<html> <head> <meta http-equiv='Content-Type' content='text/html; charset=utf-8'> <title> </title> </head> <div>
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=utf-8">
<title></title>
<div>
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=utf-8">
<title></title>
<div>
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=utf-8">
<title></title>
<div style="text-align: center; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; "><span style="color: rgb(0, 0, 255); "> <b style="text-align: justify; ">Hành trình kết nối quá khứ và hiện tại</b></span><font color="#0000ff"><br />
</font></span></span></div>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; ">Chuyến xe của chúng tôi khởi hành từ sớm về quê hương anh hùng Hồ Hảo Hớn tại huyện Mỏ Cày, Bến Tre. 22 bạn trẻ mang trong mình sức sống mới của thanh niên thành phố hòa trong niềm vui và mong muốn tìm hiểu về cuộc đời anh Hồ Hảo Hớn, Bí thư Thành đoàn đầu tiên, người đã hy sinh để bảo vệ đến cùng Nghị quyết Quang Trung. Cùng đi với đoàn có Cô Lê Thị Kim Hoàn – phu nhân của anh hùng liệt sĩ Hồ Hảo Hớn, chú Tăng Anh Dũng (Sáu Thơ) – cựu cán bộ Thành đoàn, đồng đội của anh Hồ Hảo Hớn. Trước khi về Bến Tre, đoàn xe đã ghé thăm và thắp hương tại nhà anh Hồ Hảo Hớn số 03 Trương Định, quận Bình thạnh.</span></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: center; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; "><img width="448" height="336" alt="" src="P1060127%20(1).JPG" /></span></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: center; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; "><em>Xe qua cầu Rạch Miễu về huyện Mỏ Cày, Bến Tre</em></span></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; ">Đường về huyện Mỏ Cày, Bến Tre đã không còn qua những chuyến phà xuôi ngược trên dòng sông Tiền, nhưng vẫn còn đó những hàng dừa xanh ươm nghiêng nghiêng soi bóng hai bên bờ, một vẻ đặc trưng của Bến Tre. Dọc con đường nhà cửa san sát nhau và có nhiều hàng quán bán kẹo dừa, bánh tráng sữa, đồ kỹ nghệ làm từ trái dừa của các làng nghề vùng quê. Khi xe đến huyện Mỏ Cày cũng đã gần trưa, học sinh tan trường về khá đông, có bạn đi những chuyến ghe nhỏ, chung quanh là những hàng cây tỏa bóng mát rười rượi gợi cảnh thanh bình, đầm ấm.</span></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; ">Đường dẫn vào nhà anh đã được trải nhựa. Nhà ở gần bờ sông, trước giải phóng, nơi đây có con đường men theo dòng sông đi vào đến tận nhà, nay cây cỏ đã phủ lấp con đường này.</span></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; ">Đến nơi chúng tôi được gặp cô Hồ Quyết Tâm, chị ruột anh hùng liệt sĩ Hồ Hảo Hớn. Như những người bà con thân thuộc đi xa về nhà, cô và gia đình đã đón chúng tôi bằng cái tình nồng ấm của người miền Tây, bằng những món ăn cây nhà lá vườn thấm đượm tình người.</span></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: center; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; "><img width="448" height="336" alt="" src="P1060141%20(1).JPG" /></span></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: center; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; "><em>Thắp hương tại nhà cô Hồ Quyết Tâm, chị ruột anh Hồ Hảo Hớn</em></span></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; ">Vào đến nhà, Chúng tôi thắp hương và được cô cho biết cả gia đình 3 người con trai đều đã chiến đấu hy sinh cho đất nước, trên gian thờ vẫn con hình ảnh các anh. Cô Tâm ở đây một mình, trong căn nhà tình nghĩa được trao tặng cách đây hai năm và vẫn nhang khói hàng ngày.</span></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; ">Trong không khí thân mật, chúng tôi được các cô chú kể về cuộc đời anh Hồ Hảo Hớn, những chi tiết đời thường, nhưng đã làm nên nhân cách của người chiến sĩ anh hùng. Cô cho biết, anh Hồ Hảo Hớn là người rất nghiêm và ít nói, nhưng là người con ngoan ngoãn, chịu khó học hành và đã thi đậu trường Pétrus Ký – một trường học danh tiếng ở Sài Gòn lúc bấy giờ Khi tình hình loạn lạc, trường Pétrus Ký không hoạt động được, anh về Mỏ Cày để tiếp tục học nhưng giặc vẫn tiếp tục càn quét dữ dội tại quê anh, chứng kiến cảnh quân thù đàn áp nhân dân, nhiều trẻ em mất cha mất mẹ không được học hành, từ người cầm bút, anh đã tìm thấy lý tưởng của người thanh niên cộng sản và quyết định tham gia cách mạng. Từ đây, người con sinh ra trong gia đình trung lưu tại tỉnh Bến Tre đã trở thành người đầu tiên trong gia đình dấn thân vào con đường cách mạng. </span></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: center; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; "> <img width="448" height="336" alt="" src="P1060211%20(1).JPG" /><br />
</span></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: center; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; "><em>Cô Hồ Quyết Tâm kể cho các bạn nghe về cuộc đời anh Hồ Hảo Hớn</em></span></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: center; "> </p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: center; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; "><img width="367" height="336" alt="" src="P1060207.JPG" /><br type="_moz" />
</span></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: center; "><em><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; ">Chú Sáu Thơ tái hiện lịch sử một thời đấu tranh của anh hùng liệt sĩ Hồ Hảo Hớn.</span></span></em></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; "><br type="_moz" />
</span></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: center; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; "><img width="448" height="336" alt="" src="P1060213%20(1).JPG" /><br type="_moz" />
</span></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: center; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; ">Cô Lê Thị Kim Hoàn - phu nhân anh Hồ Hảo Hớn chia sẻ</span></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: center; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; "> những câu chuyện cảm động thời kháng chiến<br type="_moz" />
</span></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; ">Chú Sáu Thơ, người từng chiến đấu cạnh anh Hồ Hảo Hớn tiếp lời cô Tâm, kể về thời gian hoạt động cách mạng của anh. Đầu năm 1960, giữa lúc Nghị quyết Trung ương 15 vạch ra con đường đấu tranh miền </span></span><st1:country-region w:st="on"><st1:place w:st="on"><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; ">Nam</span></span></st1:place></st1:country-region><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; "> kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang thì anh Hồ Hảo Hớn cùng 12 đồng chí khác về Tây Nình học lớp dành cho cán bộ học sinh sinh viên Sài Gòn – Gia Định. Do lớp học nằm trong vùng giải phóng tại rừng già Tây Ninh nên được lấy tên là lớp “Rừng Già”. Chú cũng cho biết thêm, lúc đó phong trào học sinh sinh viên bị đàn áp dữ dội, nhiều cán bộ lãnh đạo phong trào bị sát hại. Ban đầu lớp Rừng Già dự định triệu tập 15 đồng chí lãnh đạo phong trào chủ chốt nhưng cuối cùng 2 đồng chí đã bị địch bắt trước khi kịp lên Tây Ninh. Lớp cách mạng nòng cốt này mang trọng trách sau khi đào tạo xong sẽ quay về đào tạo lại lớp cán bộ trẻ kế cận. Khi đã có lực lượng và phong trào học sinh sinh viên dần khôi phục, Ban cán sự Thanh niên Học sinh sinh viên khu Sài gòn Gia Định ra đời. Sau đó năm 1964, Đại hội Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng miền Nam Việt Nam ra đời, Ban Cán sự trên được giải thể. Khi đó anh Hồ Hảo Hớn là Khu Ủy viên Sài Gòn Gia Định kiêm chức Bí thư Khu Đoàn (khi đó chưa gọi tên là Thành đoàn), chuẩn bị lực lượng tham gia tổng tiến công nổi dậy xuân Mậu Thân. Trong thời gian hoạt động cách mạng sau khi học lớp Rừng Già những bí danh như Ba Lực, Hồ Hảo Hớn, Hai Nghị lần lượt được sử dụng để tránh sự theo dõi của địch.</span></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; ">Khi được hỏi tại sao anh Hồ Hảo Hớn phải giữ bí mật đến cùng Nghị quyết Quang Trung, chú Sáu Thơ cho biết, đó là Nghị quyết rất quan trọng về cuộc tổng tiến công, nếu bại lộ không chỉ kế hoạch thất bại mà sinh mệnh của các chiến sĩ và người dân đổ xuống sẽ rất nhiều. Chú cho biết, chỉ đến khi gần đến ngày Tết, chú mới biết chính xác là sẽ có tiến công vào xuân Mậu Thân. Chính thái độ kiên quyết và bình tĩnh của anh đã chiến thắng mọi thủ đoạn hèn hạ của kẻ thù, chúng không khai thác được thông tin gì và hạ sát anh sau đó. Người chiến sĩ hy sinh nhưng bên anh vẫn còn đó những đồng đội kiên trung, những người dân ủng hộ cách mạng chiến đấu đến cùng vì Tổ quốc.</span></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; "> Cô Lê Thị Kim Hoàn – phu nhân anh Hồ Hảo Hớn kể lại, khi anh hy sinh (1967) cô không hề hay tin, mãi đến năm 1975, tức 8 năm sau, cô mới biết. Cô kể thêm, khi hai người quen nhau, cô đi dạy học, anh làm cách mạng, hai người muốn gặp nhau cũng rất khó khăn, những lá thư trao tay được gửi cho người bán dạo đưa giùm, khi đi cùng chuyến xe buýt anh chỉ vội chạm cô một cách kín đáo, hay như khi cô đi dạy trễ giờ anh chỉ chạy theo sau và kịp nói vài lời “Cô giáo đi dạy trễ nha” rồi chạy xe đạp đi tiếp, không ngoảnh đầu lại. Cô cho biết, mật thám theo dõi anh rất gắt gao và mọi hoạt động anh phải giữ bí mật, kể cả gia đình. Có lần cô bị bọn địch giải lên đồn vì nghi ngờ có quan hệ với anh. Chúng cũng khẩu cung và âm mưu dùng cực hình nhưng cô quyết không khai ra chồng mình, sau đó vì có con nhỏ nên chúng thả cô về, buộc phải lên trình diện hàng tháng.</span></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; ">Con của anh thậm chí còn không biết mặt cha mình, chỉ biết qua những câu chuyện mẹ kể.</span></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; ">Cô kể đến đây, ai cũng cảm động, có bạn không giữ được nước mắt về sự hy sinh cao cả của người phụ nữ hết lòng vì chồng vì con. Chiều về gió thổi thoang thoảng từ sông mà thấy cay cay nơi khóe mắt.<br type="_moz" />
</span></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: center; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; "><img width="448" height="336" alt="" src="P1060225.JPG" /><br type="_moz" />
</span></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: center; "><em><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; ">Chị Vương Thanh Liễu - Phó Ban Tổ chức Thành đoàn đại diện cho thanh niên Thành phố gửi quà đến cô Hồ Quyết Tâm </span></span></em><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; "><br type="_moz" />
</span></span><font face="Arial" size="2"><br type="_moz" />
</font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: center; "><img width="448" height="256" alt="" src="IMG_51201(1).JPG" /></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: center; "><font face="Arial" size="2"><em>Chụp ảnh lưu niệm trước khi rời Bến Tre về Thành phố</em></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; ">Đến đây trời cũng dần về chiều, chúng tôi chuẩn bị khởi hành về lại thành phố.</span></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; ">Những câu chuyện đã giúp chúng tôi như được trở về cuộc hành trình của anh Hồ Hảo Hớn năm xưa – hành trình đi từ một con người giản dị, kiên trung để trở thành một chiến sĩ anh hùng, bất khuất. Rời Bến Tre, nhưng trong tâm trí chúng tôi đã in đậm những kí ức về vùng đất quê hương anh và những câu chuyện cách mạng hào hùng mà đậm chất nhân văn.</span></span><font face="Arial" size="2"><br />
</font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: right; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; "><b>ĐỒNG HÀNH</b></span></span><b><o:p></o:p></b></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: center; "><o:p><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; "> </span></span></o:p></p>
</meta>
</div>
</meta>
</div>
</meta>
</div> </html>