Thiếu nhi Làng Sen VN vui trung thu tìm hiểu văn hóa

<html><head><meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=windows-1252"</head><body> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size:14px">Tối 24/9 vừa qua, c&aacute;c em nhỏ tại L&agrave;ng Sen Việt Nam (Long An) vừa c&oacute; một đ&ecirc;m hội trăng rằm đầy &yacute; nghĩa. B&ecirc;n cạnh c&aacute;c hoạt động vui chơi trung thu l&agrave;nh mạnh v&agrave; bổ &iacute;ch, c&aacute;c bạn thiếu nhi c&ograve;n được t&igrave;m hiểu những n&eacute;t văn h&oacute;a đặc sắc về &yacute; nghĩa của ng&agrave;y Tết trung thu qua phần thuyết tr&igrave;nh của diễn giả văn h&oacute;a Hồ Nhựt Quang v&agrave; những tiết mục văn nghệ mang đậm gi&aacute; trị văn h&oacute;a truyền thống đến từ CLB Nghi&ecirc;n cứu v&agrave; Vinh danh Văn h&oacute;a Nam Bộ.</span></p> <p style="text-align: center;"><span style="font-size:14px"><img alt="" src="http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2017/9/29436/5.JPG" style="height:400px; width:600px" /></span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size:14px">L&agrave;ng Sen Việt Nam đ&uacute;ng như t&ecirc;n gọi của n&oacute; đ&atilde; mang đến một ng&agrave;y hội trăng rằm rất đặc biệt, mang đậm những gi&aacute; trị truyền thống v&agrave; gợi nhớ về những m&ugrave;a trung thu quen thuộc tại những l&agrave;ng qu&ecirc; n&ocirc;ng th&ocirc;n miền Nam Việt Nam ng&agrave;y xưa.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size:14px"><strong>Nhiều hoạt động vui chơi trung thu mang t&iacute;nh d&acirc;n gian</strong></span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size:14px">Vui trung thu, c&aacute;c em nhỏ được trở về những tr&ograve; chơi rất đỗi b&igrave;nh dị nhưng lại c&oacute; phần &ldquo;xa xỉ&rdquo; trong thời buổi c&ocirc;ng nghiệp h&oacute;a hiện đại h&oacute;a v&agrave; hội nhập như thả diều, c&acirc;u c&aacute;, l&agrave;m lồng đ&egrave;n trung thu bằng giấy v&agrave; nan tre, l&agrave;m c&aacute;c đồ chơi trẻ em từ l&aacute; dừa như xếp con c&agrave;o c&agrave;o, con chim, con rết, b&ocirc;ng hoa&hellip;</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size:14px">Đ&acirc;y l&agrave; l&uacute;c c&aacute;c em v&agrave; gia đ&igrave;nh được qu&acirc;y quần b&ecirc;n nhau, từ bỏ mọi thứ c&ocirc;ng nghệ hiện đại, cả gia đ&igrave;nh đ&oacute;n trung thu đ&uacute;ng như &yacute; nghĩa thực sự của n&oacute; &ldquo;Tết Đo&agrave;n Vi&ecirc;n&rdquo;. Đ&oacute; cũng ch&iacute;nh l&agrave; l&uacute;c c&aacute;c em nhỏ biết thế n&agrave;o l&agrave; niềm vui tuổi thơ khi tự tay thả những c&aacute;nh diều bay v&uacute;t l&ecirc;n trời xanh, khi tự tay c&acirc;u được những con c&aacute; to b&eacute;o từ dưới ao, tự tay l&agrave;m cho m&igrave;nh những chiếc lồng đ&egrave;n thủ c&ocirc;ng xinh xắn&hellip; Cha mẹ c&aacute;c em được nh&igrave;n thấy những nụ cười vui tươi trong s&aacute;ng nhất từ c&aacute;c em, được gần con c&aacute;i một c&aacute;ch tuyệt đối khi vứt bỏ mọi bận rộn c&ocirc;ng việc để hướng dẫn con c&aacute;ch thả diều, c&aacute;ch c&acirc;u c&aacute;, c&aacute;ch xếp những chiếc lồng đ&egrave;n&hellip;</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size:14px"><strong>Trung thu v&agrave; những b&agrave;i học s&acirc;u sắc về văn h&oacute;a truyền thống</strong></span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size:14px">B&ecirc;n cạnh c&aacute;c hoạt động vui chơi, trong chương tr&igrave;nh, diễn giả văn h&oacute;a Hồ Nhựt Quang đ&atilde; kể cho c&aacute;c em nhỏ nghe c&acirc;u chuyện về ng&agrave;y Tết Trung Thu của &ocirc;ng b&agrave; ta từ ng&agrave;y xưa, k&eacute;o d&agrave;i đến nay vẫn c&ograve;n rất nhiều gi&aacute; trị kh&ocirc;ng hề mai một. Kh&ocirc;ng chỉ hướng đến c&aacute;c bạn nhỏ, diễn giả cũng chia sẻ với c&aacute;c bậc phụ huynh để c&ugrave;ng nhau giữ g&igrave;n c&aacute;c gi&aacute; trị văn h&oacute;a v&agrave; mang đến cho con em m&igrave;nh một đ&ecirc;m hội trăng rằm thật &yacute; nghĩa.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size:14px">Lắng nghe phần thuyết tr&igrave;nh của diễn giả văn h&oacute;a Hồ Nhựt Quang, c&aacute;c em thiếu nhi đ&atilde; r&uacute;t ra được nhiều b&agrave;i học &yacute; nghĩa như chiếc đ&egrave;n trung thu dạy c&aacute;c em c&aacute;ch giữ lửa ngo&agrave;i trời gi&oacute; giống như dạy c&aacute;c em phải ki&ecirc;n tr&igrave; bền bỉ giữ vững &yacute; ch&iacute;, nghị lực để vượt qua mọi kh&oacute; khăn. B&aacute;nh trung thu vu&ocirc;ng tr&ograve;n tượng trưng cho trời v&agrave; đất, l&ograve;ng đỏ trứng ở trung t&acirc;m như &aacute;nh trăng s&aacute;ng ngời gợi l&ecirc;n &yacute; nghĩa của sự đo&agrave;n vi&ecirc;n. V&agrave; &aacute;nh trăng trung thu Việt Nam thật sự l&agrave; một &aacute;nh trăng cổ t&iacute;ch rất kh&aacute;c với &aacute;nh trăng trong văn h&oacute;a của c&aacute;c nước.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size:14px">Trăng được h&igrave;nh tượng h&oacute;a bằng h&igrave;nh ảnh ch&uacute; Cuội l&agrave; một n&ocirc;ng d&acirc;n gi&agrave;u l&ograve;ng nh&acirc;n &aacute;i, từ khi v&agrave;o rừng thấy cọp mẹ h&aacute;i l&aacute; đa cứu sống con, Cuội đ&atilde; mang phương ph&aacute;p n&agrave;y cứu sống nhiều người. C&acirc;y đa v&igrave; chỉ sống với người hiền lương trung hậu v&agrave; chỉ sống nơi thanh sạch. Cuối c&ugrave;ng v&igrave; t&iacute;nh hậu đậu của vợ anh Cuội sau khi được cứu sống nhờ thay bằng ruột ch&oacute; n&ecirc;n qu&ecirc;n trước qu&ecirc;n sau, c&acirc;y đ&atilde; bị nhiễm sự dơ bẩn đ&atilde; bay về trời. Cuội đ&atilde; bay theo c&acirc;y cũng như t&acirc;m hồn con người Việt Nam lu&ocirc;n quyết t&acirc;m đấu tranh bảo vệ sự thanh cao của t&acirc;m hồn m&igrave;nh, bảo vệ l&ograve;ng nh&acirc;n &aacute;i.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size:14px"><strong>Đưa c&aacute;c em thiếu nhi trở về với thế giới cổ t&iacute;ch </strong></span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size:14px">Để c&aacute;c em thiếu nhi thực sự hiểu về &yacute; nghĩa của Tết Trung thu, CLB Nghi&ecirc;n cứu v&agrave; Vinh danh văn h&oacute;a Nam bộ đ&atilde; t&aacute;i hiện sinh động những c&acirc;u chuyện văn h&oacute;a th&agrave;nh những tiết mục văn nghệ đặc sắc như Ch&uacute; Cuội Cung Trăng dựa theo truyện cổ t&iacute;ch nhưng c&oacute; ch&uacute;t biến tấu vừa vui nhộn, đồng thời lồng gh&eacute;p v&agrave;o đ&oacute; l&agrave; những b&agrave;i học cho c&aacute;c em th&ecirc;m y&ecirc;u m&ocirc;i trường sống, n&acirc;ng cao &yacute; thức văn minh t&ocirc;n trọng luật ph&aacute;p, trọng nh&acirc;n nghĩa. Tiếp đến l&agrave; t&aacute;c phẩm Quang Trung Ho&agrave;ng Đế nhắc một sự t&iacute;ch về điệu h&aacute;t Trống Qu&acirc;n, năm 1788 khi vua Quang Trung tiến ra Bắc H&agrave; kh&aacute;ng chiến chống qu&acirc;n Thanh. Tr&ecirc;n đường đi, binh sĩ nghe gi&oacute; Tết m&agrave; nhớ qu&ecirc; hương, vua đ&atilde; cho lễ hội h&aacute;t Trống Qu&acirc;n, nhắc nhở gi&aacute; trị truyền thống của đất nước để mọi người th&ecirc;m y&ecirc;u th&ecirc;m qu&yacute; v&agrave; c&agrave;ng n&acirc;ng cao ch&iacute; kh&iacute; chiến đấu cứu nước bảo vệ qu&ecirc; hương.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size:14px">Kết chương tr&igrave;nh, c&aacute;c em nhỏ được tham gia v&agrave;o đo&agrave;n diễu h&agrave;nh vui nhộn mang kh&ocirc;ng kh&iacute; T&ocirc;n Vương của Lễ Đại Bội ở đ&igrave;nh l&agrave;ng. Mọi người c&oacute; thể đi v&agrave;o cung Tam Đa gặp 3 vị Ph&uacute;c-Lộc-Thọ để được nhắc nhở lời v&agrave;ng: Ph&uacute;c phải do con người t&iacute;ch đức tu nhơn, Lộc phải do c&ocirc;ng sức con người học tập lao động ch&acirc;n ch&iacute;nh m&agrave; c&oacute;, Thọ l&agrave; phải do con người r&egrave;n luyện thể thao, giữ sức khỏe tốt v&agrave; giữ g&igrave;n m&ocirc;i trường sống thật tốt. C&aacute;c bạn thiếu nhi c&ograve;n được v&agrave;o cung Quảng H&agrave;n được xem Hằng Nga c&ugrave;ng c&aacute;c ti&ecirc;n nương ca m&uacute;a, được nhận qu&agrave; rất th&iacute;ch th&uacute;. C&otilde;i trần cũng đ&aacute;p lễ bằng b&aacute;nh Trung Thu c&oacute; h&igrave;nh mặt trăng đ&aacute;p tạ v&agrave; kh&ocirc;ng qu&ecirc;n cặp b&aacute;nh T&eacute;t để cầu mong mưa thuận gi&oacute; h&ograve;a, nh&acirc;n d&acirc;n ấm no. Cuối c&ugrave;ng c&aacute;c em nhỏ được tự tay thả đ&egrave;n hoa sen tr&ecirc;n hồ Tịnh Đế như b&agrave;y tỏ niềm ước mơ tuổi thơ khi được h&ograve;a m&igrave;nh v&agrave;o thi&ecirc;n nhi&ecirc;n v&agrave; lễ hội.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size:14px">Mục đ&iacute;ch vinh danh văn h&oacute;a của được chia sẻ v&agrave; l&agrave;m s&aacute;ng tỏ gi&aacute; trị nh&acirc;n văn s&acirc;u sắc về lễ hội cổ truyền Việt Nam nhằm mục đ&iacute;ch c&ugrave;ng nhau giữ g&igrave;n v&agrave; bảo tồn bản sắc d&acirc;n tộc. C&oacute; những lễ hội tưởng chừng đơn giản v&igrave; nghĩ l&agrave; tr&ograve; trẻ con, tưởng chừng l&agrave; nguy hiểm v&igrave; chơi với lửa nhưng đ&oacute; l&agrave; cả &yacute; thức hệ văn h&oacute;a c&ograve;n trong phong tục tập qu&aacute;n Việt Nam ta xưa rất cần được ph&aacute;t huy bảo tồn v&agrave; g&igrave;n giữ. C&aacute;c em thiếu nhi v&agrave; gia đ&igrave;nh tại L&agrave;ng Sen Việt Nam thật sự đ&atilde; c&oacute; một đ&ecirc;m hội trăng rằm trọn vẹn với &yacute; nghĩa Tết Đo&agrave;n Vi&ecirc;n &ndash; Tết Thiếu nhi.</span></p> <p style="text-align: right;"><span style="font-size:14px"><strong>B&agrave;i: H&Agrave; HẢI THI&Ecirc;N</strong></span></p> <p style="text-align: right;"><span style="font-size:14px"><strong>Ảnh: NGỌC PHONG</strong></span></p> </body></html>

BÌNH LUẬN

Agile Việt Nam
;