Bạo lực học đường: “Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi”

<html><head><meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=windows-1252"</head><body> <p style="text-align: justify;"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">Ng&agrave;y 28/11, CLB &ldquo;Ng&agrave;y Mai&rdquo;, s&acirc;n khấu kịch Ho&agrave;ng Th&aacute;i Thanh v&agrave; Nh&agrave; Thiếu Nhi TP. HCM đ&atilde; tổ chức buổi tọa đ&agrave;m với chủ đề &ldquo;Đời thay đổi khi ch&uacute;ng ta thay đổi&rdquo;. C&aacute;c bạn trẻ đ&atilde; c&oacute; một g&oacute;c nh&igrave;n r&otilde; n&eacute;t hơn về t&igrave;nh trạng bạo lực học đường &ndash; một thứ giết chết đi t&igrave;nh bạn v&agrave; hủy hoại tương lai của nhiều người n&ocirc;ng nổi.</span></span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px"><strong>V&igrave; sao như thế?</strong></span></span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">Buổi tọa đ&agrave;m bắt đầu bằng t&igrave;nh huống bất ngờ với to&agrave;n bộ kh&aacute;ch mời trong kh&aacute;n ph&ograve;ng. Một đoạn phim ngắn được ph&aacute;t s&oacute;ng tr&ecirc;n youtube năm vừa qua lấy c&acirc;u chuyện một học sinh d&ugrave;ng ghế đ&aacute;nh bạn tới tấp trong lớp học. Đoạn phim n&agrave;y đ&atilde; l&agrave;m dậy s&oacute;ng dư luận về vấn đề bạo lực học đường v&agrave; nhận được rất nhiều &yacute; kiến chỉ tr&iacute;ch. Vấn đề đặt ra l&agrave;: v&igrave; sao hiện tượng bạo lực học đường ng&agrave;y nay đ&atilde; trở th&agrave;nh một hiện tượng rất b&igrave;nh thường, thậm ch&iacute; đối tượng tham gia bạo h&agrave;nh chỉ mới l&agrave; học sinh THCS, nhiều bạn đứng xem, h&ocirc; h&agrave;o, v&agrave; thậm ch&iacute; l&agrave; sử dụng điện thoại để quay, sau đ&oacute; tung l&ecirc;n mạng x&atilde; hội với th&aacute;i độ thờ ơ, v&ocirc; cảm.</span></span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">Nghệ sĩ &Aacute;i Như - đại diện s&acirc;n khấu kịch Ho&agrave;ng Th&aacute;i Thanh (tổ chức chương tr&igrave;nh) chia sẻ: &ldquo;T&ocirc;i thực sự kh&ocirc;ng d&aacute;m xem những h&igrave;nh ảnh đ&oacute;, bởi v&igrave; n&oacute; kh&ocirc;ng phải l&agrave; phim, kh&ocirc;ng phải d&agrave;n dựng m&agrave; đ&oacute; l&agrave; thực tế, l&agrave; sự thật đ&atilde; diễn ra&rdquo;. Chuy&ecirc;n vi&ecirc;n t&acirc;m l&yacute; Ho&agrave;i Như - b&aacute;c sĩ bệnh viện ĐH Y Dược cho rằng v&igrave; c&aacute;c bạn thanh thiếu ni&ecirc;n chưa trưởng th&agrave;nh về mặt nhận thức, về mặt h&agrave;nh vi v&agrave; t&acirc;m l&yacute; ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đ&oacute; quan trọng nhất l&agrave; sự gi&aacute;o dục của gia đ&igrave;nh v&agrave; nh&agrave; trường.</span></span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">Cha mẹ đ&oacute;ng vai tr&ograve; quan trọng trong việc h&igrave;nh th&agrave;nh nh&acirc;n c&aacute;ch v&agrave; h&agrave;nh vi cho con. C&oacute; những trẻ v&igrave; hằng ng&agrave;y tr&ocirc;ng thấy bạo lực từ gia đ&igrave;nh hoặc tiếp x&uacute;c tr&ecirc;n phim ảnh, trong game, hay do &aacute;p lực từ chuyện học h&agrave;nh, &aacute;p lực cuộc sống mang lại&hellip; đến l&uacute;c đặt v&agrave;o t&igrave;nh huống, c&aacute;c em sẽ chọn bạo lực l&agrave; một c&aacute;ch giải quyết vấn đề. Khi đ&oacute;, việc tự m&igrave;nh thực hiện h&agrave;nh vi bạo lực sẽ thấy b&igrave;nh thường như những g&igrave; m&igrave;nh đ&atilde; thấy, đ&atilde; xem như l&agrave; một việc đương nhi&ecirc;n sẽ l&agrave;m.&nbsp;</span></span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">Vậy n&ecirc;n h&agrave;nh vi bạo lực trở n&ecirc;n phổ biến, khi c&aacute;c em học sinh giải quyết vấn đề m&acirc;u thuẫn ngay trong trường học.</span></span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px"><strong>Ai l&agrave; người c&oacute; tr&aacute;ch nhiệm lớn nhất?</strong></span></span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">Ph&oacute;ng vi&ecirc;n H&ograve;a B&igrave;nh, l&agrave; kh&aacute;ch mời đ&atilde; chia sẻ: &ldquo;L&agrave; một người mẹ, nếu con chị l&agrave; nạn nh&acirc;n bị đ&aacute;nh giống như trong phim tr&ecirc;n mạng x&atilde; hội, thực sự đ&oacute; l&agrave; một điều đau đớn. Nhưng ngược lại nếu ch&iacute;nh con của chị l&agrave; người thực hiện h&agrave;nh vi bạo lực th&igrave; chắc chắn ch&iacute;nh bản th&acirc;n chị sẽ tự nh&igrave;n lại c&aacute;ch gi&aacute;o dục của m&igrave;nh đối với con&rdquo;.</span></span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">H&agrave;nh vi bạo lực thường diễn ra khi con người n&oacute;ng nảy, c&oacute; những chất chứa muốn tr&uacute;t bỏ m&agrave; kh&ocirc;ng thể giải quyết được bằng lời n&oacute;i. Những bạn thanh thiếu ni&ecirc;n l&agrave; những người trẻ, t&iacute;nh t&igrave;nh hay bốc đồng, thiếu suy nghĩ v&igrave; vậy n&ecirc;n h&agrave;nh vi sẽ c&oacute; l&uacute;c kh&ocirc;ng kiềm chế, thậm ch&iacute; xem h&agrave;nh vi bạo lực l&agrave; việc giải tr&iacute; tr&uacute;t bỏ &aacute;p lực, kh&oacute; khăn đang gặp phải.</span></span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">Nghệ sĩ &Aacute;i Như cho biết: &ldquo;C&oacute; những định kiến của cha mẹ về trẻ, cha mẹ lu&ocirc;n cho m&igrave;nh l&agrave; đ&uacute;ng v&agrave; &iacute;t khi lắng nghe con c&aacute;i. Cuộc sống tất bật, đ&ocirc;i khi cha mẹ qu&ecirc;n đi việc lắng nghe xem con m&igrave;nh muốn g&igrave;. Thay v&igrave; lắng nghe con chia sẻ, cha mẹ chỉ quan t&acirc;m đến việc giao con đến trường rồi đ&oacute;n con về nh&agrave;, cho con học thật nhiều để kh&ocirc;ng c&oacute; thời gian chơi. V&ocirc; t&igrave;nh cha mẹ bỏ qua suy nghĩ của con v&agrave; thiếu định hướng đ&uacute;ng đắn cho con khi gặp m&acirc;u thuẫn với bạn b&egrave;&rdquo;</span></span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">C&aacute;c bậc l&agrave;m cha, l&agrave;m mẹ chắc chắn l&agrave; người đầu ti&ecirc;n c&oacute; tr&aacute;ch nhiệm với h&agrave;nh vi của con m&igrave;nh. Để ngăn chặn những h&agrave;nh vi c&oacute; t&iacute;nh chất bạo lực, cha mẹ cần phải xem lại c&aacute;ch gi&aacute;o dục con c&aacute;i v&agrave; việc cho trẻ học g&igrave;, học ở đ&acirc;u, học với ai, quan trọng hơn hết l&agrave; h&agrave;nh vi của con em m&igrave;nh với những phản ứng x&atilde; hội trong ho&agrave;n cảnh cụ thể. Kh&ocirc;ng n&ecirc;n c&oacute; suy nghĩ bỏ mặc trẻ, hay giao to&agrave;n bộ tr&aacute;ch nhiệm về ph&iacute;a nh&agrave; trường.</span></span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px"><strong>Thay đổi từ những điều nhỏ nhất</strong></span></span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">Đại diện s&acirc;n khấu kịch Ho&agrave;ng Th&aacute;i Khanh cảm x&uacute;c: &ldquo;C&oacute; một sự đổ vỡ lớn về h&agrave;nh vi đạo đức, đ&oacute; l&agrave; hiện trạng bạo lực học đường hiện nay kh&ocirc;ng ngừng gia tăng. Mỗi người trong ch&uacute;ng ta đừng coi đ&acirc;y l&agrave; chuyện nhỏ v&igrave; ch&iacute;nh n&oacute; sẽ l&agrave;m thay đổi những điều v&ocirc; c&ugrave;ng lớn lao&rdquo;.</span></span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">Bạo lực học đường, nỗi lo của ng&agrave;nh gi&aacute;o dục n&oacute;i chung v&agrave; của những bậc l&agrave;m cha l&agrave;m mẹ n&oacute;i ri&ecirc;ng. L&agrave; những c&ocirc;ng d&acirc;n tr&ecirc;n đất nước 90 triệu d&acirc;n, mỗi người cần c&oacute; sự chia sẻ v&agrave; nhận diện r&otilde; r&agrave;ng về vấn đề n&agrave;y, nhằm định hướng r&otilde; r&agrave;ng cho thế hệ trẻ, trước ti&ecirc;n l&agrave; con em trong mỗi gia đ&igrave;nh. Điều quan trọng nhất đ&oacute; l&agrave; gi&aacute;o dục trẻ đ&uacute;ng c&aacute;ch, d&agrave;nh nhiều quan t&acirc;m cho trẻ v&agrave; dạy trẻ biết thay đổi những th&oacute;i quen chưa tốt, học c&aacute;ch kiềm chế v&agrave; biết chia sẻ với mọi người xung quanh.</span></span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">CLB &ldquo;Ng&agrave;y mai&rdquo; được h&igrave;nh th&agrave;nh v&agrave; hoạt động nhằm phản &aacute;nh những hiện thực đời sống qua g&oacute;c nh&igrave;n nghệ thuật, với những h&agrave;nh trang tri thức v&agrave; g&oacute;c nh&igrave;n mới đầy th&uacute; vị nhằm ph&acirc;n t&iacute;ch v&agrave; giảm đ&aacute;p những g&oacute;c cạnh đời sống, qua đ&oacute; l&agrave; những b&agrave;i học bổ &iacute;ch cho c&aacute;c phụ huynh v&agrave; c&aacute;c bạn thanh thiếu ni&ecirc;n khi đến tham gia.</span></span></p> <p style="text-align: right;"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px"><strong>HỒ ĐỨC</strong></span></span></p> </body></html>

BÌNH LUẬN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày 9-1-2025, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam TP. Hồ Chí Minh, Trung tâm Công tác xã hội Thanh niên TP.Hồ Chí Minh phối hợp với Công ty Cổ phần Thành Thành Công - Biên Hòa (TTC AgriS) và tổ chức ASIF Australia Limited (Asif Foundation) chính thức khởi công công trình xây mới nhà vệ sinh tại Trường Tiểu học Lê Minh Xuân 3, huyện Bình Chánh.

Agile Việt Nam
;