<html> <head> <meta http-equiv='Content-Type' content='text/html; charset=utf-8'> <title> </title> </head> <div style="text-align: justify;"><em><strong><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Bài dự thi cuộc thi viết về hình tượng anh bộ đội Cụ Hồ:</span></span></strong></em></div>
<div style="text-align: center;"><span style="color: rgb(0, 0, 255);"><strong><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Người đi vào lịch sử</span></span></strong></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
</span><em><span style="font-family: Arial;">Có những phút làm nên lịch sử<br />
Có cái chết hóa thành bất tử</span></em></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Đại tướng Võ Nguyên Giáp với tài năng, đức độ và những cống hiến cho đất nước vốn đã là một huyền thoại sống trong lòng nhân dân Việt Nam. Đại tướng chính là người Bác thứ hai của dân tộc, Bác đã góp phần rất lớn để viết nên những trang sử chói chang, đầy vẻ vang, tự hào của dân tộc. Sự ra đi của Bác có thể nói đó chính là sự mất mát lớn trong lòng những người con của đất nước anh hùng.<br />
Bác đã biết bao lần ra đi nhưng lần này là khác. Không phải ra đi xông pha chiến trận, không phải ra đi khảo sát đời sống nhân dân mà là sự ra đi về cõi vĩnh hằng. Sự ra đi mà khiến hàng chục triệu trái tim người Việt Nam đau nhói. Nhưng sự ra đi của Bác ra đi không phải là dấu kết thúc của hình ảnh một vị tướng anh hung, tài ba. Mà đây chỉ là sự ra đi về thể xác, còn tâm hồn và trái tim của Bác mãi mãi ở lại. Điều tiếc núi trước sự mất mát đã làm cho em càng thấy trân trọng và muốn khắc ghi vào tiềm thức để nhớ về một thời kì hào hùng với những gian khổ, hy sinh không thể diễn tả bằng lời và những con người quả cảm sinh ra từ một đất nước bé nhỏ để trở thành những con người kiên cường, hào hùng…</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Bác là nhà lãnh đạo này có những phẩm chất đặc biệt: quyền uy cá nhân, thiên tài tổ chức quân sự, nhà chiến lược vô đối”, đã đóng góp quyết định vào Chiến thắng Điện Biên Phủ tháng 5/1954 và chiến thắng mua xuân năm 1975. Những phẩm chất đó cùng với những thành công từ những chiến thắng vang dội, không thể phủ nhận, đưa Đại tướng Võ Nguyên Giáp đứng vào hàng ngũ những nhà quân sự kiệt xuất của Việt Nam. Về phần Đại tướng, Bác đã góp công lớn vào việc làm thất bại âm mưu quay trở lại Việt Nam của người Pháp và trong diễn biến cao điểm của Chiến tranh lạnh, đã bẻ gãy sự thế chân (người Pháp) mà người Mỹ muốn tạo dựng” ông đã sống thời trẻ trong bầu không khí của chủ nghĩa dân tộc: đấu tranh với chính quyền bảo hộ Pháp và phải ngồi tù 2 năm, từ 1930 đến 1932. Ông lấy bằng Tú tài Pháp vào năm 1934 rồi giảng dạy lịch sử và tiếng Pháp ở trường Thăng Long, Hà Nội, ngay từ lúc còn trẻ thì tinh thần yêu nước của Bác đã khơi nguồn ngay lúc đi dạy tại trường. Cái lò luyện những người tranh đấu chống chủ nghĩa thực dân cũng bắt đầu từ đây. Năm 1937, Bác đã được gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam, trở thành người cộng sản, quyết tâm phục vụ đất nước, đửa đất nước thoát khỏi cảnh lệ thuộc, bị xâm chiếm để vươn tới sự tự do, hòa bình,….</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Bác đã khơi dậy lý tưởng sống cao đẹp và lòng can đảm là hai điều mà thanh niên chúng ta phải học tập Đai tướng. Bác luôn lấy hình ảnh tự do của đất nước làm mục tiêu làm động lực. Chính những lý tưởng đó thúc đẩy lòng Bác sớm ngày giành lại độc lập cho đất nước. Sự thôi thúc đó đã đưa đất nước ta giành lấy đại thắng mùa xuân năm 1975 và giành lại độc lập vào chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng Sài Gòn (4/1975). Song song đó, Bác cũng trang bị lòng can đảm cho mình. Vì không có lòng can đảm thì thực sự đến ngày hôm nay đất nước ta vẫn chưa thoát khỏi kiếp nô lệ. Thanh niên ta càng cần lý tưởng sống và lòng can đảm hơn ai hết. Vì thanh niên chính là những chủ nhân tương lai của đất nước sau này. Nếu một đất nước mà những con người sống ở đó sống một cách buông thả, không có mục đích sống, sống nhút nhát, không can đảm thoát khỏi vỏ bọc của mình thì đất nước đó không thể nào phát triển. Hãy chứng tỏ thanh niên Việt Nam là những mầm non đầy nhiệt huyết , ý tưởng sống, luôn trang bị lòng can đảm. Hãy để cho các nước bạn biết rằng Việt Nam chúng ta sau này sẽ được làm chủ bởi những con người luôn dám đương đầu với khó khăn</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Và điều cuối cùng ở Bác, vị Đại tướng tài ba đáng ngưỡng mộ nhất chính là sự khiêm tốn và lòng yêu thương. Bác không cho rằng mình là vị tướng huyền thoại, không cho rằng mình đánh đuổi Mỹ mà là cả nhân dân Việt Nam. Bác khiêm tốn và đề cao sức mạnh tập thể của toàn dân. Bác giúp chúng ta hiểu rằng “một cánh én nhỏ không thể làm nên mùa xuân”. Bác không tự cao, Bác cho rằng mình bình đẳng với những người khác. Sự khiêm tốn của Bác nhận được rất nhiều tình yêu thương từ nhân dân . Thanh niên như chúng ta dường như bị thời đại ngày nay cuốn hút đi quá nhanh. Việc rèn luyện tính khiêm tốn, ý thức sức mạnh tập thể và lòng yêu thương ngày càng cần thiết.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Bác chính là hiện thân của những tinh hoa dân tộc. Học tập Bác để sau này dùng những phẩm chất từ bản thân đã học của Bác để phát triển đất nước. Nhưng hiện tại bây giờ đầy, Bác Giáp đã ra đi, nhưng mãi vẫn động lại trong tim của mỗi con người sinh ra từ đất nước anh hùng. Cả không khí đau thương mất mát bao trùm lên đất nước Việt Nam.<br />
</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: right;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><strong>PHẠM THỊ XUÂN HƯƠNG</strong> </span><em><span style="font-family: Arial;">(Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức)</span></em></span></div> </html>