Áo xanh "thương hiệu" ký túc xá
<html>
<head>
<meta http-equiv="Content-Language" content="en-us">
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=windows-1252">
<title>Áo xanh</title>
</head>
<body>
<p align="center"><b><font face="Arial" size="2" color="#0000FF">
<span class="text16b" id="lbHeadline">Áo xanh "thương hiệu" ký túc xá</span></font></b></p>
<div style="float: left; width: 192px; height: 163px">
<table border="0" width="100%" id="table2">
<tr>
<td>
<img border="0" src="ao%20xanh%20thuong%20hieu%20ky%20tuc%20xa.bmp" width="180" height="135"></td>
</tr>
<tr>
<td>
<p align="center"><font color="#008000">
<span id="AvatarDesc" style="font-size: 10pt; font-style: italic; font-family: Arial">
Đội sinh viên tình nguyện Tiếp sức mùa thi Ký túc xá Mễ Trì cùng
sinh viên tình nguyện trường ĐH KHXH&NV Hà Nội trong ngày ra quân.</span></font></td>
</tr>
</table>
</div>
<span class="indexstorytext">
<p><font face="Arial" size="2">Có một đội sinh viên tình nguyện hoạt động âm
thầm với vỏn vẹn 30 tình nguyện viên nhưng họ đã giúp cho hàng trăm thí sinh có
chỗ ở an toàn, rẻ và tiện lợi trong kỳ thi đại học này. Đó là đội sinh viên tình
nguyện tiếp sức mùa thi Ký túc xá Mễ Trì (ĐHQG Hà Nội).</font></p>
</span><span class="indexstorytext" id="lbBody">
<p><font face="Arial" size="2">Ba năm nay, đội tình nguyện Tiếp sức mùa thi ký
túc xá Mễ Trì được thành lập hàng năm và hoạt động vào mỗi đợt thi ĐH-CĐ. Những
chiếc áo xanh mang trên mình "thương hiệu" sinh viên tình nguyện ký túc xá Mễ
Trì đã có mặt tại các điểm thi, bến xe, ngã ba, ngã tư giúp đỡ thí sinh và người
nhà. </font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Sáng 30/6, Hà Nội mưa tầm tã. 30 đội viên đội
sinh viên tình nguyện tiếp sức mùa thi ký túc xá Mễ Trì đội cả mưa trong lễ ra
quân, cất vang "bài ca sinh viên tình nguyện". Trước đó, ngay sau khi ký túc xá
thông báo tuyển tình nguyện viên, hơn 50 bạn đã làm đơn đăng ký. Ký túc xá phải
tiến hành phỏng vấn và chọn được 30 bạn. Trong số những sinh viên đăng ký, không
ít người là sinh viên năm cuối, họ quyết xin bằng được một chân trong đội tình
nguyện vì như tâm sự của bạn Nguyễn Thị Ngọc Sương (K48 Văn học, ĐH KHXH&NV):
“Hè này là cơ hội cuối cùng để bọn mình sống trong không khí tình nguyện với
tinh thần tình nguyện của đời sinh viên”. </font></p>
<table style="width: 200px; height: 25px" cellSpacing="2" cellPadding="0" rules="none" align="right" bgColor="#fbdedb" border="0" frame="void" id="table1">
<tr>
<td><font face="Arial" size="2">“Đội sinh viên tình nguyện ký túc xá
được thành lập mục đích chính là tìm chỗ trọ rẻ và an toàn cho các thí
sinh. Và thực sự họ đã hoạt động rất hiệu quả. Ba năm nay, sinh viên
tình nguyện ký túc xá Mễ Trì đã tạo được một “thương hiệu” riêng. Ký túc
xá chúng tôi cũng là ký túc xá đầu tiên tổ chức riêng một đội tình
nguyện tham gia cùng các trường - <strong>Ông Đào Văn Hải, trưởng ban
quản lý KTX Mễ Trì</strong></font></td>
</tr>
</table>
<font face="Arial" size="2">Nhiều bạn ở ngoại trú cũng quyết tâm gia nhập đội
tình nguyện ký túc xá. Vũ Duy Hưng (K48 Toán học, ĐH KHTN) đạp xe hơn 5 cây số
và thuyết phục ban quản lý cho gia nhập đội. Mặc dù là đội tình nguyện dành cho
sinh viên nội trú nhưng trước những tấm lòng như thế các cô các chú cũng không
nỡ chối từ.</font><p><font face="Arial" size="2">Còn Trương Thị Yến, sinh viên
năm thứ nhất khoa Xã hội học tham gia tình nguyện là để “trả ơn” các anh chị năm
trước đã giúp đỡ em tận tình khi ra Hà Nội thi”. Không ít sinh viên tình nguyện
trong đội tiếp sức mùa thi ký túc xá Mễ Trì hoạt động với tinh thần “tiếp lửa”
ấy.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Đối mặt với nắng nóng, khói bụi của Hà Nội, khát
nước và mệt nhưng các tình nguyện viên vẫn bám địa điểm. “Tiểu thư” Trần Thị Như
Quỳnh (K50 Báo chí) tâm sự: “Sau mấy ngày tham gia tình nguyện da đen đi trông
thấy. Về nhà chắc mẹ lại lo. Nhưng được cái vui và hạnh phúc vì được sống trong
tinh thần tình nguyện!”.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Đặc trưng của dân tình nguyện ký túc xá là tìm
nhà trọ cho thí sinh. Hơn ai hết, các khu nhà trọ, các ký túc xá, nơi nào tốt
nhất, rẻ nhất họ thuộc trong lòng bàn tay. Thí sinh và người nhà đến điểm thi là
được các anh chị tình nguyện tư vấn và tìm ngay chỗ trọ rẻ và thuận tiện nhất.
Bác Nguyễn Hữu Bình ở Cẩm Phả, Quảng Ninh cười mãn nguyện: “Không biết ai sinh
ra cái phong trào tình nguyện này mà quý quá. Cha con tôi vừa xuống xe đã được
các anh chị ấy chỉ đường tận tình, lại còn tìm chỗ ở tốt và rẻ cho nữa. Thật
không biết nói gì hơn. Con tôi mà đỗ đại học, năm sau tôi nhất quyết vận động nó
đi tình nguyện”.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Tham gia tiếp sức mùa thi, các tình nguyện viên
ký túc xá không chỉ phải đối mặt với nắng nóng và bụi khói mà còn gặp phải phản
ứng gay gắt của các bác xe ôm và nhất là những bà chủ nhà trọ. Khi các bạn
khuyên thí sinh đi xe buýt thay xe ôm cho rẻ thì bị các bác xe ôm bắt nạt, thậm
chí dọa đánh. Các bà chủ nhà trọ cũng thế, Nguyễn Viết Tuấn (K49 Hóa học) kể:
“Vì địa điểm thi gần ký túc xá nên mình khuyên thí sinh vào ở ký túc cho rẻ và
tiện, thế là bị các bà chủ nhà trọ mắng. Nhiều lúc thấy cũng khó chịu nhưng mình
cứ cố nhịn cho các em được nhờ”.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Không ra quân rầm rộ, không giấy khen, các tình
nguyện viên ký túc xá hoạt động vì chính dòng máu nội trú trong tim mình. Trần
Thị Ngân (K48 Văn học) kể: “Đang hướng dẫn cho thí sinh thì một bác mang đến
biếu cả nhóm một túi xoài và cảm ơn vì đã giới thiệu cho bác vào ở trong ký túc
xá. Cả sinh viên tình nguyện và thí sinh cùng ăn xoài và nói chuyện, vui không
tả nổi”.</font></p>
<p align="right"><font face="Arial" size="2"><b><i>Theo Thanh Niên</i></b></font></p>
</span>
</body>
</html>