<html>
<head>
<meta http-equiv="Content-Language" content="en-us">
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=windows-1252">
<title>Trị ho bằng cây cỏ</title>
</head>
<body>
<p align="center"><font color="#0000FF" size="2" face="Arial"><b>Trị ho bằng cây
cỏ</b> </font></p>
<div style="float: left; width: 193px; height: 48px">
<table border="0" width="100%" id="table1">
<tr>
<td>
<img border="0" src="tri%20ho%20bang%20cay%20co.bmp" width="200" height="150"></td>
</tr>
<tr>
<td>
<p align="center"><strong>
<font face="Arial" color="#808080" size="2"><em>Húng chanh</em></font></strong></td>
</tr>
</table>
</div>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2"><strong>Húng chanh (còn gọi là
tần dày lá) là một dược liệu chữa ho hen, cảm cúm. Tinh dầu húng chanh có tác
dụng kháng sinh mạnh đối với vi khuẩn gây ho như tụ cầu, liên cầu, phế cầu…</strong>
</font></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2">Hiện nay, ở các
quốc gia kỹ nghệ phát triển, dược thảo đang được công chúng sử dụng rộng rãi.
Những bài thuốc từ “mẹ thiên nhiên” như lá, củ, rễ, vỏ, hoa… đã mau chóng trở
thành những phương tiện trị liệu ưa thích của nhiều người. </font></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2">Trong ngành công
nghệ dược phẩm nước ta cũng vậy. Ngày nay, để trị ho, người ta thường ưa chuộng
những loại dược phẩm có nguồn gốc từ tinh dầu của các cây thuốc hơn. Tác dụng
của chúng đã được chứng minh qua hàng trăm năm nay như bạc hà, tần dày lá, gừng,
tràm… </font></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2"><strong>Bạc hà</strong>:
Trong tinh dầu bạc hà có chất <em>menthol </em>có khả năng làm dịu ho, làm loãng
niêm dịch, thường được dùng điều trị cảm sốt nhức đầu, sổ mũi, viêm họng, ho,
kích thích tiêu hóa.</font></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2"><strong>Gừng:</strong>
Là vị thuốc quý chữa bách bệnh, được dùng từ rất lâu ở VN cũng như trên thế
giới, có tác dụng điều trị cảm mạo, làm ra mồ hôi, chữa ho mất tiếng, viêm họng,
chống cảm lạnh và chống nhiễm khuẩn trong các chứng ho, sổ mũi. Gừng còn là vị
thuốc chữa đầy bụng, ăn uống không tiêu, nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng. Tinh dầu
gừng có tác dụng kháng nhiều chủng vi khuẩn, làm loãng niêm dịch, giảm ho, chống
viêm và giảm đau.</font></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2"><strong>Tràm:</strong>
Kết quả của các công trình nghiên cứu khoa học đã chứng minh, trong tinh dầu
tràm chứa e<em>ucalyptol </em>là một hoạt chất có tính sát trùng, dùng rất tốt
để chữa ho, kích thích tiêu hóa. Nó được đào thải chủ yếu qua đường hô hấp sau
khi phân tán trong huyết tương.</font></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2">Hiện nay, việc ứng
dụng công nghệ bào chế hiện đại từ các thành phần thiên nhiên đang rất được chú
trọng, đặc biệt là sự kết hợp các thành phần hoạt chất trích tinh từ các cây
thuốc, vị thuốc thiên nhiên.</font></p>
<p class="pAuthor" align="right"><i><b><font face="Arial" size="2">Theo SK&ĐS</font></b></i></p>
</body>
</html>