Cán bộ trẻ: “anh... là ai”?
|
Ở UBND phường 5, quận 3, TP.HCM |
So với khoảng 7.000 cán bộ hiện có tại hơn 250 phường thì số này chiếm tỉ lệ nhỏ, song cần ghi nhận đây là nơi đầu tiên trong cả nước tiến hành công việc mới mẻ này. Số cán bộ này vững kiến thức nền tảng, đã qua đào tạo chuyên môn, có phẩm chất tốt là nguồn sinh lực mới cho bước đầu trẻ hóa đội ngũ cán bộ cơ sở.
Nhiều quận, huyện của TP.HCM đã mạnh dạn bố trí những người trẻ vào giữ các vị trí chủ chốt ở cơ sở như chủ tịch, bí thư, phó chủ tịch, phó bí thư... Đây là những người sinh ra sau 1975, lớn lên trong thời bình, được học hành đàng hoàng.
![]() |
Chủ tịch phường Đa Kao Nguyễn Duy An |
Trông bề ngoài An có dáng dấp của một thư sinh hơn là một ông chủ tịch. An cho biết mình sinh ngày 22-5-1977, tính đến thời điểm này là 29 tuổi và đã làm chủ tịch phường được hơn một năm. Thấy tôi hơi “tò mò”, An khai: “Em tốt nghiệp đại học luật năm 2000, sau đó đi bộ đội, được kết nạp Đảng trong quân ngũ, đến năm 2002 thì xuất ngũ về địa phương. Tại đây, em được tín nhiệm phân công làm bí thư Đoàn phường. Đến tháng 4-2004 thì được bầu làm phó bí thư thường trực đảng ủy phường rồi sang làm chủ tịch UBND phường từ tháng 7-2005”.
|
Ở UBND quận 1, TP.HCM |
Cái khó của chủ tịch phường nói riêng và của UBND cấp phường nói chung là thiếu người có chuyên môn để quản lý từng lĩnh vực trong khi việc ở trên giao xuống ngày càng nhiều. An nói nếu mình không tỉnh thì rất dễ “chết”, như trường hợp cải tạo vỉa hè đường Huỳnh Khương Ninh, đơn vị thi công báo giá dự án gần 1 tỉ đồng. Nhờ cẩn thận hỏi ý kiến những người có chuyên môn, cuối cùng giá dự án chỉ còn... 200 triệu đồng.
Chúng tôi xuống phường Phạm Ngũ Lão cũng của Q.1, một trong những phường náo nhiệt với phố Tây, một thời ồn ào vì ma túy, có cô chủ tịch phường Lê Thị Lan Chi năm nay mới 27 tuổi. Chi chính thức nhậm chức chủ tịch từ tháng 3-2006. Còn trước đó Chi từng làm nhân viên tiếp dân, nhân viên quản lý đô thị, phó chủ tịch phụ trách văn xã. Cô bộc bạch: “Chi là người tại chỗ, nhiều năm làm việc tại UBND phường nên đã quen địa bàn, quen công việc, có gì xảy ra là Chi có mặt ngay để giải quyết”. Ưu tiên số một của cô chủ tịch này là quan tâm đến đời sống người dân, nhất là những người nghèo, và cố gắng lắng nghe họ.
|
Cán bộ Ủy ban MTTQ quận 1 đang “biểu diễn” phần mềm quản lý địa bàn trước bí thư quận 1 Lê Bá Cần |
Tại phường Nguyễn Thái Bình, chúng tôi được nghe kể nhiều về cô bí thư đảng ủy phường tên Phan Hương Giang, sinh năm 1977, xuất thân là “dân” Đoàn thanh niên, rất năng động. Hoặc tại phường Cô Giang, người dân giới thiệu chủ tịch Dương Thị Hồng Gấm cũng mới tròn 29 tuổi. Rồi tại phường Cầu Kho, có phó chủ tịch Nguyễn Thị Thanh Hà luôn được dân khen vì cần mẫn với công việc...
|
KTS Lê Triều Dương, cán bộ Ủy ban MTTQ - Q.1 |
Ông Phạm Công Nghĩa, chủ tịch UBND quận Phú Nhuận, cho rằng lợi thế của lớp cán bộ trẻ sinh sau 1975 là tiếp thu khá nhanh những chủ trương, chính sách của cấp trên đồng thời vận dụng vào thực tiễn rất kịp thời. Tuy nhiên, theo ông, hạn chế lớn nhất của họ là khâu ứng xử và vốn sống. Vì thiếu vốn sống nên xử lý tình huống chưa tốt. Điểm yếu của người trẻ là hiếu thắng, nóng vội. Để khắc phục các khuyết điểm trên, lãnh đạo quận thường bố trí cán bộ theo kiểu xen cài, tức “già - trẻ” đi đôi để phát huy những thế mạnh của sức trẻ, đồng thời lợi dụng kinh nghiệm của những người từng trải.
Một người dân ở phường Nguyễn Thái Bình (Q.1) nhận xét: cái được của cán bộ trẻ mới về phường là khiêm tốn, tận tâm tận lực, đặc biệt là khá chăm chỉ, không nề hà giờ giấc. Tuy nhiên, những đức tính trên tồn tại được bao lâu thì còn phải chờ thời gian trả lời.
Ông Công Tâm, một đảng viên phường Cô Giang, đánh giá về chủ tịch phường Dương Thị Hồng Gấm như sau: “Biết lo cho dân, dân chủ, bình đẳng và năng động, sáng tạo hơn mấy anh già. Đặc biệt chưa thấy có biểu hiện tham lam, thu vén cá nhân. Tuy nhiên, khi gặp việc khó tỏ ra lúng túng. Cái được của cán bộ trẻ là lịch sự, không đòi hỏi, không sai vặt anh em trong cơ quan...”. Theo ông Tâm, qui luật tất yếu là tre già thì măng mọc, nhưng quan trọng là làm sao để măng mọc thẳng, không xiên xẹo.
Theo Tuổi Trẻ cuối tuần