<html> <head> <meta http-equiv='Content-Type' content='text/html; charset=utf-8'> <title> </title> </head> <div style="text-align: center;"><strong><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><span style="color: rgb(0, 0, 255);">Đánh thức tư duy sáng tạo</span></span></span><br />
</strong></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Những sáng kiến, phát minh hay những sản phẩm điều xuất phát từ tư duy sáng tạo của con người. Làm thế nào để phát triển tư duy sáng tạo một cách có hiệu quả nhất?, thạc sĩ Đỗ Kiên Trung- Giảng viên trường Đại học Kinh tế đã có buổi trao đổi với 40 cán bộ Đoàn thuộc khu vực Ban thanh niên trường học, thiếu nhi của các Quận- Huyện Đoàn và khối trường học về kỹ năng xây dựng tư duy sáng tạo trong tổ chức hoạt động.<br />
<br />
<strong>Tư duy sáng tạo là gì?</strong></span></span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: center;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><strong><img width="360" height="240" src="Tu%20duy.jpg" alt="" /></strong></span></span></div>
<div style="text-align: center;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><em>Nguồn: Internet</em></span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Theo Thạc sĩ Đỗ Kiên Trung thì tư duy sáng tạo là một lĩnh vực nghiên cứu nhằm tìm ra các phương án, biện pháp thích hợp để kích hoạt khả năng sáng tạo và tăng cường khả năng tư duy của một cá nhân hay một tập thể cộng đồng. Tư duy giúp chúng ta phản biện lại một cách nhanh nhất có lập luận và loghich rõ ràng, tìm ra được những ý tưởng mới mang tính sáng tạo. Có thể nhận thấy rằng tư duy là một hoạt động thần kinh của bộ não. Khi có vấn đề, câu hỏi đặt ra thì lúc đó chúng ta bắt đầu tư duy để tìm ra các phương án, các lời giải từ một phần đến toàn bộ cho các vấn đề nan giải bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau như kinh tế, chính trị, xã hội….<br />
<br />
Nói về lợi ích của tư duy anh Nguyễn Thanh Trí chia sẻ: “Tư duy sáng tạo có khả năng giúp chúng ta tư duy một cách nhạy bén nhất và linh động nhất. Giúp lý giải được nhiều vấn đề, hiểu biết sâu rộng về vấn đề đó và có thể tránh được những lối mòn tư duy mang tính rập khuôn”.<br />
<br />
Thạc sĩ Đỗ Kiên Trung cũng cho biết thêm bán cầu não bên trái của chúng ta sẽ có nhiệm vụ phân tích logic ngôn ngữ hay đảm nhiệm về vấn đề tư duy khoa học, toán học. Còn bán cầu não bên phải thiên về tư duy tâm linh, trực giác và đặc biệt là sáng tạo về màu sắc, âm nhạc…<br />
<br />
<strong>Tư duy và rào cản đối với tư duy</strong><br />
<br />
Để có được tư duy chúng ta phải dùng hình ảnh và màu sắc để minh họa. Nhấn mạnh và lặp lại những từ ngữ mang tính thông điệp khi có ai truyền tải vào não của chúng ta. Phải biết biến hóa trong ngôn ngữ và cách diễn đạt ngôn ngữ sao cho những người xung quanh chúng ta hiểu được. Ngược lại tư duy của chúng ta sẽ không phát triển nếu như có những định kiến làm cho chúng ta không nhìn nhận được những gì đã biết hay tin tưởng là có thể xảy ra. Chúng ta thường có thói quen giam mình trong chiếc hàng rào tư duy và cảm thấy an toàn trong phạm vi của nó. Nếu chúng ta không vận dụng và điều khiển bộ não thì khả năng tư duy của chúng ta sẽ không phát triển mạnh lúc nào cũng bị điều khiển và chịu sự chi phối bởi những định kiến đã “ăn” vào trong tiềm thức của chúng ta.<br />
<br />
Hay nói cách khác đôi khi chúng ta bắt đầu nhìn nhận về đối tượng nào đó chỉ về cái tên của nó mà không phải là những gì nó đã thực hiện được đó gọi là sự rập khuôn trong suy nghĩ. Bên cạnh đó tư duy sáng tạo còn có thể giúp chúng ta có óc phân tích tốt hơn việc giải quyết vấn đề hay hiểu biết sâu về những quan điểm của bản thân cũng như những người xung quanh.<br />
<strong><br />
Hoạt động với bản đồ tư duy</strong><br />
<br />
Nó còn gọi là sơ đồ tư duy là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng. Việc lập bản đồ tư duy giúp mỗi người có khả năng sáng tạo trong học tập. Có hai loại bản đồ tư duy mà Thạc sĩ Đỗ Kiên Trung nói đến là bản đồ tư duy của Tony BuZan và Leonard Vinic (Trường Hy Lạp). Bản đồ tư duy được xem là một công cụ tổ chức tư duy nền tảng, chuyển tải thông tin vào bộ não và đưa thông tin từ trong não ra bên ngoài. Giống như sinh học tế bào, học sinh vẽ bản đồ tư duy bao gồm nhiều tế bào với nhiều màu sắc khác nhau như màng sinh chất, nhân, nhiễm sắc thể…. Sử dụng bản đồ tư duy có thể giúp chúng ta tiếp kiệm được thời gian, hiểu vấn đề tốt hơn và tăng khả năng ghi nhớ của bạn qua việc sử dụng bản đồ tư duy.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: center;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><img width="448" height="323" alt="" src="Ban%20do%20tu%20duy.jpg" /></span></span></div>
<div style="text-align: center;"><em><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">Nguồn: Internet</span></span></em></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Một bản đồ tư duy phải có đủ màu sắc, hình ảnh và điểm trung tâm cũng như trả lời đủ sáu câu hỏi: Where, what, when, who, why và how. Chia sẻ về việc sử dụng bản đồ tư duy cho học sinh anh Nguyễn Thanh Trí nói việc sử dụng bản đồ tư duy giúp học sinh có những ý tưởng mới làm tăng mức độ kiến thức đồng thời nó sẽ làm cho kiến thức bài học trở nên nhẹ nhàng và tự nhiên hơn. Như vậy việc vận dụng bản đồ tư duy sẽ dần hình thành cho chúng ta một cách tư duy mạch lạc, hiểu biết vấn đề một cách sâu sắc, có cách nhìn nhận vấn đề một cách hệ thống, khoa học. Đặc biệt việc sử dụng bản đồ tư duy trong học tập kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực khác như vấn đáp gợi mở, thuyết trình,… có tính khả thi cao góp phần đổi mới phương pháp dạy học nâng cao chất lượng học tập của học sinh, sinh viên.<br />
</span></span></div>
<div style="text-align: right;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
<strong>DUY LUYỆN</strong><br />
</span></span></div> </html>