<html> <head> <meta http-equiv='Content-Type' content='text/html; charset=utf-8'> <title> </title> </head> <div style="text-align: center;"><span style="color: rgb(0, 0, 255);"><strong><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
PHẦN HAI: Việc thành lập căn cứ đầu tiên và phát triển hệ thống căn cứ TN-HS-SV trong giai đoạn từ Đồng Khởi đến chống chiến tranh đặc biệt 1960 – 1965</span></span></strong></span><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
</span></span></div>
<div style="text-align: left;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
</span><strong><span style="font-family: Arial;">1. Việc thành lập căn cứ đầu tiên</span></strong></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Tháng 8/1960 (Ấp Xóm Bưng, Ấp 6 (các đồng chí cán bộ Thành Đoàn gọi lớp học đầu tiên này là lớp “Rừng Già"). Lớp thứ hai cũng do Khu ủy tổ chức tại rừng Bời Lời, căn cứ của Khu ủy ở xã Lộc Thuận, huyện Trảng Bàng, Bàu Cạp xã Nhuận Đức, Củ Chi).</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: center;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><img width="439" height="336" alt="" src="img758.jpg" /></span></span></div>
<div style="text-align: center;"><em><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Đồng chí Nguyễn Văn Linh phát biểu chỉ đạo hội nghị cán bộ nội thành của Khu Đoàn tại căn cứ miền Đông năm 1972</span></span></em></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Từ năm 1959, tổ chức cách mạng trong học sinh sinh viên bắt đầu bể nặng. Nhiều đồng chí lãnh đạo bị địch bắt, phong trào đấu tranh dân sinh dân chủ, phong trào văn hóa văn nghệ tiến bộ trong các trường vốn là thế mạnh của giới cũng bị chìm xuống. Tuy nhiên, vào cuối năm, Nghị quyết 15 của Đảng về đường lối đấu tranh chính trị kết hợp võ trang được triển khai đã làm bùng lên một cao trào đồng khởi trên toàn miền Nam vào năm 1960, đánh sụp ngụy quyền cơ sở ở nông thôn mở ra hàng loạt vùng giải phóng. Tình hình trên đã tác động mạnh mẽ vào đô thị. Đây là thời cơ chiến lược để phong trào cách mạng đô thị vực dậy, chuyển thế tiến công. Trước tình hình trên, Khu ủy gấp rút củng cố lại lực lượng cách mạng ở đô thị để đưa phong trào tiến lên. </span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Tháng 3/1960, Khu ủy chủ trương rút một số cốt cán bao gồm các đồng chí lãnh đạo liên chi học sinh sinh viên và một số cán bộ đang phụ trách các trường lớn ở Sài Gòn ra chiến khu dự lớp bồi dưỡng chính trị triển khai Nghị quyết 15. Lớp thứ nhất, triệu tập 15 đồng chí nhưng chỉ đến được 13 - hai đồng chí bị địch bắt - được tổ chức tại khu căn cứ của xứ ủy ở Chàng Riệc, huyện Tân Biên - Tây Ninh gần biên giới Campuchia. Thời gian mở lớp từ cuối tháng 3 đến cuối tháng Tây Ninh với số cốt cán còn lại, có mở rộng thêm số đảng viên, đoàn viên ưu tú, vào tháng 8/1960, thời gian học có rút ngắn hơn (các đồng chí gọi đây là lớp “Rừng Xanh” 1). Cả hai lớp học đều dưới sự chỉ đạo của bí thư khu ủy Võ Văn Kiệt, đồng chí Huỳnh Tấn Phát - Ủy viên Thường vụ Khu ủy làm trưởng ban phụ trách lớp. <br />
<br />
Cũng khoảng thời gian này, Khu ủy quyết định thành lập Ban vận động HSSV khu Sài Gòn - Gia Định thay cho liên chi ủy cũ đã bị tổn thất nặng, phân công đồng chí Trần Quang Cơ (Tám Lượng) làm bí thư, đồng chí Hồ Hảo Hớn (Ba Lực) làm phó bí thư, đồng thời chủ trương thành lập căn cứ riêng của HSSV để Ban đứng chân chỉ đạo phong trào, điều lắng cán bộ bị lộ và mở lớp huấn luyện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đảng viên, đoàn viên nòng cốt cách mạng cho phong trào sau này. Đó là một chủ trương mang tính chiến lược và rất kịp thời. <br />
<br />
Trong cao trào Đồng Khởi, huyện Củ Chi thuộc khu Sài Gòn - Gia Định giải phóng được 4 xã Nhuận Đức, An Nhơn Tây, Phú Hòa Đông và Phú Mỹ Hưng, gắn liền với rừng miền Đông, căn cứ địa của Xứ ủy. Ngay sau hội nghị thành lập Ban vận động HSSV tháng 8/1960, Khu ủy chỉ định thành lập căn cứ đầu tiên của cánh HSSV tại xã Nhuận Đức - Củ Chi, với sự giúp đỡ tích cực của chi bộ địa phương, cách căn cứ Khu ủy ở Lộc Thuận - Trảng Bàng, 2 xã An Nhơn Tây và Phú Mỹ Hưng, cách Sài Gòn trên 30km. Căn cứ đóng tại rừng làng, các đồng chí gọi là rừng Quang Trung thuộc ấp Xóm Bưng (Bàu Kính) giáp đồn điền cao su Sở Ớt. Đó là cánh rừng chồi thấp và mỏng, bán kính chỗ dài nhất trên 100m, chỗ ngắn nhất chừng 50m, nhưng có địa đạo 80m đào sẵn hồi kháng Pháp, trổ lên ở bìa rừng cao su bằng một nắp bí mật. Địa phương đã giúp rào rắp xung quanh, bố trí cạm bẫy, vét giếng, sửa sang lại địa đạo. Do vùng mới giải phóng, địa bàn mỏng nên sinh hoạt ăn ở phải luôn thật gọn nhẹ, nội quy phải thật nghiêm ngặt, không tiếng động lớn, không để lọt ánh sáng ra ngoài, ra vào xóm phải chờ đến lúc đêm. Ban ngày chỉ được căng võng dưới tán cây để làm việc, nghỉ ngơi, chỉ ban đêm hoặc lúc mưa mới căng lều. Tài liệu, đồ đạc trang bị phải có chỗ chôn giấu cẩn thận. Khi địch càn vào không để lại dấu vết…<br />
<br />
Cùng lúc với việc xây dựng căn cứ, bàn đạp ra vào thành phố cũng được xây dựng ở các vùng yếu xung quanh, nơi tiếp giáp vùng địch, chia làm nhiều hướng: hướng Phú An, Phú Thuận, Phú Mỹ, Bến Cỏ thuộc xã Phú Hòa Đông ra tỉnh lộ 8 và tỉnh lộ 15; Tân An Hội, Trung Lập Hạ Trảng Lắm Bàu Tre, Cây Bài, Bà Giã, Cây Da thuộc Tân Phú Trung và Phước Vĩnh An thuộc Củ Chi ra Quốc lộ 1 Sài Gòn - Tây Ninh. <br />
<br />
Cơ quan lúc đầu chỉ mới có 6 đồng chí: hai đồng chí lãnh đạo là Trần Quang Cơ và Hồ Hảo Hớn, một cán bộ phụ trách việc Văn phòng và bảo quản là học viên lớp “Rừng Già” tạm ở lại chưa bố trí được vào nội thành, hai bảo vệ kiêm liên lạc, người của địa phương cung cấp, một đồng chí phụ trách bàn đạp giao liên có kinh nghiệm do trên cử về là đồng chí Nguyễn Thị Minh (Ba Tiến). <br />
<br />
Tháng 11/1960, Khu ủy triệu tập hội nghị thành lập Ban cán sự Đảng học sinh sinh viên Khu Sài Gòn - Gia Định thay Ban Vận động gồm 7 ủy viên: đồng chí Trần Quang Cơ - bí thư, đồng chí Hồ Hảo Hớn - phó bí thư, đồng chí Lê Minh Châu (Ba Cảnh), Phan Chánh Tâm (Năm Pha), Bùi Minh Trực (Hai Em), Tăng Anh Dũng (Hai Minh), Nguyễn Thị Tràm (Ba Võ). Đồng chí Nguyễn Ngọc Thưởng nguyên giáo sư Huỳnh Khương Minh làm Chánh Văn phòng, đồng chí Nguyễn Văn Lê là Phó Văn phòng. Căn cứ lúc bấy giờ có thêm bộ phận in ấn, văn thư do đồng chí Phạm Thanh Liêm (Năm Hài), Nguyễn Hữu Nghĩa (Chín Đại)… phụ trách, đồng chí Vũ Thị Tiềm (học sinh Kiến Thiết) phụ trách y tế. Bộ phận bảo vệ, xây dựng cứ và bàn đạp có thêm người phụ trách là đồng chí Tư Tộc (Đặng Văn Danh) và sau này phát triển thêm một số đồng chí khác. Giao liên nối với nội thành cũng được hình thành mạng lưới gồm các chị Mười Hồng, Út Phấn, Bảy Tiến, Ba Liên, Hai Thu, Bảy Mia…<br />
<br />
Chỉ trong vòng vài tháng, căn cứ hoạt động ngày càng dồn dập. Thư từ, tài liệu chỉ đạo, báo cáo, đưa đón khách ra vào làm việc triển khai công tác, tổ chức lớp 10 ngày, điều lắng… rộn rịp cả ngày lẫn đêm. Phong trào hoạt động bên trong bắt đầu chuyển mạnh, nhất là từ sau ba sự kiện chính trị lớn dồn dập diễn ra: đảo chính Diệm ngày 11/11/1960, Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam ra đời ngày 20/12/1960, Hội Liên hiệp Thanh niên Giải phóng miền Nam và Hội Liên hiệp Học sinh Sinh viên khu Sài Gòn - Gia Định được thành lập ngày 09/01/1961. Cờ Mặt trận, truyền đơn hiệu triệu, khẩu hiệu xuất hiện trong các trường học, chợ, xóm lao động các vùng nông thôn ven. Tin tức, khí thế đồng khởi liên tục dội vào đô thị. Lực lượng cách mạng trong nội thành phát triển nhanh chưa từng thấy. Nhiều trường đã nhanh chóng thành lập chi hội học sinh sinh viên giải phóng kết nạp đông đảo hội viên. Căn cứ Xóm Bưng không còn đủ sức chứa do lượng người vào ra ngày càng nhiều. Một vài bộ phận như in ấn, chép tin, cán bộ điều lắng phải triển bớt ra căn cứ phụ bên cạnh trong cụm rừng nhỏ thuộc Sở Ớt. Đồng chí Tư Tộc, Ba Tiến… phải gấp rút đi tìm phát triển căn cứ mới và các lỏm ở Bàu Lách, Bàu Chứa, Bàu Cạp, ấp Đức Hiệp xã Nhuận Đức, ở Phú Hòa Đông, Phước Vĩnh An, Tân Phú Trung để đón khách (cơ sở cách mạng, cán bộ) ra làm việc học tập ngắn ngày. <br />
<br />
Khoảng tháng 1/1961, trước Tết âm lịch, địch tổ chức trận càn quy mô một tiểu đoàn thọc nhanh vào căn cứ Xóm Bưng trong lúc Ban cán sự đang mở lớp cho 20 cán bộ trong nội thành ra học. Toàn bộ vừa kịp xuống địa đạo nhưng đã bị địch phát hiện, quăng lựu đạn phá miệng hầm và bao vây chặt khu rừng, xin lệnh. Đến tối, Ban cán sự cho bảo vệ trổ miệng hầm bí mật lên trinh sát thấy chỉ cách địch đóng quân vài mươi mét. Ban cán sự cương quyết chủ trương cho toàn bộ lực lượng lên khỏi miệng địa đạo, rút êm về các căn cứ phụ. Bộ phận thường trực, văn phòng, in ấn về Bàu Cạp, Bàu Chứa, Bàu Lách, đóng cơ quan tại các gia đình má Sáu Tới, anh chị Ba Tỳ, Tư Miền, Phạm Văn Cội, Ba Lui, chị Hai Kiều… Bàu Cạp trở thành căn cứ chính của Ban cán sự. Bộ phận học sinh sinh viên đi sâu xuống tỉnh lộ 8 ấp Cây Bài, Bà Giã xã Phước Vĩnh An do đồng chí Tăng Anh Dũng (Hai Minh) phụ trách, đóng quân tại nhà chú Ba Trân, chú Hai Tiếu, cô Chín Tẩu, Bảy Phát. Việc sắp xếp được quyết định ngay trong đêm. <br />
<br />
Sáng hôm sau , địch được lệnh đánh sập địa đạo hòng tiêu diệt toàn bộ lực lượng ta. <br />
<br />
Căn cứ Xóm Bưng sớm kết thúc vai trò nhiệm vụ đi đầu nhưng rất vẻ vang, để lại nhiều kinh nghiệm về xây dựng tổ chức căn cứ và một thực tiễn có ý nghĩa chiến lược của hậu cứ đối với phong trào đấu tranh đô thị. Chính hậu cứ là chỗ dựa vững chắc và nhân lên gấp nhiều lần sức phát triển cả về mặt phong trào lẫn lực lượng cách mạng, cả đấu tranh chính trị lẫn đấu tranh võ trang ở đô thị. Từ đây, Thành Đoàn (tên gọi chung của Khu đoàn và Thành Đoàn) phát triển hàng loạt các căn cứ hình thành hệ thống theo đà lớn lên của phong trào đô thị qua các thời kỳ của cuộc kháng chiến chống Mỹ. <br />
<strong><br />
2. Hệ thống căn cứ HSSV trong thời kỳ chống chiến tranh đặc biệt của Mỹ 1961 - 1965:</strong><br />
<br />
Để đối phó với cuộc Đồng Khởi của nhân dân miền Nam đang đẩy nhanh chính quyền Ngô Đình Diệm lâm vào nguy cơ sụp đổ hoàn toàn, bước vào năm 1961, Mỹ đã chọn con đường tiến hành chiến tranh đặc biệt, với kế hoạch Staley - Taylor, thực hiện quốc sách gom dân vào Ấp Chiến Lược, củng cố ngụy quyền đang suy sụp cả về tổ chức và thanh thế, tăng cường quân đội ngụy từ chính quy đến địa phương quân bảo an, dân vệ, thanh niên chiến đấu cả về số lượng, khả năng chiến đấu, sức cơ động, khí tài…, tiến công lực lượng cách mạng bằng các thủ đoạn “tát nước bắt cá”, “bủa lưới phóng lao”, “phượng hoàng vồ mồi”, “trên đe dưới búa”, “sóng tình thương” (vùng sông nước miền Tây và Trung Nam Bộ), áp dụng chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận” mà chúng cho là cực kỳ lợi hại, với ý đồ bình định miền Nam trong vòng 18 tháng. </span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Tuy nhiên, kế hoạch Staley-Taylor phải đến giữa năm 1961 mới hoàn thành các bước triển khai. Trước đó quân đội và chính quyền Sài gòn vẫn bị động, lúng túng trước sức tiến công của cách mạng trên khắp 3 vùng nông thôn đồng bằng, rừng núi và đô thị cả các mặt chính trị và võ trang. </span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Sau sự kiện căn cứ Xóm Bưng bị đánh phá, mặc dù có khó khăn về vấn đề căn cứ, Ban cán sự vẫn chủ trương mở lớp huấn luyện cho đông đảo cán bộ đảng viên, đoàn viên, hội viên giải phóng là những nòng cốt của phong trào mới phát triển, nhân dịp tết Nguyên đán Xuân 1961. <br />
<br />
Mọi người được hưởng một cái Tết khí thế cách mạng của vùng giải phóng đầy ý nghĩa, trong không khí hân hoan chào mừng Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Hội Liên hiệp Học sinh Sinh viên Giải phóng khu Sài Gòn - Gia Định vừa ra đời, chào mùa xuân giải phóng, có mít-tinh, có lãnh đạo Mặt trận đến nói chuyện, có đoàn văn công của Khu phục vụ do một cán bộ nguyên là học sinh Sài Gòn, đồng chí Nguyễn Hiếu Tín (Nguyễn Trường Hùng) làm trưởng đoàn, có tham quan các đơn vị lực lượng võ trang giải phóng… động viên mọi người phấn khởi càng tin tưởng ở sự nghiệp giải phóng đầy chính nghĩa, hăng hái chiến đấu đưa phong trào thanh niên đô thị tiến lên cao hơn nữa. <br />
<br />
Được sự chấp thuận của Khu ủy, lớp học được mở tại căn cứ của Khu, trong một cánh rừng chồi thuộc xã Lộc Thuận. Lớp học lần này có trên 60 học viên. Các đồng chí Thành Đoàn đặt tên là lớp “Rừng Xanh 2”. Lớp học đạt yêu cầu mỹ mãn, ai nấy đều tin tưởng, hăng hái lao về đô thị công tác. <br />
<br />
Giữa tháng 3/1961, Ban cán sự họp tại căn cứ Bàu Cạp, kiểm điểm tình hình phong trào và tổ chức cách mạng học sinh sinh viên nội thành, bổ sung đồng chí Lê Hồng Tư vào Ban cán sự, thành lập cánh Thanh niên Lao động và Đội võ trang tuyên truyền Quyết tử. Đồng chí Lê Hồng Tư phụ trách cả hai khối này, được Khu ủy đồng tình và phân công đồng chí Trần Quang Cơ theo dõi chỉ đạo. Cánh võ trang và thanh niên Lao động phát triển thêm căn cứ và bàn đạp tại ấp Tây Kinh xã Bình Hòa huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre, quê hương của đồng chí Trần Văn Bộ (Ba Nhiệm), cán bộ lãnh đạo của đội võ trang mở được hai lớp huấn luyện chính trị quân sự cho cơ sở. Tháng 5/1961, cánh 15 (ký hiệu của cánh võ trang thanh niên lao động) được chỉ đạo rút về Củ Chi. Ngày 27/3/1961, đội Quyết tử ra quân đánh trận đầu tiên, quăng lựu đạn vào cơ quan cố vấn Mỹ USOM, gây thương vong cho bọn sĩ quan Mỹ, trận sau giết hụt Đại sứ Mỹ Nolting đang đi trên xe (lựu đạn liệng vào ngay chỗ ngồi của ông ta nhưng không nổ), nhưng đã gây chấn động dư luận trong nước và thế giới. <br />
<br />
Để giải quyết vấn đề căn cứ đáp ứng cho yêu cầu của phong trào ngày càng bức thiết, Khu ủy chỉ đạo Ban cán sự HSSV ngoài địa bàn Củ chi căn cứ đã có sẵn và tiếp tục củng cố, cần triển khai xây dựng thêm căn cứ về phía Long An ở các xã giải phóng gần biên giới hoặc vùng sâu thưa dân, địch ít chú ý hoạt động. Khu ủy cũng mở thêm căn cứ theo hướng đó để phục vụ thêm cho yêu cầu huấn luyện mở hội nghị, điều lắng cán bộ. <br />
<br />
Tháng 7/1961: Giồng Ông Hòa, Ấp Rừng Sến, xã Mỹ Hạnh Bắc, Đức Hòa, Long An</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Chấp hành sự chỉ đạo của Khu ủy, tháng 4/1961 Ban cán sự phân công một số cán bộ về Long An mở cứ. Một đoàn do đồng chí Lê Minh Châu phụ trách, có đồng chí Nguyễn Văn Lê cùng một số đồng chí khác về Đức Hòa, chọn Giồng Dên Dên, Giồng Ông Hòa để xây dựng căn cứ cho Thường trực và Văn phòng Ban cán sự, cơ sở in ấn. Ở vùng này, căn cứ ở trong nhà dân. Đồng bào có truyền thống cách mạng nuôi chứa bảo vệ và tham gia cách mạng, đất cũng dễ đào hầm bí mật. Nhà nào cũng có vuông tre rào rất kiên cố chống địch lùng sục. Nhưng nhược điểm giữa các xóm là đồng trống, địa hình chia cắt. Nếu bị lộ, địch đánh điểm dễ bị tổn thất. Một đoàn do đồng chí Nguyễn Văn Ly (Tư Kết) phụ trách xây dựng căn cứ trường lớp, thọc sâu vào Đồng Tháp Mười vùng Kinh Ba Reng (đúng tên là Ma Reng, nhưng nhân dân quen gọi là Ba Reng) xã Bình Hòa Bắc huyện Đức Huệ. Một đoàn về hai xã Hòa Khánh và Tân Phú Thượng vùng Rạch Nhum nằm bên bờ sông Vàm Cỏ Đông huyện Đức Hòa để xây dựng bàn đạp, giao liên do đồng chí Mười Hồng phụ trách. <br />
<br />
Công việc được triển khai từ cuối tháng 3/1961, sau 2 tháng khẩn trương thì việc xây cứ ở các cánh cơ bản ổn định, vừa xây vừa khắc phục khó khăn do đặc điểm tại chỗ của từng cứ, vừa phục vụ mở lớp, mở hội nghị hay hoạt động chuyên môn theo tinh thần “vừa chạy vừa sắp hàng”. </span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Khoảng tháng 7/1961, Thường trực Ban cán sự, Văn phòng, nhà in chuyển từ Bàu Cạp Nhuận Đức Củ Chi sang căn cứ mới ở Đức Hòa. Thường trực làm việc tại nhà Ông My (ông Một) ở Giồng Ông Hòa ấp Rừng Sến xã Mỹ Hạnh Bắc. Đến đây, bộ phận văn phòng Ban cán sự được chính thức thành lập do đồng chí Nguyễn Văn Lê làm Chánh Văn phòng. Nhà in đóng gần Thường trực. Bàn đạp giao liên ra nhiều ngã dọc trục lộ 9 Củ Chi, lộ 10 Cầu Xáng Đức Hòa, Đức Huệ, phát triển thêm đường sông Vàm Cỏ Đông. Giao liên có thêm cô Út Lan. <br />
<br />
Tháng 8/1961: căn cứ “Đại Tây Dương"<br />
<br />
Tháng 8/1961, Ban cán sự làm việc với cánh sinh viên ở căn cứ Giồng Dên Dên xã Mỹ Hạnh. <br />
<br />
Nửa chừng có tin báo động địch sẽ càn vào vùng này, hội nghị kết thúc sớm. Một số đồng chí về lại Củ Chi trong đêm. Hôm sau, ngày 19/8/1961, địch chia làm 3 mũi càn vào các xã Đức Hòa, Đức Lập, hầm bí mật bị ngập nước, các đồng chí buộc phải thoát ly công sự rút qua đồng bưng bị một cánh địch phát hiện, bắn chết đồng chí Huỳnh Văn Nhí (Ba Trung), Nguyễn Thị Chinh (vợ đồng chí Nguyễn Đông Hà), đồng chí Trần Quang Cơ bị thương. Trước họng súng của kẻ thù, đồng chí quyết không đầu hàng, mắng thẳng vào mặt chúng và hô khẩu hiệu… Địch bắn đồng chí Trần Quang Cơ hy sinh, còn lại đồng chí Lê Quang Vịnh và Nguyễn Văn Dung chúng bắt đem về khai thác. <br />
<br />
Qua cuộc càn quét, địch phát hiện một số tài liệu có liên quan đến phong trào đấu tranh ở nội thành, chúng ra sức khai thác và bắt nhiều cán bộ cơ sở. Phong trào quần chúng bị khủng bố, cán bộ còn lại phải điều lắng. Để đối phó tình hình khó khăn trên, Ban cán sự phải di chuyển về xã Tân Phú Thượng, xã Bình Hòa Bắc vùng Hội Đồng Sầm. <br />
<br />
Tại Bình Hòa Bắc, theo quyết định phân công của Ban cán sự, hồi đầu tháng 4/1961 đồng chí Nguyễn Văn Ly (Tư Kết) cùng đồng chí Mười Tươi và ông Năm về xây dựng căn cứ huấn học trường lớp tại Kinh Ba Reng. Căn cứ nằm giữa đồng đưng giáp biên giới Campuchia, có thuận lợi là xa đồn bót địch, ít bị càn, nhưng khó khăn là xa đồng bào, đường vận chuyển, tiếp tế xa. Mùa nước nổi, căn cứ chơ vơ giữa trời nước mênh mông, rắn rít tìm đến trú ẩn cũng rất nguy hiểm, có người bị rắn cắn phải tháo khớp đốt ngón tay. Mùa nắng lại thiếu nước ngọt, nước sinh hoạt vì vùng đất phèn. Bàn đạp đón khách ở tận Hiệp Hòa, Bàu Trai, Thủ Thừa, Bến Lức. Bộ máy tổ chức căn cứ này chỉ có các đồng chí NguyễnVăn Ly, sau có thêm đồng chí Nguyễn Thị Loan Anh ở tù về và đồng chí Đặng Quốc Hải làm cán bộ giảng huấn. Đồng chí Tư Chánh phụ trách công tác quản lý hậu cần, đồng chí Nguyễn Thị Hiếu (Bảy Khẩn) làm nhiệm vụ y tá, đồng chí Út Thống làm giao liên đưa đón khách về cứ và bảo vệ. Đồng chí Sáu Minh phân công chép tin. Việc xây cứ vô cùng gian khổ, nhưng lao động cật lực. Đi xin tre trúc ở xóm nhà đồng bào cách nửa ngày đi bộ, từ đó vận chuyển về cắt đưng bện thành tấm làm mái và vách, đắp nền cao tránh lũ, độ trên một chục căn nhà. Lương thực thực phẩm phải vận chuyển một khối lượng lớn đảm bảo cho cả trăm người từ những nơi rất xa…<br />
<br />
Tuy nhiên, bằng quyết tâm vượt khó của các đồng chí xây cứ và sự giúp đỡ tích cực của các đồng chí phụ trách căn cứ khu ủy đóng bên cạnh (cách 400m) và các đồng chí ở công trường sản xuất vũ khí của huyện Bình Tân, phần lớn khó khăn cũng được khắc phục. <br />
<br />
Đầu tháng 8/1961 trường bắt đầu mở lớp và tổ chức hội nghị cán bộ. Số học viên và cán bộ về dự hội nghị rất đông, lên đến cả trăm người, đông nhất từ trước đến nay. Lớp bắt đầu học được mấy hôm thì mưa lũ tràn về. Năm này, nước lũ về sớm hơn mọi năm, ngập cả nhà học viên, hội trường, bếp núc, phải kê ván sàn, ăn nghỉ, học tại chỗ. Đi lại phải bằng xuồng. Anh em bảo vệ, hậu cần phải lặn xuống sâu một hai mét xôm móc tràm lục lên làm củi nấu ăn. Việc sinh hoạt, học tập vô cùng vất vả, nhưng không vì thế mà kém đi phần khí thế. Nhìn trời nước mênh mông như ở giữa biển khơi, căn cứ lại ở về phía trời tây so với thành phố, các đồng chí HSSV đặt cho căn cứ này cái tên là căn cứ “Đại Tây Dương”. Tên “Đại Tây Dương” đã đi vào lịch sử, phổ biến để chỉ vùng này. Lớp học mở được một tháng, các đồng chí cán bộ chủ chốt Hồ Hảo Hớn, Lê Minh Châu, Nguyễn Đông Hà, Phan Chánh Tâm, Lê Mỹ Lệ, Lê Hồng Tư, Lê đình Nguyên, Tăng Anh Dũng, Nguyễn Thị Mỹ Diệm, Nguyễn Thị Tràm… cũng đã về đây dự hội nghị do Khu ủy triển khai nghị quyết và bàn công tác tổ chức xây dựng lực lượng. Khi nước lũ rút đi, căn cứ trở nên khô ráo, sinh hoạt căn cứ trở lại tưng bừng náo nhiệt hồn nhiên của tuổi trẻ. <br />
<br />
Do học viên và cán bộ của Cánh Học sinh - Sinh viên và của Khu ủy vào ra tấp nập, địch đánh hơi biết các cánh đô thị về hoạt động ở vùng này nên chúng chốt chặn các cửa khẩu ra vào bắt bớ nhiều người. Căn cứ bị bọn gián điệp lòn vào, nhưng ta kịp phát hiện túm cổ một tên giao về trên xử lý. Tháng 12/1961, địch mở cuộc càn quét lớn, nhảy dù xuống Giồng Vinh, Giồng Manh Manh đánh xuống gần căn cứ nhà in Trần Văn Ơn của Ban cán sự và bộ phận sinh viên ở xã Bình Hòa Bắc. <br />
<br />
Tháng 8 năm 1961: Căn cứ Vườn Thơm (Bình Tân, Long An)<br />
<br />
Tháng 8/1961, tại căn cứ Ban cán sự đóng ở Giồng Ông Hòa, trước ngày giặc càn, đồng chí Trần Quang Cơ hy sinh, đồng chí Tăng Anh Dũng - ủy viên Ban cán sự phụ trách cánh học sinh cử đồng chí Nguyễn Văn Lành (Tám Nghĩa) về Vườn Thơm (Bình Tân) để xây dựng căn cứ cánh học sinh, được huyện ủy Bình Tân tận tình giúp đỡ. Căn cứ đóng trên bờ kênh Năm Căn ấp 2 xã Bình Lợi tại nhà bà Sáu Pho, chị Hai Mươi M, sau triển khai thêmnhà má Hai (má đồng chí Năm Mây, sau này đồng chí Năm Mây được phát triển trở thành cán bộ căn cứ), nhà thím Năm ở ấp Gò Xoài xã Lê Minh Xuân bây giờ. <br />
<br />
Căn cứ Vườn Thơm giáp rừng tràm Bà Vụ của huyện Bến Lức đất thấp không sử dụng hầm bí mật, nhưng địa bàn rộng, giặc càn thì vào rừng hoặc di chuyển né sang vùng khác, hoặc chém vè nếu cấp bách. Trước đây khoảng đầu tháng 4/1962 (trước Tết Nguyên đán) địch có lần “trực thăng vận” đánh điểm căn cứ huyện ủy Bình Tân nhưng thất bại vì trực thăng bị rớt. Từ đó đến mấy năm sau vùng này không có trận càn nào bằng trực thăng. Nhờ địa phương nhiệt tình giúp đỡ nên việc xây dựng cơ sở bàn đạp giao liên công khai, bảo vệ khá thuận lợi. Bàn đạp có thể bung ra nhiều ngã trên tỉnh lộ 10, Tân Bửu, Bến Lức. Riêng đội ngũ giao liên phát triển được 4, 5 người. Thông qua địa phương, đồng chí Lành còn phát triển được nhiều học sinh nông thôn tham gia cách mạng, sau này có nhiều đồng chí trở thành cán bộ ưu tú. Thông qua đội ngũ này ta còn phát triển được một số cơ sở cách mạng trong nội thành ở quận 6, Tân Tạo…<br />
<br />
Từ tháng 3/1962, đồng chí Nguyễn Văn Ly được bổ sung vào Ban cán sự phụ trách cánh học sinh thay đồng chí Tăng Anh Dũng và về phụ trách căn cứ này. Căn cứ tồn tại cho đến năm 1964, tổ chức được nhiều lớp huấn luyện quy mô nhỏ từ 5 - 7 học viên, phục vụ tốt cho công tác chỉ đạo phong trào học sinh trong nội thành, nhất là những lúc tình hình khẩn trương như phong trào Phật giáo, cuộc đảo chánh Ngô Đình Diệm ngày 01/11/1963. Đây là căn cứ địch chưa phát hiện nên không bị tập trung đánh phá. Khi cánh học sinh chuyển đi, biệt động thành và đơn vị quận 8 vẫn tiếp tục hoạt động tại khu vực căn cứ này. <br />
<br />
<strong>Đầu năm 1962 đến 1964:</strong><br />
<br />
- Xã Phú Mỹ Hưng, xã Nhuận Đức, xã Phước Vĩnh An, xã Tân Phú Trung (Củ Chi)<br />
<br />
- Ấp Phú Thứ, xã Phú An, Đình Bến Liễu, xã An Điền (Bến Cát - Bình Dương)<br />
<br />
Cuối năm 1961, chiến thuật trực thăng vận, thiết xa vận bắt đầu hoạt động. Chiến tranh đặc biệt phát triển lên mức cao. Địa hình trống trải của các căn cứ vùng “Đại Tây Dương” sẽ rất nguy hiểm. Đầu năm 1962, theo sự chỉ đạo của Khu ủy, toàn bộ căn cứ thuộc vùng này được lệnh của Ban cán sự rút về lại Củ Chi để tránh tổn thất. Cơ quan Thường trực và Văn phòng của Ban cán sự, nhà in Trần Văn Ơn về đóng tại ấp Phú Bình. Cơ quan tuyên huấn đóng ở ấp Phú Lợi xã Phú Mỹ Hưng. Một cánh của học sinh và cánh quân sự xuống phía nam lộ 7 về ấp Bàu Lách, Bàu Chứa, Bàu Cạp Đức Hiệp xã Nhuận Đức. Một bộ phận cánh sinh viên qua tỉnh lộ 8 về bám lại Bà Giã, Cây Da xã Phước Vĩnh An, Tân Phú Trung. <br />
<br />
Bước vào năm 1962, địch đẩy mạnh thực hiện kế hoạch Staley-Taylor gom dân vào ấp chiến lược bằng các biện pháp phát xít như cào nhà, đốt nhà, ủi nhà, bỏ bom, bắn pháo, lùa dân. Nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân chống gom rất quyết liệt, đổ máu với tinh thần “một tấc không đi, một ly không rời”, một số nơi đạt được thắng lợi như ở Bàu Mây, An Tịnh Trảng Bàng của Tây Ninh, Bến Cát của Bình Dương, Ấp Bắc Tiền Giang… Địch tổ chức các chiến dịch càn quét quy mô lớn, khai thác tối đa ưu thế chiến thuật trực thăng vận, thiết xa vận đánh phá vùng giải phóng phục vụ cho bình định gom dân như chiến dịch Bình Minh đánh vào 9 tỉnh miền đông quy mô sư đoàn, chiến dịch “Bình Tây” đánh vào miền Tây, chiến dịch Sao Mai đánh vào Long An, Đồng Tháp, Tây Ninh, chiến khu Dương Minh Châu, chiến dịch Thu Đông đánh vào chiến khu Đ. Mặc dù ta có đánh một số trận thắng lợi lớn, nhưng cách mạng đang đứng trước tình thế rất khó khăn: mất dân, lực lượng bị tổn thất, vùng giải phóng bị thu hẹp, đặc biệt là lúng túng trước tình hình gom dân, chưa có cách đối phó với ấp chiến lược, với chiến thuật trực thăng vận, thiết xa vận của địch. <br />
<br />
Tuy nhiên, ở Củ Chi và miền Đông, các chiến thuật lợi hại trên khó phát huy tác dụng hơn. </span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Các cơ quan căn cứ của HSSV trở về địa bàn Củ Chi, triển khai qua Bến Cát Bình Dương, giữ thế cơ động dọc hai bên bờ sông Sài Gòn có địa hình tốt, có địa đạo liên hoàn nhiều xã, nhân dân có truyền thống cách mạng, đấu tranh kiên quyết nên không gặp khó khăn tổn thất như ở đồng bằng miền Trung và miền Tây Nam Bộ. Ở Bến Cát, cơ quan thường trực và văn phòng Ban cán sự cũng có căn cứ đóng ở ấp Phú Thứ xã Phú An và đình Bến Liễu (xã An Điền) trong các gia đình ông Nguyễn Văn Hiếu, Nguyễn Thị Đôi, má Út. Các bộ phận tuyên huấn, học sinh, sinh viên… đóng dài tới ấp Phú Thuận dựa vào rừng cao su và rừng làng 123. Bàn đạp giao liên mở ra hướng ngã ba cầu Ông Cộ, ngã ba Bến Thế, ngã tư Sở Sao theo quốc lộ 13 từ Bình Dương về Sài Gòn. Đội ngũ giao liên công khai có các chị Nguyễn Thị Huê, Hồ Thị Hòa, Nguyễn Thị Giềng, Nguyễn Thị Nghi… người tại chỗ thông thạo từng đường đi nước bước. <br />
<br />
Về phía Củ Chi, căn cứ thường trực và nhà in đóng tại ấp Phú Bình, Phú Mỹ Hưng ở trong nhà dân, dựa vào địa đạo rừng làng ở giữa Hố Bò Xóm Thuốc. Tại đây nhà in đã cho ra đời báo “Cờ giải phóng” của Ban cán sự, phát hành một khối tài liệu lớn in bằng chữ chì, có màu sắc. Cán bộ nhà in khá đông do đồng chí Phạm Thanh Liêm phụ trách cùng các đồng chí Trần Văn Tư (Bảy Phát), Hai Trung, Mười Hiệp, Út Tiêu… Căn cứ Ban Tuyên huấn do đồng chí Tăng Anh Dũng phụ trách đóng tại ấp Phú Lợi, Hố Bò xã Phú Mỹ Hưng, tại nhà má Bảy, má Chín, thím Hai. Đây là căn cứ có bề thế thường xuyên trên 10 người (có lúc 20 người), lực lượng viết báo, biên tập, chép tin phong phú. Căn cứ học sinh và quân sự về đóng ở Bàu Lách, Bàu Chứa, Bàu Cạp xã Nhuận Đức. Cánh sinh viên do các đồng chí Phạm Chánh Trực, Nguyễn Thị Loan Anh phụ trách cũng được tăng cường củng cố đóng ở Bà Giã, Cây Da xã Phước Vĩnh An. Bàn đạp ra Tân Phú Trung, Phú Hòa Đông. <br />
<br />
Năm 1962, do ảnh hưởng của lần bể bạc lớn tháng 8/1961 (từ sự kiện đồng chí Trần Quang Cơ hy sinh, đồng chí Lê Quang Vịnh, Nguyễn Văn Dung bị bắt, địch lấy được một số tài liệu về HSSV ở đô thị như đã nêu) nên phong trào có lắng xuống. Ban cán sự chủ trương ra sức củng cố sắp xếp lại lực lượng, ngăn chặn ảnh hưởng bể bạc, phong trào hoạt động chủ yếu dưới hình thức bán công khai nội dung dân sinh dân chủ thiết thực. Về nội bộ, đồng chí Hồ Hảo Hớn, Nguyễn Thị Mỹ Diệm, Hoàng Thị Kim Dung được phân công đi học trường Nguyễn Ái Quốc, đồng chí Nguyễn Hữu Nghĩa, Phạm Chánh Trực và nhiều cán bộ khác cũng được cử đi học các lớp chuyên môn của Trung ương Cục miền Nam. Đồng chí Nguyễn Văn Ly và đồng chí Nguyễn Văn Ty (Hai Thu) được bố trí đi học lớp sơ cấp trường Đảng khóa I của Khu ủy mở tại Dương Minh Châu - Tây Ninh. Đồng chí Phan Chánh Tâm phụ trách cánh sinh viên. Đồng chí Lê Đảnh thay đồng chí Nguyễn Văn Lê phụ trách Chánh văn phòng Ban cán sự, đến giữa 1962, đồng chí Nguyễn Đông Hà thay thế. Các căn cứ lúc bấy giờ chủ yếu lo việc điều lắng cán bộ mở nhiều lớp học quy mô nhỏ cho cơ sở bên trong. Ban cán sự chủ trương lập nhiều đoàn cán bộ đi về các địa bàn nông thôn vừa xây dựng căn cứ vừa tìm kiếm học sinh có gia đình tốt ở địa phương, đi học các trường ở Sài Gòn, từ đó tiếp cận xây dựng cơ sở cách mạng. Đồng chí Nguyễn Văn Lê, Lê Công Long về huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang, đồng chí Nguyễn Văn Lành mở rộng phạm vi căn cứ Vườn Thơm vào khu vực Bà Vụ, Chợ Đệm…, đồng chí Lê Mỹ Lệ, Võ Ngọc An, Trần Văn Đông, Nguyễn Văn Chí, Nguyễn Văn Sáu (Mười Cẩn), Trương Thanh Danh bám khu vực Phú Hòa Đông Củ Chi và Nam Bến Cát… Chủ trương này đã thu được kết quả khá tốt. <br />
<br />
Bước vào năm 1963, có nhiều sự kiện chính trị lớn xảy ra. Tháng giêng, chiến thắng Ấp Bắc (Tiền Giang) đã làm cho chiến thuật trực thăng vận, thiết xa vận phá sản. Ấp Chiến lược đã có kinh nghiệm vận dụng phương pháp 3 mũi giáp công, trong nổi dậy, kết hợp với lực lượng võ trang bên ngoài diệt ác phá kềm nhổ đồn bót địch kết hợp với binh vận tải chỗ nhất là lực lượng tự vệ ấp, thanh niên chiến đấu, nên lần lượt bị phá vỡ, phá hỏng. Tháng 5/1963, Đại hội Hội Liên Hiệp HSSV Giải Phóng khu Sài Gòn Gia Định lần thứ nhất được tổ chức tại khu rừng làng 123 nối liền 3 xã An Điền, Phú An, An Tây huyện Bến Cát. Bản vẽ và thiết kế từ hội trường đến nhà ở cho đại biểu, nhà bếp, giao thông hào, công sự chiến đấu được kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát và đồng chí Mười Hiệp học sinh trường Mỹ Thuật Gia Định phát thảo và chỉ đạo thực hiện. Các đồng chí Tư Tộc (Đặng Công Danh), Tám Hòa (Phạm Văn Thàng), Sáu Đông (Phan Văn Mùa), Út Tiêu (Lương Văn Bỉm), Út Thống, Bảy Phòng (Nguyễn Văn Tản), Hai Phước (Trần Văn Phước), Châu Long (Nguyễn Văn Lũy)… ngày đêm lao động khẩn trương để xây dựng hoàn thành sớm hơn quy định. Chỉ với vật liệu tre gỗ, nilông vải, một hội trường hoành tráng và trang nhã được dựng lên dưới tán cây rừng rợp bóng, có sức chứa vài trăm người, thật sự là một công trình hiếm thấy, làm phấn khích lòng người. <br />
<br />
Trước Đại hội, Ban cán sự họp mở rộng. Đây là cuộc họp cuối cùng ở Phú Bình, xã Phú Mỹ Hưng, bàn việc thực hiện chỉ đạo của Khu ủy tổ chức đại hội và công tác tổ chức cán bộ bám trụ vào nội thành sẵn sàng chớp thời cơ đẩy phong trào đấu tranh chính trị lên cao khi có đảo chánh. Chuyện chớp thời cơ trở nên phổ biến công khai có sức hấp dẫn là câu chuyện mở đầu của mọi cán bộ chiến sĩ. <br />
<br />
Đại hội Hội Liên hiệp HSSV giải phóng khu Sài Gòn - Gia Định diễn ra ngày 24/3/1963 và kết thúc ngày 25/3/1963. Đồng chí Nguyễn Điền (Năm Hải) được bầu làm chủ tịch, Nguyễn Đông Hà (Ba Lam) là Phó chủ tịch, Lê Mỹ Lệ (Năm Trang) làm Tổng thư ký, Phạm Chánh Trực là Phó Tổng thư ký. Đồng chí Nguyễn Điền, một sinh viên trí thức, có vị trí lớn trong phong trào công khai đồng thời là một cán bộ ưu tú của cách mạng đã hy sinh trước đại hội vài hôm trên đường đi công tác bị địch phục kích, tuy nhiên chúng không hề biết, chỉ có Ban cán sự và vài đồng chí cán bộ biết thôi; ta không công bố trong thời gian này. Hôm bế mạc đại hội, các đại biểu được xem đoàn văn công khu biểu diễn với những tiết mục hoạt cảnh “Hò kéo pháo”, các bài hát “May áo”, “Xuân chiến khu” của Xuân Hồng, “Hướng về Sài Gòn” của Lê Thanh Văn phỏng theo thơ của Trường Thắng, bài thơ “Người em Nam Bộ” của nhà thơ Viễn Phương mà hầu hết các tác giả xuất thân từ người Sài Gòn, đã để lại trong lòng người xem một tình cảm đặc biệt khó quên. Đại hội có tiếng vang lớn đối với giới học sinh sinh viên và các tầng lớp nhân dân vùng đô thị. <br />
<br />
Sau Đại hội, do nhu cầu của khu ủy, đồng chí Tăng Anh Dũng được tăng cường về Văn phòng khu. Khoảng tháng 6/1963, Ban cán sự và Văn phòng chuyển về đóng ở căn cứ An Điền Phú An Nam Bến Cát. Sau này có chuyển về Bàu Cạp, Nhuận Đức. Đồng chí Trần Hữu Phước (Tám Võ) từ nội thành về điều lắng, sau đó được phân công làm Chánh Văn phòng tại căn cứ này. Đây là căn cứ không lớn nhưng có rừng chồi, có địa đạo, đóng gần nhà má anh Phạm Văn Cội, anh em còn gọi là “căn cứ Ba Thảo”. Vì sau khi ra tù, đồng chí Nguyễn Thành Hiếu lấy tên Ba Thảo được phân công quản lý căn cứ này. Căn cứ sinh viên có triển khai thêm về xã Trung An Củ Chi và cánh học sinh phát triển căn cứ ở An Tây để đáp ứng cho yêu cầu huấn luyện, điều lắng. Các căn cứ này đều có địa đạo, bàn đạp, giao liên công khai và đóng trong nhà dân. <br />
<br />
Tình hình chính trị ở Sài Gòn lúc này rất sôi động. Ngày 6/5/1963, trước lễ Phật Đản 2 ngày, phong trào Phật giáo bùng phát với lực lượng phật tử và các tầng lớp nhân dân Huế, Sài Gòn mít-tinh thuyết pháp, xuống đường lớn chưa từng thấy chống lại Diệm Nhu ra lệnh hạ cờ Phật giáo. Chính quyền Diệm hạ lệnh tiếp tục đàn áp phong trào bằng vũ lực. Ngày 11/6/1963, hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để phản đối. Nữ sinh Quách Thị Trang bị bắn chết và nhiều người khác bị thương trong cuộc biểu tình 5.000 HSSV tại chợ Bến Thành ngày 25/8/1963. Sau đó Ngô Đình Diệm ra lệnh giới nghiêm, cho lính dù, mật vụ võ trang tấn công vào các chùa và bắt hàng ngàn sư sãi. Máu đã đổ, hàng vạn phật tử, thanh niên, học sinh sinh viên và đồng bào Sài Gòn liên tục xuống đường phản đối đàn áp Phật giáo, đòi lật đổ chế độ độc tài phát xít gia đình trị Ngô Đình Diệm, khiến cho chính quyền Diệm Nhu bị cô lập khủng hoảng. Giọt nước đã làm tràn ly. <br />
<br />
Tại căn cứ Củ Chi đồng chí Võ Văn Kiệt chủ trì hội nghị và chỉ đạo Ban cán sự cho cơ sở, cán bộ tấp vào phong trào Phật giáo và hướng khẩu hiệu đấu tranh tập trung vào chính quyền Diệm, đòi dân chủ hòa bình, chấm dứt chiến tranh, đồng thời tạo điều kiện cho các đồng chí ở căn cứ khẩn trương vào nội thành đón thời cơ mới xuất hiện, chỉ để lại một bộ phận nhỏ giữ cứ và liên lạc chỉ đạo, báo cáo giữa trên và dưới. Đồng chí Phan Chánh Tâm, đang học rút về, cùng các đồng chí Hồ Hảo Hớn, Nguyễn Văn Ty (Hai Thu), Nguyễn Thị Tràm (Ba Võ), Nguyễn Văn Ly, Nguyễn Thị Mỹ Diệm, Trần Văn Bộ và các ủy viên khác của Ban cán sự đều có mặt trong nội thành trong những ngày sôi nổi này. <br />
<br />
Mỹ cách chức đại sứ Nolting, Cabotlodge sang thay. Ngày 01/11/1963, Mỹ bật đèn xanh cho nhóm Dương Văn Minh làm đảo chính, Diệm Nhu bị giết chết, chế độ độc tài gia đình trị bị sụp đổ. <br />
<br />
Ngày 02/11/1963 hơn nửa triệu thanh niên và đồng bào các giới tổ chức nhiều đoàn biểu tình đi qua nhiều đường phố với khẩu hiệu đánh đổ chế độ độc tài phát xít, thực hiện tự do dân chủ. Đoàn biểu tình tiến vào nhà quốc hội, Nha thông tin, Dinh Gia Long, đốt bót Lê Văn Keng, đập nát tượng Trần Lệ Xuân ở chợ Bến Thành. Ban cán sự chỉ đạo vận động quần chúng đấu tranh xóa mọi tàn tích chế độ Diệm Nhu vạch mặt tống cổ bọn Cần Lao Nhân Vị, mật vụ đội lốt giáo sư, giám thị trong các trường học. Các trường Pétrus Ký, Gia Long, Võ Trường Toản, Cao Thắng, Trưng Vương, Chu Văn An, Văn Lang… bầu Ban đại diện có cán bộ đoàn làm nòng cốt. </span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Bước vào năm 1964 và 6 tháng đầu năm 1965, tình hình tiếp tục ngày càng có nhiều thuận lợi đối với cách mạng. Tình hình chính trị của chính quyền Sài Gòn tiếp tục xấu đi, nội bộ rối rắm, Mỹ thay đổi liên tục các con bài tay sai, nhưng vẫn không thoát khỏi tình trạng khủng hoảng. Cuối cùng Mỹ chọn con bài Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ lập chính phủ quân sự tháng 6/1965 để phục vụ cho ý đồ chuyển hướng chiến lược chiến tranh cục bộ, trực tiếp đưa thực binh Mỹ vào xâm lược Việt Nam. Các chính phủ lên thay đều áp dụng chính sách đàn áp quyết liệt và đẫm máu phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân đô thị, đặc biệt là học sinh sinh viên. Tuy nhiên, càng đàn áp thì phong trào càng dâng cao mở rộng tiến lên không ngừng. Các trận đánh của biệt động thành vào bọn Mỹ vang dội trong cả nước và thế giới làm nức lòng người, hỗ trợ đưa phong trào đấu tranh chính trị tiến lên, như các trận đánh vào khu vực Tân Sơn Nhất, rạp chiếu bóng Kinh Đô, đánh chìm chiếc tàu Card 15.000 tấn tại Cảng Sài Gòn, đặt mìn giết hụt Bộ trưởng Quốc phòng Mac Namara tại cầu Công Lý, trận đánh Khách sạn Brink, đánh Bộ chỉ huy Quân sự Mỹ Macv, đánh Tòa Đại sứ Mỹ… Đây là thời kỳ “bão tố cách mạng” cả chính trị và võ trang tấn công vào Mỹ ngụy ngay trong sào huyệt của chúng. <br />
<br />
Lực lượng cách mạng trong học sinh sinh viên qua phong trào đã phát triển mạnh lên rất nhiều, đặc biệt là tiến lên chi phối xác lập được quyền lãnh đạo. <br />
<br />
Bên ngoài, chiến thắng Bình Giã và Đồng Xoài đã tiêu diệt một bộ phận quan trọng quân tổng trù bị cơ động của ngụy, ấp chiến lược bị phá rã hầu hết. Chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mỹ ngụy đã thất bại hoàn toàn. Chính quyền Sài Gòn đứng trước nguy cơ sụp đổ, mở ra thời cơ chiến lược tổng công kích, tổng khởi nghĩa giành thắng lợi quyết định. <br />
<br />
Đầu năm 1964, theo yêu cầu phát triển của phong trào, Thường vụ Khu ủy điều đồng chí Phạm Trọng Danh (Mười Nhôm), Khu ủy viên sang nhận nhiệm vụ bí thư Ban cán sự. Đồng chí Hồ Hảo Hớn giữ nhiệm vụ Phó Bí thư. <br />
<br />
Tháng 4/1964, đồng chí Nguyễn Văn Lê và đồng chí Mười Tươi được chỉ đạo về Mỹ Tho, xây dựng căn cứ cho cánh sinh viên tại xã Phước Thạnh huyện Châu Thành. Các đồng chí Hồ Hảo Hớn, Phạm Chánh Trực đã về đây sinh hoạt, hội họp. Ngày 20/8/1964, đồng chí Mười Tươi (Đỗ Văn Thận) bị địch phục kích, hy sinh tại đây. <br />
<br />
Khoảng giữa năm 1964, Thường trực Ban cán sự rời Nhuận Đức dời về Phú Thứ, Phú Thuận xã Phú An (Nam Bến Cát, Bình Dương). Căn cứ sinh viên ở Trung An đóng tại nhà của má Út, nhà ông Sáu Ngô… cũng trong thời gian này giặc càn đánh hầm địa đạo, nên dời về An Thành Phú An gần căn cứ Thường trực lấy ký hiệu là S13. Căn cứ học sinh cũng dời về gần đó lấy ký hiệu là S11. Bàn đạp ra ngã Bến Thế, ngã tư Sở Sao hoặc về bàn đạp phía Củ Chi. Đến năm 1965, căn cứ Thường trực ở Phú An bị đánh điểm bằng máy bay Dakota thả dù, không có thiệt hại về người. Căn cứ sinh viên học sinh thường xuyên bị pháo bắn. Trước tình hình trên, khu ủy chỉ đạo triển khai thêm căn cứ ở Thanh Tuyền trong rừng Tà Leng giáp với Long Nguyên Bắc Bến Cát. Như vậy, các bộ phận thường trực văn phòng, sinh viên, học sinh đều lần lượt chuyển dần về căn cứ mới ở Tà Leng Thanh Tuyền. Ban Tuyên huấn vẫn ở Phú Lộc, Hố Bò nhà in ở Phú Bình xã Phú Mỹ Hưng. <br />
<br />
Cánh võ trang do đồng chí Nguyễn Văn Ly phụ trách được thành lập tại căn cứ Vườn thơm. Đến năm 1964, cánh võ trang chuyển từ căn cứ Vườn Thơm sang xã Phước Vân, huyện Cần đước, Long An. Các đồng chí Ba Nhung (Phan Đình Hoạt), Út Thống, Năm Đức, Mười Minh về đây học quân sự và thực hiện kế hoạch chuyển vũ khí vào nội thành. Đầu năm 1965, Ban cán sự thành lập cánh Thanh niên - Công nhân lao động do đồng chí Mười Nhôm (Phạm Trọng Danh) làm trưởng ban, đồng chí Nguyễn Văn Ly được điều về làm phó ban, đồng chí Đỗ Hoàng Hải (Năm Khoa) Ủy viên Thường vụ. Cánh Võ trang rút về trên, giao căn cứ Phước Vân cho cánh Thanh niên Công nhân Lao động. <br />
<br />
Ban Quân sự lúc này do đồng chí Lê Tấn Quốc (Tư Quốc) làm trưởng ban đóng tại Bàu Cạp, Nhuận Đức, sau chuyển về căn cứ Vườn Thơm Kinh Lý Văn Mạnh và về Phước Vân Cần Đước. Ban cán sự thành lập Ban An ninh võ trang do đồng chí Nguyễn Đông Hà phụ trách, căn cứ đóng ở Phú Thuận, xã Phú An, gồm các đồng chí Nguyễn Thành Công, Trần Văn Đông, Ngô Lộc Sơn (Mười Sơn), Trương Văn Hòn…<br />
<br />
<strong>Năm 1963 đến năm 1966:</strong><br />
<br />
- Núi Thị Vải - Núi Dinh (Bà Rịa)<br />
<br />
- Xã Phước Vân, xã Long Khê (Long An) - 1964 – 1968<br />
<br />
Để đáp ứng nhu cầu huấn luyện điều lắng do lực lượng cách mạng, phần lớn là học sinh phát triển thông qua các phong trào đấu tranh sôi nổi của những năm 1963 - 1964, Ban cán sự chỉ đạo cánh học sinh là các đồng chí Phan Chánh Tâm, Nguyễn Văn Ly, Phan Văn Mùa (Sáu Đông), Đặng Quốc Hải (Chín Ngự) triển khai về núi Thị Vải, núi Dinh tỉnh Bà Rịa, cách Sài Gòn 100km để xây dựng căn cứ. Dì Sáu Nguyễn Thị Hòa về mở mũi và xây dựng bàn đạp, giao liên công khai, được tỉnh ủy, thị ủy, Ban Quân sự địa phương tận tình giúp đỡ. Căn cứ lúc đầu đóng ở Hắc Dịch, núi Thị Vải, sau thấy không thuận tiện nên chuyển về xây dựng căn cứ ở núi Dinh khoảng tháng 4/1964. Căncứ đóng trên núi cao qua khỏi chùa Hang Mai, có rừng cây phủ kín, suối mát trong lành. Chỗ dựa hợp pháp chủ yếu là các chùa đóng xung quanh, được các sư các ni tận tình giúp đỡ, cán bộ ra vào được nghi trang là khách thập phương đến cúng dường, vãn cảnh. Bàn đạp ra xã Long Phước, Long Tân, Long Điền, Hòa Long và Nam Hải thuộc huyện Long Đất, hay ra ngõ Đại Tùng Lâm có nhiều khách ra vào. Đội ngũ giao liên về đây và tại chỗ có đồng chí Mười Hồng (Nguyễn Thị Thanh), Lê Thị Bé Hai (Năm Phượng), Ngô Thị Cẩm Tiên, Trần Thị An, Nguyễn thị Son, Trần Thị Băng… xây dựng các gia đình làm bàn đạp như gia đình Trần Thị Ký, Trần Thị Thời, Trần Văn Thử… Những người đầu tiên về điều lắng là các đồng chí Hai Hồ (Võ Ngọc An), Tư Trung, Sáu Học, Châu Long, Tư Phước, Chín Sáng, Út Ròm, Sầm Thanh Liêm (Năm Thanh)… cả thảy có 17 người tham gia làm công tác bảo vệ, tiếp phẩm, cùng địa phương đi tải súng từ con tàu “không số” của miền Bắc theo đường Hồ Chí Minh trên biển vào, được Quân khu miền Đông tặng thưởng hai súng trường bá đỏ đầu tiên của Liên Xô viện trợ. </span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Việc đi tiếp phẩm phải tải hàng gần nửa ngày và trọn một đêm nhưng ai cũng thích đi vì là nơi mua hàng có tiệm quán. Đây là căn cứ lớn của Ban cán sự, địa bàn rộng rãi, cảnh trí đẹp, thơ mộng, không khí trong lành mát mẻ. Từ trên núi cao nhìn ra các phía thấy cả thị xã Bà Rịa, giàn Rađa Vũng Tàu, anh em đã có dịp chứng kiến được trận đánh lịch sử Bình Giã…</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Trong những năm 1964, 1965, căn cứ đã mở ra nhiều lớp học đáp ứng được nhu cầu phong trào. Mỗi lớp có từ 20 đến trên 100 học viên gồm có đảng viên, đoàn viên, hội viên vừa phát triển. Các đồng chí Phạm Trọng Danh, Hồ Hảo Hớn, Lê Minh Châu, Phan Chánh Tâm, Nguyễn Văn Ly, Đặng Quốc Hải (Chín Ngự), Phạm Chánh Trực (Ba Thạch), Nguyễn Sơn Hà (Mười Cường)… thay nhau về đây giảng bài. Ngoài căn cứ núi Dinh, đoàn ủy học sinh phân công một bộ phận chuyển sang Nhơn Trạch, Đồng Nai xây dựng căn cứ, bàn đạp giao liên ở các xã Phước Hội, Phước Thiện. Cán bộ về làm việc, học tập, điều lắng đều ở tại nhà dân như gia đình bác Ngô Văn Thân, chú Bảy Châu, Hứa Văn Đăng và còn nhiều gia đình khác sẵn sàng giúp đỡ nơi ở. Bàn đạp xây dựng ở ấp Phú Mỹ, xã Phú Hội cũng dựa nhà dân. <br />
<br />
Theo chủ trương chỉ đạo của Khu ủy và Ban cán sự triển khai thêm căn cứ các cánh về phía Tây Nam Sài Gòn để giảm mật độ căn cứ trên địa bàn miền Đông. Từ đầu năm 1965 cánh Thanh niên công nhân Lao động do đồng chí Nguyễn Văn Ly (Tư Kết), đồng chí Nguyễn Văn Bình (Năm Trọng), đồng chí Nguyễn Văn Y (Mười Y, Út Thống), về xã Phước Vân, Long An, quê hương đồng chí Đỗ Đăng Đằng, nguyên học sinh trường Kiến Thiết, được Huyện ủy Cần Đước và Chi bộ xã nhiệt tình giúp đỡ. Cũng như ở các địa phương Củ Chi, Bến Cát, Đức Hòa… nhân dân địa phương cũng hết lòng đùm bọc bảo vệ và tham gia công tác cho đơn vị, chủ yếu làm giao liên, bàn đạp, đào hầm bí mật, bảo vệ… Phước Vân là xã đồng bằng nằm sâu cách lộ Đông Dương 4 cây số thông qua xã Phước Lý, địa hình đồng ruộng trống trải xen lẫn vườn tược, vuông tre và biền rạch dừa nước. Đặc biệt có đám mọc thành rừng rộng lớn, xen dày chạy dài theo con rạch, người địa phương gọi là “đám lá tối trời”, địa hình hiểm trở, nơi ẩn nấp của các lực lượng cách mạng khi cần. Xã được giải phóng từ năm 1963, phong trào cách mạng và đội du kích mạnh. Địch càn vào phải cấp tiểu đoàn trở lên. Nhân dân đi lại ra vào hợp pháp. Lúc đầu căn cứ đóng ở ấp 1, tại các gia đình anh Tư Nghệ, Ông Xã Bàn, Chị Ba Ở, Ông Năm Tiên, Má Hai Nghiêm, Ông Bảy Mù, Má Năm Tranh, Ông Ba Bớt… nhờ công tác dân vận, “địa phương vận” giỏi, các đồng chí triển khai sang ấp 2, nhà chú Tư Trấn… rồi sang ấp 4 xã Long Khê, tiếp giáp đóng ở nhà Má Năm Đồng, Má Hai Hương, sau này trở thành cán bộ đội Võ trang Nguyễn Văn Trỗi của cánh. Ở Long Khê, các đồng chí còn phát triển hàng chục gia đình khác, nhà Má Một (Nguyễn Thị Giáp) trở thành văn phòng thường trực của cánh, Má trở thành cán bộ của đội Võ trang chuyển tải vũ khí, tài liệu vào nội thành. Hầm bí mật được đào ngoài vườn, bụi tre, bờ rạch và có cả trong nhà dân được dân nghi trang bảo vệ khi giặc tràn tới. Bàn đạp giao liên của hai căn cứ Phước Vân, Long Khê cũng khá mạnh ra các ngã Gò Đen, Bình Chánh và nhiều ngã khác. Đội ngũ giao liên gồm Út Phượng, Út Hồng, Út Tuyết, Tư Hồng, Hai Danh, Năm Vân, Sáu Lang, Bé Hai, Bé Quyết, Bé Tiến, Bé Châu…<br />
<br />
Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp tháng 9/1964 dự đoán thời cơ chiến lược giành thắng lợi quyết định khi chiến tranh đặc biệt của Mỹ thất bại, chính quyền Sài Gòn đứng trước nguy cơ sụp đổ, đã ra Nghị quyết chuẩn bị lực lượng nắm thời cơ. Thực hiện Nghị quyết, Trung ương Cục đã đề ra kế hoạch X theo hướng tổng công kích - tổng khởi nghĩa giành chính quyền mà trọng điểm là địa bàn Sài Gòn - Gia Định. <br />
<br />
Để chuẩn bị cho kế hoạch X tháng 4/1965, về phía thanh niên học sinh sinh viên, Khu ủy quyết định chỉnh đốn tổ chức, thành lập Khu Đoàn Đoàn Thanh niên Nhân dân cách mạng Việt Nam, Ban cán sự Thanh niên Học sinh Sinh viên chuyển thành Ban Chấp hành Khu Đoàn. Các cánh đều có tên gọi là Ban Chấp hành Đoàn cánh học sinh, Ban Chấp hành Đoàn Cánh Sinh viên, Ban Chấp hành Đoàn cánh Thanh niên công nhân lao động… Mỗi Ban Chấp hành đều có Ban Thường vụ, đồng thời cũng là Đảng ủy lãnh đạo. Đồng chí Phạm Trọng Danh (đổi bí danh là Mười Hải) làm bí thư, đồng chí Hồ Hảo Hớn (đổi bí danh là Hai Nghị) là phó bí thư. Đồng thời khu ủy cũng tăng cường một lực lượng cán bộ từ miền Bắc, từ Trung ương Cục về Khu Đoàn như đồng chí Nguyễn Tuấn Giao (Năm Giang) từ Trung ương Đoàn về tham gia trong Ban Thường vụ Khu đoàn phụ trách Thường trực, đồng chí Ba Tròn - Thường vụ phụ trách cánh thanh niên nông thôn, đồng chí Lê Thiết (Tư Kiếng), đồng chí Nguyễn Văn Xích (Ba Xích), anh hùng quân đội Phạm Văn Hai bổ sung vào Ban Chấp hành Khu đoàn phụ trách các cánh sinh viên, thanh niên công nhân lao động, quân sự. Các đồng chí tập kết từ miền Bắc trở về và 10 đồng chí là sinh viên Đại học Sư phạm Hà Nội, hưởng ứng phong trào thanh niên Ba sẵn sàng vào Nam chiến đấu, cũng được Trung ương Đoàn cử về tăng cường cho Khu đoàn như các đồng chí Diệp Thanh Phong (Ba Phong), đồng chí Năm Cơ, đồng chí Hai Tưởng, đồng chí Sáu Ngọc, đồng chí Nguyễn Văn Sơn (Ba Sơn), Tô Văn Tươi, Ngô Lộc Sơn. Các đồng chí nói trên lần lượt được bố trí vào đô thị hoặc phân về các cánh làm công tác chuyên môn ở căn cứ trong khi chờ đợi thực hiện kế hoạch X. Cũng trong tháng 4/1964, tại căn cứ Tà Leng - Thanh Tuyền, Ban Thường vụ Khu Đoàn tổ chức hội nghị cán bộ mở rộng 100 đại biểu để quán triệt chủ trương Nghị quyết của Trung ương Cục thực hiện kế hoạch X. Đồng chí Nguyễn Văn Linh, đồng chí Trần Bạch Đằng, đại diện Trung ương Cục đến thăm và quán triệt thêm về quyết tâm của Đảng tranh thủ thời cơ giành thắng lợi quyết định trong chiến tranh đặc biệt, trước khi Mỹ chuyển hướng chiến lược. <br />
<br />
Tuy nhiên kế hoạch X chưa kịp triển khai thì Mỹ nhanh chóng đổ quân ồ ạt vào miền Nam Việt Nam để cứu nguy cho Ngụy quân Ngụy quyền Sài Gòn. </span></span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: justify;"><a href="http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/webtd/vn/default.aspx?cat_id=660&news_id=15931"><span id="VNContent1__ctl0_NewsDetail"><span style="font-size: small;"><strong><span style="font-family: Arial;"><span style="color: rgb(0, 0, 255);">PHẦN MỘT - Hoàn cảnh và chủ trương dẫn đến sự hình thành căn cứ Thành Đoàn</span></span></strong></span></span></a><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
<br />
<br />
</span></span></div> </html>