<html> <head> <meta http-equiv='Content-Type' content='text/html; charset=utf-8'> <title> </title> </head> <div style="text-align: justify;">
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=utf-8">
<title></title>
</meta>
</div>
<div style="text-align: justify;">
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=utf-8" /></div>
<div>
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=utf-8">
<div style="text-align: left;"><em><strong><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Bài dự thi cuộc thi viết về hình tượng anh bộ đội Cụ Hồ:</span></span></strong></em></div>
<div style="text-align: center;"> </div>
<div style="text-align: center;"><span style="color: rgb(0, 0, 255);"><strong><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Câu chuyện về một huyền thoại </span></span></strong></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"> <br />
<em>“Gió thoang thoảng trên nấm mồ đầy cát,<br />
Có người về với đất Mẹ hôm nay,<br />
Đã qua rồi những tháng ngày gian khổ,<br />
Nhưng với đời Người vẫn còn nơi đây”. (Tác giả kính tặng bác Giáp).</em><br />
<br />
Cuộc đời của mỗi con người, có đắng cay, có hạnh phúc, xen lẫn vào đấy là những nốt trầm trong cuộc sống với những cung bậc cảm xúc khác nhau hay đơn giản hơn đó là những ngã rẽ mà chính nó đã làm thay đổi cả một đời người. Và câu chuyện đấy bắt đầu từ một giáo viên dạy sử, và sau này là anh cả của Quân đội Nhân dân Việt Nam, Đại tướng Võ Nguyên Giáp.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: center;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><img width="185" height="273" src="hinh%205.jpg" alt="" /></span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"> <br />
Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25-8-1911 ở làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong một gia đình bao gồm 7 anh chị em với thân phụ là cụ Võ Quang Nghiêm, một nhà nho và thân mẫu là bà Nguyễn Thị Kiên. Ngay từ nhỏ ông đã được truyền dạy những đạo lý từ các sách thánh hiền của cha nên những tư tưởng đó đã ảnh hưởng quan trọng đến cuộc đời của ông sau này. Những giá trị về đạo đức của một con người, nề nếp gia phong trong một gia đình, sự kính trọng tổ tiên, kính trên nhường dưới, lối sống giản dị và chăm chỉ học tập đã thấm nhuần trong tư tưởng của người học trò đấy. Đặc biệt sự chăm chỉ và chịu khó trong việc học tập đã được ông thể hiện qua hai năm học ở trường Quốc học Huế, luôn đứng nhất lớp, ngoại trừ duy nhất 1 tháng bị rớt xuống hạng nhì. Ngoài ra ông còn thường xuyên theo học những tư tưởng của nhà yêu nước Phan Bội Châu về lý tưởng cách mạng, từ đó hình thành trong ông một niềm say mê theo đuổi chân lý của lịch sử</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Qua nhiều giai đoạn hoạt động cách mạng, cũng như bị chính quyền thực dân Pháp bắt giam, cuối cùng ông được trả tự do và tiếp tục theo đuổi lý tưởng của mình. Trải qua nhiều thăng trầm, đến năm 1940 ông gia nhập vào Đảng Cộng sản Đông Dương và chính thức dấn thân vào con đường cách mạng từ đây. Đến ngày 22-12-1944, ông thành lập đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, tiền thân là Quân đội Nhân dân Việt Nam dưới sự hướng dẫn của Hồ Chí Minh. Đến ngày 28-5-1948 ông trở thành Đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam khi mới 37 tuổi. Với những gì học được qua Hồ Chí Minh cũng như tự thu nạp cho bản thân mình, Đại tướng Võ Nguyên Giáp dần khẳng định cho thế giới rằng ông là một trong những vị tướng tài ba mà đất nước Việt Nam đã sản sinh ra. Và lời khẳng định ấy đã được ông chứng minh qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, điển hình nhất là chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 và chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử năm 1975. Từ đó có thể thấy được sự uyên bác, tài chiến lược của Đại tướng qua từng thời kỳ, qua từng chiến dịch cũng như qua từng trận đánh mà ông làm tổng chỉ huy. Điều người ta bắt gặp ở ông là sự suy nghĩ, đắn đo, luôn thận trọng với từng quyết định của mình, vì nếu như điều đó dẫn đến sai lầm rất có thể sẽ gây tổn hại đến lực lượng của quân dân. Và khi mùa xuân lịch sử ấy gọi tên dân tộc Việt Nam, có thể thấy rằng Đại tướng đã là một con người anh hùng trong lòng của mỗi người dân của đất nước bốn nghìn năm lịch sử.<br />
<br />
Mùa thu nào đi qua cũng để lại lá vàng và dòng sông nào rồi cũng chảy về biển. Và đúng như sự bất di bất dịch của cuộc sống, rồi ai cũng sẽ có ngày về với đất Mẹ yên bình để được người ôm trọn vào lòng. Và vào mùa thu năm nay, khi những chiếc lá vàng rụng xuống cũng là lúc người anh hùng ấy nói lời chào đến với dân tộc Việt Nam. Bác đi để lại muôn ngàn sự tiếc thương vô hạn cho dân tộc Việt Nam cũng như bạn bè thế giới. Bác đi để lại hòa bình và hạnh phúc, cái mà Người đã theo đuổi trong suốt cuộc đời của mình. Và khi ấy chỉ còn lại là những kỉ niệm đẹp, những tháng ngày gian khổ, những đóng góp to lớn và những mất mát không thể bù đắp được trên cuộc đời này về người anh cả của Quân đội Nhân dân Việt Nam.<br />
<br />
Hẳn trong lòng của mỗi người chúng ta, ai cũng có một hình ảnh để mình noi theo, hay đơn giản đó là động lực để giúp bản thân trở nên tốt đẹp hơn. Và tôi cũng không phải là một trường hợp ngoại lệ nào khác. Thật ra trước đây tôi chỉ xem những giá trị đạo đức, hay những bài học đáng quí làm tiền đề để tôi phấn đấu theo. Nhưng khi tôi nhận ra tôi cần một ai đó là người chỉ dẫn cho tôi học theo, làm theo và từ mày mò theo thì có lẽ tướng Giáp là một người vô cùng quí giá với tôi. Tôi biết đến bác Giáp cũng từ những trang sách lịch sử, qua những mẩu chuyện mà tôi được nghe từ thầy cô, hay đơn giản hơn là những chiến công vang dội của Bác qua truyền hình. Chưa một lần được nhìn thấy Bác, chưa bao giờ nghe được giọng của Bác một cách chính thức, nhưng những gì tôi hiểu được về Bác, cảm nhận về Bác thì luôn mang cho tôi một cảm giác thật là lùng. Lạ lùng đến nỗi tôi luôn cảm nhận được những gì Bác nói, những gì Bác làm như là một chỉ dẫn cho tôi luôn cố gắng đạt đến để tôi có thể được như Bác, được sống và học theo tấm gương của Người. Ở Bác tôi nhìn thấy được nhiều điều mà chưa khi nào tôi tự nhận cho mình được cái cảm giác ấy. Bắt đầu từ những chuyện nhỏ hay đến việc đại sự, tôi tìm thấy trong đó là sự tận tâm, nhìn xa trông rộng của Người. Và từ những mẩu chuyện tích cóp được qua những gì tôi bắt gặp qua hình ảnh của tướng Giáp, dần dần đã hình thành trong tôi những thói quen mà từ trước đến giờ tôi luôn xem đó thật đơn giản, nhưng khi hiểu ra tôi nhận thấy đó là một sai lầm.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhiều đêm suy nghĩ cách đánh cho bộ đội chủ lực của ta, nhằm giảm thiểu được thiệt hại mà có thể giành được nhiều lợi thế trong cuộc chiến. Và đó là lúc mà từ phương thức “đánh nhanh thắng nhanh”, Đại tướng đã chuyển sang “đánh chắc thắng chắc”. Cũng chính những thay đổi mang tính quyết định này, bộ đội ta đã làm nên một chiến vang dội trên toàn cầu, mở ra một chu kì mới trong cuộc nổi dậy giành độc lập của các dân tộc khác trên thế giới. Và tôi cũng học hỏi được rất nhiều điều từ phương thức đó của Người. Nhưng sẽ khó hiểu vì tôi được sinh ra trong thời bình, thế thì tôi đã nhìn cách đánh của bác Giáp ra sao. Đúng thế, tôi đã vận dụng phương thức đó của Bác vào một việc khác đối với tôi rất quan trọng, sử dụng những đồng tiền. Trước đây tôi khá hoang phí cho những việc mà nó đem lại cho tôi những niềm vui nhất thời mà khi ngoảnh nhìn lại, tôi thấy đó là một sự hoang phí mà tôi muốn giành lại là điều không thể nào. Tôi luôn mua những món đồ vớ vẩn, để rồi không cần dùng nữa, tôi viện đủ mọi lí do để vứt bỏ nó đi mà không cần biết rằng số tiền tôi đã bỏ ra để mua nó cũng kha khá, đủ để cho một người khác mua một vật dụng quan trọng thiết yếu cho họ. Nhưng từ khi tôi nhận ra được cái cách mà bác Giáp sử dụng trong chiến dịch Điện Biên Phủ, tôi nhận ra rằng ở đó tôi đã học được một điều rất quan trọng rằng hãy mua những gì bạn cần thiết, cho đến khi nó không còn sử dụng được nữa bạn cũng không hề thấy tiếc nuối. Bác Giáp đánh khi cần thiết, tôi mua những gì quan trọng. Bác Giáp lui quân khi tình hình quân đội chưa đủ khả năng giành chiến thắng, còn tôi thì không mang những đồng tiền mua những thứ hoang phí. Và từ khi cái thói quen biết quí trọng giá trị của đồng tiền của tôi được hình thành, tôi càng ngày cảm thấy giá trị của việc tìm ra những đồng tiền là khó đến mức nào. Tôi cũng đã từng đi làm thêm, chỉ là muốn phụ giúp thêm cho mẹ tôi, đến khi nhận được tiền lương tháng tôi mới cảm nhận được sức lao động của mình bỏ ra là dùng những tờ giấp polime ấy một cách có ích, chứ không phải làm ra nó rồi hoang phí nó một cách vô ích, để rồi khi nó không còn bên tôi nữa, tôi lại cảm thấy hối hận cho một việc làm thiếu suy nghĩ của mình. Tôi thầm cảm ơn bác Giáp đã cho tôi được bài học quan trọng này, nhưng qua một phương thức khác, từ một quyết định trong cái suy nghĩ sâu rộng của Người.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Cách đây hơn 4 năm, trong viếng chuyến thăm của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ngày 7/5/2009, đại tướng Võ Nguyên Giáp dù tuổi cao nhưng cũng phát biểu một câu nói để đời, thể hiện lòng yêu nước và phẩm giá của mình: “Tôi sống ngày nào, cũng là vì đất nước ngày đó”. Câu nói của người anh cả Quân đội Nhân dân Việt Nam dấy lên trong tôi một sự kính trọng vô cùng sâu sắc và to lớn đối với Người. Đi qua những năm tháng đấu tranh cho dân tộc Việt Nam, tướng Giáp luôn là người có những quyết định sáng suốt nhằm giành những thắng lợi về cho bộ đội của ta. Nhưng Đại tướng làm như thế cũng chỉ vì một mục đích cao cả, vì đất nước Việt Nam, vì nhân dân Việt Nam. Tôi học được lời nói của người qua một phóng sự tài liệu trên truyền hình, tôi không biết cảm xúc lúc đấy của mình ra sao, nhưng tôi nhận ra được nhiều điều từ những gì Người đã truyền cho tôi qua lời nói ấy. Tôi biết cách sống một cuộc sống giá trị hơn, và cái giá trị đó nằm ở chỗ biết hi sinh, biết nhường nhịn và biết nghĩ về mọi người hơn chính bản thân mình. Tôi có một cuộc sống về mặt tinh thần luôn ở mức khá trở lên, có những người bạn luôn chia sẻ niềm vui cũng như nỗi buồn với tôi. Tôi quí trọng họ, nhưng đôi khi cũng hay nghĩ cho bản thân mình. Từ khi tôi học được đức tính biết hi sinh bản thân vì lợi ích chung của đất nước của Đại tướng, tôi thầm nghĩ rằng đôi khi những người bạn của tôi đã cho tôi nhiều thứ, họ là một chỗ dựa tinh thần rất lớn của tôi trong cuộc đời này. Và từ đấy, tôi biết bỏ đi sự ích kỉ của bản thân, luôn đặt nặng tình bè bạn lên trên những giá trị vật chất vô thường khác. Không phải ai cũng có thể kiếm được những người bạn tri kỉ của mình, nhưng với tôi bây giờ nó đã trở thành sự thật. Tôi biết nghĩ cho bạn tôi, biết những cảm xúc họ đang trải qua trong cuộc sống để tôi có thể san sẻ được những điều mà tôi có thể làm được cho họ qua những hành động trong cuộc sống hằng ngày. Việc gặp gỡ họ hằng tuần là một điều hạnh phúc của tôi lúc này, tôi yêu những gì họ mang lại cho tôi và tôi cũng đã từng ngày thay đổi để phù hợp với cuộc sống của những người bạn dành cho tôi hơn. Tôi không còn ích kỉ như trước, tôi đã từng nhiều lần đi về với cái bóp trống không, nhưng bù lại số tiền tôi bỏ ra để có những bữa ăn, những bữa tiệc nho nhỏ bên những người bạn của tôi thì thật vô cùng ý nghĩa. Những niềm vui ấy mà tôi đang có được cũng một phần từ cái suy nghĩ của tôi về câu nói của Bác, tôi nhận ra được có những thứ quan trọng mà không phải lúc nào ta cũng tìm thấy. Điều đấy đến từ sự hi sinh bản thân mình cho một mục đích tốt đẹp hơn, dẹp bỏ sự ích kỉ bản thân, sống vì mọi người để rồi ta có thể nhận được những điều tốt đẹp ấy đến từ cuộc sống xung quanh, đặc biệt là những người bạn mà tôi xem họ như là “người dưng có mối quan hệ đặc biệt” trong cuộc đời của mình.<br />
<br />
Không biết từ khi nào tôi lại thay đổi bản thân của mình đi nữa, nhưng chỉ biết có một nguồn động lực thúc đẩy mạnh mẽ cho tôi làm được điều đó, xuất phát từ tinh thần, lối sống đạo đức của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Khi Người ra đi, tôi chỉ biết kìm nén cái cảm xúc ấy vào lòng, cũng đã từng mong rằng có thể viếng Bác một nén nhang nhưng chưa thể thực hiện được. Sự ra đi của Bác là một sự mất mát to lớn của dân tộc Việt Nam, và đối với tôi đó chính là nguồn động lực mạnh mẽ hơn nữa để tôi có thể thực hiện được những gì tôi đã làm như những gì Người đã từng sống và truyền vào tâm thức tôi, giúp tôi nhận ra được nhiều điều đáng quí trong cuộc sống này. Tôi không mong mình được như Người, chỉ mong rằng tôi sẽ giúp ích được gì cho những người xung quanh tôi, cho cuộc sống và cho đất nước tôi. Tôi cứ sống theo như những gì tôi đang trải qua, với những người bạn, với gia đình, với tư tưởng mà Người đã truyền cho tôi, để rồi một lúc nào đó, khi tôi có thời gian để nhìn lại một quãng đường dài phía sau, tôi cảm thấy rằng mình đã đúng và không bao giờ hối hận về nó. Và tôi có thể nhận được một điều quan trọng rằng luôn có một nguồn động lực thúc đẩy tôi đi lên phía trước, mặc dù nó không trải đầy hoa hồng nhưng bước đi qua những chiếc gai, bàn chân ta sẽ chai sần đi vì nó để rồi ta có thể quên đi cái cảm giác đau đớn từ những chiếc gai sắc nhọn kia để cảm nhận được rằng mùi hoa hồng đang lan tỏa ra và ta có thể ngủi thấy được nó chứ không còn là cảm giác đau đớn khi bước ra những chiếc gai bé nhỏ nhưng đáng sợ như trước kia nữa.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Tôi cũng có một ước mơ, ước mơ với chiếc xe đạp mà tôi đang để dành tiền mua nó, cùng với nó băng qua những miền trùng dương của dải đất hình chữ S này, để cảm nhận được quê hương Việt Nam của tôi như thế nào. Từ Cà Mau đến với xứ Lạng xa xôi, không biết nơi nào sẽ chào đón tôi đây, không biết đâu sẽ là nơi tôi được đắm mình trải nghiệm vẻ đẹp của nó. Nhưng có một điều chắc chắn rằng Quảng Bình sẽ là nơi tôi phải dừng chân qua đấy, nơi Vũng Chùa, có một vị anh hùng đang chờ đón tôi, để tôi có thể đến được với người đã truyền cho tôi những động lực, những tư tưởng, đạo lí sống cao cả mà xưa nay tôi chưa hề nhận thấy. Cám ơn Người, xin gửi một nén hương của người con nơi thành phố Bác xa xôi này đến với Vũng Chùa, nơi đầu sóng ngọn gió lạnh buốt kia để cho Người được cảm thấy ấm áp, ấm áp với chút hương tàn và quan trọng hơn là tình cảm sâu đậm con dành cho Người luôn cháy bỏng, như dòng máu luôn chảy về tim theo những nhịp đập liên hồi và tràn đầy ấm áp.</span></span></div>
</meta>
</div>
<div style="text-align: justify;">
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=utf-8" /></div>
<div style="text-align: justify;">
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=utf-8" /></div>
<div style="text-align: justify;">
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=utf-8" /></div>
<div>
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=utf-8">
<div style="text-align: right;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
<strong>PHẠM QUANG THUẦN</strong> <em>(Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM)</em><br />
</span></span></div>
</meta>
</div>
<div style="text-align: justify;">
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=utf-8"> </meta>
</div> </html>