<html> <head> <meta http-equiv='Content-Type' content='text/html; charset=utf-8'> <title> </title> </head> <div style="text-align: center;"><span style="color: rgb(0, 0, 255);"><strong><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM: “Vui hội cùng AJINOMOTO” </span></span></strong></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Thực đơn có tên “Hương quê” của đội số 33 chuyên ngành Kỹ thuật nữ công (khóa 2008) đã chinh phục được Ban giám khảo với món canh chủ đạo là Bông so đũa. Hai giải nhì thuộc về đội số 38 (Công nghệ may) và số 7 (kỹ thuật nữ công) cùng với 3 giải ba và 5 giải khuyến khích.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Hội thi nấu ăn “Vui hội cùng AJINOMOTO - Lần thứ 9” do Đoàn khoa Công nghệ may & Thời trang phối hợp với công ty AJINOMOTO diễn ra tại sân Khu C, D Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật trong không khí náo nhiệt của các thí sinh.<br />
<br />
Tham dự chương trình có đại diện công ty AJINOMOTO Việt Nam, ông Yosuke Shinohara – Phó phòng phát triển Thực phẩm, cô Phạm Thị Hưng và cô Đặng Bảo Ly – Giáo viên bộ môn Dinh dưỡng, đồng thời cũng là bộ ba Giám khảo cuộc thi. 40 đội thi đến từ các khoa Kinh tế, Ngoại Ngữ… đặc biệt là sự chiếm ưu thế của các đội Khoa Công nghệ may và thời trang bao gồm các ngành Kỹ thuật nữ công, công nghệ may, Thiết kế thời trang tham gia rất đông đủ.<br />
<br />
Đây là hoạt động thường niên của nhà trường và công ty AJINOMOTO nhằm tăng cường sự gắn kết tốt đẹp giữa công ty và Khoa Công nghệ may và thời trang trong nhiều năm qua. Dựa trên thể lệ cuộc thi để đánh giá và giám sát hoạt động của các đội, từ cách thành lập một đội gồm 3 người đến quy trình chế biến món ăn với thông điệp “Bữa cơm gia đình”. Mỗi đội phải thực hiện một thực đơn gồm 3 món cho 4 người ăn trong thời gian 60 phút. Theo cô Bảo Ly “Giữa bộn bề công việc, học tập thường ngày, nay các bạn mới có một sân chơi định kỳ để kiểm tra lại khả năng, có dịp giao lưu thêm với nhiều bạn bè trong và ngoài khoa của mình. Mặc dù các khoa chuyên về kỹ thuật ngoài ngành nữ công vẫn chưa đạt chuẩn lắm trong cách trình bày hay chọn thực đơn, nhưng với tinh thần hăng say, nhiệt tình, các bạn đã làm rất tốt”.<br />
<br />
Ông Yosuke Shinohara với kinh nghiệm nhiều năm làm ban giám khảo cuộc thi phấn khởi: “Công ty luôn đón nhận và tạo điều kiện cho các bạn sinh viên chuyên ngành có mong muốn hợp tác để thể hiện tay nghề, tài năng cũng như kiến thức của các bạn. Mỗi lần tham dự chương trình tôi luôn ấn tượng bởi sự giỏi giang, khéo léo, đảm đang của các bạn, điều đó thể hiện các bạn là những sinh viên năng động, sáng tạo và có kỹ năng tốt”.<br />
<br />
Lần lượt các món ăn được trưng bày đẹp mắt, hương vị phong phú gọi mời Ban giám khảo, toàn thể sinh viên trường thưởng thức và cùng chia sẻ bí quyết chế biến. Sau phần nhận xét và cho điểm, các đội phải đảm bảo được 5 yêu cầu: Chọn thực đơn hợp lý, Thao tác chế biến, Hương vị món ăn, Thuyết minh thực đơn, vệ sinh an toàn thực phẩm và khu vực chế biến. Món ăn chinh phục được vị giác của Ban giám khảo có tên Hương quê với món canh chủ đạo Bông so đũa của đội số 33, chuyên ngành Kỹ thuật nữ công khóa 2008, đã lập nên thành tích Đệ nhất thực đơn năm 2011. Hai giải nhì thuộc về đội số 38 (ngành Công nghệ may) và số 7 (ngành Kỹ thuật nữ công), với 3 giải ba và 5 giải khuyến khích.<br />
</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
</span></span></div>
<div style="text-align: right;"><strong><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">DƯƠNG NGÀN - VĂN HIẾU - HỒNG THẮM</span></span></strong><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
</span></span></div> </html>