<html> <head> <meta http-equiv='Content-Type' content='text/html; charset=utf-8'> <title> </title> </head> <div>
<meta content="text/html; charset=utf-8" http-equiv="Content-Type">
<title></title>
<div style="text-align: center;"> </div>
<span style="font-family: Arial;">
<div style="text-align: center;"><span style="color: rgb(0, 0, 255);"><strong><span style="font-size: small;">Truyền lửa cho sinh viên sư phạm</span></strong></span></div>
</span>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Sáng 23/11/2012, Đoàn trường Đại học Sư phạm tổ chức buổi tọa đàm “Đổi mới phương pháp giảng dạy trong học chế tín chỉ và Tiếp lửa lòng yêu nghề”. Buổi tọa đàm là dịp để các thầy cô cùng trao đổi với nhau về phương pháp giảng dạy và học tập phù hợp với chương trình học chế tín chỉ, truyền đạt những kinh nghiệm công tác và bày tỏ những tâm tư, nguyện vọng nhằm thắp lên ngọn lửa của lòng yêu nghề trong mỗi người.<br />
<br />
<strong>Đổi mới nhận thức của người dạy </strong><br />
<br />
Thực hiện đào tạo theo học chế tín chỉ là một yêu cầu khách quan của quá trình đổi mới giáo dục và đào tạo ở nước ta theo hướng hiện đại nhằm nâng cao chất lượng đào tạo bậc đại học, đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng của đất nước. Thực hiện chủ trương của Bộ Giáo dục và đào tạo về chuyển đổi đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo học chế tín chỉ, bắt đầu từ năm 2010, phần lớn các trường đại học, cao đẳng đã chuyển sang đào tạo theo học chế tín chỉ. </span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"> </span></div>
<div style="text-align: center;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><img width="448" height="336" alt="" src="DSC08173.JPG" /></span></span></div>
<div style="text-align: center;"> </div>
<span style="font-family: Arial;">
<div style="text-align: center;"><em><span style="font-size: small;">Buổi tọa đàm diễn ra thu hút nhiều sự quan tâm của sinh viên ngành sư phạm</span></em></div>
</span>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<span style="font-family: Arial;">
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Quan điểm chủ đạo của học chế tín chỉ là lấy người học làm trung tâm, giảm giờ lên lớp, tăng giờ tự học nhằm phát huy cao nhất tính tích cực, chủ động tích lũy kiến thức của người học. Đây cũng là thách thức lớn nhất của người giảng viên khi đứng lớp giảng dạy theo học chế này. Vì thế đổi mới phương pháp giảng dạy để đáp ứng yêu cầu đào tạo của học chế tín chỉ là yêu cầu cấp thiết đối với tất cả các giảng viên. <br />
<br />
Tại buổi tọa đàm, các đại biểu nêu rõ những khó khăn, thách thức khi áp dụng giảng dạy trong học chế tín chỉ tại các trường Sư phạm. Đó là số giờ lên lớp không đủ để thầy cô truyền thụ kiến thức và kinh nghiệm giảng dạy cho sinh viên, không ít giảng viên còn gặp lúng túng khi chuyển sang giảng dạy theo học chế tín chỉ, vì họ đã quá quen thuộc với cách giảng dạy theo hệ niên chế, việc chuyển sang học chế tín chỉ cũng gây không ít khó khăn cho việc thu hút sinh viên tham gia vào hoạt động Đoàn - Hội.<br />
<br />
Để góp phần tháo gỡ những khó khăn trên, nhiều đại biểu đã thống nhất rằng để đổi mới trong học chế tín, quan trọng nhất là cần thay đổi về mặt nhận thức của người thầy. Trong đào tạo theo học chế tín chỉ, người thầy có vai trò truyển đạt kiến thức đồng thời đóng vai trò định hướng cho sinh viên phát huy tính tích cực, chủ động, năng lực sáng tạo, khả năng tự phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề. Với phương thức đào tạo mới này, người thầy phải chuyển từ vai trò của người đơn thuần truyền đạt kiến thức sang vai trò của người hướng dẫn, hỗ trợ, cố vấn. <br />
<br />
ThS Nguyễn Ngọc Trung, Phó trưởng Phòng Đào tạo, Đại học Sư phạm TP. HCM cho rằng “Việc đổi mới nhận thức của người thầy có ý nghĩa quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Người thầy cần tích cực, chủ động, không áp dụng các mô thức giáo dục một cách giáo điều, cứng nhắc mà phải khéo léo linh hoạt để có thể truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cho sinh viên” <br />
<br />
Đồng thời, tại tọa đàm, các đại biểu cũng đóng góp các tham luận như “Những khó khăn và giải pháp khi tổ chức dạy và học theo học chế tín chỉ” của thầy Tống Xuân Tám, Phó trưởng Khoa Sinh học, ĐHSP TP.HCM, “Dạy học Dự án - Từ lí luận đến thực tiễn” của ThS. Trịnh Lê Hồng Phương, khoa Hóa học, ĐHSP TP.HCM.<br />
<br />
<strong>Truyền “lửa” nghề cho sinh viên </strong><br />
<br />
Buổi tọa đàm còn lắng đọng với những cảm xúc, trăn trở, băn khoăn của những sinh viên ngành Sư phạm và các thầy, cô giáo mới vào nghề. “Tôi sẽ được gì khi chọn nghề giáo?,...”<br />
<br />
Những thắc mắc, trăn trở đó được giải đáp qua tham luận “Truyền lửa nghề cho sinh viên”của cô Nguyễn Thị Thu Huyền, Khoa Tâm lí giáo dục, trường Đại học Sư phạm TP. HCM. Cô tâm sự rằng cô đến với nghề giáo như là “duyên nợ”, tuy nghề giáo không phải là lựa chọn số một của cô, vì đôi khi có những khó khăn trong cuộc sống thường nhật và có nhiều thứ phải lo nghĩ nhưng với sự quan tâm, yêu thương của sinh viên, của các đồng nghiệp, của những thầy cô đi trước, cô Huyền đã tiếp tục 7 năm gắn bó với nghề, trải qua không ít những niềm vui, cô càng trân quý hơn nghề nghiệp mà cô đã lựa chọn. <br />
<br />
Không chỉ với cô Huyền mà hằng ngày trong cuộc sống của chúng ta luôn bắt gặp nhiều thầy cô vẫn tận tụy với nghề, với bảng đen, phấn trắng. Nhiều người trong số họ cuộc sống hàng ngày còn rất khó khăn, thiếu thốn mọi bề nhưng các thầy cô vẫn không từ bỏ niềm đam mê khi đứng trên bục giảng, không từ bỏ tình yêu với học trò. Với những câu chuyện kể sinh động, đời thực, mỗi thầy cô như tiếp thêm sức mạnh cho các bạn sinh viên để các bạn vững vàng hơn trên con đường hoàn thiện tri thức, thực hiện ước mơ nghề nghiệp cao quý của mình.<br />
<strong><br />
</strong></span></div>
</span>
<div style="text-align: right;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><strong>ĐẬU TRANG</strong><br />
<br />
</span></span></div>
</meta>
</div>
<div><span style="font-family: Arial;"><br />
</span></div> </html>