<html> <head> <meta http-equiv='Content-Type' content='text/html; charset=utf-8'> <title> </title> </head> <div>
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=utf-8">
<title></title>
<div style="text-align: center;"><strong><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">Điểm đến trong tuần: </span></span></strong><span style="color: rgb(0, 0, 255);"><strong><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">Khu di tích khảo cổ học cấp quốc gia Giồng Cá Vồ</span></span></strong></span><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
</span></span></div>
<div><strong>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">Bắt đầu từ tháng 3/2013, website Thành Đoàn xin trân trọng gửi đến bạn đọc những địa danh di tích lịch sử, những di tích kiến trúc nghệ thuật, di tích kiến trúc nghệ thuật, di tích khảo cổ học,... Qua đó giúp cho bạn đọc hiểu hơn về những danh lam thắng cảnh gắn liền với quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của ông cha ta và các bạn cũng có thể chọn là nơi dã ngoại, sinh hoạt tập thể.</span></span></div>
</strong></div>
<div style="text-align: justify;"><strong><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Các bạn cũng có thể gửi tin bài cộng tác cho chuyên mục Du lịch – Khám phá qua địa chỉ email: </span><span style="color: rgb(0, 0, 255);"><span style="font-size: small;">tuyengiaothanhdoantp@gmail.com</span></span></span></strong></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Nếu có ai hỏi tôi tại sao yêu Cần Giờ? Tôi sẽ trả lời ngay không do dự: vì Cần Giờ là huyện ngoại thành duy nhất của thành phố vừa có biển lại có rừng; một cánh rừng được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới vào năm 2000; có những người dân miền biển hiền hòa, chân chất; có Lễ hội truyền thống ngư dân mang đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam; có di tích cấp Quốc gia căn cứ Rừng Sác…</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: center;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><img width="448" height="336" src="1.jpg" alt="" /></span></span></div>
<div style="text-align: center;"><em><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">Tham quan Giồng Cá Vồ</span></span></em></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Là người dân Cần Giờ, tôi nghĩ còn một địa điểm rất quan trọng cần giới thiệu cho nhiều người cần tìm đến để khám phá là khu di tích khảo cổ học Giồng Cá Vồ. Theo các nhà Khảo cổ học, Cần Giờ là một vùng đất cổ, nơi ghi lại những dấu vết xa xưa của loài người qua các di chỉ khảo cổ học và các ngôi mộ cổ trong đó di chỉ Giồng Cá Vồ có niên đại cách nay khoảng 3000 năm. Vào ngày 13/04/2000, Bộ Văn hóa Thông tin quyết định công nhận Di chỉ khảo cổ học Giồng Cá Vồ thuộc xã Long Hòa, huyện Cần Giờ là di tích khảo cổ học nằm trong số những di tích lịch sử văn hóa Quốc gia cần được bảo vệ. Dự án Giồng Cá Vồ đang được trùng tu, phục nguyên và là một quy hoạch phát triển du lịch sinh thái cho cả huyện Cần Giờ TP.HCM.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: center;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><strong><img width="448" height="300" alt="" src="2.jpg" /></strong></span></span></div>
<div style="text-align: center;"> </div>
<div style="text-align: center;"><img width="448" height="299" alt="" src="3.jpg" /></div>
<div style="text-align: center;"><em><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Hệ sinh thái và một số cổ vật được tìm thấy tại đây</span></span></em></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Cách cửa biển 5km, Cần Giờ có nhiều gò nổi, người dân địa phương gọi là Giồng. Một số Giồng có diện tích lớn như: Giồng cá vồ, Giồng phệt, Giồng cá trăng … Cá Vồ là một Giồng đất đỏ rộng 7000m2, cao 1,5m nằm tả ngạn sông Hà Thanh, cách bờ sông chừng 100m. Các nhà khảo cổ đã phát hiện năm 1993. Đến năm 1994, tiến hành khai quật 230m2 diện tích. Tầng văn hoá dày đến 1,50m, gồm 4 lớp: đất canh tác đến độ sâu 0,3m; đất đỏ bazan từ 0,3-0,7m; đất đen xốp lẫn nhiều gốm than tro từ 0,7-0,9m; đất đỏ vàng nhiều gốm từ 0,9m-1,5m. Qua 2 lần đào thám sát và khai quật, các nhà khảo cổ bước đầu xác nhận đây là di chỉ cư trú sản xuất gốm là khu mộ táng của người xưa. Hiện đã tìm thấy gần 350 mộ chum và 10 mộ đất. Di vật trong mộ là hài cốt người, đặc biệt trong các mộ chum còn khá nguyên vẹn. Phần lớn di cốt trong chum được người cổ mai táng theo tư thế ngồi bó gối. Chum mai táng ở Giồng Cá Vồ có hai loại mộ cổ và mộ đất, trong đó mộ đất chiếm ưu thế, trên 90%, và hai loại này đều chưa thấy trong bất kỳ một di tích mộ chum nào ở Đông Nam Á. Số lượng chum nhiều, với sự thống nhất của phương thức và đồng nhất của loại hình chum mai táng, cho thấy táng thức của cư dân Giồng Cá Vồ đã tồn tại khá lâu dài và ổn định, như một truyền thống độc đáo ở khu vực Đông Nam Á. Các nhà khảo cổ xác định: đây là khu mộ táng thuộc văn hoá tiền khảo cổ học Sa Huỳnh, chủ nhân là cư dân bản địa, thể hiện rõ nét của chủng Mongoloid.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: center;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><img width="448" height="307" src="4.jpg" alt="" /></span></span></div>
<div style="text-align: center;"><em><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">Một số xâu chuỗi tìm được</span></span></em></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Phương thức hung táng trong chum gốm tròn hình cầu với tư thế ngồi bó gối cho thấy hình ảnh một đứa trẻ trong bụng mẹ. Đây là quan niệm về một vòng luân hồi mới, nhất là khi trong chum có khoét những lổ tròn như cửa để linh hồn tiếp xúc với thế giới linh hồn và trở về mộ chum là ngôi nhà - nơi cư ngụ của linh hồn. Một đặc điểm chung khác là tục hung táng trẻ em trong chum, vò, không chỉ ở cư dân có táng tục mộ chum và còn thấy ở nhiều nhóm cư dân có táng tục khác, càng làm cho quan niệm “khi chết được trở về lòng (đất) mẹ” rõ ràng hơn. Các lổ nhỏ khoét trên thân và đáy chum chính là lổ thoát hồn cho thể xác trong chum, trong hang tối để đi đến miền ánh sáng. Như vậy, mộ chum với tục hung táng là biểu hiện của tín ngưỡng Mẹ khởi nguồn: chum gốm tượng trưng cho bụng mẹ - lòng mẹ, di cốt bó ngồi trong chum tượng trưng cho sự tái sinh.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Những di tích mộ chum ở Đông Nam Á thường phân bổ trên các địa hình cao ven biển hoặc ven các con sông lớn như: cồn cát ven biển, giồng đất, đồi gò ven sông, hang núi cao sát bờ biển… Sông, biển ở đây tượng trưng cho sự ngăn cách thế giới người sống và thế giới người chết. Như vậy, mộ chum ở Đông Nam Á là biểu tượng của chiếc thuyền thiêng, phương tiện đưa linh hồn người chết về với tổ tiên, là cầu nối thế giới người sống với thế giới người chết, biểu hiện một cách mãnh liệt sự cầu mong tái sinh hay chính là niềm tin về sự bất tử của con người. Từ những đặc trưng táng tục mộ chum ở Đông Nam Á chúng ta có thể nhận thấy những biểu hiện chung về quan niệm tín ngưỡng của cư dân cổ nơi đây. Đó là sự sùng bái linh hồn người chết, là sự biểu hiện mối quan hệ gắn bó giữa con người - linh hồn và biển cả, qua việc lựa chọn những loại hình cao ráo ven biển, ven sông để đặt khu mộ táng. Từ sự nhận biết một số đặc tính vật chất chung của các vật thể: hang núi - quả bầu - chum gốm - thuyền, qua tư duy cư dân cổ Đông Nam Á đã liên kết thành một chuỗi biểu tượng về lòng mẹ - sự sinh thành - sự sống - cái chết - sự tái sinh, thể hiện tín ngưỡng đất Mẹ và sự bất tử của linh hồn. Đấy cũng chính là mối bận tâm muôn thuở của loài người.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Cùng với di cốt người là nhiều hiện vật phong phú về chất liệu, hình loại và công dụng được tìm thấy tại khu di tích Giồng Cá vồ. Số lượng hiện vật thu được là: 21 khuyên tai hai đầu thú, 02 khuyên tai ba mấu, 1.046 hạt chuỗi đá, 09 vòng tay và nhiều mảnh vòng bằng đá, hơn 200 hạt chuỗi, 15 vòng tay bằng thủy tinh; 36 vòng tay, một số hạt chuỗi, 36 răng nanh thú, 08 công cụ bằng xương; 70 giáo, lao, lưỡi câu, rìu bằng kim loại; các mảnh nồi, bình chân đế, cà ràng minh khí bằng gốm và các mảnh đất nung màu đỏ…. Đây là các loại hình gốm thuộc văn hoá tiền khảo cổ học Sa Huỳnh và văn hoá khảo cổ học Óc Eo.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Hiện nay, các nhà khảo cổ học xác nhận, trên địa bàn thành phố TP Hồ Chí Minh có 132 công trình, địa điểm đã được xếp hạng di tích nhưng chỉ có 160 địa điểm mộ táng cổ niên đại cuối thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 20; trong đó đã xác định 12 ngôi mộ cổ đủ tiêu chí lập hồ sơ xếp hạng di tích, 21 ngôi mộ đưa vào danh mục quy hoạch bảo tồn. Và chỉ có 2 di tích khảo cổ được xếp hạng di tích quốc gia là Giồng Cá Vồ (huyện Cần Giờ) và Lò gốm Hưng Lợi (Quận 8). Cho thấy khu di tích khảo cổ học Giồng Cá Vồ huyện Cần Giờ là vùng đất cổ, nơi ghi lại những dấu vết xa xưa của loài người qua các di chỉ khảo cổ học.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Từ những phát hiện quan trọng này, mục tiêu đẩy mạnh tiến độ thực hiện dự án và phát huy di tích khảo cổ học cấp quốc gia Giồng Cá Vồ nhằm bảo quản, trùng tu, phục chế lại khung cảnh tự nhiên và khung cảnh xã hội vốn có của di tích, cảnh quan tự nhiên như các loại cây cỏ thực vật, sinh vật... đồng thời, thu hút khách tham quan trong và ngoài nước đến tham quan cảnh quan sinh hoạt và sản xuất của người xưa trên mảnh đất này cách nay khoảng 3.000 năm chứa nhiều đồ tùy tán với đồ trang sức bằng vàng, ngọc, mã não và các hiện vật khác còn được bảo tồn đến ngày nay.<br />
</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Tại Chương 1, điều 9 Luật Di sản văn hóa năm 2003 của Quốc Hội nước cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: “ Nhà nước có chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa nhằm nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đóng góp, tài trợ cho việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa”.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Hiện tại, du khách đến tham quan, du lịch Cần Giờ ngày càng đông vào những ngày cuối tuần, song chỉ tập trung vào khu du lịch 30-4, đảo khỉ, khu căn cứ Rừng Sác… nhưng khu di tích khảo cổ học như Giồng Cá Vồ vẫn chưa tạo thuận lợi cho du khách đến tham quan vì chưa có đường giao thông.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Vì vậy, việc thiết lập một dự án trùng tu, phục nguyên Di tích Giồng Cá Vồ cần được đẩy nhanh việc xây dựng cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng như: xây dựng đường giao thông đáp ứng nhu cầu khách tham quan; thu thập tư liệu hiện vật liên quan đến Di tích để xây dựng một “Bảo tàng sinh thái biển ” cho Cần Giờ đồng thời, phát triển thương nghiệp, dịch vụ, du lịch tại khu Di tích như: giới thiệu những đặc sản, món ăn, đồ lưu niệm mang đặc trưng huyện biển. Cần Giờ có các điểm du lịch như: Vàm Sát, Khu di tích lịch sử cấp quốc gia chiến khu Rừng Sác, Lâm viên (đảo khỉ), bãi biển 30-4, Lễ hội Nghinh ông Cần Giờ … tại các địa điểm này cũng cần trang bị các Resuore quản bá cho du khách biết thêm Cần Giờ còn một địa điểm tham quan rất độc đáo cấp Quốc gia là khu di tích khảo cổ học Giồng Cá Vồ tại xã Long Hòa. Cần Giờ có Lễ hội truyền thống Nghinh ông được nhiều người biết đến thì trong các brochure quảng bá các trò chơi, điểm tham quan cần quảng bá thêm về khu di tích khảo cổ học Giồng Cá Vồ để du khách được biết và có nhu cầu đến tham quan địa điểm này. Đây cũng là công tác phối hợp rất hiệu quả trong công tác quảng bá về tiềm năng du lịch phong phú của Cần Giờ.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: center;"><img width="440" height="327" alt="" src="6.jpg" /></div>
<div style="text-align: center;"> </div>
<div style="text-align: center;"><img width="340" height="254" alt="" src="7.jpg" /></div>
<div style="text-align: center;"><em><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Khám phá Giồng Cá Vồ có thể tìm ra những điều hay</span></span></em></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Quan trọng hơn, các ngành chức năng huyện cần xây dựng đội ngũ cán bộ có đầy đủ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, hướng dẫn viên du lịch để giới thiệu cho du khách hiểu hơn về khu Di tích lịch sử này. Qua Hội thi “Tìm hiểu về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện Cần Giờ” tôi mới có dịp hiểu thêm về Khu di tích Khảo cổ học Giồng Cá Vồ. Khi nghe tôi nói về Giồng Cá Vồ, nhiều người hỏi tôi rằng: Giồng Cá Vồ ở đâu? nơi đó có gì mà gọi là khu Di tích khảo cổ học cấp quốc gia và tại sao phải phát triển điểm du lịch tại đây v.v… Quả thật, tại huyện Cần Giờ vẫn còn một số người dân chưa hiểu hết về những địa điểm, những di tích hiện có trên địa bàn mình đang sinh sống. Đặc biệt là khu Di tích tịch sử cấp quốc gia khảo cổ học Giồng Cá Vồ.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Chính vì vậy, các cấp lãnh đạo, các đơn vị chủ quản cần tạo điều kiện thuận lợi để đưa các em học sinh, CBCC, viên chức, đảng viên và nhân dân trên địa bàn đến tham quan khu Di tích này để hiểu và yêu hơn về mảnh đất Cần Giờ đồng thời phải có chính sách khuyến khích, ưu đãi riêng cho người dân địa phương. Khi đội ngũ trí thức, lực lượng học sinh và nhân dân trên địa bàn hiểu được truyền thống, lịch sử huyện nhà và tự hào về những gì hiện có mà thiên nhiên ban tặng cho người dân nơi đây thì tôi tin rằng bất cứ người dân Cần Giờ nào cũng có thể quản bá và giới thiệu rõ nét đến du khách, thân nhân của mình đến tham quan những địa điểm mang giá trị văn hóa tinh thần và nguồn gốc của người dân bản địa.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><img width="600" height="133" src="8.jpg" alt="" /></span></span></div>
<div style="text-align: center;"><em><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">Giồng </span></span>Cá Vồ nhìn từ xa</em></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Với lợi thế vừa có rừng, vừa có biển và là khu dự trữ sinh quyển quốc tế, Cần Giờ đã được Tổng cục Du lịch chọn là một trong 29 điểm du lịch sinh thái của quốc gia. Việc quy hoạch phát triển khu du lịch Cần Giờ trong đó có việc trùng tu, phát triển khu Di tích Giồng Cá Vồ vừa phù hợp với xu hướng phát triển TP.HCM hướng ra biển, vừa phù hợp với định hướng chung theo quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội huyện Cần Giờ giai đoạn từ đây đến năm 2020; trong đó ngành du lịch Cần Giờ sẽ trở thành ngành kinh tế quan trọng làm động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác trên địa bàn cùng phát triển.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Với tôi, Giồng Cá Vồ giống như một “cô gái đẹp đang ngủ”. Chính vì vậy, rất cần một bàn tay để “lay cô gái” ấy dậy bằng những chính sách cụ thể, phục nguyên và phát triển khu di tích. Khi cô gái ấy “tỉnh giấc”, tôi tin rằng Giồng Cá Vổ sẽ là một địa điểm thật sáng để phát triển ngành du lịch huyện nhà trong tương lai.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><strong> </strong></div>
<table width="400" cellspacing="1" cellpadding="1" border="1" align="center">
<tbody>
<tr>
<td>
<div><strong><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">Địa chỉ: </span></span></strong><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"> Xã Long Hòa Huyện Cần Giờ<br />
<strong>Quyết định xếp hạng: </strong>Số 2000/QĐ - BVHTT 13/4/2000<br />
<strong>Liên hệ: </strong>UBND huyện, Trung tâm Văn hoá huyện Cần Giờ</span></span><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
<strong>Địa điểm tuần tới:</strong> Lò gốm cổ Hưng Lợi<br />
</span></span></div>
</td>
</tr>
</tbody>
</table>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: right;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><em>Theo http://www.cangio.hochiminhcity.gov.vn</em><br />
<br />
</span></span></div>
</meta>
</div> </html>