<html>
<head>
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=windows-1252">
<title>PHẦN IV - PHỤ LỤC THAM KHẢO</title>
</head>
<body>
<p align="center"><font color="#0000FF" face="Arial" size="2"><b>PHẦN IV -
PHỤ LỤC THAM KHẢO</b></font></p>
<p><font face="Arial" size="2"><b>A. BỘ LUẬT LAO ĐỘNG</b></font></p>
<p><font face="Arial" size="2"><i>+ Có mấy loại hợp đồng lao động, sự khác nhau giữa các loại hợp đồng?</i></font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Theo Điều 27 của Bộ luật Lao động quy định thì hợp đồng lao động có 3 loại:</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Hợp đồng lao động không xác định thời hạn;</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Hợp đồng lao động xác định thời hạn;</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Hợp đồng lao động xác định theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có
thời hạn dưới 12 tháng.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Ba loại Hợp đồng lao động trên có sự khác nhau là: Hợp đồng lao động không xác
định thời hạn là hợp đồng mà khi ký kết hai bên không xác định thời hạn và thời
điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng. Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp
đồng mà hai bên, khi ký kết đã xác định thời hạn và thời điểm chấm dứt hiệu lực
của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng. Còn hợp đồng
theo mùa vụ là hợp đồng ký kết theo mùa vụ, khi mùa vụ kết thúc thì Hợp đồng lao
động chấm dứt; và Hợp đồng lao động theo một công việc nhất định là hợp đồng
được ký kết để làm một công việc đã được xác định, khi làm xong công việc đó thì
Hợp đồng lao động chấm dứt; nhưng trong bất kỳ trường hợp nào thì thời hạn của
nó cũng chỉ trong khoảng thời gian dưới 12 tháng.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2"><i>+ Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động trong những
trường hợp nào? Thời hạn báo trước là bao nhiêu khi đơn phương chấm dứt Hợp đồng
lao động và theo luật sửa đổi, bổ sung thì có quy định gì mới?</i></font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Theo quy định tại Điều 37 của Bộ luật Lao động quyền đơn phương chấm dứt Hợp
đồng lao động được quy định theo loại Hợp đồng lao động.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">1. Đối với Hợp đồng lao động xác định thời hạn, Hợp đồng lao động theo mùa vụ,
theo một công việc nhất định, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp
đồng trong các trường hợp sau:</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo
đảm các điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">b) Không được trả công đầy đủ hoặc trả công không đúng thời hạn theo hợp đồng.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">c) Bị ngược đãi; bị cưỡng bức lao động.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">d) Bản thân hoặc gia đình thực sự có hoàn cảnh
khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">đ) Được bầu vào nhiệm vụ chuyên trách ở các cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm
giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">e) Người lao động nữ có thai, phải nghỉ việc theo chỉ định của thầy thuốc.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Luật sửa đổi, bổ sung có điểm g mới là trường hợp người lao động ốm đau, tai nạn
(bao gồm cả tai nạn lao động, tai nạn khác,...)</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">2. Đối với Hợp đồng lao động không xác định thời hạn thì các trường hợp chấm dứt
Hợp đồng lao động không có sửa đổi, bổ sung gì mới, nghĩa là người lao động có
quyền chấm dứt bất kỳ lúc nào.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">3. Thời hạn báo trước khi người lao động đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động
xác định thời hạn, theo mùa vụ, theo công việc nhất định được quy định là:</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">+ Khi chấm dứt Hợp đồng lao động theo các điểm a, b, c và g nêu trên thì phải
báo trước ít nhất 3 ngày;</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">+ Khi chấm dứt theo các điểm d, đ, phải báo trước ít nhất 30 ngày, đối với Hợp
đồng lao động từ đủ 12 tháng đến 36 tháng; ít nhất 3 ngày đối với Hợp đồng lao
động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">+ Đối với người lao động nữ có thai theo quy định tại Điều 112 của Bộ luật Lao
động thì thời hạn báo trước tùy thuộc thời hạn do thầy thuốc chỉ định.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Thời hạn báo trước đối với Hợp đồng lao động không xác định thời hạn ít nhất
là 45 ngày; riêng đối với trường hợp người lao động ốm đau, tai nạn đã điều trị
6 tháng liền, thời hạn báo trước ít nhất là 3 ngày.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2"><i>+ Từ ngày 01/01/2003, việc đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động có gì mới bổ
sung? Người lao động đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động trái pháp luật thì
cũng phải bồi thường, có đúng không?</i></font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động là việc làm ngoài ý muốn của các bên. Thực
tế điều này đã gây ra rất nhiều chuyện phiền toái, bất lợi cho các bên. Luật đã
quy định rõ:</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Nếu người sử dụng lao động chấm dứt Hợp đồng lao động trái pháp luật thì trước
hết phải nhận người lao động trở lại làm việc theo Hợp đồng lao động đã giao
kết; đồng thời phải bồi thường cho người lao động một khoản tiền tương ứng với
tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) trong những ngày người lao động không được
làm việc và cộng với ít nhất hai tháng tiền lương, phụ cấp lương (nếu có). Trong
trường hợp người lao động không muốn trở lại làm việc thì ngoài khoản bồi thường
nêu trên, người lao động còn được trợ cấp thôi việc (cứ mỗi năm làm việc với
người sử dụng lao động thì được trợ cấp bằng nửa tháng lương, cộng với phụ cấp
lương, nếu có). </font> </p>
<p><font face="Arial" size="2">Luật này còn bổ sung thêm trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận
người lao động trở lại làm việc và được người lao động đồng ý, thì ngoài khoản
tiền bồi thường và trợ cấp thôi việc nêu trên, hai bên thỏa thuận về khoản tiền
bồi thường thêm cho người lao động để chấm dứt Hợp đồng lao động.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Ngược lại, nếu người lao động đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động trái pháp
luật thì người lao động không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho
người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có). Đương
nhiên còn phải bồi thường chi phí đào tạo (nếu có) theo quy định của Chính phủ.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2"><i>+ Có phải là từ ngày 01/01/2003 trở đi, nếu người lao động làm việc dài hạn với
một người sử dụng lao động thì không phải giao kết Hợp đồng lao động nhiều lần ?</i></font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Có hiện tượng thường xảy ra ở một số doanh nghiệp là doanh nghiệp chỉ ký Hợp
đồng lao động có xác định thời hạn (1 năm, 2 năm hoặc 3 năm) một lần với người
lao động. Sau đó, khi Hợp đồng lao động này hết hạn, mặc dù người lao động vẫn
tiếp tục làm việc nhưng hai bên vẫn không tiến hành giao kết Hợp đồng lao động
mới. Có nhiều lý do để doanh nghiệp trì hoãn không chịu giao kết Hợp đồng lao
động; còn người lao động thì e ngại, không dám lên tiếng, sợ bị mất việc làm.
Điều đó sẽ không còn xảy ra nữa từ ngày 01/01/2003.
</font> </p>
<p><font face="Arial" size="2">Theo quy định tại khoản 2 Điều 27 của Bộ luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung,
thì khi Hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng, hợp
đồng theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng hết
hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ
ngày Hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải giao kết Hợp đồng lao động mới; nếu
không giao kết Hợp đồng lao động mới thì Hợp đồng lao động đã giao kết trở thành
Hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Nếu giao kết Hợp đồng lao động mới là
Hợp đồng lao động xác định thời hạn thì cũng chỉ được giao kết thêm một thời hạn
nữa, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải giao kết Hợp đồng
lao động không xác định thời hạn. </font> </p>
<p><font face="Arial" size="2">Việc sửa đổi, bổ sung này cũng đã khắc phục tình trạng nhiều doanh nghiệp đã sử
dụng lao động dài hạn nhưng không giao kết Hợp đồng lao động không xác định thời
hạn, mà chỉ giao kết loại Hợp đồng lao động 1 năm; làm việc năm nào thì giao kết
Hợp đồng lao động năm đó. </font> </p>
<p><font face="Arial" size="2"><i>+ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật lao động có quy định gì về vấn
đề “Tiền lương tháng 13”?</i></font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Bộ luật Lao động và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động không
có khái niệm về tiền lương tháng 13. Thực tế thời gian qua, người lao động ở một
số doanh nghiệp đòi hỏi lương tháng 13 là đòi hỏi một quyền lợi không có cơ sở
pháp lý (trừ những doanh nghiệp có quy định tiền lương tháng 13 trong Thỏa ước
lao động tập thể). Quyền lợi mà người lao động có quyền đòi hỏi là tiền thưởng
cuối năm. Điều 64 Bộ luật Lao động quy định: “Căn cứ vào kết quả sản xuất kinh
doanh hàng năm của doanh nghiệp và mức độ hoàn thành công việc của người lao
động, người sử dụng lao động thưởng cho người lao động làm việc tại doanh
nghiệp. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quy định sau khi tham khảo ý
kiến Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở”. Như vậy, việc trả tiền thưởng cho người lao
động hàng năm không còn phụ thuộc vào thời gian làm việc của người lao động tại
doanh nghiệp từ 1 năm trở lên như trước mà chỉ căn cứ vào kết quả sản xuất kinh
doanh và mức độ hoàn thành công việc của người lao động.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2"><i>+ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật lao động có nhiều thay đổi về
chế độ bảo hiểm xã hội?</i></font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Trước hết, theo quy định của Bộ Luật Lao động, người lao động được hưởng các chế
độ bảo hiểm xã hội như sau: ốm đau; thai sản; tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp; hưu trí và tử tuất. Luật này đã bổ sung thêm chế độ bảo hiểm thất
nghiệp. Chính phủ quy định cụ thể về bảo hiểm thất nghiệp, trong đó quy định rõ
về chế độ đào tạo lại cho người lao động bị thất nghiệp, tỉ lệ đóng bảo hiểm
thất nghiệp của các bên và mức hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Trước ngày 01/01/2003, loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc được áp dụng đối với
những doanh nghiệp sử dụng từ 10 người lao động trở lên. Điều này đã làm hạn chế
quyền được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội của người lao động. Từ ngày 01/01/2003,
theo quy định tại khoản 1 Điều 141 của Bộ Luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung
thì đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là các doanh nghiệp, cơ quan, tổ
chức có sử dụng lao động làm việc theo Hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3
tháng trở lên và hợp đồng không xác định thời hạn. Trường hợp người lao động làm
việc theo chế độ Hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng, sau đó vẫn tiếp tục
làm việc hoặc giao kết Hợp đồng lao động mới thì cũng phải tham gia bảo hiểm xã
hội bắt buộc.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Theo quy định tại Điều 144, trong thời gian nghỉ thai sản, người lao động nữ đã
đóng bảo hiểm xã hội được hưởng trợ cấp thai sản bằng 100% tiền lương và được
trợ cấp thêm một tháng tiền lương. Như vậy, người lao động nữ được hưởng chế độ
trợ cấp thai sản mà không phụ thuộc vào số lần sinh con như trước, nếu có đóng
bảo hiểm xã hội thì được hưởng trợ cấp thai sản trong thời gian nghỉ thai sản.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2"><i>+ Có mấy hình thức kỷ luật lao động?</i></font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Theo quy định tại Điều 85 của Bộ luật Lao động thì có 3 hình thức kỷ luật lao
động:</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Khiển trách;</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Kéo dài thời hạn nâng lượng không quá 6 tháng hoặc chuyển làm công việc khác
có mức lương thấp hơn trong thời hạn tối đa là 6 tháng hoặc cách chức;</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Sa thải;</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Việc áp dụng hình thức kỷ luật nào là tùy thuộc vào mức độ lỗi của người lao
động khi vi phạm kỷ luật lao động.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Riêng hình thức kỷ luật thứ 2, bên cạnh biện pháp xử lý chuyển làm công việc
khác có mức lương thấp hơn trong thời hạn tối đa là 6 tháng, nay được bổ sung
thêm 2 biện pháp xử lý là kéo dài thời hạn nâng lương và cách chức (đối với
người có chức vụ).</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Như vậy, khi người lao động vi phạm kỷ luật lao động mà lỗi nặng hơn mức khiển
trách và chưa đến mức sa thải thì người sử dụng lao động có thể lựa chọn một
trong 3 biện pháp quy định tại khoản 1.b trên để áp dụng cho thích hợp.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2"><i>+ Người lao động vi phạm kỷ luật lao động như thế nào thì bị sa thải?</i></font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Theo Điều 85 của Bộ luật Lao động, thì hình thức xử lý kỷ luật sa thải được áp
dụng khi người lao động có một trong những hành vi vi phạm sau đây:</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghệ, kinh doanh hoặc có hành vi khác
gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản và lợi ích của doanh nghiệp.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Đã bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương, hoặc chuyển làm công việc
khác có mức lương thấp hơn, hoặc bị cách chức mà vẫn tái phạm;</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Tự ý bỏ việc 5 ngày cộng dồn trong 1 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 1 năm
mà không có lý do chính đáng.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2"><i>+ Một cuộc đình công bị coi là bất hợp pháp trong những trường hợp nào? Cơ quan
nào có thẩm quyền kết luận một cuộc đình công là hợp pháp hay bất hợp pháp?</i></font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Một cuộc đình công bị coi là bất hợp pháp khi ở một trong những trường hợp sau:</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Không phát sinh từ tranh chấp tập thể;</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Vượt ra ngoài phạm vi quan hệ lao động (yêu sách không nằm trong quan hệ lao
động);</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Vượt ra ngoài phạm vi một doanh nghiệp;</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Tiến hành đình công trong khi Hội đồng hòa giải, Hội đồng trọng tài lao động
đang giải quyết tranh chấp;</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Đình công không do BCH Công đoàn cơ sở quyết định và số người tán thành đình
công không quá 50% tập thể lao động;</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Đình công ở những doanh nghiệp trong Danh mục những doanh nghiệp không được
đình công do Chính phủ quy định.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Việc xem xét và kết luật một cuộc đình công có hợp pháp hay bất hợp pháp thuộc
thẩm quyền của Tòa án nhân dân.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2"><b>B. LUẬT DOANH NGHIỆP</b></font></p>
<p><font face="Arial" size="2"><i>+ Doanh nghiệp là gì?</i></font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn
định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực
hiện các hoạt động kinh doanh.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2"><i>+ Luật Doanh nghiệp là gì?</i></font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Luật Doanh nghiệp là văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội (Khóa X kỳ họp thứ
5) ban hành để điều chỉnh các quan hệ về thành lập, tổ chức, quản lý và hoạt
động của các loại hình doanh nghiệp gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ
phần, công ty hợp doanh và doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước, doanh
nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội khi được chuyển đổi
thành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Luật Doanh nghiệp được Quốc hội khóa X kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 12-6-1999 và
được Chủ tịch nước công bố ngày 26-6-1999. Luật Doanh nghiệp gồm có 10 Chương,
124 Điều, có hiệu lực từ ngày 01-01-2000 (thay thế cho Luật Công ty, Luật Doanh
nghiệp tư nhân đã được ban hành trước đây).</font></p>
<p><font face="Arial" size="2"><i>+ Quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp được quy định như thế nào?</i></font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Theo quy định tại Điều 9 Luật Doanh nghiệp thì tổ chức, cá nhân có quyền thành
lập và quản lý doanh nghiệp, trừ những trường hợp sau đây:</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">1. Cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản
của Nhà nước và công quỹ để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho
cơ quan, đơn vị mình.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">2. Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">3. Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các
cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong
các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">4. Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp nhà nước, trừ những
người được cử làm đại diện để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp
khác.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">5. Người chưa thành niên (người chưa đủ 18 tuổi); người thành niên bị hạn chế
hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">6. Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang phải chấp hành hình phạt
tù bị Tòa án tước quyền hành nghề vì phạm các tội buôn lậu, làm hàng giả, buôn
bán hàng giả, kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa dối khách hàng và các tội
khác theo quy định của pháp luật;</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">7. Chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp doanh của công ty hợp doanh, Giám
đốc (Tổng giám đốc), Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng
thành viên của doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản không được quyền thành lập doanh
nghiệp, không được làm người quản lý doanh nghiệp trong thời hạn từ một đến ba
năm, kể từ ngày doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản, trừ các trường hợp quy định
tại Luật phá sản doanh nghiệp;</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">8. Tổ chức nước ngoài, người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2"><i>+ Việc đặt tên doanh nghiệp phải bảo đảm những vấn đề gì?</i></font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Việc đặt tên của doanh nghiệp phải đảm bảo các vấn đề sau đây:</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">a) Không trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh;</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">b) Không vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục
của dân tộc;</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">c) Phải viết bằng tiếng Việt và có thể viết thêm bằng một hoặc một số tiếng nước
ngoài với khổ chữ nhỏ hơn;</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">d) Ngoài các quy định nói tại các điểm a, b và c khoản này, thì còn phải viết rõ
loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn, cụm từ “trách nhiệm hữu
hạn” viết tắt là “TNHH”; công ty cổ phần, từ “cổ phần” viết tắt là “CP”; công ty
hợp doanh, từ “hợp doanh” viết tắt là “HD”; doanh nghiệp tư nhân, từ “tư nhân”
viết tắt là “TN”.</font></p>
<p><i><font face="Arial" size="2">+ Công ty trách nhiệm hữu hạn là gì?</font></i></p>
<p><font face="Arial" size="2">Công ty trách nhiệm hữu hạn là doanh nghiệp, trong đó:</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">a) Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của
doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp;</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">b) Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại Điều 32
của Luật Doanh nghiệp (xem phụ lục);</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">c) Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá năm
mươi.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2"><i>Lưu ý:</i></font></p>
<p><font face="Arial" size="2">1. Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phiếu.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">2. Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2"><i>+ Công ty trách nhiệm hữu hạn có cơ cấu tổ chức như thế nào?</i></font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên phải có: Hội đồng thành
viên (Hội đồng thành viên gồm tất cả thành viên, là cơ quan quyết định cao nhất
của công ty. Trường hợp thành viên là tổ chức, thì thành viên đó chỉ định đại
diện của mình vào Hội đồng thành viên. Hội đồng thành viên họp ít nhất mỗi năm
một lần), Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc (hoặc Tổng giám đốc, có thể do
Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm nhiệm nhưng cũng có thể hợp đồng một người
khác không phải là thành viên công ty đảm nhiệm chức vụ này để quản lý, điều
hành công ty). Công ty trách nhiệm hữu hạn có trên mười một thành viên phải có
Ban kiểm soát. Quyền, nghĩa vụ và chế độ làm việc của Ban kiểm soát, Trưởng ban
kiểm soát do Điều lệ công ty quy định.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2"><i>+ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là gì?</i></font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do một tổ chức làm chủ sở hữu (sau
đây gọi chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các
nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ của doanh
nghiệp (Luật Công ty trước đây không quy định loại hình công ty trách nhiệm hữu
hạn một thành viên).</font></p>
<p><font face="Arial" size="2"><i>+ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có đặc điểm gì?</i></font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Đặc điểm của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là:</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">1. Chủ sở hữu công ty phải là một tổ chức (như vậy cá nhân không được thành lập
làm chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên).</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">2. Chủ sở hữu công ty có quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ
của công ty cho tổ chức hoặc cá nhân khác.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">3. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ
phiếu.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">4. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày
được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2"><i>+ Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn - một thành viên được
quy định như thế nào?</i></font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Tùy thuộc quy mô và ngành, nghề kinh doanh, cơ cấu tổ chức quản lý nội bộ của
công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên bao gồm: Hội đồng quản trị và Giám
đốc (Tổng Giám đốc) hoặc Chủ tịch công ty và Giám đốc (Tổng giám đốc).</font></p>
<p><font face="Arial" size="2"><i>Lưu ý:</i> Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch công ty, Giám đốc
(Tổng giám đốc) của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Điều lệ công
ty quy định căn cứ vào quy định của Luật này và các quy định pháp luật khác có
liên quan.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2"><i>+ Công ty cổ phần là gì?</i></font></p>
<p><font face="Arial" size="2">1. Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">b) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh
nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">c) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ
trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 55 và khoản 1 Điều 58 của Luật này.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">d) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không
hạn chế số lượng tối đa.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">2. Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy định
của pháp luật về chứng khoán.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">3. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh.</font></p>
<p><i><font face="Arial" size="2">+ Có mấy loại cổ phần?</font></i></p>
<p><font face="Arial" size="2">Luật Doanh nghiệp quy định có hai loại cổ phần, cụ thể là:</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">1. Cổ phần phổ thông. Công ty cổ phần phải có cổ phần phổ thông. Người sở hữu cổ
phần phổ thông gọi là cổ đông phổ thông.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">2. Cổ phần ưu đãi. Công ty cổ phần có thể có cổ phần ưu đãi. Người sử dụng cổ
phần ưu đãi là cổ đông ưu đãi.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Cổ phần ưu đãi gồm các loại sau đây:</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">a) Cổ phần ưu đãi biểu quyết.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">b) Cổ phần ưu đãi cổ tức.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">c) Cổ phần ưu đãi hoàn lại.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">d) Cổ phần ưu đãi do Điều lệ công ty quy định.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2"><i>Lưu ý:</i></font></p>
<p><font face="Arial" size="2">1. Chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ
cổ phần ưu đãi biểu quyết. Ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu
lực trong ba năm, kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh. Sau thời hạn đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chuyển
đổi thành cổ phần phổ thông.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">2. Người được quyền mua cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại và cổ
phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định hoặc do Đại hội đồng cổ đông quyết
định.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">3. Mỗi cổ phần của cùng một loại đều tạo cho người sở hữu nó các quyền, nghĩa vụ
và lợi ích ngang nhau.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">4. Cổ phần phổ thông không thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi. Cổ phần ưu đãi
có thể chuyển thành cổ phần phổ thông theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông.</font></p>
<p><i><font face="Arial" size="2">+ Công ty cổ phần có cơ cấu tổ chức như thế nào?</font></i></p>
<p><font face="Arial" size="2">1. Công ty cổ phần phải có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc
(Tổng giám đốc): đối với công ty cổ phần có trên mười một cổ đông phải có Ban
kiểm soát.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">2. Cơ cấu của Đại hội đồng cổ đông:</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">a) Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết
định cao nhất của công ty cổ phần.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">b) Đại hội đồng cổ đông có các quyền và nhiệm vụ sau đây:</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại;
quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần;</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm
soát.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Xem xét và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát gây thiệt
hại cho công ty và cổ đông của công ty;</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, trừ trường hợp điều chỉnh vốn
điều lệ do bán thêm cổ phần mới trong phạm vi số lượng cổ phần được quyền chào
bán quy định tại Điều lệ của công ty;</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Quyết định tổ chức lại và giải thể công ty;</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Thông qua báo cáo tài chính hàng năm;</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Thông qua định hướng phát triển của công ty, quyết định bán số tài sản có giá
trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của
công ty;</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Quyết định mua lại hơn 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại;</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Các quyền và nhiệm vụ khác quy định tại Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2"><i>+ Công ty hợp danh là gì?</i></font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">a) Phải có ít nhất 2 thành viên hợp danh; ngoài các thành viên hợp danh, có thể
có thành viên góp vốn;</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, có trình độ chuyên môn và uy tín nghề
nghiệp và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ
của công ty;</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">c) Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong
phạm vi vốn đã góp vào công ty.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2"><i>Lưu ý:</i></font></p>
<p><font face="Arial" size="2">1. Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">2. Quy định cụ thể về việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của công ty
hợp danh cho Chính phủ ban hành trên cơ sở Luật Doanh nghiệp và các văn bản pháp
luật có liên quan.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2"><i>+ Doanh nghiệp tư nhân là gì?</i></font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách
nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2"><i>+ Quyền của chủ doanh nghiệp trong quản lý doanh nghiệp được quy định như thế
nào?</i></font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Về quyền quản lý doanh nghiệp của chủ doanh nghiệp được quy định tại Điều 101
Luật Doanh nghiệp, cụ thể như sau:</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">1. Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp; có toàn quyền quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau
khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp
luật.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều
hành hoạt động kinh doanh. Trường hợp thuê người khác làm giám đốc quản lý doanh
nghiệp, thì chủ doanh nghiệp tư nhân phải khai báo với cơ quan đăng ký kinh
doanh và vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">2. Chủ doanh nghiệp tư nhân là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền, nghĩa vụ
và lợi ích liên quan trước Trọng tài hoặc Tòa án trong các tranh chấp liên quan
đến doanh nghiệp.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">3. Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp (đây là
điểm khác với hình thức công ty).</font></p>
<p><font face="Arial" size="2"><i>+ Hiểu thế nào là “Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản”?</i></font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc bị
thua lỗ trong hoạt động kinh doanh sau khi đã áp dụng các biện pháp tài chính
cần thiết mà vẫn mất khả năng thanh toán nợ đến hạn.</font></p>
<p><i><font face="Arial" size="2">+ Những người nào có quyền yêu cầu giải quyết việc tuyên bố phá sản doanh
nghiệp?</font></i></p>
<p><font face="Arial" size="2">1. Chủ nợ không có bảo đảm và chủ nợ có bảm đảm một phần có quyền nộp đơn đến
Tòa án nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp yêu cầu giải quyết việc tuyên bố
phá sản doanh nghiệp nếu sau thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày gửi giấy đòi nợ
đến hạn mà không được doanh nghiệp thanh toán nợ.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">2. Đại diện Công đoàn hoặc đại diện người lao động nơi chưa có tổ chức Công đoàn
có quyền nộp đơn đến Tòa án nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính yêu cầu giải quyết
việc tuyên bố phá sản doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp không trả được
lương cho người lao động liên tiếp trong ba tháng.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">3. Chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp phải nộp đơn đến Tòa
án nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp yêu cầu giải quyết việc tuyên bố phá
sản doanh nghiệp, trong trường hợp đã thực hiện các biện pháp khắc phục khó khăn
về tài chính để thanh toán các khoản nợ đến hạn, kể cả hoãn nợ mà vẫn không thoát khỏi tình
trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn.<br>
<br>
<b>C. LUẬT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM</b></font></p>
<p><font face="Arial" size="2"><i>+ Các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam dưới các hình thức nào?</i></font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Doanh nghiệp liên doanh.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn và có tư cách pháp
nhân theo pháp luật Việt Nam.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Thời hạn hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không vượt quá
50 năm, trong những trường hợp đặc biệt cũng không quá 70 năm.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Riêng doanh nghiệp liên doanh có những đặc điểm sau:</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">a) Các bên tham gia góp vốn:</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Bên nước ngoài có quyền góp vốn pháp định bằng: tiền, thiết bị máy móc, giá trị
quyền sở hữu công nghiệp.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Bên Việt Nam có quyền góp vốn pháp định bằng: tiền, thiết bị máy móc, giá trị
quyền sở hữu công nghiệp, giá trị quyền sử dụng đất, các nguồn tài nguyên.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">b) Hội đồng quản trị là cơ quan lãnh đạo của doanh nghiệp liên doanh gồm các đại
diện của các bên với số thành viên tham gia Hội đồng Quản trị (HĐQT) tỉ lệ tương
ứng theo số vốn của mỗi bên. Chủ tịch (HĐQT) do các bên liên doanh thỏa thuận cử
ra. Tổng giám đốc và các Phó Tổng giám đốc do HĐQT bổ nhiệm, miễn nhiệm và chịu
trách nhiệm trước HĐQT và trước pháp luật Việt Nam. (Một trong hai chức danh
Tổng giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc thứ nhất phải là công dân Việt Nam).</font></p>
<p><font face="Arial" size="2"><i>+ Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài như thế nào?</i></font></p>
<p><font face="Arial" size="2">a) Quyền:</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các bên tham gia hợp đồng hợp tác
kinh doanh có quyền tự chủ kinh doanh theo mục tiêu quy định trong giấy phép đầu
tư.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Được hưởng các ưu đãi về thuế theo quy định pháp luật Việt Nam.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Được quyền chuyển nhượng phần vốn của mình trong doanh nghiệp liên doanh.
Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài cũng có quyền chuyển nhượng vốn của mình
nhưng ưu tiên cho các doanh nghiệp Việt Nam.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Được mở chi nhánh ngoài nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để thực hiện các
hoạt động kinh doanh trong phạm vi, mục tiêu quy định trong giấy phép đầu tư.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Được quyền mở tài khoản bằng tiền Việt Nam hoặc tiền nước ngoài tại các Ngân
hàng tại Việt Nam.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Được quyền tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật Việt Nam,...</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">b) Nghĩa vụ:</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Phải bảo hiểm tài sản và trách nhiệm dân sự tại các công ty bảo hiểm Việt Nam
hoặc các công ty bảo hiểm khác được phép hoạt động tại Việt Nam.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Sau khi hoàn thành xây dựng cơ bản, hình thành doanh nghiệp phải nghiệm thu
quyết toán công trình có xác nhận của tổ chức giám định.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Phải áp dụng chế độ kế toán Việt Nam.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Phải trả tiền khi sử dụng tài nguyên, sử dụng mặt đất, mặt nước, mặt biển của
Việt Nam.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Có trách nhiệm tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Phải tiến hành thanh lý tài sản, thanh lý hợp đồng và thực hiện các nghĩa vụ
theo quy định của pháp luật sau khi tuyên bố phá sản, ...</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Và các quyền và nghĩa vụ khác có liên quan theo luật định.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2"><i>+ Quan hệ lao động trong luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được quy định như
thế nào?</i></font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh
doanh được tuyển dụng lao động theo nhu cầu kinh doanh và ưu tiên tuyển dụng lao
động công dân Việt Nam.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Quyền và nghĩa vụ của người lao động được đảm bảo theo quy định của pháp luật về
lao động. Đồng thời người sử dụng lao động và người lao động phải tôn trọng danh
dự, nhân phẩm và phong tục của nhau.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải tôn trọng quyền của người lao
động Việt Nam tham gia tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội theo quy
định của pháp luật Việt Nam.<br>
<br>
<b>D. GIỚI THIỆU VỀ MỘT SỐ QUỐC GIA -VÙNG LÃNH THỔ CÓ MỨC ĐẦU TƯ CAO
Ở VIỆT NAM</b></font></p>
<p><font face="Arial" size="2"><b>+ TRUNG QUỐC</b></font></p>
<p><b><font face="Arial" size="2">1. Giới thiệu:</font></b></p>
<p><font face="Arial" size="2">Tên nước: Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Diện tích: 9,78 triệu km2 </font> </p>
<p><font face="Arial" size="2">Thủ đô: Bắc Kinh</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Dân số: 1.234.300.000 người.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Dân tộc: Người Hán chiếm khoảng 95% dân số (hơn 1 tỉ); 5% còn lại là của 55 dân
tộc thiểu số khác nhau.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Ngôn ngữ: Ngôn ngữ chính: tiếng phổ thông (quan thoại).
</font> </p>
<p><font face="Arial" size="2">Ngoài ra, còn một vài tiếng địa phương khác: tiếng Bắc Kinh, Phúc Kiến, Quảng
Đông...</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Các tôn giáo: Lão giáo, Khổng giáo, Phật giáo, Hồi giáo, Thiên chúa giáo...</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Nguyên thủ quốc gia: Chủ tịch nước</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Quyền lập hiến: Quốc Hội 1 viện (Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc).</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Đơn vị hành chánh: 24 tỉnh, 5 khu tự trị, 3 thành phố trực thuộc trung ương.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Hệ thống tiền tệ: 1 đồng nhân dân tệ = 10 hào = 100 xu.</font></p>
<p><b><font face="Arial" size="2">2. Phong tục, tập quán – nét đặc trưng:</font></b></p>
<p><font face="Arial" size="2">a. Lối sống:</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Thái độ người Trung Quốc đối với cuộc sống được ảnh hưởng bởi đạo đức Khổng
giáo.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Quan hệ giao tiếp: Người Trung Quốc cúi mình chào mà không làm cho người khác
phải lúng túng. Họ không bao giờ nói “Không” với bất kỳ lời yêu cầu nào hay lộ
vẻ không đồng ý ra ngoài mặt với bất cứ điều gì. Họ luôn che giấu tình cảm của
mình bằng nụ cười mỉm hay cười to. Họ đặc biệt hiếu khách và khiêm tốn, sự khiêm
tốn không cho phép họ nhận những lời tán dương, thay vì thế họ thường khen người
khác.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Cách xưng hô: Gia đình Trung Quốc là một gia đình mở rộng với vài thế hệ cùng
chung sống dưới một mái nhà. Các anh trai được gọi là “gege” (ca ca); em trai là
“didi” (đệ đệ); “jiejie” (tỉ tỉ) để gọi các chị gái và em gái là “meimei” (muội
muội). Cách xưng hô với ông bà bên nội và ngoại, cô dì chú bác nội ngoại cũng có
sự phân biệt.<br>
Bên ngoài gia đình, ở tất cả các lứa tuổi đều được nhận biết bằng tên riêng. Hầu
hết các trường hợp, “xiao” (là tiểu (nhỏ)) được dùng gắn với tên người trẻ tuổi;
còn “lao” (lão (già)) được đặt trước tên người đứng tuổi. Những tiếp đầu danh
này chỉ dùng cho những người quen biết. Còn trong lối chào trang trọng thì họ
được đặt trước từ “xiansheng” (tiên sinh (ông, ngài)). Phụ nữ vẫn giữ tên thời
con gái khi lấy chồng, chỉ thay “cô” bằng “bà” sau họ. Các thầy cô giáo luôn
được kính trọng, từ “laoshi” (lão sư) luôn được đặt sau họ.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Tên của người Trung Quốc thường gồm 3 từ: Đầu tiên là họ, tiếp sau là tên lót –
dùng để chỉ thế hệ và cuối cùng là tên riêng.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Gia đình mở rộng: Ở thành phố, thường thấy gia đình 3 thế hệ cùng sống chung
một nhà;nông thôn còn có thể gồm chú, bác, cô, dì, dâu, rể. Nguời già trong gia
đình luôn được chăm sóc và kính trọng. Thứ bậc trong gia đình được tuân thủ cẩn
thận và mỗi người đều biết mình đứng ở vị trí nào và có vai trò gì trong gia
đình.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Trang phục: Hầu hết người Trung Quốc cuối thế kỷ 20 đều ăn mặc quần áo theo
phương Tây.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">b. Nghệ thuật: Nghệ thuật trang trí, nhạc kịch, tuồng, thư pháp, hội họa, nhạc
cụ, kiến trúc, cắt giấy, thêu.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">c. Những ngày lễ hội chính:</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Tết Nguyên đán: Mồng 1/1 Âm lịch.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Tết Thanh minh: Giữa mùa Xuân.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Tết Đoan ngọ: Mồng 5/5 Âm lịch, còn được gọi là lễ hội thuyền rồng.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Tết Trung thu: 15/8 Âm lịch, thời điểm trăng sáng, tròn nhất.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Những ngày lễ công cộng:</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Lễ năm mới: 1/1 Dương lịch, cả nước được nghỉ 3 ngày.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Ngày Quốc tế lao động: 1/5 Dương lịch, nghỉ 1 ngày.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Ngày Quốc khánh: 1/10 Dương lịch. Được nghỉ 2 ngày đầu tháng 10.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3: Phụ nữ Trung Quốc được nghỉ 1/2 ngày.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6: Trẻ em không phải đến trường.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Ngày Thanh niên 4/5: Thanh niên được nghỉ ½ ngày, không phải đi học hay đến nơi
làm việc.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">d. Nghỉ ngơi - giải trí: Thường họ vui chơi – giải trí – thư giãn ngoài công
viên, tham gia tập luyện võ thuật và chơi thể thao (bóng bàn, cờ tướng...)</font></p>
<p><b><font face="Arial" size="2">3. Quan hệ kinh tế với Việt Nam:
</font></b> </p>
<p><font face="Arial" size="2">Năm 1991, kim ngạnh mậu dịch song phương mới đạt 30 triệu USD, đến năm 2001 đạt
gần 3 tỉ USD, tăng gấp 100 lần trong vòng 10 năm; đến năm 2002 là 3,264 tỉ USD
và mục tiêu sẽ đạt 5 tỉ USD năm 2005. Ngoài ra, kim ngạch thương mại giữa Việt
Nam và Hồng Kông trong năm 2002 đạt 1,0025 tỷ USD. Với tư cách là thành viên của
tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO), hiện Trung Quốc đang tiến hành cải cách thể
chế kinh tế thương mại, mở cửa thị trường đặc biệt là tham gia khu vực mậu dịch
tự do ASEAN – Trung Quốc và cam kết dành cho Việt Nam đãi ngộ tối huệ quốc của
tổ chức Thương mại thế giới (WTO)</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Về dự án đầu tư, tính đến tháng 3/2003 đã có 205 dự án của Trung Quốc được cấp
phép đầu tư còn hiệu lực với tổng số vốn đầu tư là 385,5 triệu USD đứng thứ 17
và 262 dự án của Hong Kong với tổng số vốn đầu tư là 2,89 tỷ USD đứng thứ 5
trong hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp vào Việt Nam.
</font> </p>
<p><b><font face="Arial" size="2">4. Về Đảo Đài Loan:</font></b></p>
<p><b><font face="Arial" size="2">a. Giới thiệu:</font></b></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Trung tâm: Đài Bắc</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Diện tích: 36.000 km2.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Dân số: 21.656.000 người.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Ngôn ngữ chính: tiếng Phúc Kiến và tiếng Quan Thoại.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Các tôn giáo: Khổng giáo, Phật giáo, Lão giáo.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Đơn vị hành chánh: 16 khu, 5 thị chính và 2 thị chính đặc biệt</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Tiền tệ: Đài tệ</font></p>
<p><b><font face="Arial" size="2">b. Quan hệ kinh tế với Việt Nam:</font></b></p>
<p><font face="Arial" size="2">Đài Loan là một bạn hàng và là nhà đầu tư lớn của Việt Nam. Trong năm 2002, đã
có 198 dự án của Đài Loan đầu tư với 306,344 triệu USD nâng tổng số dự án đầu tư
của Đài Loan tại Việt Nam là 927 dự án với tổng số vốn đầu tư là 5,136 tỷ USD,
đứng thứ 2 trong hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp vào Việt Nam.<br>
<br>
<b>II. NHẬT BẢN</b></font></p>
<p><b><font face="Arial" size="2">1. Giới thiệu:</font></b></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Tên nước: Nhật Bản (Nippon)</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Thủ đô: Tokyo</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Diện tích: 373.000 km2.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Dân số: 125.400.000 người.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Ngôn ngữ chính: Tiếng Nhật.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Nguyên thủ quốc gia: Nhật Hoàng</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Quyền lập hiến: Quốc hội 2 viện</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Các tôn giáo: Thần đạo, Phật giáo.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Đơn vị hành chánh: 47 tỉnh</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Tiền tệ: Đồng Yên.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2"><b>2. Phong tục, tập quán – nét đặc trưng:</b></font></p>
<p><font face="Arial" size="2">a. Lối sống:</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Sự hình thành một lối sống: Lối sống “kỷ luật” và sẵn sàng thích nghi khi điều
kiện sống thay đổi bắt nguồn từ môi trường sống tự nhiên khắc nghiệt và đặc biệt
là không hề thay đổi qua nhiều thế kỷ.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Trang phục: Người Nhật ăn mặc cẩn thận và có suy tính. Các mẫu trang phục của
Nhật Bản thuộc loại thời trang cao cấp. Nhiều nhà tạo mẫu Nhật Bản đã giành được
những giải thưởng quốc tế. Trang phục của họ trải qua một chặng đường phát triển
dài từ bộ kimono. Kimono là bộ trang phục truyền thống được ưa chuộng trong các
dịp lễ, hội. Tuy nhiên, trang phục phương Tây đã thay thế cách ăn mặc truyền
thống của người Nhật phổ biến đến nỗi các thế hệ người Nhật sau này cần phải học
mới mặc được bộ kimono cho đúng phép. Các doanh nhân thường mặc com lê màu sẫm
cùng áo sơmi trắng. Đàn ông và phụ nữ làm việc tại nhà máy phải mặc đồng phục
của công ty.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Những tập quán tốt: Người Nhật có những quy tắc cho hầu hết mọi hoạt động của
con người. Lấy ví dụ: </font> </p>
<p><font face="Arial" size="2">Cúi chào: Cuối chào rất thấp, kính trọng; chào khi ngồi; tay để thế nào khi
chào, dừng bước hay bước chậm lại khi chào...</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Khi thăm viếng: Thăm ai, khi nào, cách bước vào; cách gấp khăn ăn cho khách,
uống trà ra sao, ăn bánh thế nào, cáo lui sao cho nhã nhặn...</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Về quà tặng: Những thời điểm nào phải tặng quà, khi nào tặng quạt, khi nào tặng
rau, dưa và trên hết là cách gói chúng cho đúng cách...</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Cũng có những quy tắc cho đám cưới, tang.
</font> </p>
<p><font face="Arial" size="2">- Về Gia đình: Đàn ông thường gắn bó với công việc. Còn phụ nữ thì gắn bó với
ngôi nhà, gia đình. Dù chịu ảnh hưởng khá nhiều tư tưởng phương Tây, nhưng những
quan niệm này rất ít thay đổi.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Cha mẹ: Những ông bố hầu như không có thời gian giành cho gia đình trong suốt cả
tuần. Bà mẹ quản lý việc chi tiêu và bằng cách đó phát huy ảnh hưởng gián tiếp
của mình với gia đình. Tuy nhiên, vai trò các bà mẹ rõ ràng là thấp kém hơn ông
bố.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">b. Nghệ thuật:</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Nghệ thuật tạo hình, Ikebana và nghệ thuật vườn cảnh, hội họa, khắc gỗ, đồ gốm,
kiến trúc, các đền đài, lâu đài, thơ ca, thi ca hiện đại, tiểu thuyết lịch sử,
văn học, sân khấu Nhật Bản, âm nhạc.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">c. Những ngày lễ hội chính:</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Ở Nhật Bản có rất nhiều ngày lễ hội và được gắn với những hoạt động vui chơi,
giải trí, thư giãn của người Nhật, như:</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Lễ hội năm mới: Mồng 1/1.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Tanabata: Ngày Mồng 7/7. Lễ hội bắt nguồn từ câu chuyện lãng mạn Ngưu Lang –
Chức Nữ của Trung Hoa.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Ngoài ra, còn có các lễ hội như: Bon, Hinamatsuri, Đền Toshogu, Daimonji, Gion
ở Kyoto, Ngày hội bé trai, Kurofune, Aoi, Hamamatsu, Hakone Torii, Tenjin,
Shiraoi-no-Iomante, Lễ Phật Đản, Namahage, Hanagasa Odori – Vũ điệu con hươu...</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Các ngày lễ công cộng chính:</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- 11/2: Quốc khánh .</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- 3/5: Ngày hiến pháp.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- 23/12: Ngày sinh Nhật Hoàng Hirohito.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">d. Nghỉ ngơi – giải trí - thư giãn: Tham gia các lễ hội (nêu trên), trong đó họ
tự do múa, hát, chen lấn, xô đẩy nhau. Họ đặc biệt say mê thể thao, du lịch, đọc
sách và Pachinko (máy bắn bi).</font></p>
<p><b><font face="Arial" size="2">3. Quan hệ kinh tế với Việt Nam:</font></b></p>
<p><font face="Arial" size="2">Quan hệ thương mại với Nhật Bản từ lâu đã giữ vị trí quan trong hàng đầu trong
quan hệ thương mại của nước ta với thế giới. Năm 1979 kim ngạch buôn bán 2 chiều
giữa Việt Nam và Nhật Bản chỉ là 50 triệu USD, năm 1999 tăng lên khá mạnh đạt
809 triệu USD và đến năm 2002 đạt 4,93 tỷ USD. Trong mấy năm gần đây, quan hệ
thương mại giữa 2 nước luôn ở mức 4,7 – 4,8 tỷ USD, trong đó Việt Nam luôn xuất
siêu với Nhật Bản trong hơn 10 năm qua (năm 2001 khoảng 300 triệu USD)</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Quan hệ đầu tư: Năm 1989, Nhật Bản bắt đầu tiến hành đầu tư trực tiếp vào Việt
Nam. Đến cuối 1991, Nhật Bản đã đầu tư vào Việt Nam 20 dự án với số vốn 103
triệu USD, đứng thứ 9 – chủ yếu là lĩnh vực du lịch dịch vụ có quy mô nhỏ thì
đến hết năm 2002, Nhật Bản đã có 369 dự án đầu tư với tổng số vốn 4,285 tỷ USD,
trong đó vốn đã thực hiện đạt 3,125 tỷ USD, đứng thứ 3 trong danh sách các nước
và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam và là nước có tỷ lệ vốn thực hiện cao nhất
(xấp xỉ 73%). Các nhà đầu tư Nhật Bản tập trung chủ yếu ở 3 địa phương lớn là Hà
Nội (66 dự án với 948 triệu USD), TP.Hồ Chí Minh (134 dự án với 708 triệu USD)
và Đồng Nai (33 dự án với 558 triệu USD); tham gia tập trung vào các lĩnh vực:
Công nghiệp (21 dự án với 2,01 tỷ USD), Xây dựng (26 dự án với 541 triệu USD),
giao thông – viễn thông (22 dự án với 432 triệu USD),…</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Viện trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam: Kể từ khi nối lại viện trợ
cho Việt Nam, Nhật Bản luôn là nhà tài trợ lớn nhất cho Việt Nam. Từ 1992 –
1999, Nhật Bản đã cam kết cho Việt Nam vay 6.335 triệu USD, năm 1999 là 1,1 tỷ
USD, chiếm hơn ½ trong tổng 2,1 tỷ USD mà các nhà tài trợ quốc tế cam kết cho
Việt Nam vay; và đến nay, năm 2002, tổng ODA cam kết của Nhật Bản cho Việt Nam
đạt xấp xỉ 8 tỷ USD. Viện trợ ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam gồm 3 loại:
viện trợ có hoàn lại dành cho dự án, viện trợ có hoàn lại phí dự án và viện trợ
không hoàn lại. Việc thực hiện các chương trình, dự án vay tín dụng ODA Nhật Bản
có tiến bộ qua các năm, tỷ lệ giải ngân của Việt Nam trong tài khóa 1999 đạt
20,3%, tài khóa 2000 là 17,1% cao hơn tỷ lệ giải ngân trung bình của các nước
tiếp nhận ODA Nhật Bản (khoảng 14,15%)</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Tóm lại, Nhật Bản là nước đầu tư lớn thứ 3 ở Việt Nam, với những lĩnh vực đầu tư
mà Việt Nam đang cần để phát triển; là bạn hàng thương mại lớn nhất và nước cung
cấp ODA nhiều nhất cho Việt Nam.<br>
<br>
<b>III. HÀN QUỐC</b></font></p>
<p><b><font face="Arial" size="2">1. Giới thiệu:</font></b></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Tên nước: Cộng hoà Hàn Quốc.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Diện tích: 99.000 km2.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Dân số: 45.400.000 người</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Ngôn ngữ: Tiếng Triều Tiên, tiếng Anh.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Các tôn giáo: Phật giáo, Cơ đốc giáo, đạo Lão, Khổng.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Quyền lập hiến: Quốc Hội 1 viện.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Đơn vị hành chánh: 9 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc trung ương.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Hệ thống tiền tệ: đồng Won Hàn Quốc = 100 chun.</font></p>
<p><b><font face="Arial" size="2">2. Phong tục, tập quán – nét đặc trưng:</font></b></p>
<p><font face="Arial" size="2">a. Lối sống:</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Cách ứng xử: kể cả suy nghĩ của người Hàn chịu ảnh hưởng bởi những tư tưởng
triết lý và tôn giáo đã xuyên suốt lịch sử từ bao thế kỷ. Tất cả đều chứa đựng
một cách nhìn của đạo Khổng, một chút gì đó ảnh hưởng của Trung Quốc và một
phong cách rất đặc trưng của người Hàn.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Gia đình và họ tộc: Cơ cấu gia đình Hàn Quốc là một bộ phận của một hệ thống
thân tộc họ hàng rộng lớn. Hệ thống này gồm 4 cấp độ: Gia đình, bà con ruột
thịt, dòng họ và thân tộc. Gia đình theo quan niệm của đạo Khổng bao gồm 4 thế
hệ sống chung một mái nhà, ở thành thị có thể không theo kiểu mẫu trên. Người
chủ gia đình thường là người đàn ông lớn tuổi nhất, có quyền hành cao nhất và
mỗi thành viên trong gia đình có bổn phận phải làm theo lời của người chủ gia
đình...</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Đạo làm con phải toàn tâm hiếu kính với cha mẹ, tình cảm đó mạnh mẽ nhất trong
mối quan hệ cha mẹ – con cái. Theo Khổng giáo, mối quan hệ đó thậm chí còn quan
trọng hơn mối quan hệ giữa lãnh đạo và thuộc cấp. Sự hiếu thảo này không chỉ đối
với cha mẹ thôi, nó còn được xem như một đạo lý cư xử đối với những người lớn
tuổi hơn.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Bạn bè: Đối với bạn bè, sự trung thành là đòi hỏi vô cùng quan trọng. Đó là
một trong số ít những quan hệ giữa người Hàn Quốc với nhau dựa trên cơ sở bình
đẳng.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Kibun: Có nghĩa là hài hòa. Ở Hàn Quốc, trong các giao tiếp cá nhân thì duy
trì sự hài hoà và thiện cảm là mục tiêu tối quan trọng. Kibun có thể bị phá hỏng
trong một vài trường hợp: người có địa vị thấp không tôn kính người có địa vị
cao, nhục mạ một người làm trước mặt những người khác, nói xấu quê hương của ai
đó, hay đơn giản là trao một vật gì cho cấp trên bằng tay trái... đó là những
sai lầm cấm kỵ trong phép xã giao. Gắn với Kibun là Nunchi.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Nunchi: là trực giác hay “linh cảm” giúp một người đọc được tâm trạng của
người khác, nhờ đó họ thực hiện Kibun rất hiệu quả.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Giao tiếp với người lạ: Người nước ngoài nào đến Hàn Quốc đều ngạc nhiên khi
được cho biết tầm quan trọng của Kibun, vì du khách luôn nhận thấy sự thờ ơ rõ
ràng mà người Hàn dành cho người lạ trên đường phố. Theo đạo Nho thì bạn không
cần phải coi trọng hay giữ tín nghĩa đối với những người không liên quan với
bạn. Vì thế, người lạ là người không cần để ý tới và được đối xử cứ như là họ
không có mặt trên cõi đời này. Nhưng ngược lại, khi người Hàn tiếp xúc với một
người nào đó, thì người đó không còn là người lạ và khi đó quy tắc về sự tôn
kính và kibun sẽ thực hiện.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Lễ sinh nhật: Ở Hàn Quốc, sinh nhật lần đầu tiên (tol) và lần thứ 60 (hwangap
– hoàng giáp) được tổ chức long trọng nhất. Và khi em bé được 100 ngày, mà những
ngày qua em bé nhiều lần đau ốm thì ngày bách nhật này được tổ chức rất vui vẻ.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Trang phục: Ở thành thị hầu hết người Hàn Quốc đều ăn mặc theo thời trang hiện
đại phương Tây. Người lớn tuổi, đặc biệt là ở nông thôn còn mặc theo truyền
thống. Tuy nhiên, mỗi khi có lễ hội thì tất cả người Hàn Quốc vẫn thích mặc
những trang phục truyền thống. Trang phục này được gọi là hanbok (Hàn phục).</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">b. Nghệ thuật:</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Nghệ thuật của Hàn Quốc bị ảnh hưởng của Nhật và Trung Quốc, nhưng cũng có những
nét riêng của mình. Gồm: Nhạc, vũ, văn chương, thơ ca, hội họa, điêu khắc, gốm
sứ, thủ công.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">c. Những ngày lễ hội chính:</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Tết: Là một sự kiện quan trọng của dân Hàn, được diễn ra 2 lần /năm. 3 ngày
đầu tiên của tháng 1 dương lịch, và 3 ngày đầu tiên của năm âm lịch (gọi là
sol-nal)</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Các ngày lễ hội khác:</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Tae-bo-rum: Lễ hội Rằm tháng Giêng: 15/1 Âm lịch.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Lễ hội hoa anh đào: Đầu tháng 4 khi những cây anh đào trổ hoa.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Lễ Phật đản: Ngày 8/4 âm lịch, nhằm tôn vinh ngày sinh Phật Thích ca.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Ngày tết thiếu nhi: Ngày 5/5 hàng năm.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Ngoài ra, còn có các ngày lễ công cộng khác như:</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- 1/3: Phong trào độc lập.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- 6/6: Ngày liệt sĩ.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- 17/7: Ngày Hiến pháp.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- 15/8: Ngày giải phóng.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- 3/10: Ngày Quốc khánh.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">d. Nghỉ ngơi - giải trí: Người Hàn Quốc đặc biệt thích những môn thể thao (bóng
đá, bóng chày, bóng chuyền, bóng bàn, bắn cung, golf, quyền Anh, quần vợt, bắn
súng và trượt truyết), những trò giải trí truyền thống và thi đấu cổ truyền.</font></p>
<p><b><font face="Arial" size="2">3. Quan hệ kinh tế với Việt Nam:</font></b></p>
<p><font face="Arial" size="2">Hàn Quốc là nước có nền kinh tế phát triển, GDP đạt 520 tỉ USD (năm 1996), GDP
bình quân đầu người đạt 10.896 USD/người/năm. Việt Nam và Hàn Quốc thiết lập
quan hệ ngoại giao ngày 22/1/1992. Đến nay, quan hệ hai nước không ngừng phát
triển và là đối tác quan trọng của nhau. </font> </p>
<p><font face="Arial" size="2">Quan hệ kinh tế giữa 2 nước phát triển rất nhanh chóng và có hiệu quả. Hiện nay
2 nước đã trở thành đối tác quan trọng của nhau.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Về thương mại: kim ngạch buôn bán giữa 2 nước năm 1992 đạt 490 triệu USD, từ năm
1994 trở đi kim ngạch 2 chiều luôn vượt 1 tỷ USD, đến năm 2001 đạt 2.299 triệu
USD. Việt Nam xuất chủ yếu nông sản, lâm sản, hàng may mặc, … ta nhập của Hàn
Quốc sắt thép, phân bón, hóa chất, xăng dầu, ô tô, máy móc, thiết bị, tơ sợi,
hàng điện tử,…</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Về hợp tác đầu tư, Hàn Quốc là một trong 10 quốc gia đầu tư trực tiếp vào Việt
nam lớn nhất. Đến tháng 4/2002, Hàn Quốc đã có 332 dự án với tổng số vốn 3,26 tỷ
USD, đứng thứ tư.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Cho đến nay Chính phủ Hàn Quốc đã dành nhiều khoản tín dụng ưu đãi từ Quỹ viện
trợ phát triển (OECF) cho ta, tổng cộng 148 triệu USD. Chính phủ Hàn Quốc cũng
đã cung cấp 27 triệu USD vốn viện trợ không lại hoàn tập trung vào lĩnh vực y
tế, giáo dục, đào tạo, nghiên cứu,…<br>
<br>
<b>IV. SINGAPORE </b></font> </p>
<p><font face="Arial" size="2"><b>1. Giới thiệu:</b></font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Tên nước: Cộng hòa Singapore
</font> </p>
<p><font face="Arial" size="2">- Thủ đô: Singapore</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Diện tích: 683 km2 </font> </p>
<p><font face="Arial" size="2">- Dân số: 4.100.000 triệu người (tốc độ tăng dân số trung bình là 1.15%)</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Các dân tộc: 77% người gốc Hoa, 14% gốc Mã Lai, 8% gốc Ấn.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Ngôn ngữ: Tiếng Anh, tiếng Mã Lai, tiếng Mandarin và Tamil.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Tôn giáo: 42% Phật giáo, 15% đạo Hồi, 14% Đạo Thiên Chúa giáo, 9% đạo Lão, 4%
đạo Hindu.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Hệ thống tiền tệ: Đô la Singapore.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Chế độ chính trị: Singapore thực hiện chế độ cộng hòa với Quốc hội 1 viện.
Đứng đầu nhà nước là Tổng thống, đứng đầu chính phủ là Thủ tướng.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2"><b>2. Văn hóa – Phong tục tập quán:</b></font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Mặc dù là 1 quốc gia có tốc độ công nghiệp hóa cao, phần lớn người dân Singapore
vẫn thường tổ chức các lễ hội lớn tương ứng với các tôn giáo ở nước mình. Các
tôn giáo khác nhau ở Singapore phản ánh sự đa dạng về thành phần dân cư sống ở
đất nước này. Hầu hết người gốc Hoa theo đạo Phật và đạo Lão, một số ít theo đạo
Thiên chúa. Đa số người gốc Mã theo đạo Hồi còn người gốc Ấn theo đạo Hindu.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Có 4 ngôn ngữ chính được sử dụng ở Singapore: tiếng Anh, tiếng Mandarin, Malay,
Tamil. Tiếng Anh được sử dụng rộng rãi nhất và là ngôn ngữ kết nối các nhóm sắc
tộc khác nhau. Trẻ em học tiếng Anh ở trường nhưng cũng được học tiếng mẹ đẻ để
không quên truyền thống. Trở ngại duy nhất trong giao tiếp tiếng Anh ở Singapore
là những người Singapore trung niên do không học tiếng Anh trong trường nên
thường dùng ngôn ngữ gọi là Singlish- một sự pha trộn giữa tiếng Anh với tiếng
Mã Lai và tiếng Trung. Tiếng Mã Lai chỉ được dùng trong cộng đồng người Mã.
Tiếng Hoa được sử dụng khá phổ biến.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Người lớn tuổi ở Singapore thích xem kinh kịch Trung Hoa. Vào ngày Tết Trung Hoa
các chương trình biểu diễn nghệ thuật trên đường phố thường được tổ chức. Múa sư
tử và nhào lộn cũng thường được tổ chức vào các ngày lễ hội của người Hoa. Các
loại hình biểu diễn nghệ thuật khác như múa kiểu Ấn hay kiểu Mã Lai được biểu
diễn trong các nhà hát. </font> </p>
<p><font face="Arial" size="2">Singapore là “kinh đô ẩm thực” của châu Á. Ở đây có tất cả các món ăn Trung Hoa,
Ấn Độ, Mã Lai, Inđônêxia và thức ăn phương Tây, nhiều món ngon được bày bán trên
các quán ăn dọc đường phố. Nonya là 1 món ăn pha trộn thức ăn Trung Hoa, Mã Lai.
Laska - một món ăn cay có nước dừa là 1 món Nonya truyền thống. Singapore còn là
một nơi hội tụ của các loại trái cây nhiệt đới: chôm chôm, mít, sầu riêng, khế…</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Người dân Singapore có lối sống công nghiệp hiện đại, ngày càng có nhiều gia
đình “hạt nhân” (chỉ gồm có cha, mẹ và con cái).</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Các hoạt động giải trí:</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Mua sắm là một nét văn hóa hiện đại nổi bật ở Singapore. Ngoài ra, họ cũng thích
bơi lội; tuy vậy không phải ở biển vì không có bãi biển nào ở Singapore dành cho
việc bơi lội cả, họ bơi ở các bể thuộc công viên East Cost hay Sentosa và các
đảo khác. Họ cũng có thể chơi lướt ván, thuyền buồm hay đua thuyền rồng, golf,
tennis, đi dạo...</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Họ đi dạo ở các khu Chinatown, Tiểu Ấn Độ và phố Ả Rập để thưởng thức những nét
đặc sắc của các cộng đồng người ở Singapore.</font></p>
<p><b><font face="Arial" size="2">3. Quan hệ kinh tế với Việt Nam:
</font></b> </p>
<p><font face="Arial" size="2">Thu nhập bình quân tính theo đầu người ở Singapore là 20.700USD/năm. Singapore
là một trong những nước mới công nghiệp hóa ở Đông Nam Á mà người ta thường gọi
là 1 trong 4 “con rồng”. Nền kinh tế của Singapore dựa vào thương mại và dịch
vụ. Công nghiệp chế tạo tập trung sản xuất các sản phẩm xuất sang các nước phát
triển và cũng buộc phải nhập máy móc và thiết bị từ các nước này. Singapore có
một hệ thống tài chính – ngân hàng mang tầm cỡ thế giới và một đội ngũ công nhân
lành nghề có trình độ cao.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Dầu lửa cũng là sản phẩm xuất khẩu chính của Singapore, mặc dù Singapore không
có mỏ dầu nào. Trên thực tế Singapore nhập gần 2 lần dầu mà nước này xuất.
Singapore là trung tâm lọc dầu lớn nhất châu Á và cơ sở lọc dầu lớn thứ ba thế
giới.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Singapore là một nhà đầu tư lớn của Việt Nam. Tính đến hết năm 2002, đã có 263
dự án của Singapore với tổng số vốn đầu tư là 7,242 tỷ USD. Singapore là nhà đầu
tư lớn nhất trong hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.<br>
<br>
<b>V. CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC:</b></font></p>
<p><font face="Arial" size="2"><b>1. Giới thiệu:</b></font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Tên nước: Nước Cộng hòa liên bang Đức</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Diện tích: 356.854 km2</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Dân số: 84.068.000 người (năm 1999)</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Thủ đô: Berlin</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Ngôn ngữ: tiếng Đức.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Các tôn giáo: Đạo Tin Lành, Công giáo.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Quyền lập hiến: Hội đồng liên bang (Bundestag) và Hội nghị liên bang
(Bundesrat).</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Đơn vị hành chánh: 16 tỉnh.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Hệ thống tiền tệ: Euro</font></p>
<p><font face="Arial" size="2"><b>2. Quan hệ kinh tế với Việt Nam:</b></font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Đức là nước kinh tế phát triển đứng thứ 3 thế giới (sau Mỹ, Nhật).</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao từ 23/9/1975 nhưng quan hệ 2 nước thật sự
phát triển từ năm 1993.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Quan hệ thương mại giữa 2 nước: Đức là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam tại Tây
Âu. Kim ngạch buôn bán giữa 2 nước tăng cao mỗi năm, nếu năm 1990 chỉ mới đạt
160 triệu USD thì năm 2000 đạt 1,2 tỉ USD.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Về đầu tư, tính đến cuối tháng 4.2003, Đức đã đầu tư vào Việt Nam 54 dự án với
tổng số vốn 240 triệu USD chủ yếu là các dự án quy mô nhỏ, đứng thứ 21 trong các
nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Về viện trợ phát triển: Đức bắt đầu viện trợ cho Việt Nam từ 1990 với mức độ
ngày càng tăng, năm 1990 là 12 triệu DM, năm 1995 là 88,6 triệu DM, năm 2000 là
107 triệu DM.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2"><b>VI. HÀ LAN</b></font></p>
<p><font face="Arial" size="2"><b>1. Giới thiệu:</b></font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Tên nước: Vương quốc Hà Lan</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Diện tích: 37.330 km2</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Dân số: 15.653.000 người (năm 1999)</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Thủ đô: Amsterdam.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Các tôn giáo: Công giáo, tin lành.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Nguyên thủ quốc gia: Nữ hoàng Beatrice.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Quyền lập hiến: Nghị viện 2 viện.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Đơn vị hành chánh: 12 tỉnh và 650 tòa thị chính.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Hệ thống tiền tệ: Euro</font></p>
<p><b><font face="Arial" size="2">2. Quan hệ kinh tế với Việt Nam:</font></b></p>
<p><font face="Arial" size="2">Hà Lan là nước công nghiệp phát triển, thành viên của EU.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao từ 9/4/1973 nhưng quan hệ 2 nước thật sự
phát triển từ năm 1990.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Quan hệ thương mại giữa 2 nước: Là bạn hàng lớn thứ 4 của Việt Nam tại Tây Âu.
Kim ngạch buôn bán giữa 2 nước tăng mỗi năm, năm 2000 đạt 401 triệu USD.<br>
Về đầu tư Hà Lan hiện có 44 dự án với tổng số vốn đăng ký là 1,658 tỉ USD (tính
đến năm 2002), nước đầu tư lớn thứ hai trong các quốc gia Tây Âu, đứng thứ 8
trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Về viện trợ: Chính phủ Hà Lan viện trợ nhân đạo cho Việt Nam 300.000 USD năm
1999, năm 2000 là 770.000 USD và Hội chữ thập đỏ Hà Lan giúp 283.000 USD trong
năm 2000; viện trợ phát triển là 12 triệu USD (năm 2000) và cam kết tăng đến 24
triệu USD vào năm 2003 và viện trợ không hoàn lại là 13 triệu USD cho chương
trình xóa đói giảm nghèo...<br>
<br>
<b>VII. PHÁP</b></font></p>
<p><b><font face="Arial" size="2">1. Giới thiệu:</font></b></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Tên nước: Cộng hòa Pháp</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Diện tích: 543.965 km2</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Dân số: 58.470.000 người (năm 1999)</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Thủ đô: Paris.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Các tôn giáo: Công giáo, Tin lành, Hồi giáo</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Quyền lập hiến: Nghị viện 2 viện (Thượng viện và Quốc Hội)</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Đơn vị hành chánh: 22 vùng chia ra 96 tỉnh.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Hệ thống tiền tệ: Euro</font></p>
<p><b><font face="Arial" size="2">2. Quan hệ kinh tế với Việt Nam:</font></b></p>
<p><font face="Arial" size="2">Pháp là một quốc gia lớn nhất Tây Âu. Việt Nam và Pháp vốn có mối quan hệ lịch
sử truyền thống.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Với Việt Nam, Pháp luôn coi là đối tượng ưu tiên chính sách đối ngoại; đã hỗ trợ
tích cực Việt Nam trong công cuộc đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế; dành các
nguồn viện trợ phát triển qua nhiều hình thức khác nhau; cam kết tiếp tục tạo
điều kiện và khuyến khích các công ty tăng cường và mở rộng mạnh mẽ quan hệ buôn
bán và đầu tư tại Việt Nam.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Hiện nay về đầu tư, Pháp hiện có 126 dự án với tổng số vốn đăng ký là 2,099 tỉ
USD (tính đến năm 2002), là nước đầu tư lớn nhất trong các quốc gia Tây Âu, đứng
thứ 6 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Pháp là nước viện trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam trong số các nước Tây – Bắc Aâu.
Ngoài ra, Pháp tích cực ủng hộ Việt Nam tham gia WTO – tổ chức thương mại thế
giới.<br>
<br>
<b>E. CÁC ĐƠN VỊ CÓ CHỨC NĂNG
HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP VÀ TNCN
I. CÁC ĐƠN VỊ CÓ CHỨC NĂNG HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP</b></font></p>
<p><font face="Arial" size="2"><b>1. Phòng Thương Mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) – Trung tâm Thông tin Kinh tế
(BIZIC):</b> Mục đích là bảo vệ và giúp đỡ các doanh nghiệp đóng góp vào sự phát
triển kinh tế của đất nước, xúc tiến các mối quan hệ về thương mại, công nghệ
giữa Việt Nam và các nước trên thế giới trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi.
</font> </p>
<p><font face="Arial" size="2">Chức năng:</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Đại diện cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam để xúc tiến và bảo vệ quyền lợi của
họ trong các quan hệ với nước ngoài.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Xúc tiến và hỗ trợ về thương mại và đầu tư, hợp tác về công nghệ và kinh tế,
cũng như các hoạt động khác của doanh nghiệp tại Việt Nam và nước ngoài.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam<br>
Địa chỉ: số 9 Đào Duy Anh, Hà Nội<br>
Điện thoại: (04) 5.743.084 – 5.742.022<br>
Fax: (04)5.742.020 – 5.742.030<br>
Email: vcci@hn.vnn.vn <br>
Website: http://www.vcci.com.vn<br>
Website về Thông tin kinh tế hỗ trợ doanh nghiệp: <br>
http://www.smenet.com.vn<br>
Chi nhánh tại TP.Hồ Chí Minh<br>
Địa chỉ: số 204 Võ Thị Sáu, Quận 3<br>
Điện thoại: (08) 9.325.171 – 9.325.176. Fax: (08)9.320.952<br>
<br>
<b>2. Cục Xúc tiến Thương mại (Vietrade) – Bộ Thương mại: </b>có chức năng tổ
chức, phối hợp và phát triển hoạt động xúc tiến thương mại và xúc tiến đầu tư
liên quan đến thương mại: </font> </p>
<p><font face="Arial" size="2">- Cung cấp các thông tin thương mại cho các doanh nghiệp</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Tư vấn kinh doanh, thực hiện các dự án hỗ trợ kỹ thuật phục vụ doanh nghiệp.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Giúp doanh nghiệp tìm kiếm bạn hàng, đối tác và cơ hội kinh doanh.
</font> </p>
<p><font face="Arial" size="2">- Giúp các Doanh nghiệp Việt Nam tham gia các hội chợ triễn lãm nước ngoài, tổ
chức gặp gỡ bạn hàng và giao dịch thương mại,…</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Cục xúc tiến thương mại (VIETRADE)<br>
Địa chỉ: 20 Lý Thường Kiệt – Hà Nội<br>
Tel: (04) 9.347.628 – 9.347.627<br>
Fax: (04) 9.348.142 – 9.344.260<br>
Email: vietrade@vietrade.gov.vn<br>
Website: http://www.vietrade.gov.vn <br>
Văn phòng Cục xuất tiến thương mại <br>
tại Thành phố Hồ Chí Minh<br>
Địa chỉ: 35 – 37 Bến Chương Dương – Quận 1<br>
Tel: (08) 8.297.282 – 9.141.837<br>
Fax: (08) 9.140.549<br>
Email:hcmvietrade@hcm.vnn.vn<br>
<br>
<b>3. Chương trình Đường dây nóng doanh nghiệp (Business Hotline Program):</b> là
chương trình phổ biến trao đổi kiến thức về kinh tế, thương mại và pháp luật
trên sóng phát thanh truyền hình. Đây là chương trình hợp tác giữa trường Đại
học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh với Đài Tiếng nói Nhân dân T.Hồ Chí Minh, Đài truyền
hình Việt Nam (VTV) và Đài truyền hình TP.Hồ Chí Minh (HTV) được sự tài trợ của
Đại học Georgetown – Hoa Kỳ, Trung tâm doanh nghiệp tư nhân quốc tế (CIPE), Hội
đồng thương mại Việt Nam - Mỹ (US – VN Trade Council)<br>
Trường Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh<br>
Phòng Quản lý Khoa học và Hợp tác quốc tế<br>
Địa chỉ: 59C Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3<br>
Điện thoại: 8.295.603 – 8.274.991<br>
Fax: 8.241.186<br>
<br>
4. Trung tâm xúc tiến Thương mại và đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh: là đơn vị trực
thuộc Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cung cấp các dịch vụ:<br>
- Tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp mở các văn phòng đại diện thương mại và đầu tư
trong và ngoài nước, các văn phòng trưng bày, cửa hàng bán sản phẩm.<br>
- Tổ chức hoặc hỗ trợ tổ chức các đoàn doanh nghiệp đi khảo sát thị trường, tham
khảo, tham dự hội chợ, triển lãm, diễn đàn đầu tư trong và ngoài nước.<br>
- Tổ chức các hội thảo, hội nghị chuyên đề,<br>
…<br>
Trung tâm xúc tiến Thương mại và đầu tư<br>
Địa chỉ: 51 Đinh Tiên Hoàng, Quận 1<br>
Điện thoại: 8.236.738 – 9.101.026 * Fax: 8.222.083<br>
Website: www.itpc.hochiminhcity.gov.vn <br>
Phòng trưng bày sản phẩm:<br>
Địa chỉ: 92 – 96 Nguyễn Huệ, Quận 1<br>
Điện thoại: 8.222.982.<br>
Email: tradeconsult@bdvn.vnd.net <br>
<br>
<b>5. Văn phòng hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ:</b> là đơn vị trực thuộc khoa Quản lý
Công nghiệp – Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh với các hoạt
động sau:</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Tổ chức các khóa đào tạo liên quan đến lĩnh vực quản lý như: quản lý tiếp thị,
chiến lược phát triển nguồn nhân lực, quản lý sản xuất, quản lý tài chính, hệ
thống thông tin trong quản lý, …</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Các khóa đào tạo liên quan đến lĩnh vực kỹ thuật trong các nhóm ngành như: cơ
khí - chế tạo, thực phẩm, dệt may, cao su – nhựa, đồ gỗ, xây dựng và vật liệu
xây dựng.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Tư vấn về quản lý nhằm giúp doanh nghiệp giải quyết các vấn đề thực tiễn của
quản lý để nâng cao tính hợp lý và hiệu quả.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Tư vấn về kỹ thuật nhằm giúp doanh nghiệp tìm lời giải cho những vấn đề như:
cải tiến mẫu mã, hợp lý hóa quy trình, khắc phục sự cố kỹ thuật, …</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Tư vấn tổng hợp nhằm giúp doanh nghiệp xây dựng hệ thống quản lý, kỹ thuật và
sản xuất điều độ, hiệu quả.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Văn phòng hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ<br>
Địa chỉ: Kiosque 51 – 142 Tô Hiến Thành, Q.10<br>
Điện thoại: 8.646.136. Fax: 8.646.136<br>
Email: sme-bachkhoa@hcm.fpt.vn<br>
<br>
<b>II. CÁC ĐƠN VỊ CÓ CHỨC NĂNG HỖ TRỢ TNCN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRỰC THUỘC THÀNH ĐOÀN – HỘI LIÊN HIỆP THANH NIÊN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH:</b></font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh - Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam thành
phố Hồ Chí Minh với vai trò là người bạn của thanh niên luôn đồng hành và sát
cánh cùng các bạn TNCN trên con đường mưu sinh và lập nghiệp.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">1. Trung tâm Dịch vụ việc làm Thanh niên<br>
Địa chỉ: 04A Phạm Ngọc Thạch, quận 1<br>
Điện thoại: 8.238.858 – 8.292.066<br>
Là nơi tư vấn, cung ứng và giới thiệu việc làm; tư vấn hỗ trợ kinh doanh nhỏ từ
nguồn Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm; tư vấn đào tạo nghề.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">2. Trung tâm Hỗ trợ Sinh viên<br>
Địa chỉ: số 33 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1<br>
Điện thoại: 8.277.981 - 8.226253 – 8.237.113<br>
Giới thiệu chỗ trọ, việc làm thêm, hỗ trợ mua vé tàu xe phục vụ các bạn Thanh
niên về quê dịp Tết Nguyên Đán hàng năm.<br>
<br>
3. Tư vấn pháp luật miễn phí<br>
- Văn phòng tiếp bạn đọc báo Tuổi Trẻ. <br>
Địa chỉ: 161 Lý Chính Thắng, Quận 3<br>
(vào lúc 17g00 thứ năm và 8g00 thứ bảy hàng tuần).<br>
<br>
- Văn phòng trợ giúp pháp lý miễn phí Nhà văn hóa Thanh niên<br>
Địa chỉ: số 4 Phạm Ngọc Thạch, Quận 1 <br>
(vào lúc 8g00 – 11g00 và 14g00 – 16g30 <br>
ngày thứ bảy và Chủ Nhật hàng tuần)<br>
<br>
4. Trường Bổ túc văn hóa Thành Đoàn<br>
Địa chỉ: 05 Đinh Tiên Hoàng, quận 1<br>
Điện thoại: 9.102.640 – 8.226.910<br>
Phối hợp với các công ty, xí nghiệp, cơ quan, đoàn thể có liên quan tổ chức dạy
bổ túc tiểu học, bổ túc THCS và bổ túc PTTH cho lực lượng TNCN.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">5. Trung tâm Thông tin Tư vấn Phát triển Kinh tế Thanh niên<br>
Địa chỉ: số 05 Đinh Tiên Hoàng<br>
Điện thoại: 9.104086, Fax: 9.104085<br>
Email: ycc@hcm.vnn.vn<br>
Bạn đồng hành của các bạn thanh niên trên bước đường mưu sinh lập nghiệp: tư vấn
kinh tế, hướng dẫn pháp luật, thiết lập dự án kinh doanh <br>
<br>
6. Văn phòng tổ chức đám cưới thanh niên<br>
Địa chỉ: số 04 Phạm Ngọc Thạch, Quận 1<br>
Điện thoại 8.250093 – Fax: 8.228983<br>
Website: www.lehoi–cuoi vn.esoft–vn.com<br>
Thực hiện các dịch vụ tư vấn, tổ chức lễ hỏi – cưới với giá cả hợp lý, ngoài ra
Văn phòng còn có thể hỗ trợ tổ chức lễ, tiệc sinh nhật.<br>
<br>
7. Câu Lạc Bộ Y Bác sĩ trẻ<br>
Địa chỉ: 398 Ba Đình, phường 10, Quận 8<br>
Tổ chức khám và chữa bệnh miễn phí dành cho đối tượng có thu nhập thấp.<br>
<br>
8. Nhà văn hóa Thanh niên<br>
Địa chỉ: 04 Phạm Ngọc Thạch, quận 1<br>
Điện thoại: 8.294.345 – 8.225.423. Fax: 8228.983<br>
Email: nvhtn.nvhtn@reh.vnn.vn<br>
Là nơi tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục lý tưởng cộng sản, lòng tự
hào dân tộc, tình yêu quê hương; Tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí phong
phú và lành mạnh, các diễn đàn thông tin, tọa đàm, báo cáo chuyên đề và các lớp
học phục vụ nhu cầu của thanh niên; Hướng dẫn thanh niên thực hiện lối sống đẹp
trong tình yêu, trong lao động, trong giao tiếp; Thông tin triển lãm những thành
tựu kinh tế, khoa học kỹ thuật, thời sự chính trị văn hóa xã hội trong nước và
quốc tế; Giao lưu quốc tế trên các lĩnh vực văn hóa, khoa học kỹ thuật, thể dục
thể thao; Là điểm sinh hoạt cuối tuần vui tươi và bổ ích cho các bạn sau giờ làm
việc.<br>
<br>
9. Trung tâm Công tác xã hội Thanh niên thành phố<br>
Địa chỉ: 01 Phạm Ngọc Thạch, quận 1<br>
Điện thoại: 8.239.735<br>
Tổ chức các chương trình công tác xã hội, tuyên truyền vận động các tầng lớp
nhân dân, thanh thiếu niên, các cá nhân và tổ chức tự nguyện tham gia các hoạt
động xã hội góp phần thực hiện tốt các chính sách xã hội của Thành phố.<br>
<br>
10. Trường Kỹ thuật nghiệp vụ Ngoại ngữ – Tin học Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí
Minh<br>
Địa chỉ: số 1 Phạm Ngọc Thạch, Quận 1<br>
Điện thoại: 8.293.125 – Fax: 8.229.857<br>
Tổ chức các lớp đào tạo Tin học (từ căn bản đến nâng cao), Anh văn, Nhật ngữ chủ
yếu cho các đối tượng Thanh niên.<br>
<br>
11. Ban Công nhân Lao động Thành Đoàn<br>
Địa chỉ: số 1 Phạm Ngọc Thạch, Quận 1<br>
Điện thoại: 8.225.146 – Fax: 8.244.705.<br>
<br>
12. Ban Công tác ngoài quốc doanh Thành Đoàn<br>
Địa chỉ: số 1 Phạm Ngọc Thạch, Quận 1<br>
Điện thoại: 8.235.178 – Fax: 8.244.705<br>
<br>
13. Trường Đoàn Lý Tự Trọng<br>
Địa chỉ: số 3 Dân Chủ, Quận Thủ Đức<br>
Điện thoại: 8.963.880 <br>
<br>
<b>TRỰC THUỘC LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG THÀNH PHỐ:
</b></font> </p>
<p><font face="Arial" size="2">1. Trung tâm giới thiệu việc làm Votec<br>
Địa chỉ: CT 29 – 30 Tam Đảo P15, Q10 <br>
hoặc 114B Trần Quang Khải P. Tân Định, Q1<br>
Điện thoại: 8.642.672 - Email: votec@hcm.vnn.vn<br>
Tư vấn việc làm, nghề nghiệp cho người lao động; hướng nghiệp, đào tạo nghề,
giới thiệu việc làm cho người lao động.<br>
<br>
2. Văn phòng Tư vấn Pháp luật<br>
Địa chỉ:14 Cách mạng tháng Tám Q1<br>
Điện thoại: 8.224.506. Fax: 8.257.663<br>
Tư vấn (miễn phí) thường xuyên về pháp luật cho người lao động. Giải đáp pháp
luật, trợ giúp Pháp lý cho người lao động, …<br>
3. Quỹ trợ vốn cho người lao động nghèo tự tạo việc làm (C.E.P)<br>
Địa chỉ: 14 Cách mạng tháng Tám Q1<br>
Điện thoại: 8.220.959 – 8.239.100 – 8.275.420<br>
Fax: 8.245.620. Email: cep@saigonnet.vn <br>
<br>
4. Trường Bổ túc Văn hóa Tôn Đức Thắng<br>
Địa chỉ: 37/3 – 37/5 Ngô Tất Tố, P21, Q.Bình Thạnh<br>
Điện thoại: 8.406.959 – 8.406.800 – 8.407.119 – 8.407.118<br>
Fax: 8.406.680<br>
Trường có chức năng tổ chức các lớp bổ túc văn hóa cấp Tiểu học, Trung học cơ
sở, Phổ thông trung học cho công nhân viên chức, lao động thành phố theo chương
trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo.<br>
<br>
5. Cung văn hóa Lao động TP.Hồ Chí Minh<br>
Địa chỉ: 55B Nguyễn Thị Minh Khai Q1<br>
Điện thoại: 9.309.778 – 9.309.254 – 9.309.018 – 9.303.288<br>
Tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, mở các lớp bồi dưỡng,
huấn luyện, năng khiếu, sinh hoạt các CLB đội nhóm phục vụ nhu cầu thư giãn sau
giờ làm việc.<br>
<br>
6. Trường dạy nghề Bán công Kỹ thuật Nghiệp vụ Tôn Đức Thắng<br>
Địa chỉ: 29 – 30 Tam Đảo (CX Bắc Hải), P15, Q10<br>
Điện thoại: 8.642.672 – 8.625.443. Fax: 9.702.643<br>
Email: ktnvtdt@hcm.vnn.vn<br>
Đào tạo nghề ngắn hạn, dài hạn bậc 3/7 trở lên, bồi dưỡng nâng cao trình độ
nghề, bồi dưỡng chuyên đề các ngành nghề: kỹ thuật điện, điện tử, điện toán máy
tính, may, kiểm tra chất lượng thực phẩm, mua bán hàng, thư ký và quản trị văn
phòng, kế toán – kiểm toán, Anh văn, Hoa văn.<br>
<br>
7. Trung Tâm Công tác xã hội Công Đoàn<br>
Địa chỉ: 14 Cách Mạng Tháng tám Q1<br>
Điện thoại: 8.228.117 – 8.244.209<br>
Tổ chức các hoạt động xã hội trong Công nhân viên chức; Tư vấn về sức khỏe, y tế
cộng đồng, giao tiếp ứng xử, hôn nhân gia đình, kỹ năng sống; Giải đáp các vấn
đề về tình dục và bệnh xã hội,…<br>
<br>
<b>TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG HỘI LIÊN HIỆP THANH NIÊN VIỆT NAM</b></font></p>
<p><font face="Arial" size="2">1. Trung tâm dạy nghề và Giới thiệu việc làm Thanh niên<br>
Địa chỉ: 145 Pasteur P6, Q3<br>
Điện thoại: 8.229.471 * Fax: 8.294.746<br>
Tư vấn và giới thiệu việc làm; Dạy nghề và giới thiệu nhà trọ.<br>
<br>
2. Trung tâm tư vấn Tình yêu – Hôn nhân – Gia đình<br>
Địa chỉ: 145 Pasteur P6, Q3<br>
Điện thoại: 8.232.444 – Tổng đài 1088</font></p>
<p><font face="Arial" size="2"><b>F. GIỚI THIỆU VỀ CÁC
KHU CHẾ XUẤT VÀ KHU CÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH</b></font></p>
<p><font face="Arial" size="2"><b>1. Quá trình thành lập các Khu chế xuất, Khu công nghiệp và Ban quản lý các Khu
chế xuất, Khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh:</b></font></p>
<p><i><font face="Arial" size="2">a. Khu chế xuất, Khu công nghiệp</font></i></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Khu công nghiệp: là khu vực chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các
dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư
sinh sống, do Chính phủ thành lập hoặc cho phép thành lập.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Khu chế xuất: là khu công nghiệp nhưng chỉ chuyên sản xuất hàng xuất khẩu,
thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu; có
ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống và chỉ có thu hút đầu tư
của các doanh nghiệp có vốn nước ngoài do Chính phủ thành lập hoặc cho phép
thành lập.</font></p>
<p><i><font face="Arial" size="2">b. Quá trình thành lập các Khu chế xuất, Khu công nghiệp</font></i></p>
<p><font face="Arial" size="2">Sau khi Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành năm 1987, đầu tư nước
ngoài tại Việt Nam tăng nhanh, song hầu hết tập trung vào các lĩnh vực dịch vụ,
còn đầu tư nước ngoài vào công nghiệp, nhất là công nghiệp sản xuất hàng xuất
khẩu gặp khó khăn. Có 2 lý do chính là: kết cấu hạ tầng yếu kém, thủ tục xin
giấy phép và triển khai dự án đầu tư phức tạp, mất nhiều thời gian. Dựa vào kinh
nghiệm của nước ngoài, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) chủ trương thành
lập khu chế xuất để làm thí điểm một mô hình kinh tế nhằm thực hiện chủ trương
đổi mới, mở cửa theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo Nghị quyết Đại hội
Đảng lần VI năm 1986. Qui chế khu chế xuất đã được ban hành kèm theo nghị định
số 322/HĐBT ngày 18/10/1991 và khu chế xuất Tân Thuận - khu chế xuất đầu tiên
của cả nước ra đời. Năm 1992 khu chế xuất Linh Trung được thành lập, từ năm 1996
đến 1997 liên tiếp 10 khu công nghiệp trên các địa bàn quận, huyện thành phố ra
đời. Năm 2000 xây dựng thêm khu chế xuất Linh Trung 2, năm 2002 -khu công nghiệp
Phong Phú và đầu năm 2003 – khu công nghiệp Cát Lái 2 được Chính phủ thành lập.
</font> </p>
<p><font face="Arial" size="2">Như vậy trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hiện có 3 khu chế xuất: Tân Thuận
(quận 7), Linh Trung và Linh Trung 2 (quận Thủ Đức); 11 khu công nghiệp: Tây Bắc
Củ Chi (huyện Củ Chi), Vĩnh Lộc, Lê Minh Xuân, Tân Tạo, Phong Phú (huyện Bình
Chánh), Tân Thới Hiệp (quận 12), Tân Bình (quận Tân Bình), Bình Chiểu (quận Thủ
Đức), Cát Lái, Cát Lái 2 (quận 2) và Hiệp Phước (huyện Nhà Bè).</font></p>
<p><i><font face="Arial" size="2">c. Ban quản lý các khu chế xuất và CN thành phố Hồ Chí Minh (HEPZA).</font></i></p>
<p><font face="Arial" size="2">Ngay sau khi qui chế khu chế xuất được ban hành và khu chế xuất Tân Thuận được
thành lập, ngày 26/2/1992 Hội đồng Bộ trưởng cũng đã thành lập Ban quản lý khu
chế xuất Tân Thuận. Khi khu chế xuất Linh Trung ra đời Ban quản lý đổi tên thành
Ban quản lý các khu chế xuất TP.Hồ Chí Minh. Từ năm 1996 đến 1997 một số khu
công nghiệp thành lập, Ban quản lý lại được đổi tên lần nữa là Ban quản lý các
Khu chế xuất và Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh như hiện nay, năm 2001 đ/c Nguyễn
Chơn Trung được bổ nhiệm làm Trưởng Ban quản lý. Bộ máy giúp việc của Ban quản
lý gồm có Văn phòng, 5 Phòng nghiệp vụ và 1 Trung tâm.
</font> </p>
<p><font face="Arial" size="2">Các khu chế xuất và khu công nghiệp có nhiệm vụ chính trị quan trọng được Đảng
và Nhà nước giao phó:</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Thu hút vốn đầu tư nước ngoài và trong nước.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Tăng việc làm cho người lao động.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Tạo nguồn hàng xuất khẩu có sức cạnh tranh trên trường quốc tế, góp phần đẩy
nhanh việc hòa nhập nền kinh tế quốc gia vào nền kinh tế thế giới.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Du nhập kỹ thuật, công nghệ mới và các kiến thức quản lý hiện đại.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Tăng thu ngoại tệ, cải thiện cán cân ngoại thương và thanh toán quốc tế.</font></p>
<p><b><font face="Arial" size="2">2. Kết quả phát triển của các khu chế xuất, khu công nghiệp thành phố:</font></b></p>
<p><font face="Arial" size="2">Các khu chế xuất và hầu hết các khu công nghiệp sau khi thành lập đã triển khai
giải tỏa mặt bằng, xây dựng cơ bản hạ tầng, biến đổi trên 1.000 ha trong tổng số
hơn 2.000 ha được quy hoạch từ đất nông nghiệp thành đất công nghiệp có đầy đủ
điện, nước, đường giao thông, các cơ sở dịch vụ, các công trình bảo vệ môi
trường… với khoảng gần 500 nhà máy đã được xây dựng, làm thay đổi hẳn cảnh quan
và cơ cấu kinh tế của nhiều vùng ngoại thành. Sự phát triển thành công các khu
chế xuất, khu công nghiệp đang đóng góp tích cực cho công cuộc công nghiệp hoá,
hiện đại hoá của Thành phố Hồ Chí Minh.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Các khu chế xuất, khu công nghiệp thành phố đã phát triển đúng tiến độ, bước đầu
đạt 5 mục tiêu đề ra cho khu chế xuất, khu công nghiệp của Nhà nước về hợp tác
và đầu tư:</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Thu hút vốn đầu tư nước ngoài: tính đến 31/3/2003, có 756 giấy phép đầu tư
(trong đó 337 giấy phép vốn nước ngoài). Gồm có: Việt Nam, Đài loan, Nhật, Hàn
Quốc, Hồng Kông, Trung Quốc, Asean, châu Âu và Bắc Mỹ.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Tạo việc làm cho 120.000 lao động của thành phố và các tỉnh.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Tạo nguồn hàng có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới: Các doanh nghiệp
trong khu chế xuất sản xuất hàng hoá rất đa dạng, kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh
chóng, các ngành điện, điện tử cơ khí đến nay đã có vốn đầu tư và kim ngạch xuất
khẩu chiếm tỉ lệ lớn nhất. Năm 2001, sản phẩm của 2 khu chế xuất xuất đi trên 50
nước và chiếm 67% kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp vốn nước ngoài của
thành phố.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Du nhập kỹ thuật và công nghệ mới, ngành sản phẩm trong các khu chế xuất, khu
công nghiệp ngày càng phong phú. Lúc đầu khu chế xuất, khu công nghiệp thu hút
chủ yếu là ngành dệt, may, lắp ráp điện tử, đến nay đã có các ngành đúc chính
xác, sản xuất phụ tùng hộp số tự động của ô tô, sản xuất cáp điện, sản xuất linh
kiện điện tử, kể cả sản xuất “Chip, IC”.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Tăng nguồn thu ngoại tệ, góp phần cải thiện cán cân ngoại thương… Từ năm 1998
đến nay, 2 khu chế xuất liên tục xuất siêu, năm sau cao hơn năm trước, trong khi
tính chung khối doanh nghiệp vốn nước ngoài ở thành phố năm 2001 vẫn còn nhập
siêu.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Ngoài ra, các chỉ tiêu sử dụng đất ở 2 khu chế xuất đạt cao hơn hẳn các khu công
nghiệp của cả nước, bình quân 1 ha đất cho thuê tạo ra việc làm cho 520 lao
động.</font></p>
<p><b><font face="Arial" size="2">3. Số lượng, cơ cấu và chất lượng đội ngũ công nhân lao động tại các khu chế
xuất, khu công nghiệp thành phố.</font></b></p>
<p><font face="Arial" size="2">Trong những năm qua, đội ngũ công nhân lao động tại các khu chế xuất, khu công
nghiệp thành phố có sự phát triển về số lượng, nâng cao chất lượng, đa dạng cơ
cấu:</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Về số lượng, cơ cấu: Qua quá trình hoạt động và phát triển, đến nay các khu
chế xuất và khu công nghiệp thu hút trên 120.000 lao động. Phần lớn là thanh
niên độ tuổi từ 18 đến 30; tỷ lệ nữ chiếm 75%; tỷ lệ lao động tỉnh chiếm 70%; tỷ
lệ lao động xuất thân từ nông thôn chiếm 60%.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Về chất lượng: Ban đầu thu hút chủ yếu là ngành dệt may, lắp ráp điện tử… đến
nay đã có những ngành mới về công nghệ chính xác, linh kiện bán dẫn, tự động…,
đào tạo hơn 5.000 kỹ thuật viên và cán bộ quản lý cao cấp có trình độ đại học
trở lên và có khả năng thay thế các chuyên gia nước ngoài, khoảng 15.000 trung
cấp sử dụng thành thạo thiết bị máy móc hiện đại và khoảng 50.000 công nhân lành
nghề có khả thực hiện các dây chuyền sản xuất tự động hiện đại và được rèn luyện
tác phong công nghiệp và có kỷ luật cao.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2"><b>4. Tóm tắt hoạt động Đoàn thanh niên tại các khu chế xuất, khu công nghiệp
thành phố:</b></font></p>
<p><i><font face="Arial" size="2">a. Quá trình thành lập:</font></i></p>
<p><font face="Arial" size="2">Được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, Ban thường vụ Thành Đoàn thành lập tổ công
tác xây dựng tổ chức Đoàn ở khu chế xuất, khu công nghiệp từ tháng 3/1998. Tổ đã
có nhiều nỗ lực thực hiện các công tác như: Xây dựng Đề án thành lập Đoàn các
khu chế xuất và công nghiệp thành phố; tiến hành khảo sát tình hình thanh niên,
đoàn viên ở các đơn vị có chi bộ trực thuộc Đảng bộ khu chế xuất và công nghiệp;
làm việc với các chi ủy về công tác xây dựng Đoàn; tổ chức các lớp đối tượng
Đoàn, cùng các Quận Huyện Đoàn thực hiện việc chuyên sinh hoạt Đoàn, phát triển
đoàn viên mới…Bên cạnh đó, phối hợp với các công ty kinh doanh hạ tầng tổ chức
các hoạt động văn hóa văn nghệ - thể dục thể thao thu hút trên hàng trăm thanh
niên tham dự, bước đầu xuất hiện trong thanh niên với tư cách như là tổ chức
Đoàn Thanh niên Cộng sản.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Ngày 29/4/1999 Ban thường vụ Thành Đoàn ra quyết định số 41-QĐ/TC.99 về việc
thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh các khu chế xuất và công nghiệp
Thành phố Hồ Chí Minh (Cấp bộ Đoàn tương đương Quận Huyện) có 5 chi đoàn cơ sở
trực thuộc với 33 đoàn viên tham gia sinh hoạt.
</font> </p>
<p><font face="Arial" size="2">Đoàn các khu chế xuất và công nghiệp ngoài nhiệm vụ tổ chức công tác Đoàn và
phong trào thanh thiếu nhi tại các khu chế xuất, khu công nghiệp còn được giao
thêm nhiệm vụ tại Khu công nghệ cao, Khu Đô thị mới nam Thành phố Hồ Chí Minh và
các đơn vị khác do Thành ủy quản lý. Cụ thể:</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Trong khu chế xuất có các loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
(công ty liên doanh và 100% vốn nước ngoài). Chủ yếu sản xuất hàng xuất khẩu.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Trong khu công nghiệp có đầy đủ các loại hình doanh nghiệp với đủ các thành
phần kinh tế: Doanh nghiệp Nhà nước, Doanh nghiệp tư nhân - Công ty trách nhiệm
hữu hạn - Công ty Cổ phần (chiếm số đông), Công ty liên doanh và Công ty 100%
vốn nước ngoài, chủ yếu là sản xuất tiêu thụ nội địa.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Trong Khu công nghệ cao tập trung các doanh nghiệp chuyên sản xuất các sản
phẩm sạch, các sản phẩm chất lượng cao, phần mềm tin học ...</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Trong Khu đô thị mới Nam thành phố có cơ quan quản lý Nhà nước, các loại hình
doanh nghiệp, nhà tập thể cho công nhân, bệnh viện, trường học (kể cả các công
ty nước ngoài kinh doanh dịch vụ bệnh viện, trường học), khu vui chơi giải
trí... </font> </p>
<p><i><font face="Arial" size="2">b. Hoạt động Đoàn</font></i></p>
<p><font face="Arial" size="2">Từ khi được thành lập, Đoàn các khu chế xuất và CN thành phố đã tổ chức nhiều
hoạt động như văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, giáo dục chính trị tư tưởng
góp phần nâng cao nhận thức cho đoàn viên thanh niên; thực hiện chương trình “Vì
phát triển của thanh niên”, “Xung kích vì Tổ quốc, Vì cộng đồng”, “Vì đàn em”
qua đó tạo điều kiện để đoàn viên thanh niên được nâng cao tay nghề, học vấn,
chuyên môn nghiệp vụ và có được sân chơi lành mạnh bổ ích; khơi gợi tính tình
nguyện, xung kích trong thanh niên tại đơn vị cũng như trong xã hội. Ngoài ra
Đoàn các khu chế xuất và công nghiệp thành phố còn thực hiện công tác tập hợp
thanh niên thông qua các mô hình câu lạc bộ đội nhóm. Từ năm 2000 đến nay Đoàn
các khu chế xuất và công nghiệp đã tiến hành khảo sát và thành lập thêm 1 chi
hội thanh niên, 8 chi đoàn cơ sở, 2 Đoàn cơ sở mới và tiếp nhận 1 chi đoàn cơ
sở, nâng tổng số cở sở Đoàn trực thuộc là 16 với hơn 2.100 đoàn viên, có 16 đoàn
viên ưu tú phát triển Đảng...<br>
<br>
<b>G. THÀNH ĐOÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VỚI CÔNG TÁC TẬP HỢP THANH NIÊN
TẠI CÁC ĐƠN VỊ NGOÀI QUỐC DOANH</b></font></p>
<p><font face="Arial" size="2"><b>I. QUAN ĐIỂM CỦA BAN THƯỜNG VỤ THÀNH ĐOÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VỀ TẬP HỢP THANH
NIÊN TẠI CÁC ĐƠN VỊ NGOÀI QUỐC DOANH:</b></font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Mục tiêu chủ yếu của công tác tập hợp thanh niên lao động tại các đơn vị ngoài
quốc doanh là xây dựng lực lượng thanh niên lao động giỏi, có lý tưởng, giàu
lòng yêu nước, lao động tốt phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trước mắt là tạo điều kiện hỗ trợ thanh niên trong
cuộc sống, lao động; tổ chức hoạt động đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng chính đáng,
bảo vệ lợi ích hợp pháp của thanh niên.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Tập trung đầu tư và phát huy mọi nguồn lực để xây dựng tổ chức Đoàn, Hội trong
doanh nghiệp; phấn đấu nơi nào có đông thanh niên nơi đó có Đoàn – Hội.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Quá trình xây dựng và phát triển của tổ chức Đoàn, Hội trong doanh nghiệp
ngoài quốc doanh gắn liền với lợi ích hợp pháp của thanh niên, của doanh nghiệp;
nhằm mục đích phát triển doanh nghiệp, phát triển thanh niên.<br>
<br>
<b>II. NGHỊ QUYẾT CỦA BAN THƯỜNG VỤ THÀNH ĐOÀN VỀ TĂNG CƯỜNG NHỮNG GIẢI PHÁP ĐẨY
MẠNH CÔNG TÁC TẬP HỢP THANH NIÊN LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH</b></font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Nghị quyết của Ban Thường vụ Thành Đoàn khóa VII về tăng cường những giải pháp
đẩy mạnh công tác tập hợp thanh niên lao động tại các doanh nghiệp ngoài quốc
doanh đến hết năm 2005 được ban hành tháng 6/2002, gồm những vấn đề sau:</font></p>
<p><i><font face="Arial" size="2">1. 4 nhiệm vụ trọng tâm cần phải tập trung từ nay đến hết năm 2005:</font></i></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Tiếp cận, chăm lo và hỗ trợ cho thanh niên ngoài quốc doanh có điều kiện tốt
hơn trong ổn định đời sống, lao động, nâng cao đời sống tinh thần, tham gia các
hoạt động xã hội có ích.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác tập hợp thanh niên ngoài quốc doanh
trên địa bàn thành phố về số lượng và chất lượng bằng những giải pháp cụ thể,
phù hợp, hiệu quả.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Tập trung đầu tư xây dựng đội ngũ cán bộ Đoàn, Hội trong doanh nghiệp ngoài
quốc doanh và cán bộ làm công tác tập hợp thanh niên ngoài quốc doanh; xây dựng
lực lượng nòng cốt trong TNCN.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Tăng cường tính liên kết và phát huy sức mạnh cả tổ chức Đoàn trong công tác
tập hợp thanh niên ngoài quốc doanh. Xác định công tác tập hợp thanh niên ngoài
quốc doanh là một nhiệm vụ quan trọng của các cấp bộ Đoàn, đặc biệt là các quận,
huyện và Đoàn các khu chế xuất và công nghiệp.</font></p>
<p><i><font face="Arial" size="2">2. Đối tượng tập hợp:
</font></i> </p>
<p><font face="Arial" size="2">- TNCN lao động trong các doanh nghiệp thuộc khu chế xuất, khu công nghiệp tập
trung của thành phố; </font> </p>
<p><font face="Arial" size="2">- TNCN lao động trong các công ty TNHH, công ty hợp danh, công ty cổ phần, công
ty có vốn đầu tư nước ngoài...</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- TNCN lao động trong các Doanh nghiệp thành viên thuộc Hội Doanh nghiệp trẻ
thành phố.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Thanh niên lao động trong các hợp tác xã, các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch
vụ cá thể, thanh niên lao động trong các ngành nghề truyền thống trên địa bàn.</font></p>
<p><i><font face="Arial" size="2">3. Phương châm: Kiên trì - Quyết tâm - Cụ thể - Hiệu quả.</font></i></p>
<p><font face="Arial" size="2"><i>4. Những giải pháp chủ yếu:</i></font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội
Liên hiệp Thanh niên Việt Nam với chủ doanh nghiệp và TNCN.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Tổ chức tiếp cận, nắm tình hình thanh niên ngoài quốc doanh và xác định qui
trình tập hợp phù hợp.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Đầu tư tập trung chăm lo cho lợi ích của thanh niên ngoài quốc doanh.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Đa dạng hóa các loại hình, đội hình tập hợp thanh niên ngoài quốc doanh.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Tăng cường đào tạo bồi dưỡng cán bộ Đoàn, Hội và xây dựng lực lượng nòng cốt
ngoài quốc doanh.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">e) Trách nhiệm của từng cấp bộ Đoàn trong công tác tập hợp thanh niên và xây
dựng Đoàn – Hội trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh:</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Cấp thành tập hợp thanh niên, xây dựng tổ chức Đoàn - Hội tại các doanh nghiệp
thuộc khu chế xuất - khu công nghiệp tập trung của thành phố, các doanh nghiệp
100 % vốn nước ngoài; chỉ đạo Hội Doanh nghiệp trẻ và các quận, huyện xây dựng
tổ chức Đoàn – Hội trong các doanh nghiệp thành viên thuộc Hội doanh nghiệp trẻ
thành phố.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Cấp quận, huyện tập hợp thanh niên lao động tại các Công ty Cổ phần, Công ty
TNHH, Hợp tác xã và thanh niên lao động từ các tỉnh đang làm việc tại các doanh
nghiệp hoặc ở tại các khu nhà trọ trên địa bàn quận, huyện.
</font> </p>
<p><font face="Arial" size="2">- Đoàn tương đương quận, huyện tập hợp thanh niên xây dựng Đoàn, Hội tại các
doanh nghiệp, các phân xưởng liên doanh với nước ngoài, các doanh nghiệp đã
chuyển sang cổ phần hóa trực thuộc Đoàn sở, khối, tổng công ty.<br>
<br>
<b>III. CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VỀ XÂY DỰNG TỔ CHỨC ĐẢNG, ĐOÀN THỂ TRONG DOANH NGHIỆP
NGOÀI QUỐC DOANH</b></font></p>
<p><font face="Arial" size="2">1. Các cấp ủy tiếp tục quán triệt sâu, rộng hơn nữa các Chỉ thị của Trung
ương và Thành ủy về tăng cường công tác xây dựng tổ chức Đảng, đoàn thể trong
các doanh nghiệp ngoài quốc doanh; làm chuyển biến nhận thức về ý nghĩa then
chốt của công tác xây dựng Đảng, về chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Đảng, đoàn
thể trong các doanh nghiệp; về vai trò của giai cấp công nhân trong tình hình
mới. Cơ sở lý luận của sự cần thiết, khách quan thành lập tổ chức Đảng, đoàn thể
trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh do những lý lẽ sau:
</font> </p>
<p><font face="Arial" size="2">- Điều 4 Hiến pháp năm 1992 nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khẳng định:
“Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại
biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả
dân tộc, theo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo
Nhà nước và xã hội ”...</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Điều 5 Luật Doanh nghiệp quy định: “Tổ chức Đảng cộng sản Việt Nam trong doanh
nghiệp hoạt động theo Hiến pháp, pháp luật và các quy định của Đảng Cộng sản
Việt Nam. Tổ chức Công đoàn và các tổ chức chính trị - xã hội khác trong doanh
nghiệp hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật“.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, vì vậy nơi nào có quần chúng là cần có
tổ chức Đảng để tuyên truyền vận động, tổ chức và lãnh đạo quần chúng tham gia,
xây dựng đất nước và cuộc sống càng được cải thiện, nâng cao. Giữa tổ chức Đảng,
đoàn thể, chủ doanh nghiệp cũng như người lao động đều có mục tiêu và lợi ích
chung là đoàn kết các thành viên trong doanh nghiệp, bảo đảm doanh nghiệp phát
triển, hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh có hiệu quả; bảo đảm lợi ích của
Nhà nước, của người lao động và lợi ích của chủ doanh nghiệp.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Thực hiện chủ trương nhất quán của Đảng về “chính sách phát triển nền kinh tế
nhiều thành phần, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa“.
Đảng lãnh đạo không chỉ ở đường lối, chính sách, chiến lược mà còn cả khâu tổ
chức thực hiện; không chỉ ở cấp vĩ mô (Trung ương) hay tỉnh, thành phố mà còn ở
cấp vi mô và cơ sở. Vai trò của cơ sở có tầm quan trọng ở chỗ đưa đường lối,
chính sách của Đảng đi vào cuộc sống và là cầu nối giữa Đảng với nhân dân, với
doanh nghiệp; sức mạnh của Đảng là ở chỗ liên hệ mật thiết với nhân dân.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">2. Đẩy mạnh việc xây dựng và củng cố tổ chức Đảng, đoàn thể trong các doanh
nghiệp ngoài quốc doanh. Trước mắt, thành lập ngay tổ chức Đảng, đoàn thể ở
những doanh nghiệp có đủ điều kiện; và tập trung xây dựng ở những doanh nghiệp
sản xuất, thương mại trọng điểm có quy mô lớn, có hướng phát triển, có đông lao
động; nhất là các doanh nghiệp nằm trong các Khu chế xuất - khu công nghiệp tập
trung.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Về tổ chức đoàn thể:</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Cấp ủy các cấp, Ban chấp hành các đoàn thể từng cấp đi sát cơ sở, làm tốt công
tác tuyên truyền, vận động, giáo dục quần chúng; kết nạp đoàn viên, hội viên để
lập tổ chức đoàn thể phù hợp với đặc điểm, tình hình của doanh nghiệp</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Thường xuyên củng cố nhân sự Ban chấp hành hai đoàn thể đã có; nâng cao chất
lượng, cải tiến nội dung hoạt động của tổ chức đoàn thể phù hợp với điều kiện và
tính chất của doanh nghiệp ngoài quốc doanh. </font> </p>
<p><font face="Arial" size="2">Xây dựng tổ chức Công đoàn ở tất cả các doanh nghiệp có đủ điều kiện theo quy
định.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Nơi nào có điều kiện thuận lợi thì thành lập ngay tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng
sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, nhất là ở những doanh nghiệp
có đông công nhân, cần xây dựng được tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Làm tốt công tác giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng xem xét, kết nạp.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Về tổ chức Đảng: Tìm biện pháp khắc phục khó khăn, tích cực xây dựng tổ chức
Đảng trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, nhất là ở các quận, huyện có nhiều
doanh nghiệp, ở các khu chế xuất và khu công nghiệp. Việc xây dựng tổ chức Đảng
trong các doanh nghiệp cần chú ý:</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Đối với những doanh nghiệp chưa có đảng viên hoặc có đảng viên nhưng chưa đủ
điều kiện lập tổ chức Đảng: xây dựng tổ trung kiên để tập hợp quần chúng tích
cực, tiến hành công tác giáo dục, bồi dưỡng kết nạp Đảng.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Đối với những doanh nghiệp có từ 03 đảng viên chính thức trở lên, đang làm việc
tại doanh nghiệp, nhưng còn sinh hoạt Đảng nơi khác: cấp ủy cấp trên trực tiếp
kiểm tra, xem xét nếu có đủ điều kiện thì chỉ đạo chuyển sinh hoạt Đảng về doanh
nghiệp để thành lập chi bộ.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Đối với doanh nghiệp đã có tổ chức Đảng, cần nắm lại tình hình hoạt động của chi
bộ để có kế hoạch củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động, làm tốt công tác kết
nạp đảng viên mới.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">3. Làm tốt công tác kết nạp đảng viên:</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Các Quận, Huyện ủy, tổ chức Đảng cấp trên cơ sở và Đảng ủy các Khu chế xuất và
khu công nghiệp cần tập trung xây dựng kế hoạch kết nạp đảng viên mới trong các
doanh nghiệp ngoài quốc doanh; tập trung bồi dưỡng quần chúng ưu tú trong Ban
chấp hành hai đoàn thể, người lao động giỏi, cán bộ làm công tác quản lý (như
Ban giám đốc, trưởng phó phòng...) cán bộ kỹ thuật nghiệp vụ có năng lực, ý thức
chính trị và tư cách đạo đức tốt.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Công tác xây dựng tổ chức Đảng, đoàn thể nên bắt đầu từ việc củng cố, xây dựng
tổ chức Công đoàn vì hoạt động của tổ chức Công đoàn đã được cụ thể hóa trong
Luật. Đây là điểm thuận lợi để tổ chức Đảng và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh tiếp cận với doanh nghiệp, qua đó tuyên truyền, thuyết phục chủ doanh
nghiệp; tiến tới thành lập tổ chức Đảng, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và
phải hết sức chú trọng đến việc bồi dưỡng giáo dục cán bộ Đảng, Đoàn thể trong
doanh nghiệp.<br>
<br>
<b>IV. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý</b></font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Tranh thủ, vận động, thuyết phục chủ doanh nghiệp hiểu một cách đầy đủ, đúng
đắn về vị trí – vai trò và tầm quan trọng của tổ chức Đoàn, Hội trong doanh
nghiệp; tạo sự ủng hộ của chủ doanh nghiệp trong việc hình thành tổ chức Đoàn –
Hội tại đơn vị. Đây là cơ sở ban đầu và khá quan trọng.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Thiết kế, tổ chức phong trào gắn liền với nhu cầu và lợi ích chính đáng – hợp
pháp của đoàn viên, thanh niên và lợi ích của doanh nghiệp chính là bước đi đầu
tiên đặt nền tảng cho sự phát triển vững chắc và lâu dài của tổ chức Đoàn, Hội
trong doanh nghiệp.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Sự quan tâm của cấp ủy Đảng cơ sở, sự đồng tình của chủ doanh nghiệp và sự
hưởng ứng tích cực của TNCN có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển mạnh mẽ và
vững chắc của tổ chức Đoàn – Hội.</font></p>
<p><font face="Arial" size="2">- Sự phối hợp và liên kết trong hành động một cách đồng bộ và vì mục tiêu chung
giữa các cấp bộ Đoàn trên cùng một địa bàn sẽ tạo ra nhiều điều kiện để nhanh
chóng mở rộng mặt trận tập hợp thanh niên và xây dựng Đoàn.</font></p>
</body>
</html>