<html> <head> <meta http-equiv='Content-Type' content='text/html; charset=utf-8'> <title> </title> </head> <div style="text-align: center;"><span style="font-size: small;"><span style="color: rgb(0, 0, 255);"><strong>Hành động vì trẻ em- công việc không phải chỉ một ngày, một tháng </strong></span><br />
</span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
</span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<table align="left" cellspacing="1" cellpadding="1" border="1" style="width: 176px; height: 151px;">
<tbody>
<tr>
<td><img alt="" style="width: 191px; height: 135px;" src="Story_axd.jpg" /></td>
</tr>
</tbody>
</table>
<div style="text-align: justify;"><em><span style="font-size: small;">Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6 cũng là thời điểm bắt đầu Tháng hành động vì trẻ em năm 2012. Chủ đề của Tháng hành động vì trẻ em năm nay là "Vì một xã hội không bạo lực, không xâm hại trẻ em", nhắc nhở chúng ta hãy làm nhiều việc có trách nhiệm hơn, thiết thực hơn cho trẻ em. Nhưng hành động vì trẻ em không phải là việc làm trong một ngày, một tháng, mà cần kiên trì, tâm huyết và tràn đầy tình yêu thương. </span></em></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
</span></div>
<div style="text-align: justify;"> <br />
<span style="font-size: small;">Trong những năm gần đây, trẻ em được quan tâm, chăm sóc nhiều hơn và tốt hơn cả về vật chất, tinh thần và trí tuệ. Từng gia đình và toàn xã hội đã chú trọng hơn tới công tác chăm sóc, giáo dục, bảo vệ, tạo môi trường sống an toàn, thân thiện cho trẻ em. Đến nay, hầu hết các tỉnh, hành đã xây dựng kế hoạch bảo vệ trẻ em, với tổng kinh phí khoảng 1.500 tỷ đồng. Cục Bảo vệ, Chăm sóc trẻ em phối hợp với các tổ chức quốc tế xây dựng thí điểm hệ thống bảo vệ trẻ em tại 160 xã, thuộc 15 tỉnh. Trẻ em cũng được tham gia nhiều hơn vào các hoạt động vui chơi, giải trí vui tươi, lành mạnh.</span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Nhưng chúng ta phải thừa nhận một thực tế là: cuộc sống của nhiều gia đình giàu có hơn, chưa chắc đã đồng nghĩa với việc trẻ em được chăm sóc đúng cách và làm cho các em cảm thấy hạnh phúc hơn. Đời sống của các gia đình đã được cải thiện hơn, các em được ăn ngon, mặc đẹp hơn, có nhiều sách để đọc, có nhiều đồ chơi để chơi, thậm chí có máy vi tính, có máy điện thoại sành điệu... đề dùng. Nhưng dường như sự vô tư, trong sáng, hồn nhiên của tuổi thơ lại có phần giảm bớt. </span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Và vẫn còn thực trạng ngược hẳn với những gì gắn với đời sống vật chất đang khá hơn. Môi trường sống của các em đang bị đe doạ, với sự nguy hiểm có mặt ở mọi nơi: Ở một số gia đình các em còn bị đánh đập, ngược đãi, mà đau lòng hơn cả là những đau đớn về thể xác và tinh thần mà các em phải chịu đựng ấy lại do chính cha, mẹ đẻ hoặc những người thân gây nên. Ở trường thì không ít kẻ xấu đe dọa, rồi bị áp lực học hành quá sức và căn bệnh thành tích. Ra ngoài đường thì bị đe dọa bởi tai nạn giao thông, bởi sự xâm hại, rồi dễ bị lôi kéo vào những chuyện không lành mạnh.v.v... Chính vì vậy, dịp hè này, không ít trẻ em ở thành phố không biết chơi ở đâu và chơi với ai. Bố mẹ thì vẫn phải đi làm, nhưng không thể để các em tự do đi chơi ở ngoài vì có quá nhiều thứ nguy hiểm. Vì thế, các bậc phụ huynh chỉ còn cách nhốt các con ở trong 4 bức tường, để chúng làm bạn với tivi và máy tính.</span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Một khía cạnh khác cũng khiến chúng ta chưa hết trăn trở, đó là những con số thống kê của ngành Lao động, Thương binh và Xã hội cho thấy: trên cả nước hiện vẫn còn 1 triệu 400 nghìn trẻ em có hoàn đặc biệt (chiếm 5,84%); 11.000 trẻ em làm việc xa gia đình, hơn 21.000 trẻ em lang thang, 1.400 trẻ em bị xâm hại tình dục. Ngoài ra còn khoảng 2 triệu 600 ngàn trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt... </span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Khoảng cách giàu nghèo trong xã hội càng lớn, thì trẻ em nghèo lại càng bị thiệt thòi. Thực tế đó không chỉ tồn tại ở Việt Nam. Theo Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), thậm chí hiện có tới 30 triệu trẻ em ở 35 nước có nền kinh tế phát triển cũng đang phải sống trong đói nghèo.</span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
"Tháng hành động vì trẻ em" diễn ra vào tháng 6 hàng năm, được tổ chức rộng khắp ở các địa phương trên cả nước, nhằm kêu gọi toàn xã hội chung tay bảo vệ trẻ em, giúp trẻ em được sống trong môi trường an toàn, lành mạnh để trẻ phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ và tinh thần. Chủ đề của Tháng hành động vì trẻ em năm nay là "Vì một xã hội không bạo lực, không xâm hại trẻ em", nhăc nhở mọi người hãy làm nhiều hơn nữa, làm những việc thiết thực để dành cho các em một thế giới tuổi thơ hồn nhiên, đẹp đẽ, trong sáng. Chúng ta rất cần sự chung tay đóng góp vật chất để cải thiện đời sống của các em. Nhưng điều quan trọng hơn là dành sự quan tâm tới việc bồi dưỡng tâm hồn, trau dồi nhân cách, vun đắp kiến thức, đạo đức, kỹ năng sống để vững vàng bước vào đời.</span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Công việc này không thể làm trong một ngày, một tháng, mà cần sự kiên trì từng phút, từng giờ, từ tháng này sang tháng khác, từ năm này sang năm khác, suốt cả cuộc đời, với tất cả tình yêu thương, sự hy sinh của các bậc cha mẹ và tất cả những người có trách nhiệm trong toàn xã hội./.<br />
</span></div>
<div style="text-align: right;"><span style="font-size: small;"><br />
<strong>MH</strong><br />
<em>(Theo Tạp chí Tuyên giáo)<br />
</em><br />
</span></div> </html>