<html> <head> <meta http-equiv='Content-Type' content='text/html; charset=utf-8'> <title> </title> </head> <div style="text-align: center;"><strong><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><span style="color: rgb(0, 0, 255);"> Hương Cốm vùng biển mặn</span></span></span></strong></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Bình Thuận quanh năm bao phủ bởi nắng, gió và hương vị mằn mặn của biển cả, chứ ai nào biết len lỏi trong những nét đặc trưng ấy thì Bình Thuận đang chiếm giữ một hồn quê mộc mạc, thơm lừng qua cái hương vị mà tôi xin được gọi tên là hương Cốm.</span></span></div>
<div> </div>
<div style="text-align: center;"><img src="2.JPG" width="446" height="334" alt="" /></div>
<div style="text-align: center;"><em><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Hương Cốm - món quà tết không thể thiếu của người dân xứ biển</span></span></em></div>
<div> </div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Không biết từ khi nào mà người dân Bình Thuận lại xem cốm hộc là một món ăn truyền thống không thể thiếu trong những dịp Tết đến xuân về. Cốm hộc mang một ý nghĩa thiêng liêng tượng trưng cho sự dung hòa giữa trời và đất. Chính vì vậy, cốm hộc mang vẻ ngoài hình khối vuông và bên trong bao phủ bởi hương vị lúa nếp thơm lừng. Nếu ai đã từng ghé thăm Bình Thuận vào những dịp 29 hay 30 tết thì sẽ không tránh khỏi sự ngạc nhiên khi Cốm hộc là món ăn được trưng trên bàn thờ tổ tiên trong những ngày đầu năm mới bởi người dân nơi đây quan niệm “nhà nào trưng cốm trên bàn thờ tổ tiên thì sẽ gặp vận may cả năm về thiên thời, địa lợi, nhân hòa.” </span></span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Tôi may mắn được ghé thăm một cơ sở sản xuất cốm truyền thống của chị Thu Cúc thuộc thị trấn Phú Long, huyện Hàm Thuận Bắc. Người dân vùng này quen gọi chị với cái tên thân mật - Chị Bảy. Mang dáng vóc mảnh khảnh và rám nắng nhưng chị Bảy đã gần 10 năm kinh nghiệm trong việc làm cốm hộc. Chị Bảy chia sẻ thêm “Người dân Phan Thiết xem phong tục trưng cốm trên bàn thờ tổ tiên vào dịp tết là một nét văn hóa đã xuất hiện hàng trăm năm nay. Vào dịp tết có thể thiếu món này món nọ nhưng cốm hộc thì không thể thiếu.” Để có được một hộc cốm chất lượng trưng trong ngày tết, người ta phải thực hiện nhiều công việc và công đoạn khác nhau. Khó khăn nhất là tìm ra những hạt nếp ba tháng - đó là những hạt nếp được thu hoạch sau 3 tháng gieo trồng. Chị Bảy cho biết nguyên liệu chính của cốm là nổ. Người ta gọi là nổ bởi tiếng kêu của những hạt nếp được rang trong lò đất ở nhiệt độ cao sẽ phát ra tiếng nổ lụp bụp. Bên cạnh đó, ngoài vị ngọt thanh của đường, cốm phải có thêm dứa và gừng. Gừng có vị cay nồng đặc trưng không thể thiếu trong nếp ẩm thực của người phương Nam. Với người dân Phan Thiết, gừng tượng trưng cho sự khỏe mạnh, dẻo dai bởi gừng vốn là một loại thuốc quý trong dân gian được sử dụng vào nghành y học cổ truyền. Gừng thể hiện cho sự thủy chung (muối mặn – gừng cay) và sức sống bởi nó là loại cây dễ trồng dù ở thời tiết khắc nghiệt.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Gọi là Cốm hộc bởi nó được đóng thành khối vuông và bao bọc bởi giấy ngũ sắc. 2 đầu cốm hộc được dán hoa giấy nhiều màu thể hiện sự khéo léo và tâm hồn đầy phóng khoáng, yêu đời, hồn hậu của người dân xứ biển nơi đây.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Theo thời gian, cuộc sống con người ngày càng phát triển và cốm hộc Bình Thuận được biến tấu thành nhiều loại khác nhau. Nó không đơn thuần chỉ là một món ăn truyền thống trong ngày Tết cổ truyền nữa mà đã trở thành đặc sản của vùng biển nắng, gió này. Tuy nhiên, dù cốm hộc có biến tấu thế nào thì khung cảnh nhộn nhịp làm cốm trong ngày Tết của người Phan Thiết với người trộn nổ, người chèn nổ vào hộc cốm, người đóng cốm, người gói cốm,…vẫn được gìn giữ theo năm tháng mà người Phan Thiết quen gọi là nếp xưa.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
</span></span></div>
<div style="text-align: right;"><strong><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
</span></span></strong></div>
<div style="text-align: right;"><strong><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">NGỌC TRẦN</span></span></strong></div>
<div style="text-align: right;"> </div> </html>