<html> <head> <meta http-equiv='Content-Type' content='text/html; charset=utf-8'> <title> </title> </head> <div style="text-align: center;"><strong><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><span style="color: rgb(0, 0, 255);">Một số địa danh di tích lịch sử trên địa bàn thành phố (phần 2)</span><br />
</span></span></strong></div>
<div><strong>
<div style="text-align: center;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
</span></span></div>
</strong></div>
<div style="text-align: justify;"><strong><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
</span></span></strong></div>
<table width="200" cellspacing="1" cellpadding="1" border="1" align="left">
<tbody>
<tr>
<td><img width="326" height="245" src="Den%20ben%20Duoc.jpg" alt="" /></td>
</tr>
</tbody>
</table>
<div style="text-align: justify;"><strong><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">Đền tưởng niệm liệt sĩ Bến Dược</span></span></strong></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
</span><em><span style="font-size: small;">Địa chỉ: xã phú Hưng, Huyện Củ Chi</span></em></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Trên vùng đất nổi tiếng của địa đạo Củ Chi năm xưa đánh Mỹ và ngay giữa lòng “tam giác sắt” một thời rền vang bom đạn, ngày nay sau 20 năm giải phóng thành phố và thống nhất đất nước, đảng bộ và nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã tạo dựng nên công trình này, là một công trình dành cho thế hệ mai sau nhớ mãi, tri ân và tự hào. Đền tưởng niệm liệt sĩ Bến Dược, Củ Chi là một công trình tập hợp những đóng góp vật chất và trí tuệ của đồng bào của lãnh đạo Thành ủy, Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và các bậc lãnh đạo trí thức, văn nghệ sĩ, nghệ nhân...Mỗi người đóng góp bằng sự nhiệt tình của trái tim nóng bỏng , của đạo lý và trí tuệ trong sáng nhất để làm nên một quần thể kiến trúc đậm đà bản sắc dân tộc.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Đền được xây dựng trên một vùng đất rộng 7 ha, khởi công vào ngày 19/5/1993 nhân kỷ niệm ngày sinh 103 của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người lãnh tụ kính yêu của dân tộc, người sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Ngày 19/12/1995, đền tưởng niệm khánh thành giai đoạn và bắt đầu đón lớp lớp những đoàn người trong nước và nước ngoài đến tưởng niệm và trầm ngâm về một lẽ sống còn đã làm nên một hồn thiêng dân tộc.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Đến tưởng niệm được các nhà kiến trúc, những nhà xây dựng và những nhà tâm huyết tạo thành một quần thể kiến trúc hài hòa, thoáng đãng mang bản sắc văn hóa Việt, một cách tinh tế nhẹ nhàng như tâm hồn dân tộc Việt.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Đền tưởng niệm liệt sĩ Bến Dược có các hạng mục:</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Cổng tam quan: cổng tam quan được kiến trúc theo phong cách cổ truyền của dân tộc với các hàng côt tròn, trên lợp ngói âm dương. Cổng có hoa văn, họa tiết, mái cong của những cổng đình lành nhưng được cách tân bởi những vật liệu mới. Chính giữa cổng tam quan là biển đề “Đền Bến Dược” và trên các thân cột là những câu đối của nhà thơ Bỏa Định Giang:</span></span><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div><em>
<div style="text-align: center;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">Trải tấm lòng son vì đất nước<br />
Đem lòng máu đỏ giữ quê hương.”<br />
“ Lòng biết công ơn nhang thơm một nén,<br />
Đời còn bóng dáng sao sáng ngàn năm.”</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
</em></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">Nhà văn bia: Nhà văn bia là một nhà vuông có hai mái, lợp ngói, ở giữa đặt một tấm bia đá cao 3m, ngang 1,7m, dày 0,25m, nặng 3,7 tấn. Tấm bia đá này được lấy từ một khối đá nặng 18 tấn ở Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng, và được các nghệ nhân đẽo gọt, chạm khắc những hoa văn độc đáo của dân tộc. Bài văn được khắc vào bia đá với tựa đề “ đời đời ghi nhớ” của nhà thơ Viễn Phương, được chọn trong cuộc thi có 217 bài ở 29 tỉnh, thành phố. Bài văn bia thật sự là một án hùng văn bất hủ, vừa thể hiện hào khí ngất trời của dân tộc ta, vừa nói lên cái tâm nhân hậu của dân tộc, cái hùng “: bạc núi, san đèo” của nhân dân, cái nghĩa tình cao cả, đằm thắm của biết bao đồng chí, đồng bào đã không ngại giang khổ, hy sinh để làm nên những trang lịch sử vẻ vang, chói lọi.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Đền chính: Kiến trúc mang dáng dấp đền đài cố của Việt Nam, vừa tôn nghiêm, vừa tĩnh mịch. Điện thờ bố trí theo hình chữ U: Trung tâm là bàn thờ Tổ Quốc, chính giữa có tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh, phía trên ghi: Vì nước quê mình. Tổ quốc ghi công. Đời đời ghi nhớ. Tả, hữu là hai hương án thờ các bặc tiền hiền tiên liệt và đồng bào, chiến sĩ đã hy sinh, chưa tìm được tên. Dọc theo các bậc tường bên trái là tên các liệt sĩ khối dân chính đảng, các bậc tường bên phải là tên liệt sĩ lực lượng võ trang.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Tên liệt sĩ được khắc vào bia đá hoa cương, chữ mạ vàng. Có 44.357 liệt sĩ được ghi tên trong đền, gồm mẹ Việt Nam anh hùng, anh hùng, liệt sĩ, trong đó có 9.322 liệt sĩ là con em của 40 tỉnh, thành phố khác. Hằng ngày, có nhiều lượt người đến tìm tên của thân nhân và đồng đội, đã nghẹn ngào, xúc động vì đã tìm thấy được tên, biết được nơi an tán và những chi tiết khác của liệt sĩ do ban quản lý cung cấp.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Chúng ta vừa xúc động vừa tự hào về những con người ưu tú của quê hương được khắc tên trong đền. Từ nay hương hồn của các liệt sĩ sẽ được ấm áp, thanh thản vì hàng ngày có biết bao nhiêu người đến dâng hoa, thắp hương tưởng nhớ đến những người đã hy sinh vì sự nghiệp độc lập, tự do hạnh phúc của dân tộc!</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Tháp: Thể hiện cho sự vươn lên đỉnh cao của tương lai. Tháp có 9 tầng, cao 39m. Trên vách tháp có nhiều văn hoa, phù điêu thể hiện cuộc sống và chiến đấu của nhân dân Củ Chi “ đất thép thành đồng”. Đứng trên tầng cao cảu tháp, chúng ta có thể ngắm nhìn một phần căn cứ cách mạng mà địa danh đã đi vào lịch sử: vùng “ tam giác sắc”.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Hoa viên: Từ khu đất đầy hố bom, cằn cõi do chiến tranh tán phá, nay đến đã có một mảng hoa viên mượt mà, tươi đẹp, hoa nở quanh năm với nhiều loại cây kiểng quý do nhiều nghệ nhân và các nơi gởi tặng. Đặc biệt, các đồng chí lãnh đạo trung ương, thành phố và các tỉnh đã trồng lưu niệm nhiều loại cây quý ở đây.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><strong><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
</span></span></strong></div>
<table width="200" cellspacing="1" cellpadding="1" border="1" align="left">
<tbody>
<tr>
<td><img width="361" height="197" alt="" src="Hoi%20truong%20thong%20nhat.jpg" /></td>
</tr>
</tbody>
</table>
<div style="text-align: justify;"><strong><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">Hội trường Thống Nhất</span></span></strong></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
</span><em><span style="font-size: small;">Địa chỉ: Số 135 Nam Kỳ Khởi Nghĩ, P.Bến Nghé, Quận1</span></em></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Hội trường thống nhất một tòa nhà lớn mang số 133 nam Kỳ khởi Nghĩa, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh, tọa lạc trên một vùng đất rộng trên 12 mẫu tây. Khu đất được giới hạn bởi bốn con đường: Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Nguyễn Du, Huyền Trân Công Chúa, Nguyễn Thị Minh Khai. Hội trường thống nhất( tên gọi trước đây dinh Độc Lập, dinh Thống Nhất hay dinh Norodom) là một địa danh lịch sử cảu thành phố Hồ Chí Minh.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Hội trường thống nhất ngày nay được xây cất lại ( năm 1962) trên nền chính của tòa dinh thự cổ được xây dựng cách đây hơn 100 năm, có tên gọi là dinh Norodom (PalaisNorodom). Sau khi hạ Đại Đồn Chí Hòa năm 1861, với chiến lược lâu dài thôn tính Việt Nam và Đông Dương, chính phủ Pháp bắt tay vào chỉnh trang đô thị Sài Gòn và xây dựng những công trình kiên cố.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Theo sách của Jules Boisere thì công trình này phải mất 21 năm cho quá trình xây dựng và trang trí nội thất. Đến năm 1889 dinh mới được khánh thành, chi phí xây dựng lên đến 4 triệu Frans vàng. Vào những năm ddosdinh Norodom được xem là một dinh thự to nhất và đẹp nhất Á Đông, với kiến trúc theo lối cổ điển Tây phương, pha vào một vài đường nét lãng mạn của thế kỷ 18-19.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Hiệp định Geneve được ký kết, Pháp rút khỏi Việt Nam. Ngày 7/9/1954 dinh Norodom được giao lại cho chính phủ miền Nam Việt Nam. Sau đó tòa nhà được đổi tên là dinh Độc Lập, được dùng làm bản doanh phủ Tổng thống chế độ Sài Gòn cũ. Sáng ngày 27/2/1962, hai phi công: Phạm Phú Quốc, Nguyễn Văn Cừ thuộc phe đối lập với tổng thống Ngô Đình Diệm, đã dùng hai phi cơ cất cánh từ phi trường Tân Sơn Nhất ném bom làm sạch hoàn toàn phía trái dinh Độc Lập. Sau sự cố đó, chính quyền họ Ngô đã ra lệnh xây lại dinh này.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Bản đồ án thiết kế dinh của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, một kiến trúc sư đoạt giải khôi nguyên ở La Mã đã được chọn để thi công. ở công trình kiến trúc này, kiến trúc sư Ngô Viết Thụ đã phối hợp hai nền kiến trúc Tân – cổ, đưa tính triết học phương Đông và đặc biệt và đưa ý nghĩa của khoa chiết tự vào kiến trúc. Kiến trức sư Hoàng Hy ( một phụ tá của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ) đã giải thích ý nghĩa của các chiếc tự được đưa vào trong đồ án kiến trúc dinh Độc Lập nhưu sau: toàn thể bình diện của dinh làm thành hình chữ Cát, tâm của tòa nhà là phòng trình ủy nhiệm thư có thể so sánh như vị trí của Điện Thái Hòa trong đại nội cố Huế.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Về tiền diện của dinh ( gồm mái hiên bao lơn, bao lơn danh dự và mái hiên lối vào chính) hợp lại thành chữ Tam lấy từ câu: “dân chủ hữu tam: viết nhơn, viết minh, viết võ”. Chữ tam được nói bằng một nét cổ giữa hợp với nét chấm của kỳ đài phía trên làm thành chữ chủ, ý muốn nói tòa nhà tượng trưng cho chủ quyền quốc gia. Ngoài ra thượng đình nơi Tứ phương – vô sự lâu, hình chữ Khẩu và cột cờ làm nét sổ dọc để tạo thành chữ Trung. Phía dưới toàn bộ bao lơn với những hàng cột kép, hợp với mái hiên lớn lối vào và hai cột bọc gỗ dưới mái hiên để tạo thành chữ Hưng, ý cầu chúc cho nhà nước hưng thịnh lên mãi. Đi vào bên trong dinh tất cả các đường nét kiến trúc đều dùng đường ngay sổ thẳng, các hành lang, các đại sảnh, các phòng ốc đều lấy câu “Chính đại quanh minh” làm gốc.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Tòa nhà được khởi công xây dựng ngày 1/7/1962 và được khánh thành ngày 3/10/1966. Theo đồ án, tòa nhà có diện tích xây dựng 45.000m2 (rộng 21 gian 85m, sâu 19 gian 80m). Diện tích mặt sàn sử dụng 20.000m2, gồm ba tầng chính, hai gác lửng, một sân thượng (có sân bay trực thăng) và một tầng nền. Tổng số các phòng trong toàn dinh là 95 phòng, không kể các khu vực vệ sinh, hành lang và khách sảnh. Các phòng lớn bố trí cho công việc đối nội, đối ngoại, nằm ở các trần trệt và lầu một, lầu hai. Trang trí trong dinh có nhiều bức họa của những danh họa có tiếng đương thời. Bức “ Giang sơn cẩm tú” của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, bức “ Khuê văn các”, “Vua Trần Nhân Tông” của họa sĩ Thái Văn Ngôn.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Đặc biệt ở các phòng trình quốc thư có bức “Bình Ngô đại cáo”, một bức tranh sơn mài lớn gồm 40 bức tranh sơn mài nhỏ ghép lại tả cảnh sinh hoạt cảu nhân dân Việt Nam dưới thời Lê cảu họa sĩ Nguyễn Văn Mnh...kiến trúc sư Ngô Viết Thụ cho biết “ xây dựng dinh tốn khoảng 150.000 lượng vàng và mỗi quân nhân, nhân viên chính quyền thời ấy phải đóng góp mỗi người một ngày lương”. Một vài số liệu về vật liệu đã sử dụng: bê tông cốt sắc độ 12.000m3, gỗ quý 200m3, kính cho các cửa 2.000m2, đá rửa và đá mài 20.000m2...</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Hơn một trăm năm tồn tại, tòa nhà lớn này đã gắn liền với từng biến cố với lịch sử của Việt Nam ở thời điểm nào, tòa nhà cũng là trung tâm đầu não của chính quyền đương thời. Sự thay đổi của tên gọi tòa nhà sau mỗi biến cố lịch sử (dinh Norodom: 1863 – 1954, dinh Thủ tướng: 9/1951 - 10/1956, dinh Độc Lập: 10/1956 – 1975, Hội trường Thống Nhất từ 25/6/1976 đến nay) gắn liền với quá trình đấu tranh chống ngoại xâm, dành độc lập, thống nhất đất nước cảu dân tộc Việt Nam.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Trưa 30/4/1975, chiếc xe tăng mang số hiệu 390 thuộc lữ đoàn xe tăng 203, quân đoàn II đã hóc đổ cổng sắc dinh Độc Lập, đoàn xe tăng quân Giải phóng tiến vào dinh. 11 giờ 30 cùng ngày lá cờ Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đã tung bay trên kỳ đài của dinh. Tại kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa VI, ngày 25/6/1976 dinh Độc Lập đã được đỏi tiên thành Hội trường Thống Nhất và được đặt cách sắp hạng là di tích lịch sử văn hóa theo quyết định 77A-VHQĐ ngày 25/6/1976<br />
<br />
</span></span></div>
<table width="200" cellspacing="1" cellpadding="1" border="1" align="left">
<tbody>
<tr>
<td><img width="376" height="219" src="Nha%20hat%20lon%20thanh%20pho.jpg" alt="" /></td>
</tr>
</tbody>
</table>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><strong><span style="font-size: small;">Nhà hát lớn thành phố</span></strong></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
</span><em><span style="font-size: small;">Địa chỉ 7 Công Trường Lam Sơn, P. Bến Nghé, Quận 1.</span></em></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Bên cạnh những nét đẹp tự nhiên về cảnh quan, khí hậu và con người thì những công trình kiến trúc cũng thể hiện nét độc đáo về lịch sử và văn hóa của một địa danh.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Nếu đã có quyết tâm dành trọn một chuyến tham quan thành phố Hồ Chí Minh thì ngoài nhà thờ Đức Bà, dinh Độc Lập, chợ Bến Thành, Nhà Hát lớn thành phố tạo lạc trên đương Đông Khởi, giữa trung tâm thành phố, xứng đáng là điểm đến kế tiếp trong hành trình tham quan thành phố mang tên Bác. </span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Lịch sử về nguồn gốc của nhà hát này bắt đầu vào năm 1863 khi chiến lĩnh được Nam Kỳ, chính quyền Pháp đã mời một đoàn hát sang biểu diễn tại Sài Gòn để mua vui cho lính viễn chinh Pháp và trải qua một số buổi biểu diễn tại nhà hát dựng tạm ngay góc vườn Nguyễn Du, ngày 1 tháng 1 năm 1900, nhà hát mới đã được khánh thành.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Kiến trúc của nhà hát được dựng theo phong cách để quốc mà lúc bấy giờ là kiến trúc Gothique thịnh hành tại Pháp thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX do nhóm kiến trúc sư người Pháp Félix Olivier, Eugène Ferret,Ernest Guichard thiết kế. Đặc trưng lối kiến trúc này là sự phối hợp khéo léo giữa kiến trúc và điêu khắc. Trang trí điêu khắc được coi trọng, từ hình thức kiến trúc mặt ngoài đến nội thất đều đắp nhiều phù điêu và tượng nổi.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Kỷ niệm 300 trăm năm Sài Gòn, thành phố Hồ Chí Minh thành lập vào năm 1998, chính quyền thành phố đã đầu tư 25 tỷ để nâng cấp lại nhà hát và phục hồi trang trí hai nữ thần nghệ thuật, các dây hoa, hai cây đèn để tái tạo lại nét kiến trúc ban đầu cũng như chức năng của nhà hát đã bị thay đổi khi được chính quyền Sài Gòn cho tu bổ, cải tạo làm trụ sở Hạ nghị viện sau năm 1954.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Nhà hát lớn Thành phố Hồ Chí Minh với 559 chỗ ngồi là nhà hát trung tâm, da năng chuyên tổ chức biểu diễn sân khấu nghệ thuật đồng thời cũng được sử dụng để tổ chức những sự kiện lớn. Đây cũng là nhà hát thuộc loại lâu đời thể hiện một giá trị thăng trầm của lịch sử thành phố và được xem như một địa điểm du lịch của thành phố này.</span></span></div>
<div style="text-align: right;"><strong> </strong></div>
<div style="text-align: right;"><strong><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">L_ NGHĨA (trích)</span></span></strong></div>
<div style="text-align: right;"><em><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">Theo Cẩm nang Du lịch Thành phố Hồ Chí MInh</span></span></em><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
</span></span></div> </html>