<html><head><meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=windows-1252"</head><body>
<p style="text-align:justify"><span style="color:rgb(29, 33, 41); font-family:helvetica,arial,sans-serif; font-size:14px">Sau 40 năm phát triển và đổi thay với tên gọi Thành phố Hồ Chí Minh, hãy cùng nhìn lại một số góc ảnh về công trình, địa điểm vừa lưu giữ nét cổ xưa, vừa mang dấu ấn hiện đại của TP hơn 300 tuổi. Một số công trình cũng đã được xây dựng mới hoàn toàn để phù hợp với dáng vóc và sự phồn thịnh của đô thị trẻ</span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="color:rgb(29, 33, 41); font-family:helvetica,arial,sans-serif; font-size:14px"><strong>Chợ Bến Thành</strong></span></p>
<p style="text-align:justify"> </p>
<p style="text-align:justify"><span style="color:rgb(29, 33, 41); font-family:helvetica,arial,sans-serif; font-size:14px">Nguyên thủy, chợ Bến Thành đã có từ trước khi người Pháp xâm chiếm Gia Định. Ban đầu, vị trí chợ nằm bên bờ sông Bến Nghé. Bến này dùng cho khách vãng lai và quân nhân vào thành vì vậy có tên gọi là Bến Thành. Ngôi chợ mới do hãng thầu Brossard et Maupin khởi công xây dựng từ năm 1912 đến cuối tháng 3 năm 1914 thì hoàn tất. Chợ Bến Thành hoạt động liên tục trong 70 năm. Từ ngày 1 tháng 7 đến 15 t</span><span style="color:rgb(29, 33, 41); font-family:helvetica,arial,sans-serif; font-size:14px">háng 8 năm 1985, chợ Bến Thành được cải tạo và sửa chữa lớn. Ngoài vẻ đẹp về mặt kiến trúc ra, chợ Bến Thành là địa danh chứng kiến biết bao thăng trầm nhưng đầy anh dũng của vùng đất hơn 300 năm tuổi. <br />
Ngày nay, chợ tọa lạc ở một trong những vị trí đẹp nhất đó là trung tâm của Quận 1. Chợ Bến Thành đã và đang có nhiều đóng góp về mặt kinh tế, du lịch cũng như làm nâng cao hình ảnh của Thành phố.</span></p>
<p style="text-align:justify"><strong>Bưu điện Thành phố</strong></p>
<p style="text-align:justify"> </p>
<p style="text-align:justify"><span style="color:rgb(29, 33, 41); font-family:helvetica,arial,sans-serif; font-size:14px">Ngày 11/11/1860, "sở Dây thép" Sài Gòn (tức Bưu điện Sài Gòn) được thành lập. Ngày nay, Bưu điện Thành phố vẫn giữ nguyên dáng dấp cổ kính như cách đây nhiều thập niên. Khác với các công trình kiến trúc đậm nét Pháp, Bưu điện Trung tâm Sài có nhiều đặc trưng của phong cách kiến trúc châu Âu kết hợp với châu Á. Nằm ở vị trí trung tâm của thành phố, vẻ đẹp độc đáo của toà nhà bưu điện thành phố càn</span><span style="color:rgb(29, 33, 41); font-family:helvetica,arial,sans-serif; font-size:14px">g được tôn lên. Trước mặt nó là nhà thờ Đức Bà với tháp chuông cao vút. Nhìn sang hai bên là những tòa nhà cao tầng hiện đại. Sự kết hợp hài hòa này biến nơi đây thành một địa điểm vừa mang nét đẹp cổ kính, lại vừa tràn ngập hơi thở của cuộc sống hiện đại.<br />
Du khách đến đây, một phần để ngắm nét kiến trúc độc đáo của bưu điện này, được đắm mình vào một thế giới của sự cổ xưa, từ chiếc hòm bỏ thư, cho đến các quầy gọi điện thoại. Người ta cũng có thể nghỉ chân trên những chiếc ghế dài bằng gỗ đánh bóng véc-ni, mà tuổi đời dễ cũng cả trăm năm. Bước vào trong bưu điện, ngỡ như thời gian đang trôi rất chậm, bởi ở bất kỳ góc nào, cũng có thể bắt gặp một thoáng Sài Gòn xưa.</span></p>
<p style="text-align:justify"><strong><span style="color:rgb(29, 33, 41); font-family:helvetica,arial,sans-serif; font-size:14px">Bến Nhà Rồng</span></strong></p>
<p style="text-align:justify"> </p>
<div class="text_exposed_root text_exposed" id="id_5778ce8f6539c7b16790861" style="display: inline; text-align: justify;"><span style="color:rgb(29, 33, 41); font-family:helvetica,arial,sans-serif; font-size:14px">Nhà Rồng được xây dựng vào năm 1863, nguyên là trụ sở công ty Tàu biển Năm Sao của Pháp tại ngã ba sông Sài Gòn và sông Bến Nghé. Trên nóc nhà có gắn một đôi rồng lớn bằng đất nung, trám men xanh. Giữa đôi rồng là chiếc phù điêu mang hình "đầu ngựa và chiếc mỏ neo" thay thế cho trái châu. Đây là biểu tượng của công ty vận tải. Có lẽ vì vậy mà người dân Sài Gòn thời bấy giờ quen gọi tòa nhà này là Nhà Rồng.<br />
Bến Nhà Rồng mang trong mình giá trị tinh thần thiêng liêng và cao quý mà dân tộc ta gìn giữ. Chính từ nơi đây, ngày 05/06/1911, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã xuống con tàu Amiral Latouche Tréville xin làm phụ bếp để có điều kiện sang châu Âu đi tìm hình của nước. Để từ đó, bến Nhà Rồng chứng kiến nhiều sự kiện, biến cố lịch sử cũng như sự đổi thay của thành phố phía Nam tổ quốc này. Mỗi lần nhắc đến Sài Gòn, thì nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế đều nhớ đến bến cảng Nhà Rồng. Thời gian cũng như dòng sông Sài Gòn kia không bao giờ ngừng chảy như hình bóng Bác vẫn ngàn đời hiện hữu trên bến nước này. Dù cho bến cảng giờ chỉ còn là dấu tích của hơn 100 năm về trước.</span></div>
<div class="text_exposed_root text_exposed" style="display: inline; text-align: justify;"> </div>
<div class="text_exposed_root text_exposed" style="display: inline; text-align: justify;"> </div>
<div class="text_exposed_root text_exposed" style="display: inline; text-align: justify;"><strong>Hội trường Thống Nhất</strong></div>
<div class="text_exposed_root text_exposed" style="display: inline; text-align: justify;"> </div>
<div class="text_exposed_root text_exposed" style="display: inline; text-align: justify;"> </div>
<div class="text_exposed_root text_exposed" style="display: inline; text-align: justify;"> </div>
<div class="text_exposed_root text_exposed" style="display: inline; text-align: justify;"><span style="color:rgb(29, 33, 41); font-family:helvetica,arial,sans-serif; font-size:14px">Hội trường Thống Nhất là một địa danh lịch sử của thành phố Hồ Chí Minh. Nguyên thủy đây là dinh của Thống đốc Nam Kỳ thời Pháp thuộc có từ năm 1873, sau này là dinh của các toàn quyền Đông Dương cho đến năm 1945. Dinh có tên là dinh Norodom, được đặt theo tên của quốc vương Campuchia thời bấy giờ. Đại lộ phía trước dinh cũng gọi là đại lộ Norodom. </span><br />
<span style="color:rgb(29, 33, 41); font-family:helvetica,arial,sans-serif; font-size:14px">Năm 1955, dinh được đổi tên thành dinh Độc Lập. Năm 1962, dinh Độc Lập được xây dựng lại hoàn toàn như hiện nay, theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ. Năm 1975, dinh Độc Lập được đổi thành Hội trường Thống Nhất cho đến ngày nay.</span></div>
<div class="text_exposed_root text_exposed" style="display: inline; text-align: justify;"> </div>
<div class="text_exposed_root text_exposed" style="display: inline; text-align: justify;"> </div>
<div class="text_exposed_root text_exposed" style="display: inline; text-align: justify;"><strong><span style="color:rgb(29, 33, 41); font-family:helvetica,arial,sans-serif; font-size:14px">Nhà hát Thành phố</span></strong></div>
<div class="text_exposed_root text_exposed" style="display: inline; text-align: justify;"> </div>
<div class="text_exposed_root text_exposed" style="display: inline; text-align: justify;"> </div>
<div class="text_exposed_root text_exposed" style="display: inline; text-align: justify;"> </div>
<div class="text_exposed_root text_exposed" style="display: inline; text-align: justify;"><span style="color:rgb(29, 33, 41); font-family:helvetica,arial,sans-serif; font-size:14px">Nhà Hát Giao Hưởng – Nhạc, Vũ Kịch Thành Phố Hồ Chí Minh còn gọi là Nhà Hát Lớn Thành Phố Hồ Chí Minh (hay thường được biết đến với tên gọi Nhà hát Thành Phố) do người Pháp xây dựng hoàn tất vào ngày 17/1/1900. Các phù điêu bên trong được một họa sĩ tên tuổi ở Pháp vẽ giống như mẫu của các nhà hát ở Pháp cuối thế kỷ XIX. Nhà hát là nơi trình diễn ca nhạc kịch cho Pháp kiều xem. Ngày nay, Nhà hát l</span><span style="color:rgb(29, 33, 41); font-family:helvetica,arial,sans-serif; font-size:14px">ớn đã được tu sữa và chỉnh trang nhưng không mất phần cổ kính lộng lẫy và trở thành trung tâm, đa năng chuyên tổ chức biểu diễn sân khấu nghệ thuật, đồng thời cũng được sử dụng để tổ chức một số sự kiện lớn. Đây cũng là nhà hát thuộc loại lâu đời theo kiến trúc Tây Âu và được xem như một địa điểm du lịch của thành phố Hồ Chí Minh.</span></div>
<div class="text_exposed_root text_exposed" style="display: inline; text-align: justify;"> </div>
<div class="text_exposed_root text_exposed" style="display: inline; text-align: justify;"> </div>
<div class="text_exposed_root text_exposed" style="display: inline; text-align: justify;"><strong><span style="color:rgb(29, 33, 41); font-family:helvetica,arial,sans-serif; font-size:14px">Uỷ ban Nhân dân Thành phố</span></strong></div>
<div class="text_exposed_root text_exposed" style="display: inline; text-align: justify;"> </div>
<div class="text_exposed_root text_exposed" style="display: inline; text-align: justify;"> </div>
<div class="text_exposed_root text_exposed" style="display: inline; text-align: justify;"><img alt="" src="http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2016/7/26132/10gg.jpg" style="height:100%; width:100%" /></div>
<div class="text_exposed_root text_exposed" style="display: inline; text-align: justify;"><span style="color:rgb(29, 33, 41); font-family:helvetica,arial,sans-serif; font-size:14px">Trụ sở Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những công trình kiến trúc cổ kính nổi tiếng của thành phố Hồ Chí Minh, được xây dựng từ năm 1898 đến 1909 do kiến trúc sư Femand Gardès thiết kế mô phỏng theo kiểu những lầu chuông ở miền bắc nước Pháp. Thời Pháp thuộc, nơi đây được gọi là dinh Xã Tây, dinh Đốc Lý, là trụ sở là việc của Hội đồng Thành phố, về sau trở thành Tòa thị sảnh. Từ năm 1954 đến 1975, được gọi là Tòa đô chính Sài Gòn. </span><br />
<span style="color:rgb(29, 33, 41); font-family:helvetica,arial,sans-serif; font-size:14px">Sau ngày 30/4/1975, nơi đây trở thành Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.</span></div>
<div class="text_exposed_root text_exposed" style="display: inline; text-align: justify;"> </div>
<div class="text_exposed_root text_exposed" style="display: inline; text-align: justify;"> </div>
<div class="text_exposed_root text_exposed" style="display: inline; text-align: justify;"><strong><span style="color:rgb(29, 33, 41); font-family:helvetica,arial,sans-serif; font-size:14px">Bảo tàng Lịch sử - Thành phố Hồ Chí Minh</span></strong></div>
<div class="text_exposed_root text_exposed" style="display: inline; text-align: justify;"> </div>
<div class="text_exposed_root text_exposed" style="display: inline; text-align: justify;"> </div>
<div class="text_exposed_root text_exposed" style="display: inline; text-align: justify;"><img alt="" src="http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2016/7/26132/19..jpg" style="height:100%; width:100%" /></div>
<div class="text_exposed_root text_exposed" style="display: inline; text-align: justify;"><span style="color:rgb(29, 33, 41); font-family:helvetica,arial,sans-serif; font-size:14px">Bảo tàng Lịch sử - Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập ngày 23/8/1979 trên cơ sở tiếp thu “Viện Bảo tàng Quốc gia Việt Nam tại Sài Gòn”, nơi trưng bày về mỹ thuật cổ một số nước Châu Á. Từ năm 1929, bảo tàng được xem như là một bảo tàng đầu tiên ra đời ở Nam Kỳ và mang tên Blanchard de la Brosse (tên của viên Thống đốc Nam Kỳ lúc bấy giờ).</span><br />
<span style="color:rgb(29, 33, 41); font-family:helvetica,arial,sans-serif; font-size:14px">Trong những năm qua, bảo tàng đã nhiều lần cải tạo, mở rộ</span><span style="color:rgb(29, 33, 41); font-family:helvetica,arial,sans-serif; font-size:14px">ng diện tích, nâng cấp chỉnh lý mỹ thuật, vừa giới thiệu quá trình lịch sử dân tộc Việt Nam, một số đặc trưng văn hóa Nam bộ; vừa giới thiệu chung một số nét văn hóa của các nước láng giềng và trong khu vực, tạo cho bảo tàng một bản sắc riêng và đã trở thành một địa chỉ văn hóa của thành phố được thanh thiếu niên cùng nhiều khách tham quan trong và ngoài nước biết đến.</span></div>
<div class="text_exposed_root text_exposed" style="display: inline; text-align: justify;"> </div>
<p style="text-align:justify"> <strong>Khách sạn Rex</strong></p>
<p style="text-align:justify"><img alt="" src="http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2016/7/26132/14g.jpg" style="height:100%; width:100%" /></p>
<p style="text-align:justify"><span style="color:rgb(29, 33, 41); font-family:helvetica,arial,sans-serif; font-size:14px">Đầu những năm 1900, Khách sạn REX (bốn mặt tiền đường Nguyễn Huệ - Lê Lợi - Lê Thánh Tôn - Pasteur, Q.1) vốn là garage sửa xe hơi 2 tầng do người Pháp xây dựng. Năm 1959, vợ chồng ông Ưng Thi - một gia đình thân tộc với cựu hoàng Bảo Đại, đã mua lại và cải tạo thành cao ốc 6 tầng.</span><br />
<span style="color:rgb(29, 33, 41); font-family:helvetica,arial,sans-serif; font-size:14px">Cùng với sự năng động của TP.Hồ Chí Minh, REX vẫn tiếp tục đổi thay mãnh liệt nhưng tính truyền thống của “Ngôi nhà Vi</span><span style="color:rgb(29, 33, 41); font-family:helvetica,arial,sans-serif; font-size:14px">ệt Nam” vẫn được bảo tồn. Năm 2010, REX được đổi mới mạnh mẽ và đưa không gian Việt tới từng chi tiết nhỏ vào khách sạn. Những bức tranh điện màu mè được thay bằng những bức tranh, ảnh về Sài Gòn xưa. Có những bức ảnh ghi lại Sài Gòn hơn trăm năm trước, ảnh tuy mộc, nhưng mang giá trị nghệ thuật, lịch sử rất cao. Tuy vậy, “phần hồn” của REX trong tổng thể kiến trúc và bày biện đồ dùng vẫn còn lưu giữ với tuổi đời hơn trăm năm.<br />
Vẫn cùng một cái tên, nhưng Rex “xưa” và “nay” đã thật khác và ngày càng “đậm văn hóa Việt”, trở thành niềm tự hào của ngành du lịch TP. Hồ Chí Minh.</span></p>
<div class="text_exposed_root text_exposed" style="display: inline; text-align: justify;"><strong><span style="color:rgb(29, 33, 41); font-family:helvetica,arial,sans-serif; font-size:14px">Khách sạn Continental</span></strong></div>
<div class="text_exposed_root text_exposed" style="display: inline; text-align: justify;"> </div>
<div class="text_exposed_root text_exposed" style="display: inline; text-align: justify;"><img alt="" src="http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2016/7/26132/19..jpg" style="height:100%; width:100%" /></div>
<div class="text_exposed_root text_exposed" style="display: inline; text-align: justify;"><span style="color:rgb(29, 33, 41); font-family:helvetica,arial,sans-serif; font-size:14px">Khách sạn Continental là khách sạn cổ nhất của đất Sài Gòn xưa với hơn 130 năm tuổi đời. Khách sạn nằm tại 132-134 Đồng Khởi, quận 1, được xây dựng năm 1880 do một kiến trúc sư người Pháp thiết kế. </span><br />
<span style="color:rgb(29, 33, 41); font-family:helvetica,arial,sans-serif; font-size:14px">Cho đến nay, tên khách sạn vẫn được giữ nguyên như những ngày đầu dù ngày giải phóng đã có lần đổi thành khách sạn Hải Âu. Continental có diện tích 3.430 m2, cao 3 tầng, nơi đây đã từng đón tiếp các vị tổng thống, thống đốc, nhà văn, người mẫu nổi tiếng…</span></div>
<p style="text-align:justify"><strong>Cầu Mống</strong></p>
<p style="text-align:justify"><img alt="" src="http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2016/7/26132/12g.jpg" style="height:100%; width:100%" /></p>
<p style="text-align:justify"><span style="color:rgb(29, 33, 41); font-family:helvetica,arial,sans-serif; font-size:14px">Cầu Mống không có gì xa lạ trong lịch sử Sài Gòn. Đây là cây cầu kiểu Tây cổ nhất của Sài Gòn và có thể là cổ nhất Việt Nam còn tồn tại. Cầu xây từ năm 1893 và hoàn thành năm 1894. Gọi là cầu Mống, vì phần gầm cầu có dạng vòm lên như cái cầu vồng. Trong giai đoạn thi công Đại lộ Đông – Tây và Đường hầm sông Sài Gòn vào những năm 2000, cầu Mống đã được tháo dỡ hoàn toàn. Sau khi các công trình này hoàn tất thì cầu Mống đã được lắp ghép lại theo nguyên bản, riêng các đường dẫn được phá bỏ và thay thế bằng bậc cấp cho người đi bộ. Ngày nay, cây cầu lịch sử này vẫn là điểm đến nổi tiếng của giới trẻ thành phố cũng như du khách xa gần mỗi khi ghé thăm TP. Hồ Chí Minh.</span></p>
<p style="text-align:justify"><strong><span style="color:rgb(29, 33, 41); font-family:helvetica,arial,sans-serif; font-size:14px">Trường THPT Lê Quý Đôn</span></strong></p>
<p style="text-align:justify"><img alt="" src="http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2016/7/26132/21g..jpg" style="height:100%; width:100%" /></p>
<p style="text-align:justify"><span style="color:rgb(29, 33, 41); font-family:helvetica,arial,sans-serif; font-size:14px">Trường THPT Lê Quý Đôn, quận 3, TP. Hồ Chí Minh được xây dựng vào năm 1874 và hoàn thành 3 năm sau đó. Ban đầu, trường do người Pháp quản lý và có tên Collège Indigène (Trung học bản xứ), rồi đổi thành Collège Chasseluop Laubat. Năm 1954, trường mang tên Jean Jacques Rousseau.</span><br />
<span style="color:rgb(29, 33, 41); font-family:helvetica,arial,sans-serif; font-size:14px">Năm 1967, trường được trả cho người Việt mang tên Trung tâm giáo dục Lê Quý Đôn. Từ năm 1975 đến nay đổi tên là trường Trung học phổ thông Lê Quý Đôn. Hơn một thế kỷ qua trường vẫn giữ được kiến trúc ban đầu.</span></p>
<p style="text-align:justify"><strong><span style="color:rgb(29, 33, 41); font-family:helvetica,arial,sans-serif; font-size:14px">Phà Thủ Thiêm - Hầm vượt sông Sài Gòn</span></strong></p>
<p style="text-align:justify"><img alt="" src="http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2016/7/26132/4g.jpg" style="height:100%; width:100%" /></p>
<p style="text-align:justify"><span style="color:rgb(29, 33, 41); font-family:helvetica,arial,sans-serif; font-size:14px">Tạm biệt bến phà 100 tuổi Thủ Thiêm, người dân nơi đây không khỏi bồi hồi, tiếc nuối,… Họ nhớ những kỉ niệm trên mỗi chuyến phà; những anh tài công, nhân viên, những hành khách quen thuộc,… </span><br />
<span style="color:rgb(29, 33, 41); font-family:helvetica,arial,sans-serif; font-size:14px">Sáng ngày 21 tháng 11 năm 2011, hầm Thủ Thiêm (nay được gọi là Hầm vượt sông Sài Gòn) chính thức được thông xe sau gần 7 năm thi công, kết nối hai bờ sông và giảm tải cho cầu Sài Gòn, đồng thời làm động lực cho sự phát triển của thành phố. Công trình được đánh giá là hầm vượt hiện đại nhất Đông Nam Á.</span></p>
<p style="text-align:justify"><strong><span style="color:rgb(29, 33, 41); font-family:helvetica,arial,sans-serif; font-size:14px">Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè</span></strong></p>
<p style="text-align:justify"><img alt="" src="http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2016/7/26132/6g.jpg" style="height:100%; width:100%" /></p>
<p style="text-align:justify"><span style="color:rgb(29, 33, 41); font-family:helvetica,arial,sans-serif; font-size:14px">Khi nói đến kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, mọi người đều nghĩ ngay đến dòng kênh đen ngòm, đầy rác, lúc nào cũng bốc mùi hôi thúi, tanh tưởi không những ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị mà còn tác động trực tiếp đến đời sống, sinh hoạt của người dân. Từ năm 1985, lãnh đạo TP.HCM đã lên chương trình khơi thông tuyến kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Đến năm 1988, Thành ủy ban hành Nghị quyết về chương trình cải t</span><span style="color:rgb(29, 33, 41); font-family:helvetica,arial,sans-serif; font-size:14px">ạo, chỉnh trang kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè. Năm 2002, TP. Hồ Chí Minh chính thức khởi động, thực hiện dự án “Vệ sinh môi trường TP.Hồ Chí Minh lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè” . Từ khi dự án “Vệ sinh môi trường TP.Hồ Chí Minh lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè” giai đoạn 1 được khánh thành, người dân cảm nhận môi trường nơi dòng kênh chảy qua cải thiện rất nhiều. Dòng nước đã trong xanh trở lại, mùi thối từ kênh không còn như trước nữa. Cùng với những chính sách của UBND thành phố, những hoạt động thiết thực và ý thức bảo vệ môi trường của các cơ quan đoàn thể, người dân thành phố đã giúp cho Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè ngày hôm nay khoác một chiếc áo mới và song hành với sự phát triển văn minh của Thành phố.</span></p>
<p style="text-align:justify"><strong><span style="color:rgb(29, 33, 41); font-family:helvetica,arial,sans-serif; font-size:14px">Kênh Tàu Hủ - Bến Nghé</span></strong></p>
<p style="text-align:justify"><img alt="" src="http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2016/7/26132/5g copy.jpg" style="height:100%; width:100%" /></p>
<p style="text-align:justify"><span style="color:rgb(29, 33, 41); font-family:helvetica,arial,sans-serif; font-size:14px">Tàu Hủ - Bến Nghé là dòng kênh có lịch sử vận tải hơn 300 năm qua, hình thành cùng lúc với sự hình thành của vùng đất Gia Định năm xưa, TP. Hồ Chí Minh hôm nay. Nó đã đóng góp 1 phần vô cùng quan trọng cho sự phát triển của vùng đất trù phú này. </span><br />
<span style="color:rgb(29, 33, 41); font-family:helvetica,arial,sans-serif; font-size:14px">Một thời gian dài tuyến đường thủy Tàu Hủ - Bến Nghé bị bỏ hoang, bùn đất bồi lắng làm dòng kênh cạn dần; nhà cửa nhếch nhác, tạm bợ được cất san sát dọc</span><span style="color:rgb(29, 33, 41); font-family:helvetica,arial,sans-serif; font-size:14px"> hai bờ kênh; rác rếnh nổi lềnh bềnh trên dòng kênh lớn nhất chạy ngang trung tâm thành phố này…Và một kế hoạch dài hơi nhằm khôi phục vẻ mỹ lệ năm xưa của tuyến đường thủy quan trọng này đã được TP. Hồ Chí Minh thực hiện suốt 10 năm qua. Những khu nhà nhếch nhác được giải tỏa, những cây cầu mới thành hình, lòng kênh được nạo vét, những con đường tuyệt đẹp được hình thành dọc bờ kênh… Đến nay, kênh Tàu Hủ - Bến Nghé đã hồi sinh.</span></p>
<p style="text-align:justify"><strong><span style="color:rgb(29, 33, 41); font-family:helvetica,arial,sans-serif; font-size:14px">Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất</span></strong></p>
<p style="text-align:justify"><img alt="" src="http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2016/7/26132/17g.jpg" style="height:100%; width:100%" /></p>
<p style="text-align:justify"><span style="color:rgb(29, 33, 41); font-family:helvetica,arial,sans-serif; font-size:14px">Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (trước đây được gọi là Phi trường Tân Sơn Nhứt) được xây dựng vào năm 1930 ở làng Tân Sơn Nhất, thuộc quận Gò Vấp, tỉnh Gia Định. Chuyến bay đầu tiên từ Paris đến Sài Gòn ở sân bay Tân Sơn Nhất là vào năm1933, chuyến bay này kéo dài 18 ngày. Ngày nay sân bay đã đươc tu bổ lại với phong cách hiện đại hơn và trở thành Cảng hàng không hàng đầu của miền Nam Việt Nam.</span></p>
<p style="text-align:justify"><strong><span style="color:rgb(29, 33, 41); font-family:helvetica,arial,sans-serif; font-size:14px">Đường Nguyễn Huệ (hay còn gọi là phố đi bộ Nguyễn Huệ)</span></strong></p>
<p style="text-align:justify"><img alt="" src="http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2016/7/26132/15g.jpg" style="height:100%; width:100%" /></p>
<p style="text-align:justify"><span style="color:rgb(29, 33, 41); font-family:helvetica,arial,sans-serif; font-size:14px">Trước kia, tại vị trí Đại lộ Nguyễn Huệ ngày nay chính là kênh đào Charner, nối liền với sông Sài Gòn. Kênh đào Charner có lưu lượng hàng hóa vận chuyển tấp nập nên sau thời gian bị ô nhiễm nặng. Năm 1887, người Pháp cho lấp kênh đào và sáp nhập con đường ở hai bờ thành đại lộ Charner. Đại lộ Charner một đầu là Dinh Đốc Lý (nay là trụ sở UBND thành phố) và đầu kia là sông Sài Gòn. Không gọi theo t</span><span style="color:rgb(29, 33, 41); font-family:helvetica,arial,sans-serif; font-size:14px">ên Pháp đặt, người Sài Gòn gọi bằng cái tên dân gian là đường Kinh Lấp. Sau nhiều biến thiên lịch sử, năm 1956, đại lộ Charner được đổi tên thành Nguyễn Huệ – một trong những con đường đẹp nhất lúc bấy giờ. <br />
Tháng 4 năm 2015, TP. Hồ Chí Minh khánh thành công trình quảng trường đi bộ Nguyễn Huệ, được đưa vào vận hành với chiều dài 670 m, rộng 64 m. Toàn bộ trục đường từ trụ sở UBND thành phố đến Bến Bạch Đằng được lát đá granite với 2 đài phun nước và hệ thống cây xanh. Ngày 17/5/2015, tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh – điểm nhấn cho toàn bộ công trình quảng trường đi bộ Nguyễn Huệ - đã được khánh thành mừng kỷ niệm 125 ngày sinh của Bác. Hiện nay, nơi này trở thành phố đi bộ đầu tiên của Việt Nam.</span></p>
<p style="text-align:right"><em><strong><span style="color:rgb(29, 33, 41); font-family:helvetica,arial,sans-serif; font-size:14px">BBT (Sưu tầm và biên tập từ nguồn Internet)</span></strong></em></p>
<div class="text_exposed_root text_exposed" style="display: inline; text-align: justify;"> </div>
<p style="text-align:justify"> </p>
</body></html>