<html><head><meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=windows-1252"</head><body>
<p style="text-align:justify"><img alt="" src="http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2018/11/31618/Huynh%20Kim%20Tuoc.jpg" style="height:447px; width:600px" /></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">PGS. TS Vũ Thị Hạnh Thu hiện là giảng viên khoa Vật lý – Vật lí kỹ thuật, ĐH Khoa học Tự nhiên – ĐHQG TP HCM. Cô là nhà khoa học đã đạt nhiều giải thưởng lớn như: Giải nhì giải thưởng nghiên cứu khoa học sinh viên Éreuka lần 3 năm 2001, học bổng nghiên cứu cấp quốc gia L’Oreal – Unesco “Vì sự phát triển của phụ nữ trong khoa học công nghệ” năm 2013, giải thưởng khoa học kỹ thuật Thanh niên “Quả cầu vàng” năm 2012 của Trung ương Đoàn và Bộ Khoa học và Công nghệ, giảng viên trẻ xuất sắc của trường nhiều năm liền</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px"><strong>Ứng dụng</strong> <strong>kim loại hóa màng mỏng trên đế PET cho bao bì sản phẩm</strong></span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">Với đề tài “Kim loại hóa màng mỏng Al trên đế PET bằng phương pháp phún xạ Magnetron cân bằng theo chế độ liên tục” – đề tài này đã giúp cô đạt được giải nhì giải thưởng nghiên cứu khoa học Éureka được tổ chức lần 3 vào năm 2001. Đây là loại màng mỏng bằng kim loại được phủ trên một cái đế PET, với tính chất chống thẩm thấu Oxi và chống nhiệt từ bên ngoài vào, ứng dụng này được dùng nhiều cho công nghiệp bao bì thực phẩm. Khi mà thời điểm vào năm 2001, bao bì trong nước phát triển rất ít và hầu như là không có. Với lớp màng mỏng này, nó có thể chống thẩm thấu không khí, chống nhiệt gây ra nóng trong thực phẩm và tất cả những yếu tố này làm cho vật liệu bao bì chất lượng cao có một cái giá thành rẻ.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">Để nghiên cứu và đạt được kết quả ấy thì cô đã gặp không ít khó khăn, khi thời điểm đó hệ thống công nghệ cơ khí của Việt Nam chưa phát triển, cô sinh viên Vũ Thị Hạnh Thu đã phải nỗ lực hết sức để hoàn thiện đề tài của mình. Đề tài này của cô còn được giới thiệu rộng rãi trên toàn quốc vào thời điểm đó. Một vài doanh nghiệp đã đặt hàng ứng dụng mà cô đã nghiên cứu với mong muốn diệt các vi khuẩn trong chiết xuất cao mà họ chưng cất, đồng thời sẽ tách được đường ra khỏi cao đó. Bằng cách là giúp họ khâu xử lí tách cao của một loại cây sử dụng cho các bệnh nhân trị bệnh tiểu đường. Điều đó cũng làm cho nhóm của cô cảm thấy vui vì đề tài của mình ít nhất cũng đã được các doanh nghiệp này công nhận là có tính thực tế.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">Đam mê không dừng lại ở đó, cô tiếp tục thực hiện nghiên cứu về “màng mỏng” với đề tài “Nghiên cứu chế tạo màng quang xúc tác TiO2 và TiO2:N, cho ứng dụng làm sạch vi khuẩn trong nước và chống đọng nước bề mặt”. Công trình này của cô đã đạt giải nhì giải thưởng Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam (VIFOTEC) năm 2010 và bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2011. Năm 2012 cô trở thành một trong mười thanh niên trẻ đạt giải quả cầu vàng do Trung ương Đoàn và Bộ Khoa học và Công nghệ trao tặng.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px"><strong>Sứ mệnh truyền cảm hứng</strong></span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">Sau khi tốt nghiệp, thay vì lựa chọn làm việc tại các doanh nghiệp, cô Vũ Thị Hạnh Thu đã lựa chọn đi theo con đường giảng dạy và nghiên cứu. Nói về điều này cô bộc bạch:<strong> “</strong>Cô chọn đi theo hướng này là bởi vì cô hiểu giá trị của việc nghiên cứu khoa học và thấy nó phù hợp với bản thân.”</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">Không chỉ là người từng đạt giải thưởng trong nghiên cứu cũng như giảng dạy, PGS.TS Vũ Thị Hạnh Thu còn là người truyền đam mê này cho sinh viên của mình. Giải cao nhất mà sinh viên của cô đạt được là giải ba nghiên cứu khoa học sinh viên Éreuka và nhiều giải khuyến khích khác. Hiện nay cô đang hướng dẫn ba nghiên cứu sinh, trong đó một nghiên cứu sinh đã tốt nghiệp tiến sĩ, còn hai nghiên cứu sinh hiện tại đang làm việc trong nhóm nghiên cứu của cô. Cô cho rằng: “Đối với những em thật sự có tâm huyết thì mình cũng phải tạo điều kiện và có tâm huyết với các em ấy”. Đối với PGS.TS Vũ Thị Hạnh Thu, phần thưởng cô nghĩ giá trị nhất chính là nhìn thấy học trò của mình trưởng thành và khẳng định được vị trí trong lĩnh vực về nghiên cứu khoa học.</span></span></p>
<p style="margin-left:4.5pt; text-align:justify"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">Chia sẻ những lời tâm huyết dành cho sinh viên nói riêng cũng như những ai đang trên đường làm nghiên cứu khoa học nói chung, theo nữ phó giáo sư, làm khoa học phải có đam mê và phải biết nuôi dưỡng cái đam mê của mình. “Nếu mình không nuôi dưỡng thì đến một lúc nào đó thì mình sẽ buông bỏ, lúc đó mình không còn mê nó nữa” – PGS.TS Vũ Thị Hạnh Thu chia sẻ.</span></span></p>
<p style="margin-left:4.5pt; text-align:right"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px"><strong>ĐỨC DUY - ANH THƠ</strong></span></span></p>
<p style="margin-left:4.5pt; text-align:right"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px"><strong>CLB Truyền thông Trung tâm Phát triển KH&CN Trẻ</strong></span></span></p>
</body></html>