<html>
<head>
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=windows-1252">
<title>Để hơi thở thơm tho</title>
</head>
<body>
<p align="center"><b><font color="#0000FF" face="Arial" size="2">
<span id="NewsContentDetail1_MsgSubject">Để hơi thở thơm tho</span></font></b></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2" color="#008000"><b>Có nhiều cách
để bạn tránh được cảm giác bị "cách ly" chỉ vì hơi thở có mùi hôi. Hãy tìm hiểu
những nguyên nhân và cách cải thiện vấn đề này một cách khoa học nhất.</b></font></p>
<div align="center">
<table id="table1" cellSpacing="0" cellPadding="0" width="202" border="0">
<tr>
<td>
<img border="0" src="de%20hoi%20tho%20thom%20tho.bmp" width="300" height="309"></td>
</tr>
</table>
</div>
<p align="justify"><b><font face="Arial" size="2" color="#008000">Nguyên nhân
tạo mùi</font></b></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">- Mùi hôi sinh ra khi vi khuẩn
phân hủy các acid amin hoặc acid béo tự do trong khoang miệng, tạo thành các hợp
chất lưu huỳnh dễ bay hơi.</font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">- Hôi miệng có thể còn do các
bệnh về răng lợi như sâu răng, loét miệng, viêm lợi, lưỡi bẩn, răng giả không
phù hợp hoặc bị hỏng, răng mọc lệch...</font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">- Thói quen ăn uống cũng khiến
hơi thở bốc mùi khó chịu. Không thể nói rằng bạn vẫn thơm tho khi vừa mới ăn
nhiều hành, tỏi. Hút thuốc, uống cà phê và rượu chắc chắn là nguyên nhân khiến
người khác nhăn mặt khi phải tiếp xúc gần bạn.</font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">- Khô miệng (do thiếu nước hoặc
dùng thuốc) cũng là lý do hơi thở không được sạch sẽ và tinh khiết cho lắm.</font></p>
<p align="justify"><b><font face="Arial" size="2" color="#008000">Lúc nào cũng
thơm</font></b></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2"><i>Khám răng thường xuyên</i> để
kịp thời xử lý răng sâu hoặc thay răng giả bị hỏng... là việc cần làm đầu tiên
để tiêu diệt các nguyên nhân gây mùi từ bệnh về răng.</font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2"><i>Tăng cường vệ sinh răng miệng</i>:
chải răng hai lần mỗi ngày, cạo sạch lưỡi, dùng dung dịch sát trùng họng.</font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2"><i>Thay đổi thói quen ăn uống:</i>
hạn chế ăn hành tỏi, những loại rau và gia vị gây hôi miệng.</font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2"><i>Giảm hút thuốc lá </i>và tốt
hơn là nên bỏ hẳn.</font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2"><i>Uống đủ nước</i>, nhất là khi
đi ngủ để giảm mùi khi thức dậy.</font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Đôi khi hôi miệng dai dẳng là dấu
hiệu của bệnh nội khoa như viêm họng, mũi, phổi, viêm xoang, rối loạn dạ dày,
ruột hay bệnh gan, thận, hoặc tiểu đường. Nếu bác sỹ nha khoa cho rằng vấn đề
của mùi hôi không nằm ở miệng, bạn nên đi khám bác sỹ để có chuẩn đoán chính xác
hơn.</font></p>
</body>
</html>