Đoàn Khối Dân - Chính - Đảng TP: Hội nghị lấy ý kiến góp ý Dự thảo Luật Thanh niên (sửa đổi)

<html><head><meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=windows-1252"</head><body> <p style="text-align: justify;">Chiều ng&agrave;y 04/5/2019, tại Hội trường Sở Tư ph&aacute;p Th&agrave;nh phố, Ban Thường vụ Đo&agrave;n Khối D&acirc;n - Ch&iacute;nh - Đảng Th&agrave;nh phố đ&atilde; tổ chức Hội nghị lấy &yacute; kiến g&oacute;p &yacute; Dự thảo Luật Thanh ni&ecirc;n (sửa đổi), với sự tham gia của gần 100 đại biểu l&agrave; Thường trực c&aacute;c cơ sở Đo&agrave;n, đo&agrave;n vi&ecirc;n thanh ni&ecirc;n ti&ecirc;u biểu trong Khối.</p> <p style="text-align: justify;">Luật Thanh ni&ecirc;n được Quốc hội kho&aacute; XI, th&ocirc;ng qua ng&agrave;y 29/11/2005 tại kỳ họp lần thứ 8 v&agrave; c&oacute; hiệu lực thi h&agrave;nh từ ng&agrave;y 01/7/2006. Qua tổng kết thực tiễn thi h&agrave;nh, c&oacute; thể khẳng định việc ban h&agrave;nh Luật Thanh ni&ecirc;n l&agrave; rất cần thiết, tạo cơ sở ph&aacute;p l&yacute; cho việc chăm lo, gi&aacute;o dục, bồi dưỡng v&agrave; ph&aacute;t huy thanh ni&ecirc;n. Việc ban h&agrave;nh Luật thanh ni&ecirc;n đ&atilde; c&oacute; nhiều t&aacute;c động t&iacute;ch cực đối với c&ocirc;ng t&aacute;c Đo&agrave;n v&agrave; phong tr&agrave;o thanh ni&ecirc;n; đồng thời ph&aacute;t huy vai tr&ograve; của tổ chức thanh ni&ecirc;n v&agrave; chức năng quản l&yacute; nh&agrave; nước về thanh ni&ecirc;n.</p> <p style="text-align: justify;">Tuy nhi&ecirc;n, Sau 14 năm thực hiện, Luật Thanh ni&ecirc;n đ&atilde; bộc lộ những điểm chưa hợp l&yacute;, chưa đảm bảo t&iacute;nh đồng bộ, t&iacute;nh hệ thống, t&iacute;nh logic giữa c&aacute;c phần v&agrave; chế định của luật. Một số quy định của Luật c&ograve;n hạn chế, vướng mắc, chồng ch&eacute;o, thiếu thống nhất; tr&aacute;ch nhiệm của c&aacute;c chủ thể c&ograve;n chung chung, kh&ocirc;ng r&otilde; r&agrave;ng; cơ chế đảm bảo thi h&agrave;nh mờ nhạt, kh&oacute; khả thi. Nội dung nhiều điều luật c&ograve;n mang t&iacute;nh định hướng, k&ecirc;u gọi, khuyến kh&iacute;ch, chưa c&oacute; những quy định r&otilde; r&agrave;ng, những nguy&ecirc;n tắc xử sự mang t&iacute;nh bắt buộc v&agrave; được Nh&agrave; nước đảm bảo thực hiện. B&ecirc;n cạnh đ&oacute;, c&ocirc;ng t&aacute;c triển khai thi h&agrave;nh Luật cũng c&oacute; những hạn chế như: c&ocirc;ng t&aacute;c x&acirc;y dựng, ban h&agrave;nh văn bản dưới Luật để hướng dẫn c&ograve;n chậm, số lượng văn bản được ban h&agrave;nh qu&aacute; &iacute;t. Do đ&oacute; c&aacute;c quy định của Luật kh&oacute; triển khai đỏi hỏi phải sửa đổi nhằm ho&agrave;n thiện hệ thống ch&iacute;nh s&aacute;ch, ph&aacute;p luật đối với thanh ni&ecirc;n thời kỳ đẩy mạnh c&ocirc;ng nghiệp ho&aacute;, hiện đại ho&aacute; v&agrave; hội nhập quốc tế.</p> <p style="text-align: justify;">Tại hội nghị, với hơn 40 lượt &yacute; kiến, c&aacute;c đại biểu đ&atilde; đ&oacute;ng g&oacute;p &yacute; kiến đối với c&aacute;c vấn đề trọng t&acirc;m của dự thảo Luật Thanh ni&ecirc;n (sửa đổi). Cụ thể, đa số đại biểu đề nghị sửa đổi, bổ sung, thống nhất với c&aacute;c Luật kh&aacute;c như: Luật Trẻ em 2016, Luật Bảo vệ, chăm s&oacute;c v&agrave; gi&aacute;o dục trẻ em năm 2004, Luật ph&ograve;ng, chống ma t&uacute;y năm 2013, quy định độ tuổi trẻ em v&agrave; độ tuổi thanh ni&ecirc;n trong c&aacute;c bộ luật kh&ocirc;ng c&oacute; sự nối tiếp nhau, c&oacute; khoảng c&aacute;ch.&nbsp;Cấn thống nhất về việc qui định độ tuổi thanh ni&ecirc;n, nếu chặn tr&ecirc;n l&agrave; từ đủ 16 th&igrave; thống nhất chặn dưới l&agrave; đến đủ 30 tuổi. Nhiều đại biểu thống nhất bỏ cụm từ <em>&ldquo;kh&ocirc;ng lạm dụng chất k&iacute;ch th&iacute;ch&rdquo; </em>v&igrave; theo Luật ph&ograve;ng chống ma t&uacute;y th&igrave; chất k&iacute;ch th&iacute;ch l&agrave; chất g&acirc;y nghiện n&ecirc;n cấm sử dụng, đề nghị đổi cụm từ <em>&ldquo;Sức khỏe t&igrave;nh dục th&acirc;n thiện&rdquo; </em>th&agrave;nh <em>&ldquo;sức khỏe t&igrave;nh dục an to&agrave;n&rdquo;</em>; Một số đại biểu đề nghị xem x&eacute;t c&oacute; qui định <em>&ldquo;Thanh ni&ecirc;n Việt Nam danh dự&rdquo;</em>&hellip;</p> <p style="text-align: justify;">Một số đại biểu đề nghị sửa đổi, bổ sung, l&agrave;m r&otilde; tr&aacute;ch nhiệm của c&aacute;c cơ quan nh&agrave; nước, gia đ&igrave;nh v&agrave; x&atilde; hội đối với thanh ni&ecirc;n nhằm ph&aacute;t huy vai tr&ograve;, tiềm năng to lớn của thanh ni&ecirc;n đ&oacute;ng g&oacute;p v&agrave;o sự nghiệp x&acirc;y dựng v&agrave; bảo vệ Tổ quốc; cần thiết kế điều luật theo hướng quy định những nguy&ecirc;n tắc xử sự mang t&iacute;nh bắt buộc v&agrave; được Nh&agrave; nước đảm bảo thực hiện. V&igrave; trong dự thảo Luật, c&aacute;c quy định về tr&aacute;ch nhiệm của nh&agrave; nước, gia đ&igrave;nh v&agrave; x&atilde; hội trong việc thực thi quyền v&agrave; lợi &iacute;ch hợp ph&aacute;p của thanh ni&ecirc;n l&agrave; những quy định mang t&iacute;nh nguy&ecirc;n tắc, mới dừng lại ở việc k&ecirc;u gọi, khuyến kh&iacute;ch thực hiện; c&aacute;c h&agrave;nh vi quy định c&ograve;n tr&ugrave;ng lặp với c&aacute;c văn bản quy phạm ph&aacute;p luật kh&aacute;c. Ngo&agrave;i ra, c&aacute;c đại biểu cũng đề nghị sửa đổi, quy định r&otilde; việc giao bộ, ng&agrave;nh n&agrave;o l&agrave; cơ quan đầu mối tham mưu, gi&uacute;p Ch&iacute;nh phủ thống nhất quản l&yacute; nh&agrave; nước về c&ocirc;ng t&aacute;c thanh ni&ecirc;n nhằm n&acirc;ng cao hiệu lực, hiệu quả quản l&yacute; nh&agrave; nước về thanh ni&ecirc;n tr&ecirc;n thực tế; khắc phục sự chồng ch&eacute;o nhiệm vụ giữa cơ quan quản l&yacute; nh&agrave; nước về thanh ni&ecirc;n v&agrave; cơ quan tư vấn về c&ocirc;ng t&aacute;c thanh ni&ecirc;n của Ch&iacute;nh phủ.</p> <p style="text-align: justify;">B&ecirc;n cạnh đ&oacute;, c&aacute;c đại biểu cũng đ&atilde; đề nghị một số &yacute; kiển như: bổ sung quy định tr&aacute;ch nhiệm của cơ quan quản l&yacute; nh&agrave; nước về thanh tra, kiểm tra, xử l&yacute; vi phạm v&agrave; giải quyết khiếu nại, tố c&aacute;o về thanh ni&ecirc;n v&agrave; c&ocirc;ng t&aacute;c thanh ni&ecirc;n; cơ chế, chế t&agrave;i bảo đảm thực hiện Luật nhằm n&acirc;ng cao vai tr&ograve;, tr&aacute;ch nhiệm của c&aacute;c c&aacute;c ban ng&agrave;nh trong việc thực hiện c&aacute;c quy định trong Luật Thanh ni&ecirc;n... Đồng thời, cần nghi&ecirc;n cứu, bổ sung th&ecirc;m một số quyền của thanh ni&ecirc;n như: quyền l&agrave;m việc, quyền sử dụng mạng x&atilde; hội; quyền tự do ng&ocirc;n luận, tự do b&aacute;o ch&iacute;, ph&aacute;t biểu ch&iacute;nh kiến, tiếp cận th&ocirc;ng tin; quyền tự do t&iacute;n ngưỡng, t&ocirc;n gi&aacute;o; quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe; việc sở hữu tr&iacute; tuệ, bảo hộ sở hữu tr&iacute; tuệ...</p> <p style="text-align: right;">Văn Linh</p> </body></html>

BÌNH LUẬN

Agile Việt Nam
;