<html><head><meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=windows-1252"</head><body>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">Ủng hộ Grab, Uber hay xe ôm truyền thống, nên đi tình nguyện ở thành thị hay nông thôn, có nên khởi nghiệp,… là vấn đề được các đội thi đến từ đội 2 trường ĐH Kinh tế TP.HCM, đội 1 trường CĐ Cảnh sát Nhân dân II và đội 2 trường ĐH Ngân hàng TP.HCM đặt ra trong vòng chung kết 2 – Bảng A – Hội thi Olympic các môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh Tầm nhìn xuyên thế kỷ diễn ra tại Nhà Văn hóa Thanh niên TP.HCM vào tối 11/5.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">Với 5 vòng thi: Điểm son lịch sử, Bản lĩnh tuổi trẻ, Con đường chân lý, Ánh sáng soi đường và Tự tin ra biển lớn, các đội thi đã đưa khán giả đi từ bất ngờ này sang bất ngờ khác. Ở phần thi thứ 2 mang tên Bản lĩnh tuổi trẻ, các đội sẽ cử hai thành viên thi theo hình thức đối kháng, trả lời câu hỏi và phản biện vấn đề do đội bạn đặt ra. Trong đó, vấn đề nên ủng hộ hàng Việt Nam đi xe truyền thống hay ứng dụng công nghệ của người nước ngoài như Grab, Uber giữa đội 2 trường ĐH Ngân hàng TP.HCM và đội 2 trường ĐH Kinh tế TP.HCM được đông đảo giới trẻ và ban giáo khảo hưởng ứng vì tính thiết thực.</span></span></p>
<p style="text-align:center"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><img alt="" src="http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2017/5/28321/20170510_200513.jpg" style="height:95%; width:95%" /></span></span></p>
<p style="text-align:center"><em><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">Nhiều nội dung thú vị được các bạn sinh viên đưa ra thảo luận trong hội thi.</span></span></em></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">Đội trường ĐH Kinh tế TP.HCM đã đưa ra giả thuyết chú xe ôm thuyết phục một bạn trẻ đi xe ôm truyền thống thay vì đi Grab hay Uber vì cho rằng: “Người Việt Nam nên ủng hộ hàng Việt Nam”. Để trả lời cho vấn đề, đội trường Ngân hàng cho rằng, ứng dụng công nghệ sẽ dễ sử dụng hơn, đặt nhanh, tiện ích, chưa kể còn có nhiều khuyến mãi, tiền bạc minh bạch. Tuy nhiên, đội ĐH Kinh tế lại nói những lúc trời mưa hay tối khuya, ứng dụng công nghệ thường đẩy tiền lên rất cao, không thích hợp với túi tiền của sinh viên, lúc này chúng ta cũng cần cân nhắc giữa nên đi cái nào,…</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">Bên cạnh đó, ba đội thi cũng tranh luận gay gắt về vấn đề nên đi tình nguyện ở thành thị và nông thôn vì đa số sinh viên hay có suy nghĩ “phải về nông thôn, đi xa xa mới gọi là đi tình nguyện” hay có nên bỏ số tiền nhiều để khởi nghiệp không. Những câu trả lời được ban giám khảo rất hài lòng và đánh giá rất cao về sự phản biện, tư duy, lập luận logic của các bạn.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">Tại trận chung kết này, khán giả không khỏi bất ngờ trước các tiết mục kể chuyện, diễn kịch, đọc diễn cảm, ca hát,… đầy tính bất ngờ và sáng tạo của các đội trong vòng thi Ánh sáng soi đường. Tuy chỉ có năm phút, thế nhưng các đội đã trình bày tác phẩm hết sức chỉn chu. Đội trường ĐH Ngân hàng TP.HCM và trường ĐH Kinh tế TP.HCM chọn tác phẩm “Di chúc” của Bác Hồ đã “sân khấu hóa” biến những lời dặn của Bác trong “Di chúc” thành những việc làm thực tiễn như sinh viên tham gia chiến dịch tình nguyện Mùa hè xanh, tham gia các giải thưởng nghiên cứu, luôn phấn đấu học tốt,… Còn đội trường CĐ Cảnh sát Nhân dân II đã áp dụng lợi thế ngành nghề của mình đưa những lời dặn dò của Bác Hồ trở thành kim chỉ nam luôn nỗ lực và phấn đấu như không nhận hối lộ, bảo vệ kẻ yếu,… bằng những màn trình diễn múa, hát, võ thuật, kịch đặc sắc.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">Kết thúc năm vòng thi, đội 2 trường ĐH Ngân hàng TP.HCM đã vươn lên dẫn đầu với số điểm 196 và trở thành đội đi tiếp vào vòng chung kết xếp hạng vào tối 18/5 tại Nhà Văn hóa Thanh niên TP.HCM.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><strong>PHƯƠNG VY</strong>Ủng hộ Grab, Uber hay xe ôm truyền thống, nên đi tình nguyện ở thành thị hay nông thôn, có nên khởi nghiệp,… là vấn đề được các đội thi đến từ đội 2 trường ĐH Kinh tế TP.HCM, đội 1 trường CĐ Cảnh sát Nhân dân II và đội 2 trường ĐH Ngân hàng TP.HCM đặt ra trong vòng chung kết 2 – Bảng A – Hội thi Olympic các môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh Tầm nhìn xuyên thế kỷ diễn ra tại Nhà Văn hóa Thanh niên TP.HCM vào tối 11/5.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">Với 5 vòng thi: Điểm son lịch sử, Bản lĩnh tuổi trẻ, Con đường chân lý, Ánh sáng soi đường và Tự tin ra biển lớn, các đội thi đã đưa khán giả đi từ bất ngờ này sang bất ngờ khác. Ở phần thi thứ 2 mang tên Bản lĩnh tuổi trẻ, các đội sẽ cử hai thành viên thi theo hình thức đối kháng, trả lời câu hỏi và phản biện vấn đề do đội bạn đặt ra. Trong đó, vấn đề nên ủng hộ hàng Việt Nam đi xe truyền thống hay ứng dụng công nghệ của người nước ngoài như Grab, Uber giữa đội 2 trường ĐH Ngân hàng TP.HCM và đội 2 trường ĐH Kinh tế TP.HCM được đông đảo giới trẻ và ban giáo khảo hưởng ứng vì tính thiết thực.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">Đội trường ĐH Kinh tế TP.HCM đã đưa ra giả thuyết chú xe ôm thuyết phục một bạn trẻ đi xe ôm truyền thống thay vì đi Grab hay Uber vì cho rằng: “Người Việt Nam nên ủng hộ hàng Việt Nam”. Để trả lời cho vấn đề, đội trường Ngân hàng cho rằng, ứng dụng công nghệ sẽ dễ sử dụng hơn, đặt nhanh, tiện ích, chưa kể còn có nhiều khuyến mãi, tiền bạc minh bạch. Tuy nhiên, đội ĐH Kinh tế lại nói những lúc trời mưa hay tối khuya, ứng dụng công nghệ thường đẩy tiền lên rất cao, không thích hợp với túi tiền của sinh viên, lúc này chúng ta cũng cần cân nhắc giữa nên đi cái nào,…</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">Bên cạnh đó, ba đội thi cũng tranh luận gay gắt về vấn đề nên đi tình nguyện ở thành thị và nông thôn vì đa số sinh viên hay có suy nghĩ “phải về nông thôn, đi xa xa mới gọi là đi tình nguyện” hay có nên bỏ số tiền nhiều để khởi nghiệp không. Những câu trả lời được ban giám khảo rất hài lòng và đánh giá rất cao về sự phản biện, tư duy, lập luận logic của các bạn.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">Tại trận chung kết này, khán giả không khỏi bất ngờ trước các tiết mục kể chuyện, diễn kịch, đọc diễn cảm, ca hát,… đầy tính bất ngờ và sáng tạo của các đội trong vòng thi Ánh sáng soi đường. Tuy chỉ có năm phút, thế nhưng các đội đã trình bày tác phẩm hết sức chỉn chu. Đội trường ĐH Ngân hàng TP.HCM và trường ĐH Kinh tế TP.HCM chọn tác phẩm “Di chúc” của Bác Hồ đã “sân khấu hóa” biến những lời dặn của Bác trong “Di chúc” thành những việc làm thực tiễn như sinh viên tham gia chiến dịch tình nguyện Mùa hè xanh, tham gia các giải thưởng nghiên cứu, luôn phấn đấu học tốt,… Còn đội trường CĐ Cảnh sát Nhân dân II đã áp dụng lợi thế ngành nghề của mình đưa những lời dặn dò của Bác Hồ trở thành kim chỉ nam luôn nỗ lực và phấn đấu như không nhận hối lộ, bảo vệ kẻ yếu,… bằng những màn trình diễn múa, hát, võ thuật, kịch đặc sắc.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">Kết thúc năm vòng thi, đội 2 trường ĐH Ngân hàng TP.HCM đã vươn lên dẫn đầu với số điểm 196 và trở thành đội đi tiếp vào vòng chung kết xếp hạng vào tối 18/5 tại Nhà Văn hóa Thanh niên TP.HCM.</span></span></p>
<p style="text-align:right"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><strong>PHƯƠNG VY</strong></span></span></p>
</body></html>