<html> <head> <meta http-equiv='Content-Type' content='text/html; charset=utf-8'> <title> </title> </head> <div>
<meta content="text/html; charset=utf-8" http-equiv="Content-Type">
<title></title>
<div>
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=utf-8">
<title></title>
<div>
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=utf-8">
<title></title>
<div style="text-align: center;"><span style="color: rgb(0, 0, 255);"><strong><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">Một số địa danh di tích lịch sử trên địa bàn thành phố (phần 3)</span></span></strong></span></div>
<div style="text-align: justify;"><strong><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
</span></span><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">Bến Nhà Rồng, chợ Bến Thành, 18 thôn vườn trầu Bà Điểm (Hóc Môn) là những địa danh quen thuộc của người dân thành phố. Đây còn chính là những địa chỉ đỏ gắn liền với những sự kiện đấu tranh chính trị, là địa điểm gắn liền với một cột mốc lịch sử, là kiến trúc thể hiện quá trình phát triển của thành phố. Chúng ta hãy cùng khám phá nhé!</span></span></strong>'</div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: justify;"><a href="http://Một số địa danh di tích lịch sử trên địa bàn thành phố (phần 3)"><em><span style="color: rgb(0, 0, 255);"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">Một số địa danh di tích lịch sử trên địa bàn thành phố (phần 2)</span></span></span></em></a><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><strong><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">Khu di tích Bến Nhà Rồng</span></span></strong></div>
<table width="200" cellspacing="1" cellpadding="1" border="1" align="right">
<tbody>
<tr>
<td><img width="335" height="273" alt="" src="937664207_ben%20nha%20rong.jpg" /></td>
</tr>
</tbody>
</table>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
<em>Địa chỉ: Số 1 Nguyễn Tất Thành,Quận 4,TP.HCM</em><br />
<br />
Bến Nhà Rồng khởi nguồn là một thương cảng lớn của Sài Gòn – TP.Hồ Chí Minh, tòa nhà ba tầng này tọa lạc trên ngã ba sông Sài Gòn, được người dân Sài Gòn gọi bởi cái tên quen thuộc “Bến Nhà Rồng” không chỉ nổi tiếng với lối kiến trúc dị biệt “thượng ta hạ tây” mà còn bởi một sự kiện lịch sử quan trọng đối với đất nước và dân tộc Việt Nam.<br />
<br />
Bến Nhà Rồng nguyên là trụ sở của đại diện hãng chuyên chở hàng hải Pháp “thuộc Công ty vận tải đường biển Pháp Messageries Pharitimes” xây dựng năm 1862 ngay sau khi Pháp vừa chiếm xong Sài Gòn và ba tỉnh miền Đông Nam bộ, để làm nơi ở cho viên tổng quản lý và là nơi bán vé tàu. Đây là một trong số hàng trăm công trình kiến trúc thời Pháp còn để lại, di tích lịch sử này nổi bật bởi lối kiến trúc độc đáo kết hợp Đông-Tây.<br />
<br />
Mang vẻ đẹp kiến trúc Pháp nhưng trên nóc nhà gắn 2 con Rồng bằng đất nung tráng men xanh châu đầu vào mặt trăng theo mô típ “Lưỡng long chầu nguyệt” nhìn mái nhà ấy ta dễ liên tưởng đến mái đình của một ngôi chùa Việt Nam. Tuy nhiên, nhà thiết kế đã khéo léo thay đổi ở giữa thay vì trái châu thì là chiếc phù hiệu mang hình “Đầu ngựa và chiếc mỏ neo” để phù hợp với biểu tượng của hãng tàu Pháp. “Đầu ngựa” hàm chỉ thời trước, công ty này chuyên chở hàng bằng đường bộ với ngựa kéo xe còn “Mỏ neo” tượng trưng cho tàu thuyền. Với kiểu kiến trúc độc đáo đó nên nơi này còn được gọi là Nhà Rồng. Năm 1955, sau khi thực dân Pháp thất bại ở Việt Nam,thương cảng này được chuyển giao cho chính quyền miền Nam Việt Nam quản lý. Họ đã cho tu bổ lại mái ngôi nhà và thay thế hai con rồng cũ bằng hai con rồng khác với tư thế quay đầu ra. Bên cạnh vẻ đẹp độc đáo bến Nhà Rồng được nhắc đến trên sách sử Việt Nam như một di tích lịch sử đáng nhớ. Chính tại nơi này,vào ngày 5 tháng 6 năm 1911, người thanh niên trẻ Nguyễn Tất Thành (lúc bấy giờ lấy tên là Nguyễn Văn Ba, sau đổi là Hồ Chí Minh) đã xuống con tàu Amiral Latouche Treville làm phụ bếp để có điều kiện sang châu Âu tìm đường cứu nước. Ngày 3 tháng 9 năm 1979, Ủy ban nhân dân TP.Hồ Chí Minh quyết định lấy Nhà Rồng làm “Khu lưu niệm chủ tịch Hồ Chí Minh” (tức bảo tàng Hồ Chí Minh), bên trong khu nhà lưu niệm có trưng bày nhiều hình ảnh và hiện vật về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: center;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><img width="450" height="297" src="Ben%20Nha%20Rong%20thuo%20xua.jpg" alt="" /></span></span></div>
<div style="text-align: center;"><em><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">Bến Nhà Rồng thưở xưa, ảnh: báo Lao động</span></span></em></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Từ đó đến nay, Bảo tàng Hồ Chí Minh-Bến Nhà Rồng đã đón tiếp hàng triệu lượt khách trong và ngoài nước vào tham quan. Ngoài ra, tại đây còn tổ chức những cuộc biểu diễn nghệ thuật, nghe kể chuyện truyền thống, tổ chức lễ kết nạp Đảng, kết nạp Đoàn viên... Ngoài những hoạt động chính, Bảo tàng còn tiến hành những hoạt động giáo dục tuyên truyền rộng rãi nhằm làm cho tư tưởng và đạo đức của Hồ Chủ Tịch đi sâu vào quần chúng nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ như : tổ chức các Hội nghị khoa học, các cuộc tọa đàm giữa các thế hệ, nói chuyện chuyên đề về Bác, chiếu phim, thực hiện sưu tập những tư liệu hồi ký về Bác, các ấn phẩm về Bảo tàng.<br />
</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: justify;"><strong><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">Chợ Bến Thành</span></span></strong></div>
<table width="365" height="270" cellspacing="1" cellpadding="1" border="1" align="right">
<tbody>
<tr>
<td>
<div><img width="356" height="267" alt="" src="Ch_Bn_Thanh.jpg" /></div>
<div style="text-align: center;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><em>Nguồn ảnh: Internet</em></span></span></div>
</td>
</tr>
</tbody>
</table>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><em><br />
Địa chỉ: Đường Lê Thánh Tôn, P.Bến Ngé,Quận 1.</em><br />
<br />
Chợ Bến Thành là biểu tượng, là hình ảnh độc đáo mà bất kỳ ai đến Sài Gòn cũng phải một lần ghé qua. Với vị trí ngay tại trung tâm thành phố và lịch sử tồn tại lâu dài, luôn song hành với sự phát triển thăng trầm của thành phố trẻ này. Chợ Bến Thành luôn được mọi du khách ưu tiên tìm đến.<br />
<br />
Năm 1912, nhà lồng chợ được khởi công xây cất trên vùng đất trước đó là một ao sình lầy gọi là ao Boesse. Ngôi chợ này được khởi công xây cất từ 1911 và khánh thành vào tháng 3 năm 1914. Ngày khánh thành có khoảng 100.000 người tham dự, có cả dân từ các tỉnh đổ về. Cuộc lễ diễn ra trong ba ngày 28, 29 và 30 tháng 3 năm 1914 với pháo bông, xe hoa. Hai con đường bên hông chợ mãi đến năm 1940 còn là bến xe đò miền Đông và miền Tây. <br />
<br />
Gần 100 năm qua, chợ Bến Thành bao giờ cũng là một trung tâm thương mại, trung tâm phồn hoa náo nhiệt của Thành phố Sài Gòn và các tỉnh Nam Bộ cũ. Dần dần nó trở thành một chợ lớn, nơi tập trung những mặt hàng quý hiếm của trong nước và nước ngoài.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Sau ngày giải phóng năm 1975, chợ Bến Thành được sắp xếp và cải tạo lại một cách gọn gàng và ngăn nắp hơn. Trong chợ Bến Thành ngày nay, chúng ta có thể tìm thấy đủ loại hàng hóa, từ thực phẩm vật dụng hàng ngày, hàng nhập cảng cũng như hàng nội hóa, từ những mặt hàng thông thường đến những hàng xa xỉ phẩm.<br />
<br />
Năm 1985, Uỷ ban Nhân dân thành phố và Quận 1 đã chỉnh trang và sửa chữa lớn chợ Bến Thành. Nhà lồng chợ và các gian hàng, sạp hàng được sửa chữa và làm mới, duy chỉ có dáng vẻ phía trước với tháp đồng hồ được giữ lại như xưa. </span></span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: center;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><img width="430" height="268" src="cho%20ben%20thanh%20xua.jpg" alt="" /></span></span></div>
<div style="text-align: center;"><em><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">Nguồn ảnh: Internet<br />
</span></span></em></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Chợ Bến Thành ngày nay có hơn 3000 hộ kinh doanh. Chợ Bến Thành ngày nay lại được đầu tư nâng cấp to đẹp lên rất nhiều so với trước, để nó xứng đáng là một trung tâm buôn bán lớn ở phía Nam đất nước. Hàng hóa chợ Bến Thành rất phong phú, bao gồm hầu hết các sản vật trong nước-đặc biệt là sản vật ở vùng đồng bằng sông Cửu Long-cùng các mặt hàng công nghệ hiện đại trên thế giới, luôn là điểm đến hấp dẫn cho mọi du khách để mua được những sản phẩm, vật lưu niệm đậm đà bản sắc Việt, đặc biệt là vùng đất Nam Bộ.<br />
<strong><br />
</strong></span></span></div>
<table width="200" cellspacing="1" cellpadding="1" border="1" align="left">
<tbody>
<tr>
<td><img width="381" height="296" alt="" src="vuon-trau-3.jpg" /></td>
</tr>
</tbody>
</table>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><strong>18 thôn Vườn Trầu Bà Điểm - Hóc Môn</strong><br />
</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><em><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Địa chỉ: Bà Điểm-Hóc Môn</span></span></em><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
<br />
Thời ấy 18 thôn Vườn Trầu lắm thú dữ, cảnh trí hoang sơ, cỏ cây rậm rạp. Nhắc tới địa danh này, nhiều cụ cao niên cho biết ngày xưa ở đây nhiều hổ lắm. “Ông ba mươi” đi trên đường làng giữa ban ngày còn ban đêm thì thả sức tung hoành quấy phá, bởi vậy mới có câu truyền miệng “dữ như hổ Mười tám Thôn vườn trầu”.<br />
<br />
Bà con sinh sống lâu đời ở đây coi trồng trầu là một nghề ăn nên làm ra. Do vậy mà, vườn nhà nọ nối với vườn nhà kia bằng một màu xanh bất tận của cây trầu. Nghề nuôi ngựa nuôi gà chọi cũng là một trong những nghề nổi tiếng ở đây. Buổi đầu, Pháp xâm chiếm Nam bộ, giữa tết năm Ất Dậu (1885), nhân dân mười tám thôn Vườn Trầu đã nổi dậy, khởi nghĩa giết đốc phủ Ca, một tên tay sai gian ác, rồi kéo quân vào Sài Gòn. <br />
<br />
Năm 1930, khi Đảng Cộng Sản Đông Dương ra đời thì mười tám thôn Vườn Trầu được chọn làm hậu cứ, nơi nuôi dưỡng các cán bộ lãnh đạo của Đảng, nơi cất giấu tài liệu bí mật của Đảng. Trong khoảng thời gian 1930 đến 1940, bà con mười tám thôn Vườn Trầu đã bảo vệ che giấu, nuôi nấng nhiều chiến sĩ cộng sản, nhiều người con ưu tú của giai cấp công nhân, của dân tộc Việt Nam: Nguyễn Văn Cừ, Phan Đăng Lưu, Hà Huy Tập,Võ Văn Tần, Nguyễn Thị Minh Khai, Hoàng Quốc Việt, Lê Duẩn.., tin vào dân, dựa vào dân, Trung ương Đảng đã tổ chức ở đây ba cuộc họp quan trọng. Tháng 3 năm 1937 Trung ương Đảng họp hội nghị mở rộng kiểm điểm tình hình bàn chủ trương biện pháp cụ thể, nhất là công tác mặt trận và công tác đấu tranh hợp pháp để đẩy mạnh phong trào cách mạng tại ấp Tiến Lâm.<br />
</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Cũng tại ấp này tháng 3 năm 1938, Trung Ương Đảng họp hội nghị toàn thể kiểm điểm ưu khuyết điểm về các mặt công tác: xây dụng Đảng, tổ chức quần chúng, xây dựng mặt trận. Và đề ra những chủ trương cụ thể nhằm phát huy những thắng lợi đã dành được, đưa phong trào đấu tranh dân chủ lên một bước nữa. Từ ngày 6 đến ngày 8 tháng 11 năm 1939, hội nghị Trung Ương Đảng lần thứ 6 khai mạc tại ấp Tây Bắc Lân – mười tám thôn Vườn Trầu với sự tham gia của các đồng chí Nguyễn Văn Cừ (Tổng bí thư) Lê Duẩn, Phan Đăng Lưu, Võ Văn Tần... Hội nghị đã bàn toàn diện các chủ trương của Đảng trong tình hình mới. Đêm 23/11/1940 khởi nghĩa kỳ bùng nổ. Cả một vùng rộng lớn nông thôn Nam bộ rung chuyển trước sức nổi dậy tiến công của quần chúng cách mạng. Ngày đó, bà con mười tám thôn Vườn Trầu tự vũ trang bằng gậy gộc giáo mác đánh vào các cơ quan hành chính của thực dân Pháp. Do điều kiện chưa chín muồi, cuộc khởi nghĩa này đã thất bại. Thực dân Pháp dựng trường bắn ngay tại thị trấn Hóc Môn - chỗ Ngã Ba Giồng. Tại đây, những ngời con ưu tú của dân tộc những cán bộ xuất sắc của Đảng: Nguyễn Văn Cừ, Phan Đăng Lưu,Võ Văn Tần, Nguyễn Thị Minh Khai...đã ngã xuống.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: center;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><img width="448" height="314" src="vuon-cau%20xua.jpg" alt="" /></span></span></div>
<div style="text-align: center;"><em><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">Ảnh: Internet</span></span></em></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Ngày nay Hóc Môn vẫn còn những di tích lịch sử ghi dấu những giai đoạn lịch sử anh hùng của nhân dân Hóc Môn cùng nhân dân Nam Bộ đấu tranh anh dũng kiên cường với thực dân Pháp, đế quốc Mỹ giành độc lập như: “bia căm thù” ở cầu Xáng, Khu di tích. </span></span></div>
<div style="text-align: right;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
<strong>L_NGHĨA (trích)<br />
</strong><em><strong> </strong>Nguồn: Cẩm nang du lịch Thành Phố Hồ Chí Minh<br />
(Saigontourist)<br />
</em></span></span></div>
</meta>
</div>
</meta>
</div>
</meta>
</div> </html>