<html> <head> <meta http-equiv='Content-Type' content='text/html; charset=utf-8'> <title> </title> </head> <div>
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=utf-8">
<title></title>
<div style="text-align: center;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><span style="color: rgb(0, 0, 255);"><strong> <span style="text-align: justify;">Sinh viên làm chương trình phát thanh</span></strong></span><span style="text-align: justify;"><br />
</span></span></span></div>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Khi xã hội ngày càng phát triển, các phuơng tiện thông tin đại chúng rầm rộ ra đời thì đôi khi người ta lại lãng quên đi chiếc radio cũ kĩ ngày nào. Nhưng cũng ở đâu đó thì chiếc radio lại là một người bạn thân thiết bên bác nông dân, người tài xế hay những bạn sinh viên. Có ai biết phía sau những chiếc radio ấy là cả một câu chuyện dài mà ở đó những phát thanh viên là những nhân vật chính.</span></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: center;"><img src="2aac0d66-1d50-46ad-9855-fa6613ff221a.jpg" width="391" height="280" alt="" /></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Không đuợc đào tạo một ngày nào về kỹ thuật phát thanh nhưng các bạn sinh viên của truờng Đại học Lao động-Xã hội cơ sở II cũng có hẳn cho mình một chuơng trình phát thanh trong ký túc xá. Phuơng tiện làm nghề chính của các bạn chỉ là một chiếc máy tính và một chiếc micro thu âm. Vậy mà các chương trình làm ra cũng rất thú vị và được hưởng ứng nhiệt tình.</span></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Còn nhớ vào mùa Tiếp sức mùa thi năm 2012, vô tình một lần trên Facebook tôi nghe được một chuơng trình phát thanh có cái tên rất thú vị “Chương trình phát thanh-Tiếp sức mùa thi-Kết nối yêu thuơng-Ngã Ba Đại cương”. Thấy thú vị nên tôi vào nghe thử, thì ra là chương trình do các bạn sinh viên tình nguyện Tiếp sức mùa thi tại đội Ngã Ba Đại Cương khu vực Thủ Đức thực hiện để giao lưu trong đội thời gian diễn ra chiến dịch. Với các bạn, có lẽ niềm đam mê chính là động lực duy nhất để các bạn làm nên những chương trình thú vị này. Tuy phương tiện chỉ đơn giản là những chiếc điện thoại thu âm rồi một vài thao tác cắt dán là làm nên một chương trình, nhưng hiệu quả mang lại thì rất lớn.</span></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Không chuyên là thế, vậy nếu được đào tạo bài bản thì sao. Tôi đến với Truờng Cao Đẳng Phát thanh-Truyền hình 2. Với những trang thiết bị hiện đại và là trụ sở của kênh VOV Giao thông nên các bạn sinh viên ở đây có rất nhiều điều kiện để làm chương trình. Từ phòng thu studio do Thụy Điển tài trợ cho đến các máy móc hiện đại tác nghiệp hiện truờng hay máy phát sóng trực tiếp khu vực Thành phố.</span></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Chuyện sinh viên làm phát thanh trong trường học hiện nay không phải là lạ lẫm khi mà các bạn sinh viên năng động luôn kiếm sân chơi cho mình trên các lĩnh vực. Mong rằng mô hình sinh viên làm radio trong các trường Đại học, Cao đẳng sẽ đuợc nhân rộng.</span></span></p>
<p class="MsoNormal" align="right" style="text-align:right"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><b>LÊ THẠCH</b></span></span><b><o:p></o:p></b></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><b> </b></span></span></p>
</meta>
</div> </html>