<html> <head> <meta http-equiv='Content-Type' content='text/html; charset=utf-8'> <title> </title> </head> <div><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><!--[if !mso]>
<style>
v\:* {behavior:url(#default#VML);}
o\:* {behavior:url(#default#VML);}
w\:* {behavior:url(#default#VML);}
.shape {behavior:url(#default#VML);}
</style>
<![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml>
<w:WordDocument>
<w:View>Normal</w:View>
<w:Zoom>0</w:Zoom>
<w:PunctuationKerning/>
<w:ValidateAgainstSchemas/>
<w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid>
<w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent>
<w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText>
<w:Compatibility>
<w:BreakWrappedTables/>
<w:SnapToGridInCell/>
<w:WrapTextWithPunct/>
<w:UseAsianBreakRules/>
<w:DontGrowAutofit/>
</w:Compatibility>
<w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel>
</w:WordDocument>
</xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml>
<w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156">
</w:LatentStyles>
</xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]>
<style>
/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:"Table Normal";
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-parent:"";
mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt;
mso-para-margin:0in;
mso-para-margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
mso-ansi-language:#0400;
mso-fareast-language:#0400;
mso-bidi-language:#0400;}
</style>
<![endif]--> </span></span>
<p style="text-align: center;" class="ptitle"><span style="color: rgb(0, 0, 255);"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><strong>Gắn “não” cho xe máy</strong></span></span></span></p>
<p style="text-align: justify;" class="MsoNormal"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">Làm sao để tắt máy xe và xác định vị trí xe ngay khi phát hiện xe bị cướp? Làm sao tìm đường đi ít kẹt nhất khi lưu thông trên đường?... </span></span></p>
<div align="center">
<table width="40" cellpadding="0" border="0" style="width: 30pt;" class="MsoNormalTable">
<tbody>
<tr style="">
<td style="padding: 0in;">
<p style="text-align: justify;" class="MsoNormal"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><img height="280" width="500" alt="" src="TEST9.jpg" /><br />
</span></span></p>
</td>
</tr>
<tr style="">
<td style="padding: 0in;">
<p style="text-align: center;" class="tlegend"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><span style="color: rgb(128, 128, 128);"><em>Đoàn Thiên Phúc, người muốn gắn “não” cho xe máy</em></span> <br />
</span></span></p>
</td>
</tr>
</tbody>
</table>
</div>
<p style="text-align: justify;" class="pbody"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">Cậu sinh viên Đoàn Thiên Phúc (khoa công nghệ thông tin Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM) tự trả lời những câu hỏi này bằng ý tưởng chế tạo phần mềm thiết bị định vị và quản lý xe máy thông qua điện thoại di động.</span></span></p>
<p style="text-align: justify;" class="pbody"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">Đó là ý tưởng đưa Phúc đến vòng chung kết cuộc thi Ý tưởng sáng tạo trẻ lần 2-2010 do Trung tâm Khoa học và công nghệ trẻ (Thành đoàn TP.HCM) tổ chức.</span></span></p>
<table width="200" cellspacing="5" cellpadding="0" border="0" align="right" style="width: 150pt;" class="MsoNormalTable">
<tbody>
<tr style="">
<td style="background: none repeat scroll 0% 0% rgb(207, 230, 249); padding: 3.75pt;">
<p style="text-align: justify;" class="pbody"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><span style="color: rgb(3, 3, 3);">PGS.TS Đinh Xuân Thắng (phó viện trưởng Viện Môi trường và tài nguyên) nói: “Ý tưởng của Đoàn Thiên Phúc là một trong những ý tưởng táo bạo nhất cuộc thi bởi tác giả “dám” gom cùng lúc nhiều chức năng vào một thiết bị. Tuy nhiên, tác giả có thể vấp phải một số khó khăn như: có bắt buộc hay không việc người dân đồng loạt sử dụng thiết bị này, có thể rắc rối khi nhiều người cùng sử dụng tính năng hụ còi hoặc chớp nháy đèn để tìm xe trong bãi...”. </span></span></span></p>
</td>
</tr>
</tbody>
</table>
<p style="text-align: justify;" class="MsoNormal"><strong><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">Thích cưỡi xe thông minh</span></span></strong><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"> </span></span></p>
<p style="text-align: justify;" class="pbody"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">Phúc hiện thực hóa ý tưởng của mình bằng cách viết hai phần mềm chạy trên nền điện thoại di động.</span></span></p>
<p style="text-align: justify;" class="pbody"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">Một phần mềm chạy trên hệ điều hành RIM sử dụng bo mạch chủ của điện thoại BlackBerry 7100 (giá thị trường khoảng 400.000 đồng) sẽ được gắn vào xe máy có nhiệm vụ nhận và gửi tin nhắn theo cú pháp đã quy định trước. Ví dụ: số điện thoại người gửi_mật mã_vị trí. </span></span></p>
<p style="text-align: justify;" class="pbody"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">Sau đó, Phúc sẽ kết hợp bo mạch chủ của điện thoại BlackBerry 7100 và thiết bị chống trộm được bán sẵn gắn vào xe máy. Phần mềm còn lại chạy trên điện thoại của chủ xe viết trên nền J2ME. Phúc sẽ xây dựng một server để quản lý các xe đang tham gia lưu thông. Theo đó, điện thoại của chủ xe phải có hỗ trợ JavaScript và được cài phần mềm sử dụng bản đồ số Google Maps để liên lạc với chiếc xe của mình.</span></span></p>
<p style="text-align: justify;" class="pbody"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">“Mình sẽ thực hiện đề tài này cho luận văn tốt nghiệp nên dự kiến hoàn thành sản phẩm trước tháng 4 năm sau”, Phúc nói.</span></span></p>
<p style="text-align: justify;" class="pbody"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">Người sử dụng phần mềm này chỉ cần gửi một tin nhắn là hoàn toàn có thể xác định vị trí của xe và thực hiện hàng loạt thao tác quản lý xe theo ý muốn như: khóa, mở cốp, tắt máy, khởi động xe từ xa mà không cần chìa khóa... ở bất cứ đâu.</span></span></p>
<p style="text-align: justify;" class="pbody"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">Thậm chí trong trường hợp chủ nhân quên khóa và xe bị trộm, phần mềm trong xe sẽ tự gửi tin nhắn SMS vào số di động của chủ xe để thông báo về tình trạng di chuyển hoặc rung lắc của xe để chủ xe đưa ra lựa chọn có tắt máy xe và hú còi báo động hay không. Phúc “bật mí” thêm: “Chủ xe có thể dùng điện thoại di động gửi tin nhắn vào phần mềm gắn trong xe. Phần mềm này sẽ tự gửi câu truy vấn lên bộ thư viện Google Maps API để xác định vị trí hiện tại của xe và tự gửi tin nhắn thông báo vị trí của xe vào di động của người chủ. Từ đó, người chủ có thời gian tìm lại xe trong khi kẻ trộm đang loay hoay khởi động hoặc cố dắt xe đem bán”.</span></span></p>
<p style="text-align: justify;" class="pintertitle"><strong><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">Giấc mơ giảm kẹt xe, đua xe trái phép</span></span></strong></p>
<p style="text-align: justify;" class="pbody"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">Đầu năm ngoái, Phúc phát hiện chức năng định vị của bộ thư viện Google Maps API. Bộ thư viện này giúp người sử dụng dễ dàng xác định vị trí của mình trên bản đồ thông qua việc gửi câu truy vấn theo mẫu của thư viện. Ngay lập tức Phúc ấp ủ ý định nâng cấp chức năng này.</span></span></p>
<p style="text-align: justify;" class="pbody"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">Theo Phúc, cần cập nhật thông tin những con đường thường xuyên bị tắc nghẽn, nhiều “lô cốt” để lập trình phần mềm tìm đường có thời gian đi ngắn nhất. Với phần mềm này, thay vì phải liên tục xem điện thoại để tìm đường thì hệ thống đèn LED gắn ở ngã tư hoặc đèn xi-nhan trên mặt đồng hồ xe sẽ tự hướng dẫn người chủ hướng lưu thông trong giờ cao điểm.</span></span></p>
<p style="text-align: justify;" class="pbody"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">Bên cạnh việc quản lý xe và giảm thiểu tình trạng kẹt xe, điểm sáng khác của phần mềm này là chức năng giảm tình trạng đua xe trái phép. Phúc đề xuất gắn thiết bị định vị vào những chiếc xe từng bị phạt vì vi phạm vượt quá tốc độ, đua xe, và dùng hệ thống định vị để phát hiện kịp thời những nhóm xe lưu thông với tốc độ cao trên cùng tuyến đường.</span></span></p>
<p style="text-align: justify;" class="pbody"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">“Trước giờ, người ta chỉ có thể dùng remote quản lý xe trong phạm vi 100m với giá 400.000 đồng và mua thiết bị có công nghệ GPS khoảng 4 triệu đồng. Mình đang viết phần mềm quản lý xe bằng điện thoại di động trên phạm vi toàn thế giới với giá dưới 500.000 đồng. Mình tin khi sản xuất với số lượng lớn thì giá thành sản phẩm sẽ giảm hơn nữa”, Phúc khẳng định.</span></span></p>
<p style="text-align: justify;" class="pbody"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">Ngoài ra, còn có thể áp dụng hệ thống định vị này cho những phương tiện giao thông khác như xe buýt, taxi, vận tải... để tự thân các đơn vị này điều tiết giao thông tốt hơn...</span></span></p>
<div align="center">
<table width="96%" cellspacing="5" cellpadding="0" border="0" style="width: 96%;" class="MsoNormalTable">
<tbody>
<tr style="">
<td style="background: none repeat scroll 0% 0% rgb(207, 230, 249); padding: 3.75pt;">
<p style="text-align: justify;" class="pintertitle"><strong><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">“Mình sẽ tìm thấy bạn trên đường”</span></span></strong></p>
<p style="text-align: justify;" class="pbody"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">Theo Phúc, người sử dụng phần mềm có thể “tiết lộ” vị trí của mình cho người khác qua tin nhắn. “Nếu muốn tìm đường đi nhanh nhất đến chỗ ai đó thì bạn gửi tin nhắn theo cú pháp định sẵn sang điện thoại của người đó. Khi người đó nhấn nút đồng ý thì tự điện thoại của họ sẽ gửi câu truy vấn lên Google Maps và gửi cho bạn vị trí cùng đường đi nhanh nhất để đến chỗ người đó. Tương tự, bạn có thể chủ động gửi thông tin về vị trí của mình cho người khác...”, Phúc nói.</span></span></p>
</td>
</tr>
</tbody>
</table>
</div>
<p style="text-align: right;" class="pauthor"><em><strong><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">Theo TTO</span></span></strong></em><span style="font-size: small;"><br />
</span></p>
</div> </html>