Hợp tác xã thanh niên cùng nhau làm giàu
<html>
<head>
<meta http-equiv="Content-Language" content="en-us">
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=windows-1252">
<title>Hợp tác xã thanh niên cùng nhau</title>
</head>
<body>
<p align="center"><b><font face="Arial" size="2" color="#0000FF">
<span id="newscontent1_MsgSubject">Hợp tác xã thanh niên cùng nhau làm giàu</span></font></b></p>
<p align="justify"><strong><font color="#808080" face="Arial" size="2">Tháng 10,
chúng tôi đến thăm các hợp tác xã Thanh niên, nơi nhiều bạn trẻ đang dốc tâm
huyết, nghị lực để cùng nhau làm giàu. Nói như anh Nguyễn Xuân Hải, Chủ tịch Hội
LHTNVN thành phố Cần Thơ: “Hầu hết các hợp tác xã chuyển mình từ các tổ đoàn kết
tương trợ, câu lạc bộ giúp nhau làm kinh tế gia đình. Nhờ các mô hình này mà
nhiều ĐVTN thoát nghèo...”. Và đến với các hợp tác xã Thanh niên, tận mắt chứng
kiến cảnh làm ăn, chúng tôi càng hiểu hơn những nhọc nhằn cũng như niềm vui của
các bạn trẻ trên bước đường lập nghiệp…</font></strong></p>
<table width="2" align="center" border="0" id="table1">
<tr>
<td>
<p style="margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<img border="0" src="HTX%20Thanh%20Nien%20cung%20nhau%20lam%20giau.JPG" width="340" height="258"></td>
</tr>
</table>
<p align="center" style="margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<span style="font-size: 10pt; color: #808080; font-family: Arial; font-style: italic">
Các xã viên của HTX Thanh niên Nhơn Thọ 1A tham quan mô hình trồng hoa màu đạt
hiệu quả cao của bà con trong xã.</span></p>
<p align="justify"><strong><font color="#008000" face="Arial" size="2">Mạnh dạn
chuyển đổi cơ cấu sản xuất </font></strong></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Con đường từ xã Nhơn Ái về hợp
tác xã (HTX) Thanh niên ấp Nhơn Thọ 1A (huyện Phong Điền) rợp bóng mát của những
vườn cây ăn trái. Xen lẫn những vườn cam mật đặc sản của vùng Phong Điền, là
những tán sầu riêng xanh non mượt mà, trải dài tít tắp. Dọc theo con rạch, nhiều
xã viên đang hối hả chống ghe chở lúa hè thu về nhà. Tiếng cười, nói rộn ràng.
Anh Đặng Bá Tùng, Bí thư chi đoàn ấp Nhơn Thọ 1A, hồ hởi nói với chúng tôi: “Mấy
ngày này ĐVTN, xã viên rất bận bịu, vừa tổ chức gia cố đê bao, vừa vạn dần đổi
công cắt lúa, chở lúa giúp nhau. Nhờ vậy, dù đang ở đỉnh lũ, việc sản xuất của
bà con và các xã viên rất an toàn…”.</font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Tại nhà anh Nguyễn Bảo Đoàn, đoàn
viên, xã viên của HTX Thanh niên, nhóm bạn trẻ Nguyễn Văn Cường, Nguyễn Đắc
Hiếu, Lê Văn Nghĩa… nhanh nhẹn chuyển lúa lên bờ. Tiếng máy suốt lúa xình xịch,
ngốn lúa rào rào đến đinh tai. Nhìn “suối lúa” vàng rực túa ra từ chiếc máy
suốt, bọn trẻ con cứ chạy lăng xăng reo cười. Kéo tay áo lau vội những giọt mồ
hôi thấm đẫm trên gương mặt rám nắng, Bảo Đoàn cười tươi, phấn khích: “Vụ này
trúng à nghe. Dù đang bị lũ, thêm mấy cơn bão “dập” liên tiếp, nhưng thu hoạch
25 giạ/công là êm lắm. Mấy năm nay nhờ HTX mời mấy ông kỹ sư nông nghiệp về hỗ
trợ kỹ thuật, tập huấn IPM, chương trình “3 giảm 3 tăng” nên năng suất lúa cao,
ít tốn kém chi phí. Bà con ai cũng mừng”. Anh Âu Thành Phương, Phó chủ nhiệm HTX
Thanh niên, nói thêm: “Cũng nhờ chính quyền quan tâm chỉ đạo, ĐVTN, xã viên ra
sức gia cố đê bao, nên lũ chẳng ảnh hưởng gì đến sản xuất. Bà con bán hoa màu
được giá. Tôi còn mấy liếp cải cũng vừa tới lứa thu hoạch. Chuyến này ăn chắc”.
Nghe các bạn trẻ bàn bạc chuyện làm ăn, chú Nguyễn Minh Thế, Trưởng ấp Nhơn Thọ
1A, cười khề khà: “Tụi trẻ bây giờ được Nhà nước quan tâm hỗ trợ vốn, cây con
giống, khoa học kỹ thuật nên tụi nó tính chuyện làm ăn thấy ham. Nhớ lại vài năm
trước đây cuộc sống vất vả lắm”. Theo lời chú và một số bà con thì trước năm
2000, số hộ nghèo trong ấp còn khá nhiều. Mỗi năm lũ về, bà con không dám gieo
trồng, nhiều vườn cây lâu năm phải đốn bỏ vì bị ngập úng, đường sá lầy lội, khó
đi nên trẻ con bỏ học cũng nhiều. </font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Theo câu chuyện chú Thế kể, những
tháng ngày gian khó như chợt ùa về trong ký ức của Đoàn. Gia đình có hơn 20 công
đất nhưng do chiến tranh ly loạn, rồi những năm đầu mới giải phóng đời sống còn
khó khăn, thiếu vốn, năng suất sản xuất không cao nên cuộc sống gia đình Đoàn
gặp nhiều khó khăn. Vì thế, chưa tốt nghiệp cấp II Đoàn đã phải nghỉ học, kề vai
gánh vác công việc phụ giúp gia đình. Đến những năm 2001, 2002, khi kinh tế gia
đình mới vừa tạm ổn thì vườn cam, bưởi nhà Đoàn bị bệnh vàng lá gân xanh, phải
đốn bỏ hàng loạt. Thấy cha mẹ đứng lặng lẽ nhìn khu vườn trơ trọi, Đoàn cũng
rưng rưng nước mắt. Sau bao đêm thức trắng, suy tính hơn thiệt, gia đình Đoàn
quyết định thế chấp bằng khoán đất, vay 10 triệu đồng, để khôi phục lại một phần
vườn cam vừa chết. Đang lúc bế tắc, chính quyền địa phương tổ chức các lớp IPM,
đặc biệt đối với cây có múi; lãnh đạo các đoàn thể xây dựng các dự án vay vốn,
hình thành tổ khuyến nông, hàng tháng họp đúc kết kinh nghiệm. Một số hộ có điều
kiện kinh tế bắt đầu đầu tư trồng lại cam. </font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Năm 2005, Đảng ủy xã chỉ đạo ấp
Nhơn Thọ 1A thành lập HTX thanh niên, quyết tâm khôi phục lại vườn cam đặc sản.
Đồng chí Nguyễn Văn Ngon, Bí thư chi bộ ấp, nguyên Bí thư chi đoàn, một mặt vận
động đoàn viên thanh niên tham gia HTX, một mặt cử cán bộ Đoàn tham gia các lớp
tập huấn do Liên minh HTX tổ chức. Anh Ngon chủ động liên hệ với phòng Nông
nghiệp, phòng Kinh tế huyện xin hỗ trợ cây, con giống và khoa học kỹ thuật.
Tháng 5-2005, HTX Thanh niên được thành lập, nhiều xã viên như Đoàn, Thành
Phương… được Chi đoàn phòng Kinh tế huyện Phong Điền hỗ trợ 100% cây giống, góp
phần cải tạo khoảng 3 ha cam mật trên địa bàn. Đến nay, một số vườn bắt đầu cho
trái chiếng. </font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Dẫn chúng tôi tham quan những
liếp cam, vườn sầu riêng, dâu… xanh mượt, anh Bá Tùng, Bí thư chi đoàn, phấn
khởi kể: “Thực hiện Nghị quyết của Đảng ủy xã, chi bộ ấp, tuổi trẻ Nhơn Thọ 1A
đã tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, góp phần giúp đoàn viên thanh niên
phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu…”. Ngoài đặc sản cam mật và các loại cây
có giá trị về kinh tế, HTX còn khuyến khích xã viên tận dụng đất trống trồng hoa
màu, đào ao nuôi cá. Từ đó, dần chuyển sang hai lúa-một màu, hai lúa-một cá… Nhờ
áp dụng mô hình đa canh, hiện nay, chỉ tính hoa màu và cây ngắn ngày, Bảo Đoàn
có thu nhập khoảng 4 triệu đồng/ tháng. Những xã viên chưa có điều kiện kinh tế
chuyển đổi cơ cấu sẽ được HTX hỗ trợ vốn. Như trường hợp xã viên Nguyễn Văn
Hùng, do phải sử dụng toàn bộ vốn của gia đình để cải tạo vườn cam nên kinh tế
rất khó khăn. Anh được HTX cho vay 1 triệu đồng để đầu tư trồng rẫy. Chỉ sau một
mùa vụ, anh Hùng đã hoàn vốn lại cho HTX và tiếp tục đầu tư mô hình lấy ngắn
nuôi dài.</font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">- Việc sản xuất của xã viên ngày
càng nở nồi, vì vậy việc tìm đầu mối tiêu thụ nông sản có gặp khó?</font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Nghe tôi hỏi, anh Âu Thành
Phương, Phó Chủ nhiệm HTX, tủm tỉm cười đáp: </font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">- Nhiều nơi đang mắc phải tình
trạng bà con trồng rau, quả bế tắc đầu ra, khiến nông dân lỗ lã. Biết vậy, nên
chúng tôi đã tính toán kỹ việc tìm đầu ra. Chứng minh điều vừa nói, anh Phương
kể vanh vách cho chúng tôi nghe một số công ty, doanh nghiệp đã ký hợp đồng tiêu
thụ sản phẩm với HTX. Anh nói: “Hiện nay các đơn vị đã bao tiêu sản phẩm trên 2
héc-ta hoa màu của HTX. Khó khăn lắm mới tìm được nguồn tiêu thụ, vì vậy chúng
tôi luôn nhắc nhở xã viên phải giữ chữ tín, không “bẻ” hợp đồng, để làm ăn lâu
dài và đó cũng là điều kiện sinh tồn của HTX”.</font></p>
<p align="justify"><strong><font color="#008000" face="Arial" size="2">Cùng giúp
nhau thoát nghèo</font></strong></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Đến HTX Tân Lợi, ở khu vực Phú
Lễ, phường Tân Phú, quận Cái Răng vào những ngày đầu tháng 10, đúng vào lúc
triều cường dâng cao. Tuyến đường đất khu vực Phú Lễ trơn như bôi mỡ. Mặc cho
đường đất sình lầy lội, từ sáng sớm anh Lê Hoàng Thanh, Bí thư chi đoàn Khu vực
đã ra thăm vườn. Bước chân Thanh thoăn thoắt, cái dáng gầy gầy lúc ẩn, lúc hiện
sau những liếp hạnh. Xa hơn nữa những hàng mít cành lá sum suê, xanh mượt. Khẽ
nâng nhánh hạnh vừa cho đợt trái chiếng, Thanh lạc quan: “Sau bao ngày vất vả,
cuộc sống gia đình tôi chắc sẽ khá hơn từ vườn hạnh này”. Trước đây, khu vườn
này chỉ toàn cây tạp, thu nhập không đáng kể, nên cuộc sống gia đình Thanh rất
khó khăn. Đầu năm 2005, HTX Thanh niên Tân Lợi được thành lập, Thanh xin tham
gia và được vay vốn 1 triệu đồng. Sau khi nghiên cứu thị trường, Thanh quyết
định đầu tư trồng hạnh. Cùng với số tiền được vay, nhiều xã viên trong HTX hỗ
trợ Thanh cây giống để anh phát triển vườn hạnh. Đây là thời điểm Thanh cùng các
thành viên trong gia đình ngày ngày phơi mình dưới ánh nắng như thêu đốt để phá
bỏ khu vườn tạp, trồng giống cây mới. Qua các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật,
Thanh áp dụng mô hình xen canh, lấy ngắn nuôi dài, đào ao nuôi cá trê lai để
tăng thu nhập. Đợt thu hoạch hạnh vừa qua, trừ mọi chi phí, Thanh lời được
khoảng 4 triệu đồng. </font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Nhắc đến quá trình thành lập HTX
Tân Lợi, anh Lê Đồng Tâm, Chủ nhiệm HTX cho biết HTX được nâng từ mô hình câu
lạc bộ (CLB) giúp nhau làm giàu. Khi có định hướng chuyển lên HTX, anh em rất
phấn khởi nhưng cũng rất lo lắng vì đây là một mô hình khá mới. Tâm và một số
ĐVTN tìm đến nhiều địa phương có mô hình HTX để học tập kinh nghiệm. Sau hơn hai
tháng học tập, vận động ĐVTN, tháng 3-2005, HTX Thanh niên Tân Lợi ra mắt với 10
xã viên. HTX có diện tích 12 ha, phần lớn trồng nhiều các loại cây có giá trị
kinh tế, như: Bưởi, cam sành… Hiện các xã viên đang đẩy mạnh phong trào hỗ trợ
cho nhau các giống cây có giá trị kinh tế để cải tạo 4,2 ha vườn tạp. Một trong
những người đi đầu trong phong trào này có thể kể đến xã viên Nguyễn Đăng Khoa.
Khoa xuất thân trong một gia đình chuyên trồng bưởi Năm Roi và cam mật, nên thời
gian qua, Khoa luôn tích cực hỗ trợ cây giống, hướng dẫn kỹ thuat trồng, chăm
sóc bưởi, cam cho các ĐVTN. Từ sự hỗ trợ của Khoa, nhiều đoàn viên, xã viên như
Hà Văn Út, Trần Quốc Anh… đã xây dựng được những vườn cam, bưởi cùng với mô hình
lấy ngắn nuôi dài, chăn nuôi, từng bước vượt qua khó khăn. </font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Không chỉ giúp nhau lập vườn cây
đặc sản, HTX Thanh niên Tân Lợi còn tổ chức nuôi heo tập thể. Đến tham quan khu
chuồng heo tập thể của HTX, chúng tôi thấy “nể” cách làm ăn của các bạn trẻ ở
đây. Trong các dãy chuồng được xây dựng rộng rãi, thoáng và sạch sẽ, 6 con heo
nái và gần 20 con heo con trắng hồng, luôn miệng ục ịch tranh nhau từng bó rau
muống. Anh Lê Đồng Tâm cho biết, từ 50 triệu vốn điều lệ, HTX Tân Lợi đầu tư xây
dựng chuồng và nuôi heo. Do “mát tay” và có nhiều kinh nghiệm trong chăn nuôi,
anh Hoàng Thanh được các xã viên tín nhiệm giao trọng trách chăm sóc đàn heo của
tập thể. Có lúc đàn heo của HTX lên hơn 30 con heo nái và heo thịt. Những xã
viên không có vốn được HTX bán chịu con giống. Như trường hợp xã viên Lê Văn
Trung, gia đình quá khó khăn, đông anh em nhưng chỉ có hơn 1 công đất sản xuất.
Năm nay, Trung được HTX bán chịu 21 con heo con. Đến nay đàn heo của anh Trung
đã gần vô tạ, chuẩn bị hoàn vốn lại cho HTX. Anh Lê Đồng Tâm, Chủ nhiệm HTX,
phấn khởi cho biết thêm: “Hiện HTX đã lập dự án xin vay vốn để mở rộng qui mô
của HTX. Khi có vốn, HTX sẽ mở thêm dịch vụ mua bán nông dược, phục vụ xã viên,
giúp ĐVTN vươn lên làm giàu”. </font></p>
<p align="center"><font face="Arial" size="2">* * * </font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Hòa vào dòng xe cộ tấp nập trở về
thành phố, tôi mang theo niềm vui của các đoàn viên, các xã viên vì đã tìm ra
hướng đi mới trong sản xuất, cùng nhau làm giàu. Tuy nhiên, các HTX Thanh niên
rất cần sự tiếp tay hơn nữa của các ngành, các cấp để phát triển ổn định, không
chỉ nhằm nâng cao đời sống của ĐVTN mà còn góp phần xây dựng mô hình kinh tế hợp
tác trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành phố.</font></p>
<p align="right"><font face="Arial" size="2"><b><i>Theo Cần Thơ</i></b></font></p>
</body>
</html>