<html> <head> <meta http-equiv='Content-Type' content='text/html; charset=utf-8'> <title> </title> </head> <div style="text-align: left;"><strong><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Bài dự thi cuộc thi viết về hình tượng anh bộ đội Cụ Hồ:</span></span></strong><span style="color: rgb(0, 0, 255);"><strong><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
</span></span></strong></span></div>
<div style="text-align: center;"> </div>
<div style="text-align: center;"><span style="color: rgb(0, 0, 255);"><strong><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Đại tướng Võ Nguyên Giáp<br />
</span></span></strong></span></div>
<div style="text-align: center;"> </div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">“Tôi lớn lên khi đất nước không còn chia cắt Bắc – Nam<br />
Chẳng biết chiến tranh là gì, chỉ được nghe trong những câu chuyện của cha<br />
Tôi lớn lên khi tháng tháng không còn lo phiếu tem<br />
Không biết bobo là gì, chỉ còn lại trong những ký ức của mẹ”<br />
Trích: “Lá cờ” – Tạ Quang Thắng</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Tôi xin được trích dẫn những câu hát trong bài hát Lá cờ của nhạc sĩ Tạ Quang Thắng để xin gửi những lời tri ân chân thành nhất tới những người chiến sĩ đã dung cảm hi sinh xương máu của mình chiến đấu vì nền độc lập của Tổ Quốc, để cho chúng tôi, những con người của thế hệ 9x được sinh ra trong hòa bình, không còn tiếng sung, tiếng bom, được lớn lên trong sự phát triển của đất nước. Và trong rất nhiều, rất nhiều vị anh hùng đó, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người sẽ luôn sống mãi trong long tôi cũng như trong lòng người dân Việt Nam.<br />
Như chúng ta đã biết, vào lúc 18h09 phút, ngày 04 tháng 10 năm 2013, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người học trò xuất sắc của Bác Hồ, người Đại tướng, người anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam, người anh hùng của người dân Việt Nam đã mãi mãi vĩnh biệt chúng ta, Đại tướng đã đi về thế giới của những người hiền trong sự thương tiếc của hàng triệu, hàng triệu người dân Việt Nam cũng như nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới.<br />
Cuộc đời của Đại tướng Võ Nguyên Giáp gắn liền với rất nhiều chiến công lừng lẫy của Quân đội nhân dân Việt Nam, chẳng hạn như: Đại tướng là người chỉ huy đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam, chỉ huy trưởng kiêm chính ủy mặt trận Chiến dịch Biên giới Thu – Đông 1950, Chiến dịch Điện Biên Phủ, Chiến dịch Hồ Chí Minh….Trong những chiến công ấy, thì chiến dịch Điện Biên Phủ là chiến dịch đưa tên tuổi của Đại tướng nổi tiếng khắp 5 châu, đánh dấu sự thành công của nghệ thuật chiến tranh du kích do Đại tướng áp dụng.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Quyết định lịch sử của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ: Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Đại tướng Võ Nguyễn Giáp đã phải đứng trước một quyết định cực kỳ khó khăn là đổi phương châm tác chiến từ “Đánh nhanh, thắng nhanh” sang “Đánh chắc, tiến chắc”. Đây là 1 quyết định mà sau này, khi tiếp xúc với báo chí phương Tây, Đại tướng đã thổ lộ: “Đây là quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời binh nghiệp của mình”.<br />
</span></span><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Những kinh nghiệm xương máu ở Nà Sản còn đang nóng hổi, trong khi đó, tập đoàn cứ điểm ở Điện Biên Phủ được Pháp xây dựng và phát triển trong một thời gian lâu dài hơn, với nguồn vật tư và nhân lực to lớn hơn. Không phải không có cơ sở để Pháp tuyên bố “Điện Biên Phủ là pháo đài bất khả xâm phạm”. Nghiên cứu tình hình thấu đáo như vậy, phương châm tốc thắng “san bằng Điện Biên Phủ trong 3 ngày” đã gây rất nhiều băn khoăn cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp. </span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Thức trắng nhiều đêm trong căn hầm sở chỉ huy, Đại tướng đau đáu vạch phương án tác chiến tối ưu nhất, để hoàn thành nhiệm vụ tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, cũng như bảo toàn tối đa sinh lực của bộ đội ta. Cuối cùng, Ông đã đưa ra quyết định: Chuyển phương châm tiến công từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh chắc tiến chắc”, còn được gọi là đánh "bóc vỏ". </span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Thực tiễn chứng minh rằng chỉ riêng cứ điểm đồi A1 thôi, ta phải mất 38 ngày đêm mới dứt điểm được. Vậy thì 49 cứ điểm mà ta định đánh trong ba ngày hai đêm là quá mạo hiểm. Ở chiến dịch Điện Biên Phủ, thời gian đầu bộ đội ta giành phần lớn thắng lợi, nhưng lại gặp khó khăn khi đánh đồi A1 và C1 - hai cứ điểm quan trọng của địch. Trận đánh đồi A1, mặc dù đã huy động tới ba trung đoàn nhưng ta đã bị tổn thất rất nặng nề.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Như vậy, có thể thấy, ở những thời khắc lịch sử, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã cực kỳ cẩn trọng đưa ra những quyết định vô cùng sáng suốt, lấy sự tồn vong của dân tộc lên hàng đầu trong mọi tính toán, cân nhắc. Điều đó, đã mang tới những chiến công lừng lẫy của một đội quân nhân dân với những người lính dũng cảm chiến đấu không tiếc xương máu, dưới sự chỉ đạo, dìu dắt của người Tổng tư lệnh mưu trí tuyệt vời, quý trọng tính mạng của cán bộ, chiến sĩ trong từng quân lệnh.<br />
<br />
</span></span></div>
<div style="text-align: right;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><strong>NGUYỄN SỸ HÙNG</strong></span><em><span style="font-family: Arial;"><strong> </strong>(ĐH Công nghệ thông tin)</span></em></span></div> </html>