<html> <head> <meta http-equiv='Content-Type' content='text/html; charset=utf-8'> <title> </title> </head> <div style="text-align: justify;">
<meta content="text/html; charset=utf-8" http-equiv="Content-Type">
<title></title>
</meta>
</div>
<div>
<meta content="text/html; charset=utf-8" http-equiv="Content-Type">
<div style="text-align: center;"><span style="font-size: medium;"><span style="color: rgb(0, 0, 255);"><strong><span style="font-family: Arial;">Các cơ sở thờ tự Vua Hùng tại TPHCM </span></strong></span></span></div>
<div><strong><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
</span>Đền thờ Hùng Vương trong Thảo Cầm Viên thành phố Hồ Chí Minh</span></strong></div>
<meta content="text/html; charset=utf-8" http-equiv="Content-Type">
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"> <br />
Ngôi đền này được xây dựng khoảng năm 1930-1932, với kiến trúc và hoa văn trang trí trên kiến trúc đẹp truyền thống phương Đông. Trước 30-4-1975, ngôi đền do Hội Khổng Tử ở Sài Gòn quản lý, mới đầu thờ Khổng Tử sau đó thờ Hùng Vương. Từ sau năm 1975, ngôi đền này do Bảo tàng Lịch sử Việt Nam - thành phố Hồ Chí Minh quản lý, thành phố Hồ Chí Minh đã chọn nơi đây làm lễ giỗ tổ Hùng Vương vào ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm, do Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - thành phố Hồ Chí Minh tổ chức gồm phần Lễ và phần Hội. </span></span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: center;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><img width="640" height="550" src="2.jpg" alt="" /></span></span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương hằng năm tại đây đã thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân, các ngành, các cấp, các giới các đoàn thể xã hội của thành phố tham dự với không khí vừa trang nghiêm vừa vui nhộn. </span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Từ năm 2009 Giỗ Tổ Hùng Vương hàng năm chính thức của Thành phố được tổ chức tại Đền Tưởng niệm các Vua Hùng-Khu Công viên Lịch sử-Văn hoá Dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh.<br />
<br />
Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương diễn ra tại đây đã góp phần quan trọng giáo dục cho thế hệ trẻ hôm nay về thời kỳ dựng nước và giữ nước đầu tiên của dân tộc ta mà đứng đầu là các Vua Hùng. Đồng thời đã thôi thức niềm tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc cho thế hệ hôm nay phát huy và noi theo. <br />
<br />
<strong> Một số cơ sở thờ tự Vua Hùng :</strong><br />
<br />
<span style="color: rgb(0, 0, 255);"><strong>- Đền thờ Hùng Vương tại số 55 đường Nguyễn Thị Minh Khai quận 1 (Công viên Văn hóa thành phố Hồ Chí Minh), </strong></span>ngôi đền được thành phố xây năm 1998, kỷ niệm 300 năm Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh, mái đền lợp ngói, hai bên bậc lên xuống có đôi rồng, hai bên cửa đền có hai tượng Hộ Pháp (thần bảo vệ đền). Phía trong có thờ tượng Hùng Vương. Ở trước sân có trụ đá thề. </span></span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: center;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><img width="640" height="539" alt="" src="3.jpg" /></span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
<br />
<span style="color: rgb(0, 0, 255);"><strong>- Đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương tại số 22/93 đường Trần Bình Trọng, quận 5. </strong></span>Đền được xây dựng trước năm 1970, thờ Hùng Vương, với tượng Vua Hùng, bên phải có tượng Lạc hầu, bên trái có tượng Lạc tướng và thờ tượng Quốc Mẫu Âu Cơ. Đồng thời tại đền thờ còn có bức tranh phác họa cổng đền Hùng ở Phú Thọ, tấm bảng ghi tôn chỉ của Ban cúng lễ: </span></span></div>
<div style="text-align: center;"> </div>
<em>
<div style="text-align: center;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
“Với gia đình: Kính hiếu ông bà cha mẹ, hòa thuận anh em </span></span></div>
</em>
<div style="text-align: center;"> </div>
<em>
<div style="text-align: center;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Với xã hội: Khiêm nhường, lễ phép, giúp đỡ tha nhân </span></span></div>
</em>
<div style="text-align: center;"><em><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Với bản thân: Trung thành đạo pháp tổ tiên, giữ gìn luật giới, tu dưỡng bản thân” <br />
</span></span></em></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
<span style="color: rgb(0, 0, 255);"><strong>- Tổ đình Quốc Tổ Lạc Hồng tại số 94 đường Nguyễn Thái Sơn quận Gò Vấp.</strong></span> Nguyên trước năm 1965 nơi đây thờ Di Lặc (Tòa Di Lặc), sau này đã đổi thành Tổ Đình Quốc Tổ Lạc Hồng, có tượng thờ Thánh Mẫu Âu Cơ và Lạc Long Quân, hàng năm tổ chức trang trọng lễ giỗ tổ Hùng Vương, có đông Hội viên của các tỉnh lân cận cùng tham gia. </span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
<span style="color: rgb(0, 0, 255);"><strong> - Đền Hùng Vương tại số 261/3 đường Cô Giang, quận Phú Nhuận. </strong></span>Trước tượng Quốc tổ Hùng Vương ngồi trên ngai thờ có bao lam đặc trưng Nam bộ, bên phải, bên trái Vua Hùng có tượng lạc hầu, lạc tướng cùng ngồi trên ngai, nhưng kích thước nhỏ hơn. <br />
- Đền thờ Quốc tổ Hùng Vương tại số 166/3 đường Đoàn Văn Bơ, quận 4. Vua Hùng được thể hiện ngồi trên ngai, hai bên có lạc hầu và lạc tướng, phía trên khám thờ có bức hoành phi. </span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Ngày 10/3 âm lịch hàng năm, cùng với việc Thành phố tổ chức giỗ tổ Hùng Vương tại đền thờ Hùng Vương trong Thảo Cầm Viên, những cơ sở thờ tự Vua Hùng nêu trên cũng tổ chức giỗ tổ Hùng Vương và có đông đảo nhân dân đến cúng lễ. </span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Ngoài các cơ sở thờ tự các Vua Hùng và tôn thờ thời đại Hùng Vương ở thành phố Hồ Chí Minh như đã nêu, thành phố Hồ Chí Minh cũng như một số địa phương khác có nhiều danh xưng con đường, công viên, trường học, bệnh viện đặt tên Hùng Vương, An Dương Vương, Văn Lang, Âu Cơ… để liên tưởng và tưởng nhớ thời đại Hùng Vương, An Dương Vương dựng nước và giữ nước trong lịch sử dân tộc Việt Nam. </span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm lớn của cả nước trên nhiều phương diện, có vị trí tiếp giáp với nhiều tỉnh, thành phố như Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu. Nay giỗ tổ Hùng Vương đã trở thành Quốc lễ, do vậy việc xây dựng Công viên Lịch sử Văn hóa Dân tộc đặc biệt trong đó, có Đền tưởng niệm các Vua Hùng và các phân khu chức năng giới thiệu lịch sử-văn hóa dân tộc đã đáp ứng tâm nguyện của Đãng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Hồ Chí Minh tưởng nhớ hướng về đất tổ và nhằm giới thiệu lịch sử dân tộc cho thế hệ hôm nay và mai sau. Với vị trí xây dựng được chọn tại quận 9 hiện nay, để xây dựng Công viên Lịch sử Văn hóa Dân tộc và đặc biệt là đền tưởng niệm các Vua Hùng không chỉ phục vụ cho nhu cầu tưởng nhớ hướng về đất tổ Vua Hùng và giới thiệu lịch sử dân tộc cho nhân dân thành phố Hồ Chí Minh mà cả nhân dân của nhiều tỉnh, thành phố ở khu vực phía Nam. <br />
</span></span></div>
</meta>
</meta>
</div> </html>