<html> <head> <meta http-equiv='Content-Type' content='text/html; charset=utf-8'> <title> </title> </head> <div style="text-align: center;"><span style="color: rgb(0, 0, 255);"><strong><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Chàng “dũng sĩ xóa mù” đầu tiên: Ngày ấy và bây giờ!</span></span></strong></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
</span></span></div>
<table width="200" cellspacing="1" cellpadding="1" border="1" align="left">
<tbody>
<tr>
<td><img width="219" height="172" src="1.JPG" alt="" /></td>
</tr>
</tbody>
</table>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Cách nay 19 năm, có một chàng trai người Hà Tĩnh đã vinh dự được Ban chấp hành Trung ương Đoàn tặng Bằng khen về thành tích xuất sắc trong công tác chống mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học năm 1995. Anh cũng là dũng sĩ ưu tú đầu tiên được tuyên dương trong tổng kết Chiến dịch Ánh sáng văn hóa hè năm 1995. Anh là Nguyễn Quốc Kỳ, hiện nay là Phó Giám đốc tổ chức nhân sự công ty Tín Nghĩa (Biên Hòa, Đồng Nai)</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><strong><span style="font-family: Arial;"><br />
Chuyện không bao giờ quên</span></strong></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Cho tôi xem quyển “Tài liệu học tập tiếng Việt – Học tính, mức II dành cho học viên”, quyển sách mà anh gìn giữ rất cẩn thận gần 20 năm qua, anh giở cho tôi xem từng trang viết, từng bài toán, phép tính mà khi xưa anh đã dạy cho bà con nhân dân ở huyện Củ Chi. Dù thời gian trôi qua rất nhanh, nhưng những câu chuyện về tình đất, tình người, tình chiến sĩ của trường ĐH Luật không bao giờ phai nhạt trong anh. Anh kể, chiến dịch ánh sáng văn hóa hè năm 1995 lúc ấy chia làm 2 đợt. Đợt I, các bạn sinh viên trường ĐH Sư phạm tổ chức giảng dạy cho bà con nhân dân những kiến thức cơ bản nhất như bảng chữ cái, cách đánh vần,… sau khi các bạn “rút đi”, sinh viên trường ĐH Luật “kéo quân” về mặt trận Củ Chi phổ cập giáo dục cho bà con địa phương thực hiện nhiệm vụ đợt II. Kết thúc chiến dịch, Thành Đoàn có tổ chức đợt làm bài kiểm tra để xem bà con có nắm kiến thức đã học hay không.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Mặt trận anh đóng quân là ấp Vân Hàn, xã Trung Lập Thượng, huyện Củ Chi. Mỗi chiến sĩ được chia ra thành nhiều điểm để dạy học, số lượng học viên từng điểm khác nhau. Điểm dạy học của anh có đông người dân đến học và anh nhớ khi ấy một mình anh dạy học cho hơn 20 người dân. Không ngại khó, anh tỉ mỉ dạy học, kèm cặp cho từng người, chỉ bảo họ cách làm toán lớp 4, lớp 5,… Anh chia sẻ về người “học trò” lớn tuổi của mình: “Tôi nói thiệt với thầy Kỳ là tôi không biết làm phép tính, nhưng tôi đi buôn bò, nhìn đàn bò là tôi biết lời hay lỗ đó!”, anh cười, nói. Ngược lại, bà con nhân dân Củ Chi cũng dạy cho anh nhiều thứ, họ rất yêu thương và đùm bọc cho mấy đứa chiến sĩ, nhà nào có đám giỗ cũng “lôi kéo” tụi nó tới “góp vui”, nhiều người dạy anh cách gặt lúa, thu hoạch vụ mùa. Nhà dân nuôi quân của anh là gia đình bác Chín Đô (ấp Vân Hàn) (nhà bác có người con trai tên La, thế là mọi người hay gọi là Đô La - PV), cả gia đình yêu thương anh như con cái trong nhà. Dù gia đình đông con, không khá giả gì nhưng vẫn lo lắng, bảo bọc cho “tụi nhỏ” không sụt cân, thiếu ký. Khi báo Tuổi trẻ có bài viết vinh danh “Dũng sĩ ưu tú: Nguyễn Quốc Kỳ” đăng vào ngày 6/10/1995 ngay trang 7, một người con của bác Chín đã cắt bài báo cẩn thận, bỏ vào phong bì chuyển đến tận tay anh làm quà. “Thời ấy không có điện thoại, máy fax, email nên những lá thư tay như thế này rất quý giá”, anh kể.<br />
<br />
</span><strong><span style="font-family: Arial;">Chàng “dũng sĩ” bây giờ…</span></strong></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Ngày ấy, điều anh lo nhất là vấn đề tái mù có thể diễn ra khi các “thầy cô” rút quân sau chiến dịch. “Người dân ở đó nghèo lắm mà thời anh dạy chỉ xóa mù cho những người nào không quá 35 tuổi. Nhưng thực tế, có nhiều người rất già, họ đi học thì mình cũng phải dạy học cho họ chứ!”, anh chia sẻ. Và khi bà con biết đọc, biết viết, biết làm các phép toán cộng trừ, nhân chia là một thành công của các “thầy cô”. </span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
“Nói về tinh thần chiến sĩ, không có gì hơn là tinh thần tình nguyện. Sinh viên lúc ấy nghèo lắm, mọi di chuyển phải dùng xe đạp chứ đâu có nhiều xe máy như bây giờ, hoàn toàn không có khái niệm “xa xỉ” trong cuộc sống chiến sĩ. Cũng nhờ thế mà bà con rất thương và lăn lộn trong gian khó, chúng tôi trưởng thành hơn nhiều lắm!”.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Cuộc sống của anh cũng khá nhiều thăng trầm. Cũng như bạn bè cùng trang lứa, chàng sinh viên Nguyễn Quốc Kỳ đi lên từ sự khó khăn của cuộc sống. Gia đình đông anh em, nhiều lần anh suýt bị cho… nghỉ học vì không có tiền đóng học phí. Nghị lực, ý chí và chút may mắn khi được nhiều người quan tâm, anh cố gắng học và tốt nghiệp Đại học Luật chuyên ngành Luật quốc tế. Có khoảng thời gian anh phải đi làm công nhân may, phải bôn ba khắp nơi nhưng khoảng thời gian đó thật quý giá vì đã rèn luyện cho anh nghị lực. Để khi gần 20 năm sau, trở thành một nhà quản lí về nhân sự, anh tự tin trong công việc của mình, hiểu công nhân nhiều hơn, lắng nghe họ và giúp đỡ họ một cách thực chất và tốt nhất.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Một mái ấm với hai đứa con nhỏ, một công việc mà anh yêu thích, chàng dũng sĩ ưu tú chiến dịch ánh sáng văn hóa hè 1995 vẫn đang trên con đường xây dựng cho mình những ước mơ. Và ẩn sâu trong tim “dũng sĩ ưu tú Quốc Kỳ” là kỷ niệm một thời đi xóa mù mà những khi hỏi tới, anh đều kể rành rọt từng chi tiết.<br />
</span></span></div>
<div style="text-align: right;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
<strong>THIÊN THANH<br />
</strong><br />
<br />
<br />
</span></span></div> </html>