<html> <head> <meta http-equiv='Content-Type' content='text/html; charset=utf-8'> <title> </title> </head> <div style="text-align: center;"><span style="color: rgb(0, 0, 255);"><strong><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">Thanh niên thành phố tham gia xây dựng văn hóa giao thông</span></span></strong></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Xây dựng văn hóa giao thông là một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự kiên trì và nhiều sáng tạo, trong đó biện pháp căn bản vẫn là sử dụng pháp luật vì nó phù hợp với xu thế xây dựng nhà nước pháp quyền và xây dựng một xã hội thượng tôn pháp luật. Tuy nhiên, xây dựng khung luật pháp trong lĩnh vực giao thông không khó bằng xây dựng văn hóa thực thi luật giao thông và đó là khâu then chốt trong quá trình xây dựng văn hóa giao thông nói chung.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: center;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><img width="448" height="302" alt="" src="Thanh%20nien%20voi%20van%20hoa%20giao%20thong.jpg" /></span></span></div>
<div style="text-align: center;"><em><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Chủ tịch Hội đồng Đội TP.HCM Trần Thị Diệu Thúy trao tặng mũ bảo hiểm cho các em học sinh, ảnh: tuoitre.vn</span></span></em></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Khái niệm <strong>“văn hóa giao thông” </strong>(trong phạm vi bài viết chỉ đề cập đến giao thông đường bộ) có hai lĩnh vực: văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Văn hóa vật chất gồm hạ tầng kỹ thuật giao thông như: cầu, đường, đèn tín hiệu, biển báo… và phương tiện giao thông như: xe ô tô, xe gắn máy, xe đạp… Văn hóa tinh thần gồm luật giao thông, văn hóa thực thi luật pháp, văn hóa chấp hành pháp luật và những hành vi trong khi tham gia giao thông. <br />
<br />
Hai lĩnh vực của văn hóa giao thông có mối quan hệ biện chứng và theo quan điểm duy vật thì yếu tố vật chất quyết định ý thức, do đó xây dựng văn hóa giao thông phải có cả hai lĩnh vực nhưng xây dựng văn hóa vật chất phải đi trước một mức độ nhất định để tạo tiền đề, cơ sở cho sự thay đổi ý thức. Nói cách khác, việc hiện đại hóa cơ sở hạ tầng kỹ thuật giao thông là biện pháp mang tính căn cơ, lâu dài; việc xây dựng khung luật pháp, cùng với việc giáo dục, tuyên truyền, phổ biến và vận động ý thức tự giác chấp hành các quy định pháp luật về giao thông đô thị phải được tiến hành thường xuyên, liên tục.<br />
<br />
Trong các nội dung của văn hóa tinh thần về giao thông, có ba vấn đề quan trọng là: luật giao thông, thực thi luật pháp và ý thức chấp hành pháp luật. Trong ba vấn đề đó, yếu tố then chốt nhất là xây dựng văn hóa thực thi pháp luật. Trên thực tế, việc soạn thảo khung pháp luật không là vấn đề quá khó khăn và tại Việt Nam cũng đã có những quy định pháp luật về giao thông đường bộ khá đầy đủ và chặt chẽ. Thế nhưng, theo kết quả điều tra xã hội học đối với 400 người đã cho ra số liệu thống kê sau đây: với các hành vi vi phạm thường xuyên như vượt đèn đỏ, chạy ngược chiều, lấn làn - lấn tuyến, chạy quá tốc độ quy định. Kết quả có 71,8% số người được hỏi đã trả lời lý do là không nhìn thấy cảnh sát giao thông; 55% trả lời lý do là làm theo người khác; 54,3% trả lời lý do là do vội công việc. </span></span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: center;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><img width="448" height="301" src="Ngay%20hoi%20Thanh%20nien%20voi%20van%20hoa%20giao%20thong.jpg" alt="" /></span></span></div>
<div style="text-align: center;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><em>Các bạn trẻ tham gia ngày hội Thanh niên với văn hóa giao thông, ảnh: tuoitre.vn</em></span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Như vậy, các nguyên nhân chính đều thuộc về ý thức của người tham gia giao thông. Đó là một thực tế đáng quan tâm đặc biệt về văn hóa giao thông, nhất là đối với thói quen <strong>không thấy cảnh sát giao thông là cứ chạy</strong> và tâm lý <strong>làm theo người khác</strong>. Hai yếu tố này cộng hưởng với nhau là nguyên nhân chủ yếu khiến số người vi phạm luật giao thông vẫn còn khá phổ biến và đây cũng là một trong những nguyên nhân thường dẫn đến tai nạn giao thông trong thời gian qua. <br />
<br />
Ý thức văn hóa thuộc lĩnh vực tư tưởng, thuộc về tính chủ quan, việc xây dựng ý thức, thói quen theo các quy định pháp luật với trình độ văn hóa cao là một quá trình lâu dài. Cho nên bên cạnh việc tích cực tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, việc tuyên truyền, giáo dục ý thức văn hóa cho các đối tượng tham gia quản lý, tham gia giao thông trong điều kiện khó khăn, phức tạp hiện nay là điều hết sức quan trọng và cần thiết. Chúng ta không thể ngồi đợi khi có đầy đủ phương tiện, điều kiện bảo đảm an toàn giao thông như các nước tiên tiến rồi mới “tự nhiên có” văn hóa giao thông. </span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Văn hóa giao thông sẽ là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá trình độ phát triển của một xã hội và điều này cũng gián tiếp cho phép đánh giá về văn hóa của con người trong xã hội, tổ chức nào đó. Chính vì vậy, vẫn phải tác động từ gốc để có được sự tự giác ý thức giúp cho người dân xây dựng những viên gạch vững chắc mang màu sắc văn hóa đích thực. Đó chính là những thách thức nhưng cũng là cơ hội cho một đất nước, một quốc gia đang phát triển. <br />
<br />
Văn hóa giao thông là một bộ phận của văn hóa ứng xử của con người khi tham gia giao thông, người tham gia giao thông là chủ thể để xây dựng nếp sống văn hóa khi tham gia giao thông. Do vậy, cần tập trung xây dựng ý thức văn hóa ở mỗi người, trong mỗi gia đình, trong mỗi cơ quan, đơn vị, trường học và cộng đồng khi tham gia giao thông. Những đặc trưng của văn hóa giao thông được thể hiện ở nhiều góc độ như: thông hiểu đầy đủ, đúng các quy định của pháp luật và tự giác chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông.<br />
<br />
Việc tự giác chấp hành nghiêm túc Luật Giao thông đường bộ vừa đảm bảo an toàn cho các đối tượng tham gia giao thông, vừa thể hiện trình độ văn minh của xã hội. Vậy chúng ta phải làm gì để thay đổi thực trạng còn nhiều hạn chế đối với những hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông như hiện nay? Nhất là trách nhiệm, vai trò của thanh niên – một bộ phận quan trọng, là những người quyết định lớn cho hiện tại và tương lai trình độ văn minh đô thị, quyết định đến bức tranh văn hóa giao thông và thực trạng an toàn giao thông của thành phố, quốc gia mình. Cho nên, xây dựng văn hóa giao thông trong thanh niên là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu của thành phố. Xây dựng văn hóa giao thông cho thanh niên không chỉ có duy nhất mục đích giảm thiểu tai nạn giao thông, mà còn xây dựng con người của đô thị văn minh cho hiện tại và tương lai. Thanh niên - lực lượng thường xuyên tham gia giao thông, nhất là đối với các đối tượng thanh niên khu vực địa bàn dân cư và là đối tượng của độ tuổi có tỉ lệ gây ra tai nạn giao thông cao hơn so với các độ tuổi khác, sẽ hành động như thế nào để góp phần xây dựng môi trường “Văn hóa giao thông” bằng những việc làm thiết thực nhất. <br />
<br />
Thời gian qua, Ban Thường vụ Thành Đoàn đã tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa thiết thực góp phần làm chuyển biến tích cực nhận thức trong phần lớn đoàn viên thanh niên trong lĩnh vực an toàn giao thông như: tuyên truyền, cổ vũ về các lợi ích của việc đội mũ bảo hiểm trong nhân dân, nhất là đối với thanh niên…; triển khai nhiều hoạt động phong phú đa dạng qua các Hội thi “Tìm hiểu Luật giao thông đường bộ”; tuyên truyền thực hiện “Nếp sống văn minh đô thị” và chấp hành nghiêm chỉnh Luật Giao thông Đường bộ tổ chức diễn đàn “Thanh niên với văn hóa giao thông”; tổ chức các đợt cao điểm tuyên truyền trong Tháng Thanh niên, Tháng An toàn giao thông. Tổ chức nhiều đợt cao điểm tuyên truyền an toàn giao thông tại Khu chế xuất, Khu công nghiệp, khu vực đông dân cư, khu nhà trọ công nhân, ký túc xá sinh viên…<br />
<br />
Tuyên truyền, vận động, sắp xếp các hộ kinh doanh khu vực chợ không lấn chiếm lòng, lề đường; hướng dẫn mọi người đậu xe đúng nơi quy định, sơn kẻ vạch trên vỉa hè tại các khu vực cho phép đậu xe; phối hợp điều phối lưu thông, tránh tình trạng kẹt xe khu vực chợ, cổng trường; tham gia tuyên truyền, hướng dẫn người điều khiển phương tiện giao thông dừng, đậu đúng vạch sơn tại các chốt đèn, đi đúng tuyến, vận động người dân nâng cao ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ… Ngoài ra, còn tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động chấp hành pháp luật về giao thông đường thủy để đảm bảo trật tự, an toàn trên các tuyến giao thông đường thủy nội địa. <br />
Chúng tôi xin đặt một số vấn đề để chúng ta có thể cùng nghiên cứu và tùy vào vị trí, cương vị của cá nhân, tổ chức, đơn vị của mình để có thể thực hiện ngay hoặc hiến kế cho thành phố trong việc phát huy vai trò của thanh thiếu niên thành phố trong tham gia xây dựng văn hóa giao thông:<br />
<br />
- Trước hết, muốn có văn hóa giao thông cần có văn hóa quản lý. Các nhà quản lý phải có văn hóa quản lý - quản lý vì dân, tức là thể hiện được văn hóa vật chất (một trong hai điều kiện tối thiểu để xây dựng văn hóa giao thông). Khi điều kiện cơ sở hạ tầng giao thông tốt nhất trong điều kiện cho phép, người dân được quan tâm, được hưởng những quyền lợi chính đáng của họ, họ sẽ giảm bớt căng thẳng rất nhiều và có thể hạn chế được nguy cơ xảy ra tai nạn khi tham gia giao thông. Bên cạnh đó là đối với lực lượng thực thi công vụ trong công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông. Thanh niên chúng ta làm gì để thể hiện vai trò nòng cốt trong việc xây dựng hình ảnh một Cảnh sát giao thông hoặc Thanh tra giao thông thân thiện, vui vẻ, lịch sự trong giao tiếp, ứng xử nhưng cương quyết, dứt khoát, rõ ràng minh bạch trong xử lý các hành vi vi phạm…<br />
<br />
<em>Vậy lực lượng thanh niên thành phố có thể tham gia được gì trong quá trình xây dựng văn hóa quản lý?</em><br />
<br />
- Ngoài công tác tuyên truyền về an toàn giao thông đến các tầng lớp nhân dân, nhất thiết phải chú trọng tập trung giáo dục ý thức tự giác chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông cho trẻ em, học sinh và thanh thiếu niên. Vì các đối tượng này sẽ có tác động lên toàn xã hội ở hiện tại và tương lai, hình thành nên văn hóa giao thông của người Việt. Giáo dục không phải theo kiểu tuyên truyền suông mà phải theo cách dạy các kỹ năng và thực hành nêu gương. Giáo dục bằng phương pháp giáo dục chủ động để người được giáo dục thấy được lợi ích của họ khi thực hiện những hành vi có văn hóa trong tham gia giao thông và được thực hành những hành vi ấy để tạo thành thói quen. <strong>Hành vi có văn hóa khi tham gia giao thông chỉ có thể có khi được tập luyện và thực hành nhiều lần</strong>. Bên cạnh đó, việc phải làm gương cho người khác, cho con em mình trong gia đình về những chuẩn mực văn hóa, tự giác chấp hành các quy tắc khi tham gia giao thông cũng là việc làm rất cần thiết. Trước hết bằng những việc làm thật cụ thể, đơn giản, ví dụ như: mỗi lần ngồi lên xe gắn máy thì lập tức phải đội mũ bảo hiểm đúng quy cách cho mình và cho người cùng đi xe với mình – đặc biệt là trẻ em; luôn tôn trọng tín hiệu đèn giao thông; không chạy xe lấn làn - lấn tuyến, vi phạm tốc độ, tránh vượt không đúng quy định, chuyển hướng không đúng quy định, đi bộ băng sang đường không đúng quy định… Tất cả mọi người đều có thể dễ dàng thực hiện việc làm gương tốt này, nhất là đối với cán bộ, công chức - viên chức nhà nước và đoàn viên, hội viên các tổ chức chính trị xã hội; các thành viên trong gia đình cần phải làm gương cho con cháu mình; thầy cô đối với học sinh mình… Nên chăng, Đoàn Thanh niên thành phố phát động phong trào “Mỗi đoàn viên, thanh niên là một tuyên truyền viên về văn hóa giao thông” trong năm 2013 và những năm tiếp theo. Tức là, làm thế nào để mỗi đoàn viên, thanh niên luôn luôn thể hiện <strong>tính nêu gương</strong> về trình độ văn hóa giao thông ở mọi lúc, mọi nơi?!<br />
<br />
- Bên cạnh việc tự giác chấp hành nghiêm túc các quy định pháp luật về trật tự an toàn giao thông, khi tham gia giao thông, sự nhường nhịn là rất cần thiết, đây là đức tính quan trọng và đó là yếu tố giúp người ta đảm bảo an toàn cho mình và cho cả người khác. Nhường nhịn giúp người ta biết kiềm chế, không phóng nhanh vượt ẩu và tránh được những va chạm không đáng có khi tham gia giao thông. Còn về khía cạnh văn hoá, đó là yếu tố cấu thành nên cái gọi là văn hoá, văn minh giao thông.<br />
<br />
- Song song với công việc giáo dục, công tác tuyên truyền của thanh niên trong những năm gần đây tuy có chuyển biến cả về hình thức lẫn nội dung nhưng nhìn chung vẫn chưa phát huy hết hiệu quả của công tác này như mong muốn. Bởi lẽ, thực tế vẫn còn nơi này, nơi khác, công tác tuyên truyền của thanh niên còn mang tính phong trào, nặng hình thức hơn nội dung; các hình thức để chuyển tải nội dung tuyên truyền còn theo lối mòn, chưa được đầu tư đúng mức nên hiệu quả chưa cao; nội dung thường chỉ mang tính kêu gọi chung chung mà không có tác động sâu sắc đến nhận thức của người được tuyên truyền; chưa tập trung được đối tượng nhất thiết phải được tuyên truyền (thanh niên công nhân, thanh niên trên địa bàn dân cư và các đối tượng thường vi phạm Luật giao thông đường bộ). Do vậy, ngoài việc tập trung phát huy hiệu quả các mô hình tích cực được đánh giá cao đã thực hiện trong thời gian qua, Tổ chức Đoàn Thanh niên thành phố cần phải có sự rà soát, đánh giá đúng thực chất của sự tác động, sự chuyển biến nhận thức trong thanh niên đối với kiến thức về an toàn giao thông trên cơ sở khoa học và đưa ra các biện pháp đổi mới công tác tuyên truyền theo hướng đơn giản nhưng thiết thực, có hiệu quả nhằm tác động trực tiếp đến nhận thức và hành vi của người tham gia giao thông trong thời gian tới, nhất là công tác phối hợp với các sở, ban, ngành chuyên môn thành phố và quan tâm hơn nữa đối với đối tượng là thanh niên công nhân và thanh niên lao động tự do trên địa bàn dân cư.<br />
<br />
Với một vài lý luận, nhận định và đặt vấn đề gợi ý như trên, hy vọng, Đoàn Thanh niên thành phố sẽ có những chương trình hành động thật cụ thể, thiết thực trong thời gian tới để thanh niên thành phố – một bộ phận quan trọng, là những người quyết định lớn cho hiện tại và tương lai của thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố văn minh – an toàn.<br />
</span></span></div>
<div style="text-align: right;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><strong>Ban An toàn giao thông TP.HCM</strong><br />
<br />
<br />
</span></span></div> </html>