<html> <head> <meta http-equiv='Content-Type' content='text/html; charset=utf-8'> <title> </title> </head> <div style="text-align: center;"><span style="color: rgb(0, 0, 255);"><strong><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">Hãy luôn dạy trò bằng cái tâm</span></span></strong></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Hơn 100 bạn trẻ thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn Thành phố đã có buổi gặp gỡ, giao lưu với GS.TS Vũ Gia Hiền – Chuyên gia Tâm lý Hội Tâm lý Giáo dục học Tp.HCM và Luật sư Nguyễn Văn Hậu – Phó Chủ tịch Hội Luật gia Tp.HCM xoay quanh những vấn đề về nghề nhà giáo và mối quan hệ thầy trò trong dòng chảy cuộc sống ngày nay.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: center;"><img width="448" height="336" src="DSCN2403.JPG" alt="" /></div>
<div style="text-align: center;"><em><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">Luật sư Nguyễn Văn Hậu, GS.TS Vũ Gia Hiền trong buổi giao lưu.</span></span></em></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Nhắc đến nghề giáo thì việc dạy thêm, học thêm đã trở thành vấn đề “nóng hổi” và được nhiều người quan tâm. Bên cạnh những mặt tích cực và hiệu quả từ việc dạy thêm, học thêm thì cũng tồn đọng những thực trạng đáng lo ngại. GS.TS Vũ Gia Hiền cho biết: “Việc học thêm, dạy thêm không chỉ không có tội mà nó còn rất cần cho sự phát triển của đất nước. Có rất nhiều thầy cô sử dụng phương thức dạy thêm, học thêm nhằm mục đích nâng cao trình độ cho các em học sinh yếu kém cũng như rèn luyện bồi dưỡng cho những em học sinh khá, giỏi. Tuy nhiên, việc lợi dụng dạy thêm để trục lợi trong sự khó khăn của học sinh – sinh viên, phục vụ cho mục đích của bản thân đã gây ra sự bất công bằng trong cuộc sống và làm ảnh hưởng ít nhiều đến hình ảnh của người thầy ngày nay”.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Cũng theo GS.TS Vũ Gia Hiền thì khi một xã hội phát triển, nó sẽ bắt đầu có sự phân hóa. Không chỉ phân hóa giàu, nghèo mà còn có cả sự phân hóa đạo đức và vô đạo đức. Người thầy ngày nay chỉ chú trọng vào trách nhiệm dạy chữ mà quên đi trách nhiệm dạy làm người. Nhưng giữa 2 trách nhiệm thì dạy làm người là vấn đề cần đặt nặng trong công tác đào tạo của ngành giáo dục. Một người thầy có tâm, có tài, có đức thì sản phẩm của họ chính là nguồn nhân lực mạnh mẽ góp phần vào sự phát triển của đất nước. </span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Để khắc phục và xây dựng hình mẫu chuẩn mực về một người thầy trong xã hội ngày nay cũng như thiết lập mối quan hệ tốt đẹp của tình thầy trò. Luật sư Nguyễn Văn Hậu chia sẻ: “Chúng ta cần nhìn lại những tồn đọng yếu kém và cách thức thực hiện trong ngành giáo dục Việt Nam hiện nay để chú trọng đầu tư vào những điểm mạnh của ngành. Chương trình dạy học quá nặng nên cần phải tiến hành cải cách, chương trình hiện nay nên theo thông lệ quốc tế và cần có những chính sách ưu đãi về mặt tiền lương cho giáo viên”.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Với kinh nghiệm đứng lớp nhiều năm ở các trường Đại học, Cao đẳng, GS.TS Vũ Gia Hiền gửi đến các thế hệ thầy cô đã, đang và sẽ đi vào con đường “trồng người”: “Đã mang hình mẫu của một người thầy thì cần đào tạo cho mình cái tâm, biết người biết mình, biết dạy người dạy chữ, biết xu thế phát triển của xã hội. Và quan trọng nhất là phải biết cống hiến cho thế hệ ngày mai.”</span></span></div>
<div style="text-align: right;"><strong><br />
</strong></div>
<div style="text-align: right;"><strong>Bài, ảnh: NHƯ NGỌC</strong></div>
<div style="text-align: right;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
</span></span></div> </html>