</span></p>
<span style="font-size: small;">
<p class="MsoNormal" style="text-align: center;"><span style="color: rgb(0, 0, 255);"><span style="font-family: Arial;"><b>Nhớ lời Bác dặn: “Dù khó khăn đến đâu cũng phải thi đua Dạy tốt, Học tốt”</b></span></span></p>
<table width="200" cellspacing="1" cellpadding="1" border="0" align="right">
<tbody>
<tr>
<td> <img height="170" width="250" alt="" src="TEST9.jpg" /></td>
</tr>
</tbody>
</table>
<p class="MsoNormal" style="text-align: center;"><span id="ctl01_chCenterLeft_ctl03_lblTime">
<p style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><b><span id="ctl01_chCenterLeft_ctl03_lblTeaser">65 năm đã qua đi (1045-2010) kể từ ngày Bác Hồ kêu gọi toàn dân chống nạn thất học, những chỉ dẫn của Người, niềm mong mỏi của Người là phải “làm cho dân tộc Việt Nam trở thành một dân tộc thông thái” đã từng bước được thực hiện, và trong những kết quả đó, <i>Dạy tốt, Học tốt</i> vừa là nguồn động lực, vừa là mục tiêu của quốc sách giáo dục. </span></b> </span></p>
</span><span style="font-family: Arial;"><span id="ctl01_chCenterLeft_ctl03_lblTime"> </span> </span></p>
</span>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Từ khi nước Việt Nam thân yêu còn đắm chìm trong đêm trường nô lệ, còn nhiều thuốc phiện, nhà tù hơn là trường học, Bác Hồ kính yêu đã đem theo khát vọng giải phóng dân tộc, đưa dân tộc Việt Nam thoát khỏi vòng tốt tăm dốt nát, vươn tới ánh sáng của văn minh, trở thành một dân tộc thông thái trong hành trang bôn ba tìm đường cứu nước của mình.</span></span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Thấu hiểu được rằng một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, và mù chữ thì đứng ngoài chính trị, ngay sau khi nước nhà giành được độc lập, trong phiên họp của Hội đồng Chính phủ, thay mặt Chính phủ lâm thời, Người đã nêu một trong sáu nhiệm vụ cấp bách phải làm ngay, đó là xoá nạn mù chữ. Xoá nạn mù chữ là bước khởi đầu của sự nghiệp nâng cao dân trí, để giúp mỗi người dân không chỉ biết đọc, biết viết, tiến đến “phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà”. Động viên toàn dân tích cực hưởng ứng chiến dịch xoá mù, Người nói “các bạn cố gắng diệt cho hết giặc dốt trong một thời gian mau chóng” và càng ngày càng cố gắng thi đua diệt giặc dốt để tiến lên một bước nữa.</span></span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Đặt niềm tin vào thế hệ măng non, kỳ vọng rằng chính lớp người này ngày mai sẽ đưa dân tộc Việt Nam chiếm lĩnh dần những đỉnh cao tri thức của nhân loại, Bác Hồ đã nói với các em tâm nguyện của mình nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập “<em>Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc 5 châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em</em>”. Không dừng lại ở lòng mong mỏi, Người thường xuyên động viên, thăm hỏi khuyến khích mọi người thi đua học tập, trau dồi kiến thức để có đủ năng lực làm chủ, xoá bỏ mặc cảm tự ti của thân phận nô lệ, mù chữ. Học tập để góp ích thiết thực cho độc lập, tự do, và học tập là yêu nước, nên Người luôn tự mình cố gắng học tập và đề nghị mọi người sẽ còn phải cố gắng nhiều hơn nữa trong học tập. Người cũng nói, công việc của cách mạng đòi hỏi mọi người phải luôn luôn cầu thị, vì trong công việc, những kiến thức mới sẽ giúp cho mỗi người “khi thành công thì phải nghiên cứu vì sao thành công để lấy kinh nghiệm, khi thất bại cũng sẽ xem xét tại sao thất bại để mà tránh đi”.</span></span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Phong trào bình dân học vụ phát triển, phương pháp dạy và học của Nhà nước Việt Nam mới cũng có nhiều thay đổi. Khác với phương pháp giáo dục nô dịch thực dân, chỉ đào tạo theo lối nhồi sọ, học lấy chút vinh hoa phú quý, thờ ơ với xã hội, xa rời đời sống lao động và đấu tranh của nhân dân, hệ thống giáo dục quốc dân được xây dựng trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ xâm lược, trong những năm miền Bắc xây dựng CNXH, đã thực sự tạo ra những cơ hội phát triển cho mỗi cá nhân và toàn xã hội. Đi đôi với việc mở mang các loại hình trường lớp từ nông thôn cho đến thành phố là phong trào thi đua dạy và học. Tại các nhà trường các thầy cô dạy học trò kiến thức mới, tinh thần yêu nước, học tập đời sống mới, tình đoàn kết tương trợ lẫn nhau... , giúp cho các em được tự do học tập và phấn đấu, giúp cho các em vốn tri thức, vốn văn hoá để trở thành những người hữu ích.</span></span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Ý thức sâu sắc được tầm quan trọng của dạy và học trong nền giáo dục của nước nhà, Bác Hồ nói rất rõ : “<em>Trách nhiệm vẻ vang của người thầy là chăm lo dạy dỗ con em của nhân dân thành những người công dân tốt, người lao động tốt, người chiến sỹ tốt, người cán bộ tốt của nước nhà</em>”. Không thể có những người trò tốt nếu không có những người thầy tốt. Điểm cốt lõi của vấn đề là phải xây dựng cho được một đội ngũ những người thầy cô yêu trường và yêu nghề, tâm huyết với sự nghiệp trồng người. Dạy học đến Dạy tốt là cả một quá trình phấn đấu khổ luyện của người thầy. Và từ Học đến Học tốt cũng là một sự tự cố gắng, tự vươn lên của bản thân học trò. Cùng với việc tự học, có ý thức học tập, không thụ động nghe giảng, thụ động tiếp thu kiến thức của thầy cô của học sinh, thì những người thầy cô luôn tự mình trau dồi chuyên môn, tu dưỡng đạo đức, khi đứng trên bục giảng, ngoài trái tim người thầy, họ nhất định phải là tấm gương sáng cũng sẽ góp phần quan trọng vào thành công của phong trào thi đua <i>Dạy tốt, học tốt</i>. Hơn ai hết, chúng ta đều thấu hiểu rằng: Dạy tốt phụ thuộc rất nhiều vào nhân cách của người thầy, và nếu không có những người thầy miệt mài gắng sức, luôn xứng đáng là thầy giáo, lặng lẽ chăm sóc, uốn nắn những mầm non của đấy nước qua mỗt giai đoạn kế tiếp nhau từ mẫu giáo đến khi là người đã tốt nghiệp những trường dạy nghề, cao đẳng, đại học và trên đại học, thì không thể có những hiền tài, những nguyên khí của mỗi quốc gia theo đứng nghĩa của nó.</span></span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Cùng với những thành tựu của miền Bắc xã hội chủ nghĩa, nền giáo dục XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, đã làm phát triển hoàn toàn năng lực sẵn có của các em, đã thực hiện phương châm học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tế, nhà trường, gia đình và xã hội đồng tâm, đồng hướng đào tạo của em thành những con người như mong muốn của Bác Hồ, để “thật thà phụng sự nhân dân”. Có thể nói, cùng với thời gian, lời căn dặn đầy tâm huyết của Bác Hồ nhân dịp bước vào năm học 1968 – 1969: “Dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt học tốt” vẫn luôn là nguồn sức mạnh động viên người thầy và học trò trong sự nghiệp giáo dục. Và hơn bao giờ hết, chúng ta càng nhận thấy rõ rằng: muốn nâng cao chất lượng nền giáo dục nước nhà, muốn những kết quả đào tạo toàn diện của ngành giáo dục về văn hoá, chuyên môn, về lý tưởng, về nhân cách, kỹ năng sống, có trách nhiệm với chính bản thân mình và cộng đồng xã hội,v.v..”ngày càng đạt chuẩn” thì không thể không chú trọng, quan tâm đến phong trào thi đua Dạy tốt, học tốt tại các nhà trường, các giảng đường đại học, cao đẳng, … </span></span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">65 năm đã qua đi (1945-2010) kể từ ngày Bác Hồ kêu gọi toàn dân chống nạn thất học, những chỉ dẫn của Người, niềm mong mỏi của Người là phải “làm cho dân tộc Việt Nam trở thành một dân tộc thông thái” đã từng bước được thực hiện, và trong những kết quả đó, <i>Dạy tốt, Học tốt</i> vừa là nguồn động lực, vừa là mục tiêu của quốc sách giáo dục. Sự phát triển toàn diện, nhanh chóng cả về quy mô, loại hình, chất lượng đào tạo của ngành giáo dục đã góp phần nâng cao dân trí. Chiến lược con người cũng luôn là mối quan tâm bức xúc của Đảng, Nhà nước và của toàn xã hội. Đầu tư cho giáo dục, xã hội hoá công tác giáo dục đào tạo đã thực sự tạo ra những kết quả nhất định, bước đầu trong giáo dục nhà trường. Song chúng ta đều biết, mục tiêu đào tạo những con người có tài và có đức, để kế tiếp cha anh phục vụ Tổ quốc và nhân dân, sẽ luôn gắn liền với phong trào thi đua <i>Dạy tốt, Học tốt</i> tại các nhà trường. </span></span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Chế độ đãi ngộ đối với các thầy cô giáo, đặc biệt là các thầy cô giáo ở vùng xâu, vùng xa, những đổi mới về công tác đào tạo như đào tạo theo yêu cầu của địa phương, ưu tiên đầu vào và cả đầu ra cho con em đồng bào dân tộc thiểu số.... là rất thiết thực, phù hợp với điều kiện thực tiễn. Cải cách giáo dục bao gồm cải cách về phương pháp dạy, phương pháp học, cải cách sách giáo khoa cho các bậc học, đặc biệt là giảm tải đối với học sinh tiểu học, xây dựng hệ thống trường, lớp chuẩn quốc gia, xã hội hoá công tác giáo dục nhà trường, tránh dạy thêm, học thêm, tránh chạy theo số lượng, chạy theo bệnh thành tích, v.v..sẽ là những điều kiện cần và đủ để thực hiện phong trào thi đua <i>Dạy tốt, Học tốt</i> tại các nhà trường.</span></span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Nói <i>Dạy tốt, Học tốt</i> là nền tảng của quốc sách giáo dục trong đường lối chiến lược của Đảng ta, vì <i>Dạy tốt, Học tốt </i>sẽ làm cho các em thành con ngoan, trò giỏi, bạn tốt hôm nay, để mai sau là những người công dân trung thành, những người cán bộ gương mẫu và người chủ của đất nước, những người sẽ quyết định vị trí của dân tộc ta, đất nước ta trên trường quốc tế. Hiền tài là vốn quý của nước nhà, đào tạo hiền tài là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng trong chiến lược con người của toàn Đảng, toàn dân ta. Song hiền tài chỉ có được khi phong trào thi đua Dạy tốt, Học tốt tại các nhà trường phát triển cả về qui mô và chất lượng, khi mà mọi nguồn lực đầu tư cho giáo dục đều hướng đến mục đích: vì một dân tộc Việt Nam thông thái như mong muốn của Bác Hồ./.</span></span></p>
<p style="text-align: right;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><strong>Ths. Hà Uyên Hương</strong></span></span></p>
<p style="text-align: right;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><i>Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia</i></span></span></p>
</div>
</meta>
</div> </html>