<html> <head> <meta http-equiv='Content-Type' content='text/html; charset=utf-8'> <title> </title> </head> <div>
<meta content="text/html; charset=utf-8" http-equiv="Content-Type">
<title></title>
<div>
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=utf-8">
<title></title>
<div style="text-align: center;"><span style="color: rgb(0, 0, 255);"><strong><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">10 ứng cử viên danh hiệu "Công dân trẻ tiêu biểu TP.Hồ Chí Minh" năm 2011</span></span></strong></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Ban Tổ chức cuộc vận động bình chọn “Công dân trẻ tiêu biểu TP. Hồ Chí Minh” năm 2011 vừa công bố danh sách 10 gương ứng cử viên tiêu biểu nhất của cuộc vận động bình chọn năm nay. Các bạn có thể tham gia bình chọn cho những tấm gương mà mình tâm đắc nhất trên website Thành Đoàn (<a href="http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn">www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn</a>) hoặc website báo Tuổi trẻ (<a href="http://tuoitre.vn">www.tuoitre.vn</a>)</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: center;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><img width="500" height="375" src="test.jpg" alt="" /></span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
</span><strong><span style="font-family: Arial;">1. Giang Quốc Cơ (1984) - Giang Quốc Nghiệp (1989) - diễn viên đoàn xiếc TP.HCM</span></strong></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Tiết mục Sức mạnh đôi tay của nghệ sĩ Giang Quốc Cơ - Giang Quốc Nghiệp đã góp phần tôn vinh xiếc VN khi liên tiếp gặt hái được nhiều giải thưởng cao trên thế giới thời gian vừa qua. Khi được thầy Quý Toại hướng dẫn tiết mục riêng Sức mạnh đôi tay, hai anh em lao vào tập luyện, ngoài thời gian tập ở rạp thì phòng khách ở nhà cũng được trưng dụng để trở thành phòng luyện xiếc. Cũng có lúc bế tắc không tập được một động tác khó, ý kiến bất đồng, Cơ - Nghiệp muốn buông xuôi nhưng rồi lại lò dò kiên trì tập lại từ đầu...</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: center;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><img width="500" height="334" src="quoc%20co%20-%20quoc%20nghiep.jpg" alt="" /></span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Sau bảy năm, Sức mạnh đôi tay hiện đã mang bộ mặt hoàn toàn khác. Những động tác kết hợp hài hòa nhuần nhuyễn chứng tỏ được sự dẻo dai và sức mạnh của đôi tay, độ cảm nhạc của mỗi động tác đã “ăn” hơn và tăng kịch tính, nó dẫn dắt cảm xúc của người xem và mức độ phấn khích ngày càng đi đến cực điểm. Thót tim nhất là những cú chồng đầu và đi trên từng bậc thang cheo leo. Tiết mục này đã biểu diễn được vài ngàn lần, cả trong và ngoài nước, nhưng cả hai đều tự tin không gây ra sự nhàm chán, bởi “phiên bản” mỗi năm mỗi khác, được sáng tạo và nâng cao thêm. Đến nay mặc dù đã đoạt được nhiều giải thưởng lớn nhưng hai anh em vẫn tập bổ sung những động tác khó để tiết mục càng thêm hấp dẫn. Bài biểu diễn Sức mạnh đôi tay không chỉ gây ấn tượng về mặt nghệ thuật mà còn gây nhiều cảm xúc với hình ảnh anh trai Quốc Cơ luôn làm điểm tựa vững chắc để nâng đỡ, làm đòn bẩy cho Quốc Nghiệp thăng hoa, dứt điểm những động tác khó và gay cấn. Những hình ảnh đó cũng phản ánh tính cách của anh em họ trong cuộc sống đời thường. Cơ trầm tính, chu đáo, còn Nghiệp trẻ trung, sôi nổi. Hai tính cách tương phản nhưng bổ sung cho nhau. Tiết mục diễn ra bao nhiêu năm cũng là bấy nhiêu năm Nghiệp lớn lên. Năm 2009 khi đang biểu diễn đoạn “chồng đầu” bước xuống thang ở Đài Loan, Cơ bị hụt chân và Nghiệp cắm thẳng đầu xuống đất bất tỉnh tại chỗ, lần đó Nghiệp phải băng bó cổ suốt nửa tháng trời không nhúc nhích. Cú tai nạn nghề nghiệp đó hai anh em giấu không cho gia đình biết. Dù ba của họ từng diễn xiếc tự do (ông là lương y Giang Kiếm Thanh, công tác tại Viện Y học dân tộc TP.HCM), một người chị từng là diễn viên của Đoàn xiếc TP.HCM đã giải nghệ. Hồ sơ kiểm tra sức khỏe tổng quát của hai anh em đều giống hệt nhau chi tiết: thoái hóa cột sống cổ, lưng! Muốn hết thì phải ngưng biểu diễn may ra mới chữa khỏi, nhưng những tràng pháo tay và nét mặt phấn khích của khán giả sau mỗi đêm diễn đã níu kéo anh em họ đến ngày hôm nay.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Sức mạnh đôi tay đã đem về cho Giang Quốc Cơ - Giang Quốc Nghiệp các giải thưởng: HCV tài năng trẻ ba nước Đông Dương 2009, giải vàng Liên hoan xiếc quốc tế tại VN 2010. Trong năm 2011, tiết mục tiếp tục gặt hái giải thưởng lớn (Grand Prix), giải khán giả yêu thích nhất, hai giải phụ (Phong cách và Sáng tạo) tại Liên hoan xiếc quốc tế ở Cuba; giải bạc và hai giải phụ của ban giám khảo tại Liên hoan xiếc quốc tế ở Ý; giải Sư tử bạc Liên hoan xiếc quốc tế Ngô Kiều (Trung Quốc)... Hai anh em cũng từng tham gia vở kịch xiếc Romeo và Juliet ra mắt cuối tháng 9 ở rạp xiếc TP.HCM, trong đó Quốc Nghiệp vào vai Romeo.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
</span><strong><span style="font-family: Arial;">2. Võ Quốc Đạt (1981) - Đội CSHS Đặc nhiệm, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về Trật tự xã hội, Công an Thành phố Hồ Chí Minh</span></strong></span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: center;"><span style="font-size: small;"><strong><span style="font-family: Arial;"><img width="302" height="403" src="vo%20quoc%20dat.jpg" alt="" /><br />
</span></strong></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Là trinh sát trẻ tiêu biểu, nhạy bén, dày dặn kinh nghiệm đấu tranh phòng chống tội phạm, khám phá hàng trăm vụ án, hơn 20 chuyên án, trực tiếp tham gia bắt cướp, trong đó có hơn 50 đối tượng nguy hiểm. Trong vụ trọng án đối tượng Nguyễn Văn Quang cùng đồng bọn tàng trữ, sử dụng vũ khí quân dụng cướp tiệm vàng Anh Sang, anh cùng đồng đội khám phá và bắt giữ 11 đối tượng, thu giữ 02 khẩu súng Colt 45 và nhiều đồ vật tài sản khác. Ngoài ra anh còn khám phá nhiều vụ trọng án khác như: vụ trộm cắp tiền do băng nhóm tội phạm người Indonesia – Đây là vụ án điểm với thủ đoạn tinh vi hiện đại nhất từ trước đến giờ do người nước ngoài thực hiện. Qua việc khám phá vụ án đã bắt giữ 6 đối tượng, thu nhiều tài sản trả lại cho nạn nhân, vụ án cướp giật và chém người gây thương tích tại phường 13, quận Tân Bình bắt giữ 12 đối tượng, phá 2 chuyên án, bắt gọn 2 băng nhóm do tên Hoàng bác sĩ và Đạt heo cầm đầu chuyên cướp giật ngân hàng trên địa bàn Thành phố, 2 vụ tàng trữ, sử dụng súng quân dụng trái phép, bắt giữ 2 đối tượng nguy hiểm. Trước những thành tích đó, anh đã được Trung ương Đoàn tặng bằng khen vì thành tích xuất sắc trong công tác Đoàn, phong trào thanh niên CATP năm 2009 và nhiều giấy khen của CATP, UBND các quận huyện vì đã có thành tích xuất sắc trong đấu tranh khám phá các vụ án</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
</span><strong><span style="font-family: Arial;">3. Lâm Thành Đạt ( 1984) - Công nhân công ty Nhiệt điện Thủ Đức</span></strong></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Nhận xét về Lâm Thành Đạt, một đồng nghiệp trong tổ cho biết: “Đạt rất nhiệt tình. Khi có việc gì chưa làm xong, Đạt đều là người xin ở lại làm thêm giờ để hoàn thành cho xong. Trong công ty, Đạt rất được nhiều anh chị em tín nhiệm. Hoạt động thể thao, công tác xã hội hết sức năng nổ”. Khó khăn lớn nhất và gây nhiều trở ngại cho anh và các anh em đồng nghiệp là việc trình bày những sáng kiến cải tiến kỹ thuật ra giấy để đề xuất lên cấp trên. Bởi theo anh và các anh em đồng nghiệp thì họ là những người lao động chân tay, việc trình bày rõ ràng ý tưởng bằng lời văn là một thách thức lớn. Anh đề xuất cấp trên thành lập Ban hỗ trợ để giúp đỡ anh em công nhân trong quá trình viết ý tưởng nhằm thúc đẩy nhiều sáng kiến hơn nữa ra đời. Những nỗ lực không ngừng của anh đã được đền đáp xứng đáng với danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở” 3 năm liền và “Chiến sĩ thi đua cấp Bộ” năm 2010.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: center;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><img alt="" src="lam%20thanh%20dat.jpg" /></span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Cảm thông sâu sắc với những mảnh đời bất hạnh, anh Thành Đạt đã luôn nhiệt tình tham gia các hoạt động xã hội do công ty phát động và tại địa phương như sửa chữa máy bơm nước công suất lớn phục vụ cho nhu cầu của toàn làng SOS Thủ Đức thực hiện vào tháng 4/2010. Hàng năm, anh Đạt cùng với các anh em trong công ty thường xuyên đến thăm và tặng quà cho trẻ em mồ côi nhiễm HIV tại Trung tâm bảo trợ trẻ em Linh Xuân – Thủ Đức. Và “Kỳ nghỉ hồng” luôn được anh hăng hái tham gia như một cơ hội để anh góp chút công sức cho bà con vùng khó khăn. Đáng nhớ nhất là “Kỳ nghỉ hồng” tại Bến Tre, anh và các bạn đã tham gia bắt điện cho gần 20 hộ gia đình chỉ trong vòng 2 ngày ngắn ngủi. Mặc dù vật tư mang theo không đủ nhưng càng đi sâu vào địa bàn thì hoàn cảnh các gia đình lại càng khó khăn hơn nên anh Đạt đã chủ động cùng anh em trong đoàn và người dân địa phương đóng góp để mua thêm vật tư hoàn thành việc bắt điện cho các gia đình còn lại.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Trong cuộc sống đời thường, anh Đạt là một người khá giản dị, hiền lành và ít nói. Bên cạnh việc không ngừng tích lũy kinh nghiệm cho bản thân tại công ty, anh Đạt cũng đang theo học lớp tại chức khóa 2006 – 2011 chuyên ngành “Tự động hóa” tại Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh. Những ngày này, anh đang bận rộn với việc hoàn thành luận văn cuối khóa để tốt nghiệp vào đầu năm 2012. Trong tương lai, anh hy vọng sẽ có cơ hội tiếp tục học cao học để thực hiện ước mơ trở thành giảng viên của mình.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
<strong>4. Lê Minh Hồng (1981) - Giáo viên, Bí thư chi đoàn trường THCS Vân Đồn, Quận 4; Ủy viên Ban Chấp hành Quận đoàn 4</strong></span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Năm 2001, lần đầu tiên đi hiến máu, anh đã cảm nhận được sự quý giá của những giọt máu cứu người. Kể từ đó đến nay, anh đã hiến máu tổng cộng 39 lần. Là giáo viên kiêm Bí thư chi đoàn trường THCS Vân Đồn, Quận 4, anh đã vận động xây dựng và tổ chức thành lập đội hiến máu tình nguyện và được đông đảo giáo viên, cán bộ công nhân viên trong trường tham gia. Anh cũng là một trong 10 thành viên tiêu biểu của TP.HCM trong chương trình “Hành trình trái tim nhân ái năm 2010” và được tôn vinh trong Festival 100 người hiến máu tiêu biểu toàn quốc năm 2010. Vinh dự nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế năm 2010. </span></span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: center;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><img width="302" height="403" alt="" src="le%20minh%20hong.JPG" /></span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Luôn tất bật với vai trò Bí thư chi đoàn trường THCS Vân Đồn, Quận 4 nhưng anh vẫn hoàn thành tốt công việc giảng dạy của mình. Là giáo viên môn Toán, anh luôn lồng ghép những câu chuyện, trò chơi vào trong các tiết học để tạo hứng thú cho các em. Những bài giảng sinh động của anh kết hợp với kinh nghiệm giảng dạy đã làm cho từng bài học gần gũi hơn với học sinh. Bên cạnh đó, Lê Minh Hồng còn là tấm gương phấn đấu rèn luyện cho các em nhỏ. Anh đã dạt giải III hội thi giáo viên tài năng cấp quận 2005. Năm 2009 được Thành Đoàn TP.HCM công nhận danh hiệu “Giáo viên, giảng viên trẻ tiêu biểu TP. HCM”. Năm 2010 nhận giải thưởng “Nhà giáo trẻ tiêu biểu” năm 2010, và còn nhiều giải thưởng khác nữa. </span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Nghĩ về nghề nghiệp của mình anh tâm sự: “Luôn đặt mình vào trong tâm trạng của học sinh để thấu hiểu hết những áp lực các em phải chịu để tạo sự thoải mái nhất cho việc học của các em”. Là “kỹ sư tâm hồn” đâu chỉ dạy kiến thức mà còn dạy cho các em cách sống sao cho có ý nghĩa, Lê Minh Hồng đã tổ chức cho các em trong trường đi thăm nhiều cơ sở nuôi dạy trẻ em như Trung tâm Quê hương (ở Bình Dương). “Nhiều em đã bật khóc khi thấy nhiều cảnh ngộ đáng thương, từ đó mà các em khi về trường lại càng chăm chỉ học tập hơn”, thầy kể.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
<strong>5. Lê Quang Liêm (1991) - Sinh viên trường Đại học Sài Gòn</strong></span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Lê Quang Liêm là một vận động viên môn cờ vua của Việt Nam. Trong bảng xếp hạng hiện tại của FIDE, Liêm là kỳ thủ có hệ số Elo cao nhất Việt Nam, là kỳ thủ trẻ hàng đầu thế giới. Liêm đoạt ngôi quán quân giải vô địch cờ vua thế giới lứa tuổi dưới 14 vào năm 2005, 2 lần huy chương bạc giải cờ vua trẻ thế giới lứa tuổi 10 và 12 (năm 2001 và 2003), huy chương vàng giải vô địch cờ vua châu Á lứa tuổi dưới 16 năm 2006. Ngoài ra, Lê Quang Liêm còn đoạt một số huy chương vàng ở cấp khu vực Đông Nam Á. Sau thành tích thi đấu xuất sắc tại giải Olympiad cờ vua thế giới năm 2006 tổ chức tại Ý thắng 5 đại kiện tướng quốc tế, hòa 3 đại kiện tướng quốc tế khác, Liêm được đặc cách phong lên đại kiện tướng quốc tế.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: center;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><img width="500" height="375" src="le%20quang%20liem.jpg" alt="" /></span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Năm 2008, mới chỉ 17 tuổi, Liêm đã tham dự Giải cờ vua thanh niên thế giới dành cho lứa tuổi dưới 20 ở Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy thành tích không cao nhưng đã giúp Liêm tích luỹ thêm kinh nghiệm thi đấu quốc tế. Tại giải Cờ vua Kolkata mở rộng lần 4 (tháng 9) dù chỉ là kì thủ có Elo thứ 14 của giải nhưng Lê Quang Liêm đã giành ngôi vô địch với 8 điểm (10 ván đấu), vượt qua nhiều kì thủ nổi tiếng như Short, Mamedyarov, Nghê Hoa...Tiếp đó Liêm lại tham dự giải cờ vua Tinh Tú ở Chiết Giang (Trung Quốc). Là hạt giống số 1, Lê giành 5 ván thắng liên tiếp từ đầu giải và vô địch sau 9 ván đấu bất bại.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Tháng 12 Liêm ở vị trí chủ công đã giúp đội cờ vua nam Việt Nam giành ngôi á quân tại giải cờ vua đồng đội châu Á ở Ấn Độ (Tata Steel Asian Team Chess Championship), chỉ xếp sau đội chủ nhà. Với những thành tích đạt được, trong bảng xếp hạng của FIDE tháng 1 năm 2010, lần đầu tiên Lê Quang Liêm lọt vào top 100 thế giới (hạng 93) với hệ số Elo cao nhất của các kì thủ Việt Nam từ trước đến thời điểm đó (2647) và top 10 kì thủ trẻ thế giới</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Trong khuôn khổ Asian games, Lê Quang Liêm khoác áo đội tuyển Việt Nam dự giải cờ nhanh cá nhân. Tại giải này Lê Quang Liêm giành được huy chương bạc (bằng điểm với kỳ thủ giành huy chương vàng nhưng thua đối đầu trực tiếp). Nhờ những thành tích trong năm, Liêm là một trong 10 vận động viên tiêu biểu Việt Nam 2010</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Trong bảng xếp hạng tháng 7 của FIDE, lần đầu tiên Lê Quang Liêm có mức Elo vượt 2700, được 2715 và trở thành kỳ thủ trẻ số 1 thế giới. Cũng trong tháng 7, anh dự giải Dortmund lần thứ hai. Với thành tích bất bại sau 10 ván, đạt 5,5 điểm, Liêm giành ngôi á quân lần thứ hai liên tiếp</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Ngay sau đó, anh và đồng đội Nguyễn Ngọc Trường Sơn tham dự Cúp cờ vua thế giới 2011, lọt vào đến vòng ba. Đây là thành tích cao nhất của cờ vua Việt Nam tại Cúp cờ vua thế giới từ trước đến nay. Anh thắng kỳ thủ người Indonesia Megaranto ở vòng một và kỳ thủ Nga Boris Grachev ở vòng hai, trước khi phải dừng bước trước kỳ thủ Cuba Lazaro Batista Bruzon ở vòng ba. Tháng 10, Liêm được mời tham dự giải SPICE Cup ở Texas. Đây là giải mời 6 kỳ thủ đấu vòng tròn hai lượt. Liêm là hạt giống số 1 của giải. Sau 10 ván, với 17 điểm, Liêm đoạt chức vô địch, xếp trên Dominguez. Trong năm 2011, Liêm cũng được mời tham gia thi đấu cho các câu lạc bộ của Đức (Werder Bremen), Pháp (Evry Grand Roque) và Trung Quốc (Thanh Đảo). Tính đến tháng 11, Lê Quang Liêm xếp hạng thứ 3 trong các kỳ thủ châu Á, chỉ sau vua cờ người Ấn Độ Anand và kỳ thủ Trung Quốc Vương Hạo.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Tại Seagame 26 vừa rồi, Lê Quang Liêm cũng đem về cho Việt Nam 2 huy chương vàng môn cờ vua</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
<strong>6. Tất Hà Mỹ Linh (1989) - Học viên chuyên ngành chế biến món ăn, trường TC Du lịch và Khách sạn Saigontourist</strong></span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Trẻ trung xinh xắn, nụ cười rạng rỡ, nói tiếng Anh tốt, máy tính xách tay luôn kề bên, tác phong chuyên nghiệp, nhìn Tất Hà Mỹ Linh, ai cũng nghĩ cô bé là tiểu thư con nhà giàu. Nhưng không, cô bé vừa đạt danh hiệu người thợ trẻ giỏi toàn quốc tháng 3/2011 do Trung ương Đoàn trao tặng chính hiệu là con nhà nghèo vượt khó. </span></span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: center;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><img width="500" height="586" alt="" src="tat%20ha%20my%20linh.jpg" /></span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Không giống như rất nhiều bạn trẻ cùng lứa tuổi, tốt nghiệp THPT, Mỹ Linh không đăng ký thi vào bất kỳ trường ĐH-CĐ nào. “Thi mà không học, nói chính xác hơn là thi rồi mà không có điều kiện học thì thi để làm gì? Tôi chưa từng có suy nghĩ là mình sẽ học ĐH và em ý thức rất rõ về điều đó”, cô gái dứt khoát. Đồng lương công nhân cơ khí của ba, đồng lương công nhân thủy sản của mẹ đủ cho Linh học hết phổ thông đã là quá sức. Ngày em tốt nghiệp cũng là lúc ba mất sức lao động, mẹ nghỉ việc chạy chợ lặt vặt mỗi ngày. Chuyện nuôi Linh thêm 4 năm đại học thật quá xa vời. Không để bố mẹ phải băn khoăn khó nghĩ, tốt nghiệp xong, khi bạn bè miệt mài ở các lớp luyện thi ĐH, Mỹ Linh lại đăng ký làm thực tập sinh tại khách sạn 5 sao Park Hyatt Sài Gòn. Chìa khóa nằm ở chỗ Mỹ Linh có năng khiếu nấu ăn từ nhỏ. Ba mẹ Linh đều là người Hoa, ông nội ngày xưa từng là bếp trưởng nhà hàng lớn bên Trung Quốc. Từ nhỏ, Linh hay được ba chỉ cho nấu món này, món khác, dạy cách pha nước chấm làm sao cho ngon, làm bánh sao cho khéo. Thực tập ở khách sạn lớn chỉ để học nghề chứ không có lương. Trong thời gian thực tập, Linh kiếm việc bán thời gian làm thêm. Ki cóp để dành được 10 triệu đồng, cô bé tìm đến Trường Trung cấp Du lịch và khách sạn Saigontourist đăng ký học một khóa nấu các món Âu ngắn hạn với suy nghĩ: “Không thể thành công dễ dàng chỉ nhờ vào năng khiếu mà cần phải học. Trước mắt, chỉ có chừng ấy tiền, đủ cho một khóa ngắn hạn, cứ học đi rồi tính tiếp”. Khó khăn vất vả khiến cô bé trân trọng tất cả những cơ hội mình có được. Khi cô giáo dạy lớp nấu ăn ở trường gợi ý: “Em có muốn luyện thi để tham dự hội thi nghề không?”, dù mới vào học được hơn một tuần, Linh vẫn mạnh dạn gật đầu. Luyện thi được hơn 1 tháng, Mỹ Linh ra Hà Nội tham dự hội thi tay nghề trẻ quốc gia. Kết quả, Linh được chọn tham dự khóa tập huấn tại Hà Nội để tiếp tục dự hội thi tay nghề trẻ ASEAN tổ chức tại Thái Lan. Lần đầu tiên tham gia đấu trường khu vực, cô gái nhỏ nhắn không giấu được vẻ hồi hộp nhưng cũng đầy quyết tâm. Áp lực là vậy nhưng Linh vẫn thực hiện đầy đủ các bài thi đúng giờ quy định một cách sáng tạo. Cuối cùng, cái tên Tất Hà Mỹ Linh của đoàn Việt Nam đã được xướng lên trong lễ trao giải. Linh xếp thứ 3, sau 2 thí sinh của nước chủ nhà Thái Lan. Tại thủ đô Bangkok (Thái Lan), từ ngày 19 đến 24/11/2010 đã diễn ra Hội thi Tay nghề Trẻ ASEAN lần thứ 8, thu hút 222 thí sinh dưới 22 tuổi được tuyển chọn từ 10 nước thành viên ASEAN. Sau ba ngày thi căng thẳng, hội thi tay nghề ASEAN kết thúc tốt đẹp, đoàn Việt Nam đứng thứ 3 toàn đoàn (thứ nhất là: Thái Lan, thứ nhì là Indonesia). Tất Hà Mỹ Linh đạt Huy chương Đồng (sau 2 thí sinh nước chủ nhà Thái Lan), huy chương duy nhất của ngành dịch vụ du lịch Việt Nam trong hội thi quốc tế lần này. Trong Hội thi tay nghề trẻ thế giới 2011 (Worldskills London 2011) lần thứ 41 tổ chức từ ngày 05-8/10/2011 về kỹ năng chế biến món ăn. Tranh tài với đại diện 34 nước, Tất Hà Mỹ Linh đạt 516 điểm, xếp thứ 9, cùng với đại diện 16 nước được trao Chứng chỉ tay nghề xuất sắc (Medallion for Excellence) vượt qua các cường quốc du lịch như: Nhật Bản, Hongkong - Trung Quốc, Hoa Kỳ, Pháp, Mỹ, Phần Lan, Bỉ, Tây Ban Nha, Đan Mạch, Bồ Đào Nha, Ấn Độ…</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
<strong>7. Pang Mỹ Nguyên (1987) - Giám đốc Mỹ thuật công ty TNHH Linh Pang</strong></span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Sinh năm 1987, Pang Mỹ Nguyên là cô út trong gia đình 5 chị em gái mà họ đều lần lượt theo nghề nail để mưu sinh sau khi đã trải qua nhiều công việc khác như bán bánh mỳ, bánh bao... Những năm học phổ thông, dịp hè, Nguyên lại ra tiệm làm nail của chị để mày mò học vẽ. Với khả năng vẽ vời từ nhỏ, Nguyên tiếp thu nhanh đến bất ngờ, cuối năm lớp 12, cô gái không chỉ vẽ móng thuần thục mà đã có thể đứng lớp để dạy lại cho người khác. Sớm tìm được đam mê, Nguyên quyết định không thi vào đại học mà sẽ theo nghề làm nail cùng các chị. Nguyên đã khẳng định được tài năng khi liên tục giành được những giải thưởng danh giá. Năm 2009, vượt qua hơn 200 thí sinh trên toàn thế giới, Mỹ Nguyên đoạt giải nhất làm nail châu Á tổ chức tại Singapore và mới đây cô đoạt giải Người thợ trẻ giỏi cấp quốc gia 2011. </span></span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: center;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><img alt="" src="pang%20my%20nguyen(1).JPG" /></span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Hiện, Nguyên là giáo viên, đồng thời là giám đốc mỹ thuật của một trung tâm đào tạo chăm sóc móng. Công việc hàng ngày của Nguyên là sáng tạo và sáng tạo… khi mà tất cả các mẫu vẽ (trên 500 mẫu) tại trung tâm đều do cô đảm nhiệm. Để nâng cao khả năng truyền đạt kiến thức, Nguyên chăm chỉ theo học các lớp về kỹ năng sư phạm cũng như thường xuyên đi tu nghiệp ở nước ngoài nơi ngành nail phát triển như Nhật Bản, Hồng Kông…Về nước, cô bắt tay vào vẽ, trang trí các vật dụng xung quanh mình: điện thoại, laptop, xe máy… Và mốt trang trí này trở thành xu hướng được yêu thích của nhiều bạn trẻ tại TPHCM.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
“Nghề này chỉ cần siêng năng, chăm chỉ là có thể học được nhưng cũng rất khó vì đòi hỏi học viên phải chịu khó, tỉ mỉ”- Nguyên nói. Hằng năm, trung tâm đào tạo hàng ngàn học viên đến từ khắp nơi trên đất nước. Những người khuyết tật chân được trung tâm miễn hoàn toàn học phí, tặng dụng cụ. Trung tâm đã đứng ra tổ chức hội thi trang trí móng toàn quốc thu hút hàng trăm thí sinh tham gia. </span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
<strong>8. Nguyễn Nhật Quang (1997) - Học sinh lớp 9 Trường THCS Lạc Hồng, Q10</strong></span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Năm lớp 5, khi bắt đầu sử dụng thành thạo máy vi tính cũng là lúc Nguyễn Nhật Quang cảm thấy bực mình khi đọc những thông tin phản ánh hành động phá hoại của các hacker Không có trường lớp nào đào tạo “hiệp sĩ trị hacker” nên Quang phải lên internet mày mò tìm tự liệu về bảo mật mạng để tự học. Việc thường xuyên “vọc” chương trình thử nghiệm khiến không ít lần máy tính của Quang phải mang đi …cấp cứu. Lần đầu tiên Quang chứng tỏ khả năng là khi bạn phát hiện và cảnh báo với Quận đoàn 10 những lỗi trên website www.tuoitrequan10.com có thể khiến hacker dựa vào đó để đánh sập trang web. Lỗ hổng được khắc phục, các anh chị ở Quận đoàn 10 lập tức mời Quang về phụ trách khâu kỹ thuật và quản lý forum trên website. Được người lớn tin tưởng, Quang mạnh dạn đề xuất ý tưởng thay đổi giao diện và mở thêm nhiều tiểu mục (Giải trí, CLB Tiếng Anh – Tin học…) để hấp dẫn mọi người. Đặc biệt, Quang đầu tư khá nhiều thời gian, công sức để chăm chút cho mục thông tin Đoàn – Đội nhằm thu hút sự chú ý của đoàn viên, đội viên. Quang còn sưu tầm rất nhiều phim, những câu chuyện kể về Bác, ngoài ra Quang cũng tham gia những cuộc thi kể chuyển Bác Hồ, quyên góp tiền ủng hộ đồng bào thiên tai, bão lụt; gom sách vở tặng các bạn học sinh nghèo; để dành tiền ủng hộ cho các bạn học sinh tại những vùng còn khó khăn. Quang đã cùng Liên đội tổ chức chương trình Mỗi tuần một câu chuyện về Bác Hồ. Đây là sân chơi đầu tuần dành cho các bạn sinh viên của trường và đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ các bạn học sinh của trường và mong muốn tiếp tục lan tỏa chương trình này trong thời gian tới.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: center;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><img width="301" height="500" alt="" src="nhat%20quang.jpg" /></span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Năm 2008, Quang còn khiến bạn bè trầm trồ than phục khi vượt qua kỳ thi tuyển đầy cam go để trở thành học viên nhí nhất của lớp MCSA (Microsoft Certified Systems Administrator) do công ty Microsoft (Mỹ) tổ chức. Với tài năng về công nghệ thông tin, Nhật Quang đạt giải III cấp thành phố về phần mềm sáng tạo trong hội thi Tin học trẻ do Trung tâm Khoa học và phát triển Công nghệ trẻ tổ chức trong năm 2011. Bên cạnh đó, trong năm nay, Nhật Quang đã giành được giải C hội thi Khoa học và Đời sống do Nhà Thiếu nhi Thành phố tổ chức, em cũng đã nhận được giấy khen của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc tích cực tham gia hội thi khoa học và đời sống.<br />
- Đại biểu tài năng trẻ cháu ngoan bác Hồ TP.HCM 2009.<br />
- Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP.HCM: đã hoàn thành xuất sắc tiêu biểu về trong các phong trào thi đua liên tục 5 năm 2005-2010.<br />
- Bằng khen của Chủ tịch Ủy Ban Nhân dân TP.HCM: đã có thành tích xuất sắc trong 04 năm thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ 2007 - 2010”. <br />
- Giấy khen của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Quận 10 và ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa quận” tuyên dương tấm gương người tốt việc tốt 2010.<br />
- Đại biểu Đại hội Thi đua yêu nước thành phố lần IV năm 2010.<br />
- Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì ”đã có thành tích xuất sắc trong cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” năm 2007 – 2010</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
<strong>9. Nguyễn Văn Thanh (1981) - Đảng ủy viên, Phó Đội trưởng Đội Điều tra tổng hợp, Bí thư Đoàn cơ sở CAQ9</strong></span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Tại đơn vị, không chỉ công tác chuyên môn giỏi, anh còn là người trực tiếp đi vận động xây dựng 7 căn nhà tình bạn trị giá hơn 150 triệu đồng. Khát vọng được giúp đỡ, sẻ chia một phần gánh nặng cho người dân địa phương giúp anh đi vận động từng mạnh thường quân, đi khiêng từng viên gạch, từng bao xi măng tạo nền móng cho những căn nhà ra đời. Theo anh, Công tác Đoàn là môi trường thuận lợi để bản thân anh rèn luyện và trưởng thành về mọi mặt lẫn trong công tác chuyên môn. Người làm công tác Đoàn điều quan trọng nhất là phải giữ được chất lửa, nhiệt huyết cháy trong mình. Chính những việc làm gần gũi với dân, phụ giúp dân trong từng công trình đã giúp anh hiểu thêm về từng hoàn cảnh mỗi người dân. </span></span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: center;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><img width="500" height="410" alt="" src="nguyen%20van%20thanh%202.JPG" /></span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Trong công tác chuyên môn anh luôn tỉnh táo hành động để đấu tranh làm thất bại những âm mưu, thủ đoạn tinh vi của tội phạm. Tháng 10/2008, anh thụ lý điều tra và khám phá nhanh vụ án “Cưỡng đoạt tài sản” bằng hình thức tống tiền qua tài khoản ngân hàng của bọn tội phạm giả danh báo CATP đối với doanh nghiệp công ty CP dầu khí Thái Bình Dương tại Quận 9. Sau khi gây án, chúng thủ tiêu toàn bộ tang chứng, đối tượng cầm đầu thì uống thuốc trừ sâu để tự tử nhưng được cứu sống kịp thời, kiên quyết không khai báo bất cứ điều gì với cơ quan điều tra. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, tác động tâm lý của đối tượng, cuối cùng bị can đầu vụ Trương Minh Quyền đã bị khuất phục và khai báo toàn bộ sự việc phạm tội giúp cho chủ doanh nghiệp tránh thiệt hại 300 triệu đồng. Cũng trong năm 2008, anh đã điều tra khám phá nhanh, làm rõ đối tượng trong vụ án tai nạn giao thông do bị can Cấn Hải Triều (trước khi bị khởi tố Triều làm ca sĩ) làm chết và bị thương bốn người. Điều quan trọng là sau nhiều lần quanh co chối cãi, Cấn Hải Triều nhất định cho rằng mình không phải là người điều khiển xe và gây sức ép đối với cơ quan công an. Cuối cùng bằng chuyên môn nghiệp vụ, anh và đồng đội đã buộc thủ phạm khai nhận toàn bộ sự việc với những bằng chứng không thể chối cãi. “Đó là những vụ án để lại ấn tượng sâu sắc trong tôi, giúp tôi thêm quyết tâm, tỉnh táo để nhận diện đúng thủ phạm, trả lại công bằng cho người bị hại” – Anh Nguyễn Văn Thanh chia sẻ. </span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Với những thành tích đạt được, anh đã được Ban Giám đốc Công an Thành phố tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua” 04 năm liền (2005-2008), Chiến sĩ Tiên tiến 2009, 2010; Bí thư Đoàn giỏi CATP, chiến sĩ trẻ giỏi CATP vào tháng 8/2011. Gương chiến sĩ trẻ giỏi CATP năm 2011, lên cấp hàm Đại úy trước niên hạn.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
<strong>10. Nguyễn Anh Trường (1981) - Phó Trưởng phòng Y tế Trạm, Bí thư Chi đoàn TT Nuôi dưỡng Bảo trợ Trẻ em Tam Bình (Đoàn Sở LĐTB & XH)</strong></span></span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: center;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><strong><img width="500" height="280" src="test1.jpg" alt="" /></strong></span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Với tấm bằng y sĩ, Anh Trường nộp đơn vào Sở LĐ-TB&XH TPHCM. Ngày đầu về công tác tại Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Tam Bình, nhìn những ánh mắt trẻ thơ khát khao tình yêu thương, Anh Trường hiểu rằng mình đã thuộc về nơi này. Ở đây còn có những bé có HIV. Lạ thay, chính điều đó lại thôi thúc cô y sĩ trẻ quyết ở lại với các em. Chăm sóc trẻ có HIV dù nói ra hay không nhiều người cũng ngần ngại. Với nữ y sĩ này thì ngược lại, Trường rất tự tin trong công việc, thậm chí gắn bó với các bé một cách thoải mái. Lúc cao điểm trung tâm có đến 300-400 trẻ. Vì thế việc chăm sóc, chữa bệnh cho các bé là áp lực với bộ phận y tế của trung tâm. Nhiều hôm Trường về đến nhà đã quá nửa đêm. Để nâng cao chuyên môn, Trường đã học lên đại học lấy bằng bác sĩ và hiện giờ là phó trưởng phòng y tế của trung tâm. Khi tách những trẻ "có H” (HIV) đến một trung tâm khác để nuôi dưỡng, ở Trung tâm Tam Bình chỉ còn lại những trẻ mồ côi, khuyết tật, Trường lại dành nhiều thời gian hơn cho các em. Trường là người đề ra sáng kiến “đào tạo các bảo mẫu chuyên về vật lý trị liệu” giúp trẻ khuyết tật, đặc biệt là trẻ bại não khắc phục những khiếm khuyết, hòa nhập cuộc sống tốt hơn. Trong nhiều hoạt động, người nữ bác sĩ kiêm bí thư chi đoàn Trung tâm Tam Bình còn hướng dẫn các em nhỏ thực hiện theo những lời Bác dạy. Những lần dẫn các em tham gia các kỳ trại, Trường luôn chăm sóc các bé từ miếng ăn, giấc ngủ và cùng chơi đùa với các bé. Trải lòng với yêu thương, Anh Trường bày tỏ: “Bác dạy lương y như từ mẫu, huống chi mình lại làm việc ở môi trường rất cần sự yêu thương dành cho các bé. Tình cảm mà các bé dành cho mình làm cho cuộc sống mình vui hơn”.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Bác sĩ Nguyễn Anh Trường được Thành đoàn TPHCM trao tặng Giải thưởng Phạm Ngọc Thạch năm 2011 dành cho những thầy thuốc trẻ tiêu biểu. Mới đây, Trường còn được tuyên dương thanh niên tiên tiến “Làm theo lời Bác” cụm miền Đông Nam bộ năm 2011. <br />
</span></span></div>
</meta>
</div>
</meta>
</div> </html>