<html><head><meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=windows-1252"</head><body>
<p style="text-align:justify"><img alt="" src="http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2018/11/31616/4.jpg" style="height:399px; width:600px" /></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px"><strong>Tham gia giải thưởng “ Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka” là bước đà để chàng sinh viên Đại học Nông Lâm tiếp tục dấn thân trên con đường khoa học đòi hỏi sự nghiêm túc, tâm huyết và đầy sáng tạo. Con đường ấy đòi hỏi những con người có tâm, có tầm.</strong></span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px"><strong>Đề tài tốt nghiệp xuất sắc</strong></span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">Ở thời điểm nhận thức về tác hại của các loại thuốc hóa học đến môi trường ở Việt Nam hãy còn xa lạ, cậu sinh viên năm tư Huỳnh Kim Tước đã mạnh dạn đi tiên phong nghiên cứu vấn đề này với đề tài “ Tác động của độc chất nông nghiệp lên môi trường”. Tìm đến một đề tài mới mẻ khiến việc nghiên cứu gặp nhiều khó khăn về cơ sở dữ liệu và cơ sở vật chất để tiến hành. Thế nhưng bằng niềm say mê nghiên cứu,tinh thần vượt khó dưới sự chỉ dẫn tận tình của thầy hiệu trưởng, anh Huỳnh Kim Tước đã hoàn thành đề tài nghiên cứu một cách trọn vẹn.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">“Tác động của độc chất nông nghiệp lên môi trường” vừa là đề tài đạt giải thưởng Euréka năm đầu tiên (1999), vừa là đề tài tốt nghiệp đạt điểm cao nhất ngành của Đại Học Nông Lâm năm đó. Sau khi tốt nghiệp anh được giữ lại trường làm giảng viên cơ hữu, với vai trò mới anh đã hướng dẫn các lứa sinh viên thực hiện các đề tài nghiên cứu lien quan đến nông học,sản xuất hữu cơ.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">Lợi ích của công trình mang lại là cơ sở để phát triển mô hình rau sạch được trồng theo phương pháp hữu cơ đầu tiên ở Lâm Đồng. Sau đó được nhân rộng ở Tp. HCM và các địa phương khác, đưa nông nghiệp nước ta phát triển cùng hội nhập vào nền nông nghiệp thế giới. Đến hôm nay dù đã chuyển vị trí công tác những kiến thức, kinh nghiệm từ đề tài nghiên cứu là vốn quý giá mà anh luôn sẵn sang truyền đạt giúp đỡ cho những bạn trẻ có ý tưởng khởi nghiệp từ nông nghiệp.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px"><strong>Đi tiên phong tiết kiệm năng lượng cho TP.HCM</strong></span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">Nhận thấy việc sử dụng năng lượng, tài nguyên ở nước ta còn nhiều bất cập, năm 2002 Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM thành lập Trung Tâm Tiết Kiệm Năng Lượng TP HCM và anh Huỳnh Kim Tước được giao trọng trách giám đốc trung tâm. Hiểu rõ những lợi ích của việc sử dụng tiết kiệm và hợp lí năng lượng mang lại cho thành phố nói riêng và cả nước nói chung, trung tâm là nơi đề xuất kế hoạch, định hướng sử dung các nguồn năng lượng, tài nguyên một cách hiệu quả. Từ đó góp phần tiết kiện ngân sách đồng thời giữ gìn nguồn lực cho đất nước. Từ một trung tâm tại TP.HCM với ý nghĩa thiết thực đã lan tỏa khắp các tỉnh thành thành hệ thống các cơ quan về tiết kiệm năng lượng.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">Đi tiên phong trong hoạt động tiết kiệm năng lượng cho thành phố, nhất là điện năng, anh Huỳnh Kim Tước đã cùng Sở Khoa học và Công nghệ thành phố đẩy mạnh triển khai nhiều dự án đào tạo giải pháp tiết kiệm năng lượng cho hoạt động kinh doanh, tư vấn đầu tư hệ thống sử dụng năng lượng tiết kiệm tại các nhà máy, công ty, khu du lịch. Đặc biệt, thành phố Hồ Chí Minh đã phát động chương trình Năng lượng xanh và nhân rộng khắp 24 quận, huyện. Từ “Năng lượng xanh” đã hình thành nên hàng loạt các dự án tiết kiệm năng lượng và gắn với bảo vệ môi trường như: phân loại rác tái chế, sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như ánh sáng mặt trời, phát triển các sản phẩm tiết kiệm tự động …</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">Hơn 15 năm làm nhiệm vụ tiết kiệm cho cả thành phố, trung tâm hiện là đầu mối tiếp nhận và triển khai các chương trình, dự án liên quan đến vấn đề năng lượng và sản xuất sạch hơn của Ủy ban nhân dân TP.HCM. Không chỉ tại thành phố, anh Kim Tước đã phát triển hoạt động tiết kiệm đến nhiều tỉnh, thành trong cả nước, đặc biệt là những địa phương có nhiều khu công nghiệp, tiêu thụ năng lượng lớn như Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, … Hiện Trung tâm Tiết kiệm năng lượng đã có mặt ở nhiều tỉnh, thành phố và cả Thủ đô Hà Nội, và đã trở thành đối tác quan trọng với nhiều tập đoàn năng lượng sạch ở các nước như Nhật Bản, Pháp, Thái Lan …</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px"><strong>SIHUB – Nâng tầm hoạt động đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp</strong></span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">Cuộc cách mạng công nghệ thời 4.0 tràn đến mang đến Việt Nam một làn sinh khí mới, rạo rực sôi nổi với nhiều cơ hội và thách thức. . Nắm được tâm thế đó Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Trung Tâm Tiết kiệm Năng lượng đưa ra sáng kiến thành lập “Không gian Sáng kiến hỗ trợ đổi mới sáng tạo và Khởi nghiệp (tên giao dich quốc tế là SIHUB). Và một lần nữa anh Huỳnh Kim Tước được giao trọng trách lãnh đạo khi đảm nhiệm vai trò giám đốc điều hành SIHUB.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">Mục tiêu của SIHUB là tạo ra không gian dành cho hoạt động sáng tạo, đổi mới và khởi nghiệp, hướng đến việc phát triển cộng đồng khởi nghiệp, thúc đẩy đổi mới sáng tạo qua đó giúp TPHCM thành thành phố khởi nghiệp. Với vị thế là thành phố năng động bật nhất, ý tưởng này là bước đột phá tạo sức bật lớn cho nguồn nội lực của TP HCM phát triển hơn.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><img alt="" src="http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2018/11/31616/RMIT--SIHUBjpg1.jpg" style="height:319px; width:600px" /></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">Điểm đặc biệt ở SIHUB là mô hình nhà nước hỗ trợ các cá nhân, tổ chức trong đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, thu hút sự quan tâm của cộng đồng khởi nghiệp trong nước và cả những quốc gia lân cận cũng tham gia hợp tác, học hỏi. Mặt khác, sự có mặt của SIHUB đã tạo niềm tin cho doanh nghiệp trẻ vào cơ chế nhà nước và sự quan tâm phát triển tiềm năng ở Việt Nam.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">Với những gì đã làm được, anh Huỳnh Kim Tước đã kết nối cộng đòng khởi nghiệp thành nhiều hệ sinh thái khởi nghiệp, nhiều thành phần hỗ trợ lẫn nhau. Bên cạnh đó, anh đã cùng SIHUB xây dựng được lộ trình khởi nghiệp giúp các startup định hướng rõ ràng các bước tiến ở từng giai đoạn. Điều này sẽ mở rộng cơ hội hội nhập, đưa Việt Nam vươn ra thế giới. Trước khi SIHUB ra đời nền khởi nghiệp Viêt Nam chưa bao giờ được nhiều động lực như vậy.</span></span></p>
<p style="text-align:right"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px"><strong>ĐỨC DUY - TÚ SƯƠNG</strong></span></span></p>
<p style="text-align:right"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px"><strong>CLB Truyền thông Trung tâm Phát triển KH&CN Trẻ</strong></span></span></p>
</body></html>