<html> <head> <meta http-equiv='Content-Type' content='text/html; charset=utf-8'> <title> </title> </head> <div>
<meta content="text/html; charset=utf-8" http-equiv="Content-Type">
<title></title>
<div style="text-align: left;"><strong><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">Bài dự thi cuộc thi viết về hình tượng anh bộ đội Cụ Hồ</span></span></strong>:</div>
<div style="text-align: center;"> </div>
<div style="text-align: center;"><span style="color: rgb(0, 0, 255);"><strong><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Hy sinh có chăng cũng là một hạnh phúc?!</span></span></strong></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Lịch sử với tôi như một cuốn sách quý báu mà bất cứ con người nào cũng có thể tự mình lật lại, ngắm nhìn và suy ngẫm. Từng trang sách là những cột mốc, những sự kiện và những con người gắn liền với một thời đã qua một cách trung thực nhất. Ở đó, còn chứa đựng bao nhiêu ký ức, hình ảnh, vẫn còn lưu giữ bao nỗi đau đớn, niềm hạnh phúc và cơ hồ bao nhiêu cảm xúc của con người thời ấy.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Lịch sử đất nước tôi cũng thế. Đó là một cuốn sách dày, rất dày, đã nhuốm màu sương gió của năm tháng, đã trải qua bao thăm trầm của cuộc đời. Đó là một phần hết sức trân quý của đất nước và con người tôi, vì không có nó sẽ không bao giờ có một đất nước phồn thịnh, có những con người ấm no hạnh phúc như ngày nay. Đó còn là một minh chứng cho một thời oanh liệt được tạo nên từ đạn bom chiến tranh, từ máu xương của những người đi trước đã ngã xuống, từ nước mắt của mất mác, đớn đau, từ nụ cười của niềm hạnh phúc, tự do. Và thông qua những trang sử đó, lớp lớp người đi sau, trong đó có tôi được quay lại, nhìn về những ngày tháng ấy, chứng kiến và cảm nhận. Những trang sử đó đã tái hiện lại những cuộc chiến tranh tàn khốc đã đi qua đất nước tôi. Và tôi ấn tượng nhất đó là hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc. Ở đó có một hình ảnh khiến tôi cảm phục hơn cả và không thể nào quên được. Hình bóng của những con người sừng sững, hiên ngang chiến đấu vì độc lập tự do cho dân tộc. Họ là những người lính áo xanh mang tên “Bộ đội cụ Hồ”.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Hình ảnh những chiếc nón tai bèo nối đuôi nhau ẩn khuất trong những tán lá của núi rừng Trường Sơn hay hình ảnh những người lính thân hình nhỏ bé hơn kẻ địch nhưng vẫn gan góc, khéo léo, đầy mưu trí chiến đấu không ngại gian khó đã để lại trong tôi một ấn tượng không thể nào phai. Được tiếp cận những hình ảnh này từ sách báo, văn chương, phim ảnh, tôi vẫn không thể nào hình dùng được cái không khí chiến tranh nó khốc liệt đến thế nào? Tôi cũng sẽ không thể nào hiểu được trọn vẹn nỗi đau của người mẹ mất con, nỗi đau của người dân mất nước. Thế nhưng tôi có thể cảm nhận được hình ảnh của những người lính cụ Hồ chiến đấu ngoan cường, bất khuất hay niềm khao khát đấu tranh giành tự do độc lập của dân tộc đến nhường nào? Bộ đội cụ Hồ - họ là những chàng trai trẻ với bao nhiêu hoài bão, ước vọng của tuổi trẻ. Thế nhưng, điều đáng cảm phục nhất là họ dám bước ra, tự nguyện một lòng chiến đấu vì nước, vì dân. Có thể họ không phải là một binh lính được đào tạo bài bản như lính Pháp, lính Mỹ, có thể họ chưa từng cầm súng, nhưng họ có lòng quyết tâm, có sự dũng cảm và hơn hết là sự mưu trí, thông minh của một con người Việt Nam đầy bản lĩnh. Tại sao một đất nước nhỏ bé nhưng đã đồng lòng đoàn kết đẩy lùi được hai cường quốc lớn mạnh thời bấy giờ? Có lẽ giờ đây, tôi đã tìm được câu trả lời cho mình. </span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Bộ đội cụ Hồ - họ là những con người đã hy sinh tuổi xuân cho đất nước, vì dân tộc. Họ là những chàng trai đầy nhiệt huyết đầy tuổi trẻ, vẫn hồn nhiên, vẫn có niềm khao khát về một tương lai tươi sáng cho cuộc đời mình như bao người. Thế nhưng, chiến tranh đã khiến họ nhận ra mình phải đứng lên, phải biết hy sinh, hiến dâng tuổi trẻ, sức mạnh của mình để tạo nên sức mạnh của đất nước, dân tộc, để cùng đất nước chống ngoại xâm, để giành độc lập tự do cho dân tộc?! Họ có thể từ những người nông dân lao chân lấm tay bùn, quanh năm bên ruộng bên nương, hay là những cậu học trò vai còn vươn cánh phượng hồng, lòng còn phơi phới bao ước vọng, mộng mơ của tuổi thanh xuân. Thế nhưng, họ vẫn ra đi, quyết tâm một lòng không chùn bước. </span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
“Người ra đi đầu không ngoảnh lại. <br />
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”<br />
(Đất nước – Nguyễn Đình Thi)</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Tôi vẫn còn ám ảnh mãi hai câu ấy của nhà thơ Nguyễn Đình Thi. Chỉ hai câu ấy thôi nhưng khiến cho lòng người cảm thấy xót xa, xót cho sự ra đi mà không thể ngoảnh lại ấy. Cứ ngỡ là không luyến tiếc, ấy thế mà sâu thẳm trong lòng người lín vẫn là một niềm nhớ, niềm thương gửi trọn nơi quê nhà. Bởi quê nhà chính là một phần máu thịt của anh, là nơi chôn nhau cắt rốn, có mẹ già con thơ, có ruộng nương, có tuổi thơ, hồi ức. Thế mới biết lòng yêu nước của anh mới to lớn đến nhường nào, nó khiến anh đành lòng rời xa tất cả, hy sinh cái hạnh phúc của bản thân để đấu tranh giành lấy cái hạnh phúc của dân tộc. Xót là xót cho sự hy sinh ấy. Và cũng xót cho những hoài bão những ước mơ sẽ chỉ mãi là ước mơ của những cậu học trò. Đành xếp những trang lưu bút ép cành phượng hồng vào cặp, đành rời xa nơi ghế đá hàng cây, đong đầy những tiếng cười bạn bè, nơi bảng đen phấn trắng để lên đường tìm một mùa xuân cho dân tộc. Hạnh phúc phải chăng thật khác với bao người, và liệu hy sinh có phải là một hạnh phúc?</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Hy sinh tuổi xuân, xương máu, tính mạng, hy sinh cả ước mơ, tương lai và tuổi trẻ, chỉ mong sao ngày mai đất nước sẽ không còn tiếng đạn bom, cháu con được ấm no hạnh phúc, đất nước được tự do, phồn thịnh. Đó có phải là hạnh phúc, là ước nguyện của anh không? Hỡi anh bộ đội cụ Hồ!</span></span></div>
<div style="text-align: right;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
<strong>PHẠM HOÀNG LONG</strong><br />
<br />
</span></span></div>
</meta>
</div> </html>