<html> <head> <meta http-equiv='Content-Type' content='text/html; charset=utf-8'> <title> </title> </head> <div style="text-align: center;"><span style="color: rgb(0, 0, 255);"><strong><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">Đừng xé sách lịch sử nữa các bạn nhé!</span></span></strong></span></div>
<div><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Một đoạn video vừa được tung lên mạng, đưa hình ảnh hàng trăm học sinh của một trường THPT tại TPHCM xé đề cương môn lịch sử và hò reo sung sướng khi được thông báo năm nay môn học này không thi tốt nghiệp THPT.</span></span></div>
<div><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
</span></span></div>
<div style="text-align: center;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><img width="448" height="328" src="1.jpg" alt="" /><br />
(Minh họa: Ngọc Diệp)</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
<br />
Xem đoạn video mà ruột thắt, mà buồn đến não lòng. Đề cương môn lịch sử bị xé nát, vứt thành một đống rác trắng xóa sân trường. Có thể các bạn trong một lúc bột phát, bắt chước nhau thực hiện một hành động thiếu suy nghĩ. Nhưng có thể hành động đó có nguyên nhân sâu xa, đó là chán ghét môn lịch sử.<br />
<br />
Đã bao mùa thi rồi, lịch sử vẫn là môn thi nhiều điểm 0 và nhiều điểm kém nhất. Mặc dù người đứng đầu ngành giáo dục từng phát biểu điểm 0 môn lịch sử nhiều là chuyện bình thường, nhưng thực ra là rất không bình thường. <br />
<br />
Thử đi tìm nguyên nhân vì sao học sinh chán ghét môn lịch sử, chỉ khi tìm đúng nguyên nhân mới có thể trị liệu được. Lịch sử là môn học hấp dẫn, thú vị, giàu kiến thức, phong phú cảm xúc, nhưng các em nuốt không trôi. <br />
<br />
Có lẽ là do chúng ta dạy lịch sử với tiêu chí định sẵn, ta luôn thắng, địch toàn thua. Ta vĩ đại còn địch tầm thường. Trận nào ta cũng thắng, địch chạy dài, ta thu được nhiều chiến lợi phẩm, đếm rất nhiều xác quân thù…<br />
<br />
Không! Lịch sử không chỉ có hào hùng mà còn bi tráng, không chỉ có thắng lợi mà còn thất bại, không chỉ có hạnh phúc mà muôn triệu đắng cay. Để có chiến thắng quân Minh, dân Đại Việt phải trả giá nhiều năm làm nô lệ cho giặc phương Bắc: <em>“Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn - Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ” </em>(Bình Ngô đại cáo). Để có chiến thắng trên sông Bạch Đằng năm 1288, dân Đại Việt phải<em> “Nhìn thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ - Hịch Tướng sĩ”</em>. Đại Việt có nhiều võ tướng tài danh, văn quan nức tiếng thì cũng có những Trần Ích Tắc ôm chân ngoại bang. <br />
<br />
Thời nào cũng thế, ngoài chiến thắng, lịch sử ghi lại những sai lầm phải trả giá bằng máu xương, bằng sự đói nghèo, bằng những bước đi lùi trong lạc hậu của dân tộc. Nếu đừng tô hồng mà dạy lịch sử bằng tất cả sự trung thực thì học sinh sẽ rơi nước mắt bởi những trang sử huy hoàng đồng thời cũng sẽ thấu hiểu những khó khăn mà đất nước đã trải qua tại những thời điểm nhất định. <br />
<br />
Lịch sử sống động về các trận hải chiến Hoàng Sa, Trường Sa, biên giới phía Bắc, biên giới Tây Nam, ai đã chiếm biển, chiếm đảo của Việt Nam? Vì sao chúng ta để mất biển, mất đảo? Những trang sử đó không thể không nóng bỏng trên bục giảng.<br />
<br />
Các bạn trẻ đừng coi thường lịch sử bởi nếu được biết một cách chân thực, chắc chắn các bạn sẽ khóc vì niềm tự hào cũng như sự cay đắng. Các bạn sẽ hiểu được sự thật và yêu lịch sử đất nước với tất cả cảm xúc, sẽ ân hận vì từng chán ghét môn lịch sử. <br />
<br />
Đừng xé sách lịch sử nữa các bạn nhé.<br />
</span></span><span style="font-family: Arial;"><strong><span style="font-size: small;"><br />
</span></strong></span></div>
<div style="text-align: right;"><span style="font-family: Arial;"><strong><span style="font-size: small;">LÊ CHÂN NHÂN</span></strong></span></div>
<div style="text-align: right;"><em><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">Theo Dân trí</span></span></em><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
<br />
</span></span></div> </html>