<html> <head> <meta http-equiv='Content-Type' content='text/html; charset=utf-8'> <title> </title> </head> <div style="text-align: center;"><strong><span style="color: rgb(0, 0, 255);"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"> <b style="text-align: center;">Thay đổi góc nhìn cuộc sống</b></span></span></span></strong><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"> </span></span></div>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Là một trong những biện pháp hữu hiệu để kiểm soát cảm xúc của mỗi con người. Và đây cũng là chủ đề chính trong chuyên đề tư vấn tâm lý “Quản lí cảm xúc” vừa qua do trường ĐH Kinh tế - Luật (ĐHQG TP.HCM) tổ chức. Hơn 200 sinh viên trường ĐH Kinh tế - Luật đã phần nào tìm được những lời giải đáp cho riêng mình với sự hướng dẫn nhiệt tình, hóm hỉnh của chuyên gia tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu.</span></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: center;"><img src="DSC00408.JPG" width="640" height="480" alt="" /></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: center;"><em><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Thầy giáo Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu chia sẻ kỹ năng quản lý cảm xúc cho sinh viên.</span></span></em></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><b>Hai mặt cảm xúc</b></span></span><b><o:p></o:p></b></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Cảm xúc con người có nhiều cung bậc khác nhau. Mỗi chiều cảm xúc lại mang một ý nghĩa riêng trong cuộc sống. Sợ hãi giúp ta cảnh giác những thứ nguy hiểm. Lo lắng sẽ tăng cường khả năng tập trung và huy động năng lượng trí não. Giận dữ để đáp trả lại những hành vi xâm phạm đến quyền lợi của bản thân. Hy vọng là liều thuốc vực dậy tinh thần vượt qua mọi khó khăn để đạt được những gì ta muốn. Trong khi đó, buồn đau lại giúp con người dừng những hành động sai và suy nghĩ tìm ra hành động mới chính xác hơn. Tuy vậy, cảm xúc cũng có hai mặt, cũng sẽ trở nên rắc rối khi không biết quản trị nó. </span></span><o:p></o:p></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Thầy Hiếu chia sẻ: “Cảm xúc con người cũng giống như một “con ngựa”. Nếu biết điều khiển con ngựa đó, bạn có thể đi đến đỉnh núi. Nhưng ngược lại, việc cầm cương không tốt sẽ khiến bạn bị kéo xuống chân núi”. Buồn quá hóa bi quan. Hy vọng quá hóa hoang tưởng. Sợ hãi quá khiến ta rụt rè, thiếu bản lĩnh. Điều gì đã khiến những cảm xúc của bạn trở thành một “con ngựa” khó thuần hóa?</span></span><o:p></o:p></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><b>Mất kiểm soát về suy nghĩ</b></span></span><b><o:p></o:p></b></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Theo anh Khắc Hiếu, cảm xúc tiêu cực bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân. Công việc bạn đang làm có quá nhiều áp lực khiến bạn không thể nào nói chuyện nhẹ nhàng, thoải mái? Gia đình bạn gặp một biến cố lớn khiến bạn suy sụp mà không cách nào gượng dậy, chìm trong suy nghĩ bi quan? Ngành học kinh tế đòi hỏi những kiến thức và kỹ năng bạn không thể nào thích nghi? Bạn tự đặt cho mình quá nhiều mục tiêu, quá cầu toàn khiến bạn dễ rơi vào chán chường nếu không đạt được? Đó là một vài nguyên nhân khiến các bạn sinh viên ngày nay rơi vào trạng thái “tự kỉ”, khiến các bạn không còn khả năng tự điều tiết cảm xúc cho phù hợp với bản thân.</span></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: center;"><img src="DSC00390.JPG" width="640" height="371" alt="" /></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: center;"><em><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Đông đảo bạn trẻ đến nghe buổi chia sẻ.</span></span></em></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Các bạn trẻ thường có xu hướng “thổi phồng hóa” sự việc, khiến cho những lỗi lầm nhỏ trở nên to tát, những gì đáng bỏ qua lại trở thành nguyên nhân cho một “trận chiến” không có hồi kết thúc,… Hậu quả cho việc mất kiểm soát về cảm xúc không chỉ ở người thân, gia đình, bạn bè, các mối quan hệ xã hội, mà còn ảnh hưởng tới chính bản thân con người bạn nữa. Nắm bắt được những nguyên nhân khách quan – chủ quan dẫn tới việc mất kiểm soát cảm xúc sẽ giúp các bạn định hướng giải quyết tốt hơn.</span></span><o:p></o:p></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><b>Tư duy tích cực</b></span></span><b><o:p></o:p></b></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Mọi hành động đều bắt nguồn từ cảm xúc, từ suy nghĩ của con người. Bởi vậy, điều cần thiết để có kỹ năng quản lý cảm xúc tốt là tư duy tích cực. Thầy Hiếu đã khuyên các bạn sinh viên: “Khi làm điều gì, bạn hãy nghĩ đến những gì mình cảm thấy tâm đắc nhất, thấy yên tâm nhất”. Cùng một sự việc, mỗi góc nhìn khác nhau về nó sẽ khiến bạn có tâm trạng khác nhau. Vậy tại sao chúng ta lại không chọn góc nhìn tích cực nhất để nhìn, để khiến cảm xúc của bản thân được tốt hơn? </span></span><o:p></o:p></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Ngoài ra, để có thể tiếp nhận cách tư duy tích cực, các bạn cũng cần phải giải tỏa những cảm xúc tiêu cực. Bạn có thể tâm sự với người thân, bạn bè, nghe nhạc, chơi thể thao, ăn uống, và khóc,... Chính những cách này sẽ khiến bạn cảm thấy nhẹ nhõm và bình tĩnh hơn trong nhiều tình huống trong đời sống hằng ngày. </span></span><o:p></o:p></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Bạn Nguyễn Thị Thiện (lớp K11402B) vui vẻ nói: “Thầy đã tháo gỡ được những thắc mắc của mình về quản lý cảm xúc. Bản thân mình rất nóng tính và khó tiết chế được bản thân. Sau buổi tư vấn này, mình nghĩ mình sẽ áp dụng ngay những tư duy tích cực cho riêng mình”.</span></span><o:p></o:p></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Để quản lý cảm xúc, phải quản lý được tư duy. Tư duy tích cực, thay đổi góc nhìn cuộc sống theo hướng tốt đẹp sẽ giúp kỹ năng quản lý cảm xúc của bạn tốt hơn.</span></span><o:p></o:p></p>
<p class="MsoNormal" align="right" style="text-align:right"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><b>THU THỦY</b></span></span><b><o:p></o:p></b></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><o:p><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"> </span></span></o:p></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><o:p><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"> </span></span></o:p></p> </html>