<html>
<head>
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=windows-1252">
<title>TỔ CHỨC LÃNH ĐẠO PHONG TRÀO THAN</title>
</head>
<body>
<base href="71">
<span id="PageContent_News_NewsDetail">
<table id="table1" style="border-collapse: collapse; border-width: 0px" borderColor="#111111" cellSpacing="3" cellPadding="4" width="100%" border="1">
<tr>
<td style="border: medium none" width="100%">
<p align="center"><b><font face="Arial" color="#000080" size="2">TỔ CHỨC
LÃNH ĐẠO PHONG TRÀO THANH NIÊN THÀNH PHỐ TRONG THỜI KỲ CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC
<br>
(1954-1975)</font></b></td>
</tr>
<tr>
<td style="border: medium none" width="100%">
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Thành Đoàn Thanh niên
Cộng sản là tên gọi tổ chức trung kiên của thế hệ trẻ thành phố hiện
nay. Đây là một bộ phận của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh - cánh
tay đắc lực và đội hậu bị của Đảng, được Thành ủy tin cậy giao cho lãnh
đạo toàn diện phong trào thanh niên thành phố trong suốt thời kỳ chống
Mỹ cứu nước. Kế thừa truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ đất
nước của nhân dân ta, tuổi trẻ thành phố Hồ Chí Minh đã liên tục vùng
dậy siết chặt hàng ngũ đấu tranh dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng
ngay từ những ngày đầu kháng chiến chống Pháp. Qua đấu tranh tổ chức
Đoàn đã lớn mạnh, trưởng thành nhanh chóng, và đã đóng góp vai trò quan
trọng như một bộ phận của cách mạng vào sự nghiệp kháng chiến lâu dài,
anh dũng của dân tộc.<br>
<br>
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp sau 9 năm gian khổ trường kỳ
đã động viên nhân dân và tuổi trẻ thành phố phấn khởi, chuẩn bị tư thế,
sẵn sàng bước vào cuộc đấu tranh cách mạng để chuyển sang giai đoạn mới:
giai đoạn chống sự can thiệp trực tiếp của đế quốc Mỹ bằng "Chủ nghĩa
thực dân mới" vô cùng thâm độc. Xác định phải phát huy mạnh mẽ tinh thần
cách mạng tiến công của lực lượng thanh niên thành phố, theo đường lối
chiến lược của Đảng, Đảng bộ Sài Gòn-Chợ Lớn đã tăng cường chỉ đạo phong
trào thanh niên. Một Liên chi ủy phụ trách học sinh sinh viên và giáo
chức trong thời kỳ ban đầu đã được thành lập, do đồng chí Bùi Văn Trạch
(bí danh Bảy Kê) - một cán bộ từng trải trong phong trào thời kỳ kháng
chiến chống thực dân Pháp làm Bí thư cùng với các ủy viên: Trần Quang
Cơ, Trần Văn Nguyên, Huỳnh Ngọc Thanh… Sang năm 1955, Liên chi ủy được
bổ sung thêm đồng chí Lê Minh Quới. Việc sử dụng các hình thức đấu tranh
sao cho phù hợp với tính chất, đặc điểm của từng giai đoạn cách mạng là
vấn đề quan trọng có tính chiến lược hàng đầu trong đường lối cách mạng
của Đảng. Các hình thức công khai, bề nổi để nhen nhúm phong trào quần
chúng ban đầu còn khó khăn. Liên chi ủy đã sử dụng các hình thức báo chí
bí mật và nửa công khai để tuyên truyền, giáo dục và tập hợp quần chúng
như: báo "Học sinh cứu nước" (báo bí mật), nội san "Gió lên" của sinh
viên, nội san "Tổ quốc", "Tập văn" của trường Kiến Thiết, "Kiên chí" của
trường Pétrus Ký… Đặc biệt, sử dụng tổ chức công khai nửa công khai, là
một sách lược quan trọng. Tập hợp lực lượng nhanh, đông đảo, tạo ra bạo
lực quần chúng trong vùng chiến lược đô thị, Đảng đã có kinh nghiệm
trong phong trào Mặt Trận Bình Dân 1936-1939. Liên Chi ủy đã tiến hành
cuộc vận động thành lập các "Hiệu đoàn học sinh" ở các trường trung học,
vừa tập hợp lực lượng, vừa nâng ý thức dân chủ và ý thức tự tin về sức
mạnh của tổ chức tuổi trẻ. Những kết quả bước đầu cho thấy khả năng cách
mạng tiềm tàng trong các tầng lớp thanh niên thành phố. Đẩy mạnh hơn nữa
hoạt động của Liên Chi ủy, Đảng đã bổ sung thêm một cán bộ lãnh đạo:
đồng chí Hồ Hảo Hớn (bí danh Hai Nghị) - một cán bộ tích cực của giáo
chức thành phố. Địch đánh hơi thấy trong lòng chế độ của chúng có một
lực lượng trẻ đáng kể đang tổ chức chống lại chúng. Địch tăng cường đàn
áp, một số cơ sở bị bể bạc nặng nề, nhiều cán bộ bị bắt trong đó có đồng
chí Lê Minh Quới.<br>
<br>
Chính sách bóp nghẹt các quyền lợi cơ bản của chế độ gia đình trị họ Ngô
đối với đồng bào miền Nam đã gây phẫn nộ sâu sắc trong các tầng lớp nhân
dân thành phố. Luật phát xít 10/59 của Ngô Đình Diệm tạo thành làn sóng
căm thù trong các tầng lớp nhân dân từ nông thôn đến thành thị. Phải
phát động một phong trào mạnh mẽ trên khắp miền Nam tấn công vào dinh
lũy của kẻ thù buộc chúng phải tôn trọng các quyền lợi cơ bản, các yêu
cầu bức thiết của quần chúng. Nghị quyết 15 (1.1959) của Trung ương Đảng
ra đời kịp thời và xác định đường lối cách mạng ở miền Nam là "đấu tranh
chính trị là chủ yếu kết hợp đấu tranh vũ trang hỗ trợ…" mở ra giai đoạn
mới đặc biệt quan trọng cho phong trào cách mạng ở đô thị. Tình thế đó
là bước chuyển biến mạnh mẽ của cách mạng miền Nam, là thời cơ để xúc
tiến việc tổ chức các lực lượng quần chúng. Do đó, Khu ủy Sài Gòn-Gia
Định được thành lập cuối năm 1959 và tổ chức lớp huấn luyện cán bộ thanh
niên đầu tiên để chuẩn bị cho cuộc đồng khởi. Lớp huấn luyện lấy tên
"Lớp Rừng Già" gồm các cán bộ cốt cán phong trào như: Bùi Minh Trực,
Nguyễn Hữu Nghĩa, Phan Chánh Tâm, Tăng Anh Dũng, Nguyễn Trường Hùng,
Nguyễn Quang Nghi, Nguyễn Văn Ly, Lê Thanh Văn, Nguyễn Văn Lê. Đồng chí
Huỳnh Tấn Phát, Nguyễn Thị Thanh, Phạm Dân (tức Ba Hương) trực tiếp chỉ
đạo và lên lớp. Đồng chí Võ Văn Kiệt đã đến phát biểu chỉ đạo. Đó là lớp
huấn luyện đầu tiên của Đoàn được tổ chức ở vùng căn cứ. Chính qua lớp
huấn luyện, các cán bộ thanh niên càng hiểu sâu sắc tính chất của cuộc
cách mạng miền Nam trong giai đoạn mới, thấy được sự quan tâm, tin
tưởng, chăm sóc của Đảng đối với lực lượng trẻ thành phố. Từ đó mỗi cán
bộ càng xác định vai trò của mình trong cuộc đấu tranh sinh tử này.<br>
<br>
Cùng với việc trang bị nhận thức mới cho cán bộ phong trào thanh niên,
Khu ủy Sài Gòn-Gia Định đã chỉ thị tổ chức lại bộ phận lãnh đạo thanh
niên thành phố. Thành lập Ban Vận động Học sinh Sinh viên khu Sài
Gòn-Gia Định cử đồng chí Trần Quang Cơ (bí danh Tám Lượng) giữ chức vụ
Bí thư và đồng chí Hồ Hảo Hớn, Phó bí thư. Cán bộ phong trào gồm các
đồng chí: Nguyễn Đông Hà, Tăng Anh Dũng, Phan Chánh Tâm, Nguyễn Thị
Tràm, Lê Hồng Tư. (Các đồng chí phụ trách căn cứ gồm: Tư Tộc, Chín
Thanh, Tám Già, Năm Khởi, Tư Chánh, Ba Quyền; phụ trách giao liên là chị
Ba Tiếng).<br>
<br>
Sự thành lập tổ chức lãnh đạo và trang bị nhận thức mới đã làm biến
chuyển mạnh mẽ phong trào quần chúng thanh niên rộng khắp từ nội thành
cho đến các vùng ven đô (vùng nông thôn…). Trong khí thế sôi sục cách
mạng, Ban Vận động Học sinh Sinh viên khu Sài Gòn-Gia Định tập trung xây
dựng cơ sở cách mạng để làm nòng cốt phát động phong trào. Các cơ sở Ban
vận động xây dựng được tổ chức theo hệ thống: Quần chúng cảm tình cách
mạng, nòng cốt tích cực cách mạng, Đoàn viên Thanh niên Nhân dân cách
mạng Việt Nam và được bố trí theo tổ 3-3 (tổ tam tam). Về mặt công khai,
Ban Vận động động viên quần chúng đấu tranh giành và giữ các tổ chức
Hiệu đoàn ở các trường trung học, mở rộng các hình thức tập hợp nửa công
khai như nhóm học tập thể, báo chí, văn nghệ, du ngoạn, thể thao, công
tác xã hội.… Đồng thời thúc đẩy cuộc đấu tranh đòi thành lập Ban Đại
diện ở các phân khoa, đại học song song với việc đấu tranh vạch mặt bọn
Nguyễn Khoa Thi-tay sai Mỹ đang nắm quyền điều khiển Tổng hội Sinh viên
Sài Gòn.<br>
<br>
Nghị quyết 15 của Trung ương Đảng cùng với yêu cầu bức thiết của cách
mạng miền Nam chính là cơ sở cho cuộc Đồng Khởi 1960. Đồng Khởi đã nổ ra
trên khắp miền Nam mà điểm nóng ở các tỉnh miền Tây: Bến Tre, Cần Thơ… Ở
thành phố các tầng lớp nhân dân vùng dậy bẻ gãy hàng trăm cuộc phản công
trấn áp của địch, phá hủy hàng trăm đồn bót, ấp chiến lược, giải phóng
hàng ngàn cán bộ quần chúng bị bắt, giam cầm. Ở Hóc Môn, hàng trăm lượt
thanh niên đã tham gia Đồng Khởi, trừng trị nhiều tên ác ôn, có nợ máu
với cách mạng, làm chủ thôn xóm trong nhiều ngày. Có nơi ở ngoại thành,
ven đô như Nhà Bè, khu rừng Sác, Hóc Môn-Bà Điểm, Củ Chi, Bình Tân… đã
hình thành được vùng giải phóng, cứ lõm làm bàn đạp tấn công địch ở nội
đô gây cho địch nhiều tổn thất. Hoặc vận động nhiều binh sĩ ngụy trở về
với nhân dân, làm cho hàng ngũ địch rối loạn hoang mang.<br>
<br>
Cuộc Đồng Khởi là biểu hiện rõ rệt bước tiến đi lên của phong trào cách
mạng ở đô thị. Các tầng lớp thanh niên đã biểu thị được tấm lòng trung
thành với Đảng. Trong thử thách gian lao, họ đã không tiếc máu xương của
mình cho độc lập tự do của dân tộc và mong muốn được đóng góp sức mình
nhiều hơn cho phong trào. Tăng cường trách nhiệm và quyền hạn cho tổ
chức lãnh đạo thanh niên là một yêu cầu cấp thiết để tập hợp lực lượng
quần chúng thanh niên với diện rộng và sâu hơn. Trên cơ sở đó, Ban Vận
động Học sinh Sinh viên được đổi thành Ban cán sự sinh viên học sinh khu
Sài Gòn-Gia Định vào cuối năm 1960. Đồng chí Trần Quang Cơ và Hồ Hảo Hớn
vẫn tiếp tục giữ chức vụ Bí thư và Phó bí thư Ban Cán sự. Các ủy viên
gồm có: Lê Minh Châu, Phan Chánh Tâm, Nguyễn Đông Hà, Nguyễn Thị Tràm,
Tăng Anh Dũng. Sau đó bổ sung thêm hai ủy viên: Lê Hồng Tư và Nguyễn Văn
Ty.<br>
<br>
Cuộc Đồng Khởi vào năm 1960 là thắng lợi to lớn trong chiến lược cách
mạng của Đảng. Hệ thống chính quyền bị đánh suy yếu khắp nơi. Chúng điên
cuồng bắt bớ, đàn áp nhân dân, đánh phá cơ sở cách mạng được đồng bào
che dấu, nơi xuất phát những mũi đấu tranh trực diện với chúng. Tổ chức
Đoàn xác định vấn đề mấu chốt bây giờ là phải bảo vệ và phát triển các
cơ sở bí mật làm nòng cốt cho các phong trào. Do đó cơ sở bí mật thuộc
cánh học sinh và sinh viên đã nhanh chóng phát triển đến hàng trăm người
và được bố trí thích đáng trong các trường, nhất là các trường ở vùng Đa
Kao, Tân Định, quận 1, quận 3 và Gia Định. Các cơ sở đó lại liên hệ khá
sâu rộng trong quần chúng, thông qua các hình thức tổ chức công khai và
bán công khai. Đoàn đã huy động hàng ngàn quần chúng trực tiếp tham gia
phong trào đấu tranh.<br>
<br>
Cũng từ kết quả Đồng Khởi, quan điểm, đường lối của Đảng và hình ảnh Bác
Hồ đã in sâu vào lòng mỗi người dân miền Nam. Uy tín của Đảng ngày càng
lớn. Các tầng lớp nhân dân đã xiết chặt hàng ngũ trong một khối đoàn kết
mạnh mẽ đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất tổ quốc.<br>
<br>
Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam ra đời (20/12/1960) đồng thời Hội
Liên hiệp Sinh viên Học sinh Giải phóng miền Nam cũng được thành lập và
Hội cũng là thành viên của Mặt trận. Các cơ sở bí mật có thêm một danh
hiệu mới: Hội viên Hội Liên hiệp Sinh viên Học sinh Giải phóng. Hội mở
rộng diện tập hợp từ quần chúng cảm tình cách mạng, cảm tình Mặt trận
giải phóng, cảm tình của Hội, cơ sở tích cực cách mạng… đều là đối tượng
của Hội thanh niên… vào Hội trước khi vào Đoàn. Cũng có những người vẫn
ở mức hội viên là những thanh niên sinh viên học sinh yêu nước chống Mỹ
ngụy, đòi hòa bình độc lập, nhưng chưa xác định được lý tưởng Cộng sản
và Chủ nghĩa xã hội. Trong bối cảnh đó Hội Thanh niên Giải phóng Sài
Gòn-Gia Định cũng được thành lập vào tháng 12/1961 tại vùng giải phóng
Hố Bò-Củ Chi, bao gồm đại diện các giới thanh niên: vũ trang, công nhân,
nông thôn, học sinh sinh viên và do bác sĩ Nguyễn Thanh Hồng làm Chủ
tịch, Nguyễn Văn Minh làm Tổng thư ký. </font></p>
<ul>
<li>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Chủ tịch: Bác sĩ
Nguyễn Thanh Hồng</font> </li>
<li>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Phó chủ tịch: Nguyễn
Văn Luân, Thanh Liêm, Lê Mỹ Lệ, Nguyễn Thanh Phong</font> </li>
<li>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Tổng thư ký: Nguyễn
Văn Minh </font></li>
<li>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Ủy viên: Nguyễn Thị
Phàn, Nguyễn Văn Tư, Trần Văn Sáu</font> </li>
</ul>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Qua những năm bền bỉ đấu
tranh, Đoàn đã khá vững vàng cả về tổ chức lẫn phương pháp hoạt động
cách mạng. Địch rất cay cú trước phong trào quần chúng đấu tranh khắp
mọi nơi đang nổi lên chĩa mũi nhọn vào chúng. Địch ra sức dùng mọi thủ
đoạn hòng đè bẹp cuộc đấu tranh của thanh niên thành phố và gây cho Đoàn
sự tổn thất ngay sau Đồng Khởi. Tháng 8/1961, chúng đánh vào căn cứ Đoàn
ở ngoại thành. Đồng chí Trần Quang Cơ, Bí thư Ban cán sự đã hy sinh, một
số bị bắt trong đó có đồng chí Lê Quang Vịnh, Lê Văn Dung.<br>
<br>
Những tổn thất năm 1961 của Đoàn và các cơ sở khác ở đô thị là kinh
nghiệm lớn về công tác tổ chức và phương châm hoạt động cách mạng ở đô
thị. Khu ủy quyết định triệu tập một hội nghị về công tác tổ chức ở đô
thị cho cán bộ thanh niên vào tháng 11/1961 tại căn cứ Đồng Tháp Mười-Ba
Thu (biên giới Việt Nam-Kampuchia) gọi là căn cứ "Đại Tây Dương", khoảng
100 cán bộ tham gia học tập. Hội nghị đã trang bị cho cán bộ Đoàn một số
phương châm cơ bản về cách thức tổ chức tập hợp vận động quần chúng các
giới, phương pháp đấu tranh giữ vững bí mật, bảo tồn lực lượng…<br>
<br>
Đầu năm 1962 sau hội nghị "Đại Tây Dương" cùng với việc di chuyển cơ
quan về căn cứ Phú Mỹ Hưng-Bến Dược (Củ Chi) tổ chức Ban Cán sự được
củng cố và vững mạnh hơn. Hệ thống tổ chức Đoàn lúc này gồm có: Ban cán
sự Học sinh; Ban vận động sinh viên; Ban Tuyên huấn và Văn phòng. </font>
</p>
<ul>
<li>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Ban cán sự Học sinh
gồm có các đồng chí: Nguyễn Đông Hà, Nguyễn Thị Tràm, Nguyễn Văn Ty
(Hai Thu), Lê Mỹ Lệ do đồng chí Hồ Hảo Hớn (Hai Nghị) phụ trách.<br>
</font> </li>
<li>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Ban vận động sinh
viên có các đồng chí: Phan Chánh Tâm, Nguyễn Điền, Hoàng Thị Kim
Dung, Lư Sanh Lộc... do đồng chí Phan Chánh Tâm phụ trách. Tháng
3.1962, đồng chí Phạm Chánh Trực, Phó Ban Tuyên huấn được điều động
về bổ sung.<br>
</font> </li>
<li>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Ban Tuyên huấn do
đồng chí Tăng Anh Dũng phụ trách gồm có các đồng chí: Phạm Chánh
Trực, Nguyễn Hữu Nghĩa, Trần Văn Hồng, Nguyễn Thanh Liêm, Trần Văn
Tư.<br>
</font> </li>
<li>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Văn phòng do đồng chí
Lê Minh Châu, ủy viên Thường vụ phụ trách với các bộ phận đảm bảo
như: Bàn đạp giao liên (chị Ba Tiếng), Căn cứ bảo vệ (đồng chí Tư
Lộc, Năm Khởi), Hành chánh (đồng chí Tư Chánh).</font> </li>
</ul>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2"><br>
Đoàn chủ trương mở đại hội lần thứ nhất Hội liên hiệp sinh viên học sinh
giải phóng (3/1962) tại vùng giải phóng Phú An-Bến Cát (Bình Dương), bầu
ra Ban chấp hành Hội do đồng chí Nguyễn Điền (Trần Hải) làm Chủ tịch.<br>
<br>
Trước yêu cầu ngày càng phát triển mạnh mẽ của phong trào thanh niên đô
thị. Ban Cán sự Học sinh Sinh viên được tăng cường cán bộ, kiện toàn tổ
chức và đổi thành Ban Cán sự Thanh niên Học sinh Sinh viên khu Sài
Gòn-Gia Định. Đồng chí Phạm Trọng Danh, tức Mười Nhôm khu ủy viên được
điều động làm Bí thư Ban cán sự. Các bộ phận trực thuộc bao gồm các Ban
cán sự: Thanh niên Công nhân lao động, Học sinh, Sinh viên, Ban Tuyên
huấn và Văn phòng.</font></p>
<ul>
<li>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Ban cán sự Thanh niên
Công nhân Lao động gồm có: Nguyễn Văn Ly, Đỗ Hoàng Hải, Nguyễn Văn
Bình, Trần Văn Tư, Phan Ngọc Diệu, Nguyễn Văn Xích do đồng chí Phạm
Trọng Danh, Bí thư phụ trách.<br>
</font> </li>
<li>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Ban Cán sự Học sinh
do đồng chí Lê Minh Châu-Ủy viên Thường vụ phụ trách và các đồng
chí: Nguyễn Thị Tràm, Lê Mỹ Lệ, Nguyễn thị Mỹ Diệm, Trần Văn Nhiệm,
Nguyễn Văn Tỵ, Trương Mỹ Lệ.<br>
</font> </li>
<li>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Ban cán sự sinh viên
do đồng chí Hồ Hảo Hớn, Phó Bí thư phụ trách và các đồng chí: Phan
Chánh Tâm, Phạm Chánh Trực, Lư Sanh Lộc, Phan Văn Dinh, Nguyễn Thị
Loan Anh.<br>
</font> </li>
<li>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Ban tuyên huấn có
đồng chí Đặng Quốc Hải, Trần Văn Hồng.<br>
</font> </li>
<li>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Văn phòng có các đồng
chí: Trần Văn Sáu, Ut Thành, cùng một đội ngũ bàn đạp giao liên:
đồng chí Ba Tiếng, Tư Tộc, Mười Hồng, Ba Hòa, Ba Tâm, Ut Nhứt, Năm
Hội, Năm Khởi, Châu Long, Ut Phấn, Tám Hoàng, Năm Phú, Bảy Tiếng,
Năm Nguyện, và các đồng chí lớn tuổi nhiều kinh nghiệm: dì Năm, dì
Ba, dì Sáu Hòa. </font></li>
</ul>
<p align="justify"><br>
<font face="Arial" size="2">Đặc biệt Khu ủy chỉ đạo thành lập thêm bộ
phận công tác an ninh để bảo vệ tổ chức gồm: Nguyễn Đông Hà, Trần Văn
Đông, Nguyễn Thành Công, Nguyễn Văn Hiếu… Đây là một cơ cấu mới khá mạnh
và toàn diện, đủ sức nắm hầu hết các đối tượng quần chúng trong các tầng
lớp thanh niên thành phố. Vào giữa năm 1964 tổ chức vận động thanh niên
trí thức cũng được hình thành.<br>
<br>
Đoàn cũng chú trọng xây dựng các căn cứ và bàn đạp phân bố ở nhiều nơi
trong khu giải phóng và vùng tranh chấp để đảm bảo liên lạc chặt chẽ với
cơ sở, tạo điều kiện cho công tác huấn luyện cán bộ với nhiều quy mô
khác nhau, được tiến hành đồng thời ở hàng loạt địa điểm mà vẫn đảm bảo
ngăn cách bí mật chặt chẽ. Từ đó, cơ sở cách mạng của Ban cán sự Thanh
niên. Học sinh sinh viên khu Sài Gòn-Gia Định đã nhanh chóng phát triển
theo những bước chuyển biến nhảy vọt của phong trào cách mạng năm
1963-1964. Đây cũng là thời kỳ mà ảnh hưởng của cuộc Đồng Khởi lan rộng
khắp miền Nam. Mâu thuẫn nội bộ địch ngày càng trở nên gay gắt; quần
chúng đô thị tự giác đứng lên, tạo thành các phong trào đấu tranh liên
tục. Do tranh giành quyền lực và lợi ích giữa các phe phái chính trị
xôi-thịt và giữa những thế lực tôn giáo, ở đô thị tự phát hình thành
nhiều nhóm liên hiệp hành động chống Mỹ-ngụy. Những liên hiệp hành động
này, có lúc do Phật giáo chủ động, có nơi do phe phái khác ảnh hưởng.
Chính trong bối cảnh đó, Khu ủy đề ra chủ trương "tấp vô" phong trào
Phật giáo để tranh thủ tập hợp lực lượng cách mạng và giành quyền lãnh
đạo phong trào. Tinh thần chỉ đạo này đã được Ban Cán sự vận dụng một
cách sắc bén sáng tạo. Cơ sở bí mật của Đoàn đã từng bước tạo thế đứng
công khai, hợp pháp trong nhiều hình thức tổ chức ở trường học và các tổ
chức Phật tử. Đồng thời Đoàn cũng "xé rào" hình thành nhiều nhóm nửa
công khai, nửa hợp pháp không bạo động và bạo động như nhóm: "Sao băng",
"Sao xẹt". Phong trào Phật giáo đã bắt đầu chật chội và từng lúc, từng
nơi quần chúng xé rào một cách thẳng thừng để trực tiếp nêu yêu sách đấu
tranh với địch. Những người lãnh đạo của phong trào Phật giáo lúc này
không đáp ứng nổi nội dung của phong trào, thậm chí một vài phe phái
trong Phật giáo đã thỏa mãn những quyền lợi nhỏ hẹp mà bỏ rơi nguyện
vọng dân sinh, dân chủ, hòa bình và độc lập của nhân dân, cho nên không
điều khiển nổi phong trào quần chúng. Quần chúng đòi hỏi phải có một bộ
chỉ huy mới, một ngọn cờ lãnh đạo mới. Đúng vào lúc đó, Khu ủy chỉ thị
cho Ban Cán sự Thanh niên Học sinh Sinh viên xây dựng các tổ chức cách
mạng công khai. Với sự hỗ trợ tích cực và phối hợp chặt chẽ của các lực
lượng trí thức, công nhân, phụ nữ và các cơ sở trong tôn giáo, Mặt trận
Dân tộc Tự quyết ra đời.<br>
<br>
Khu ủy phân công đồng chí Phạm Trọng Danh, Bí thư Ban Cán sự trực tiếp
xây dựng "Đảng-Đoàn-Mặt trận" và chỉ đạo phối hợp với các lưc lượng, các
cá nhân tiêu biểu, lấy số thanh niên sinh viên học sinh có trình độ
chính trị làm nòng cốt, các nhân sĩ yêu nước tạo thế hỗ trợ cho tổ chức
công khai ra đời. Sau nhiều lần tiếp xúc thuyết phục số nhân sĩ trí thức
và nhiều lần họp trù bị chuẩn bị tuyên ngôn, cương lĩnh, chương trình
hành động và hệ thống tổ chức nhân sự… Phong trào Dân tộc Tự quyết mở
đại hội, vạch phương hướng đấu tranh và công bố thành viên tổ chức Phong
trào bao gồm đại biểu các thành phần kỹ sư, luật sư, bác sĩ, giáo sư,
luật gia, ký giả. Phong trào đã cử Luật sư Nguyễn Long là Chủ tịch, kỹ
sư Trương Như Tảng làm Tổng Thư ký của Phong trào. Các thành viên khác:
Nguyễn Xuân Bái, Trịnh Đình Thảo, Lâm Văn Tết, Tôn Thất Dương Kỵ, Ngô Bá
Thành, Trần Hữu Khuê, Nguyễn Quý Hương, Triệu Quốc Mạnh, Au Quang Cảnh.
Uy tín của Phong trào Dân tộc Tự quyết lan tỏa rất nhanh chóng trong các
tầng lớp các giới đồng bào ở Sài Gòn?Gia Định và ở miền Nam.<br>
<br>
Sự phát triển đó là bước ngoặt kịp thời và sáng tạo của thế lực cách
mạng đô thị, làm cho nhân dân thành phố rất hồ hởi vì có ngọn cờ yêu
nước tập hợp đấu tranh. Đây cũng là một đòn nặng đầy bất ngờ đối với Mỹ
ngụy, chúng rất lúng túng không phản ứng gì được. Mặt trận Dân tộc Tự
quyết được thành lập tạo thêm điều kiện để hình thành một loạt các hình
thức tổ chức công khai, nửa công khai mới. Những bộ mặt dân chủ, dân tộc
giả hiệu trong một số chức sắc tôn giáo, trong vài nhóm sinh viên và
trong các tổ chức đảng phái phản động hoặc do địch lập ra lần lần bị
vạch mặt.<br>
<br>
Trong khí thế cách mạng sôi nổi ở đô thị và với sự phát triển nhanh
chóng của các cơ sở cách mạng bí mật lẫn công khai. Khu ủy quyết định
tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo toàn diện đối với phong trào thanh niên
sinh viên học sinh Sài Gòn-Gia Định. Hội nghị cán bộ thanh niên vào
tháng 4/1965 do Thường vụ Khu ủy triệu tập, đã chỉ đạo kiện toàn tổ chức
và thành lập Khu Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng Khu Sài Gòn-Gia
Định. Đồng chí Phạm Trọng Danh và đồng chí Hồ Hảo Hớn tiếp tục giữ chức
vụ: Bí thư và Phó Bí thư Khu Đoàn. Các bộ phận trực thuộc Ban chấp hành
được nâng lên thành Đoàn ủy: Đoàn ủy thanh niên công nhân lao động học
sinh, sinh viên và lực lượng biệt động, Ban an ninh vũ trang, Ban tuyên
huấn và văn phòng. Các phân khu Đoàn: Thủ Đức, Dĩ An, Bình Tân (bao gồm
Bình Chánh và Tân Bình), Nhà Bè, Gò Môn (bao gồm Gò Vấp, Hóc Môn) và Củ
Chi cũng được hình thành để lãnh đạo thanh niên ngoại thành và vùng ven.
Khu Đoàn cũng bố trí thêm "văn phòng nhỏ" ở ngay nội thành để giữ vững
liên lạc và chỉ đạo kịp thời phong trào.</font></p>
<p align="center"><font face="Arial" size="2">Ban Chấp Hành Khu Đoàn</font></p>
<blockquote>
<blockquote>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Bí thư: Phạm
Trọng Danh<br>
Phó bí thư: Hồ Hảo Hớn</font></p>
</blockquote>
</blockquote>
<ul>
<li>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Ủy viên Thường vụ: Lê
Quang Thành (Trung ương Đoàn cử vào), Nguyễn Tuấn Giao (Năm Giang,
Trung ương Đoàn cử vào), Lê Minh Châu, Đặng Quang Long (Tám Quang,
đại diện thanh niên lực lượng vũ trang).<br>
</font> </li>
<li>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Ủy viên ban Chấp
hành: Phan Chánh Tâm, Lê Thiết, Lê Tấn Quốc, Nguyễn Đông Hà, Nguyễn
Văn Minh, Nguyễn Văn Thắm, Phạm Chánh Trực, Đỗ Hoàng Hải, Lê Văn
Ninh, Lê Mỹ Lệ, Phạm Văn Hai (Anh hùng Quân đội).</font> </li>
</ul>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">1. Đoàn ủy học sinh:</font></p>
<blockquote>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Bí thư: Phan Chánh
Tâm<br>
Phó bí thư: Lê Văn Ninh<br>
Lê Mỹ Lệ, Trương Mỹ Lệ, Nguyễn Văn Chí, Hai Thông, Phan Hồng Quan,
Lê Thị Sáu, Trần Thị Lan, Lê Minh Nhựt, Nguyễn Sơn Hà, Ngô Văn Nói.</font></p>
</blockquote>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">2. Đoàn ủy sinh viên:</font></p>
<blockquote>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Bí thư: Lê Thiết<br>
Phó bí thư: Phạm Chánh Trực<br>
Phan Văn Dinh, Hoàng Thị Kim Dung, Nguyễn Hữu Phước, Nguyễn Ngọc
Phương, Trần Thị Lệ, Đặng Thiện, Lê Thanh Văn, Võ Ngọc An, Phan Thế
Hùng.</font></p>
</blockquote>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">3. Đoàn ủy thanh niên
công nhân lao động:</font></p>
<blockquote>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Bí thư: Phạm Trọng
Danh<br>
Phó Bí thư: Đỗ Hoàng Hải<br>
Phan Ngọc Diệu, Nguyễn Kiên Trung, Nguyễn Thị Liên, Nguyễn Văn Ly,
Nguyễn Văn Bình, Trần Văn Tư.</font></p>
</blockquote>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">4. Ban Vận động Thanh
niên Trí Thức.</font></p>
<blockquote>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Phụ trách: Phạm Trọng
Danh<br>
Nguyễn Thị Loan Anh, Lê Văn Phú, Nguyễn Văn Hiếu, Nguyễn Văn Hoa, Hồ
Hiếu, Phạm Xuân Tể, Phạm Ngọc Châu, Thái Ngô Cư, Hồ Đắc Dung.</font></p>
</blockquote>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">5. Ban Quân sự và Chỉ huy
Lực lượng Biệt động Khu Đoàn.</font></p>
<blockquote>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Chính trị viên: Lê
Minh Châu<br>
Chỉ huy trưởng: Lê Tấn Quốc<br>
Bùi Minh Trực, Nguyễn Văn Hiếu, Trương Thanh Danh, Sầm Thanh Liêm,
Trang Văn Học.</font></p>
</blockquote>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">6. Ban Tuyên Huấn.</font></p>
<blockquote>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Nguyễn Tuấn Giao (Năm
Giang), Tô Văn Tươi, Lê Phiếm, Diệp Thanh Phong, Đặng Quốc Hải.</font></p>
</blockquote>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">7. Văn phòng Thường Trực
B.</font></p>
<blockquote>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Nguyễn Tuấn Giao
(Thường vụ phụ trách)<br>
Trần Hữu Phước Chánh văn phòng <br>
Phan Anh Điền Phó Văn phòng<br>
Nguyễn Văn Phương (Chú Mười), Nguyễn Thị Hòa, Chín Trường, Tư Giang,
Bảy Phòng, Nguyễn Thị Tiếng (Ba Tiếng), Châu Long, Trần Thị Tuyết
(Thu Hồng).</font></p>
</blockquote>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">8. Ban An Ninh. </font>
</p>
<blockquote>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Nguyễn Đông Hà, Trần
Văn Đông, Ngô Lộc Sơn, Nguyễn Thành Công, Trương Văn Hòn.</font></p>
</blockquote>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2"><br>
Các Phân Khu Đoàn:</font></p>
<blockquote>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">1. Thủ Đức.<br>
Nguyễn Ngọc Giao (Út Thành), Trần Văn Đông (Ba Tân, Năm Luận), Phan
Thanh Hoàng (Sáu Hải), Năm Bình.<br>
2. Dĩ An.<br>
Nguyễn Thị Tràm, Phạm Công Danh, Trần Văn Phước.<br>
3. Bình Tân.<br>
Nguyễn Đông Hà, Nguyễn Văn Tư, Đặng Công Tâm, Nguyễn Văn Hiếu, Lê Tú
Cẩm.<br>
4. Nhà Bè.<br>
Đặng Quốc Hải, Minh Cường, Hai Trung, Lê Thị Bạch Cát.<br>
5. Các huyện Củ Chi, Gò Môn (Gò Vấp - Hốc Môn) do Huyện ủy trực tiếp
bố trí và chỉ đạo.</font></p>
</blockquote>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2"><br>
Vào thời gian này Trung ương Đoàn TNLĐVN với khẩu hiệu thanh niên ba sẵn
sàng, kêu gọi thanh niên lên đường cứu nước-Số thanh niên con em miền
Nam tập kết lên đường về Nam chiến đấu. Khu Đoàn được tăng cường các cán
bộ thanh niên được đào tạo ở miền Bắc Xã hội chủ nghĩa, song đã nhanh
chóng thích nghi với chiến trường và được phát huy tốt trong các phong
trào Thanh niên sinh viên học sinh, như các đồng chí Phạm Thị Kim Dung,
Lê Thị Bạch Cát, Diệp Thanh Phong, Đỗ Quyên, Thái Thị Ngân, Tô Văn Tươi,
Sáu Ngọn, Tư Phước...<br>
<br>
Về mặt công khai, Khu Đoàn chủ trương tập hợp thành lực lượng các tầng
lớp thanh niên thống nhất hành động tiến tới hình thành mặt trận thanh
niên. Từng Đoàn ủy và Ban Vận động thanh niên trí thức tranh thủ vị trí
công khai của các cá nhân tiêu biểu trong phong trào để hình thành các
tổ chức thanh niên từng giới. Đoàn ủy Học sinh tiếp tục giành Ban đại
diện học sinh ở các trường công và tư thục, đặc biệt nắm cơ quan "học
sinh vụ" của Tổng hội sinh viên để vừa dựa thế Tổng hội, vừa độc lập
hoạt động trong khi Tổng hội sinh viên còn do bọn phản động và các phe
phái khác chi phối. Đoàn ủy Sinh viên khẩn trương xây dựng nòng cốt công
khai nắm lấy Ban đại diện các trường đại học để đẩy mạnh đấu tranh giành
quyền lãnh đạo Tổng hội sinh viên Sài Gòn. Ban Vận động Thanh niên Trí
thức duy trì thế đứng công khai trong Phong trào Dân tộc Tự quyết. Đoàn
ủy Học sinh chỉ đạo thành lập Đội quyết tử Lê Văn Ngọc ngày 23/3/1966,
bảo vệ các cuộc xuống đường do đồng chí Triệu Công Tinh Trung làm đội
trưởng, đồng chí Tống Phước Thọ là đội phó. Vào tháng 4/1966. Đoàn ủy
Thanh niên Công nhân Lao động tranh thủ thời cơ hình thành một tổ chức
công khai để làm ngọn cờ phát động thanh niên công nhân lao động, và tạo
thế tác động tích cực xuống các xí nghiệp, mà ở đó đã có cơ sở cách mạng
nhưng thế công khai hợp pháp còn yếu. Tổ chức đó là "Đoàn Thanh niên
Phụng sự Lao động" do đồng chí Nguyễn Văn Toản làm Chủ tịch. Dùng tên
"Phụng sự lao động" là để phù hợp với mục tiêu chung của phong trào, mặt
khác còn phân biệt với tổ chức "Thanh niên phụng sự xã hội" của phe phái
phản động. Đoàn thanh niên phụng sự lao động còn là lực lượng xung kích
công khai của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam do ông Lê Văn Thốt làm
chủ tịch. Tổ chức này vừa ra đời đã tiến hành ngay việc chuẩn bị đấu
tranh lớn vào dịp Quốc tế lao động 1/5/1966 cùng với phong trào đấu
tranh của công nhân các xí nghiệp Tái Thành (đầu năm 1966), Vimytex… Từ
trước ngày thành lập Đoàn thanh niên phụng sự lao động cho đến những
tháng cuối năm 1966 đã có 10 trận đánh vũ trang tấn công vào dinh cơ của
Mỹ ngụy, trong đó có các trận điển hình như: Trận diệt tên Huỳnh Văn
Chiêu trả thù cho anh Trỗi (4/1966), tiêu diệt tên "Ba đầu bạc" ở xưởng
dệt Nam Á… đã khích lệ phong trào của các tầng lớp thanh niên thành phố.<br>
<br>
Trong tất cả các tổ chức công khai mà Khu Đoàn chỉ đạo ngày càng nổi lên
rõ nét thế đứng vững chắc và vai trò chi phối sâu rộng của Tổng hội Sinh
viên Sài Gòn. Bằng những chủ trương chỉ đạo đưa ra các hình thức đấu
tranh phong phú, các đồng chí lãnh đạo Đảng-Đoàn của Tổng hội như: Dương
Văn Đầy, Lê Công Giàu, Huỳnh Tấn Mẫm, Phan Công Trinh, Trần Thị Ngọc Hảo
cùng với những nòng cốt của phong trào và lực lượng quần chúng đã hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ giành được vị trí công khai này.<br>
<br>
Công tác đô thị đòi hỏi mối quan hệ về tổ chức giữa chiều dọc và chiều
ngang phải hết sức chặt chẽ vì địch luôn rình mò chờ sơ hở để đánh phá.
Vì vậy Khu ủy tín nhiệm giao cho Khu Đoàn kiêm nhiệm luôn công tác Đảng
và chỉ định Ban Thường vụ Khu Đoàn là Đảng ủy Thanh vận (Đảng ủy cấp
trên cơ sở) và Ban thường vụ các Đoàn ủy cũng đồng thời là Đảng ủy cơ sở
trực tiếp xây dựng và chỉ đạo các chi bộ thuộc phạm vi phụ trách. Các
lực lượng vũ trang do Khu Đoàn trực tiếp phụ trách cũng hình thành Đảng
ủy và Chi bộ lãnh đạo toàn diện công tác quân sự và an ninh. Nhờ có hình
thức tổ chức đặc thù thích hợp này, Đoàn đã phát huy cao độ tính chủ
động sáng tạo trong hoạt động cách mạng ở vùng địch tạm chiếm. Khi con
bài chiến lược chiến tranh cục bộ của Mỹ ngụy bắt đầu phá sản, Đoàn đã
có những lợi thế để chuẩn bị cho đợt tổng tiến cộng xuân Mậu Thân 1968.</font></p>
<blockquote>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">1. Đội tiên phong
cách mạng của quần chúng công nhân lao động và phong trào lực lượng
trẻ thành phố đã được bố trí tương đối rộng ở các địa bàn trọng
điểm, một số xí nghiệp quan trọng, các trường đại học và trung học
lớn, ở các "lõm chính trị" và khu xóm lao động đông dân.<br>
2. Ngọn cờ công khai đã về tay các thế lực cách mạng và yêu nước,
đặc biệt là Tổng hội Sinh viên Sài Gòn từ năm 1967 đã do Khu Đoàn
trực tiếp chỉ đạo. <br>
3. Lực lượng quần chúng ở trong các tổ chức công khai, nửa công khai
được tập hợp rộng khắp với nhiều mức độ giác ngộ, ý thức chính trị
khác nhau, trong đó phải kể đến số thanh niên trốn lính có tự vệ vũ
trang thô sơ ở các xóm lao động. Những tập hợp này nói chung đều do
cơ sở bí mật có liên hệ mật thiết với quần chúng tác động.<br>
4. Bộ máy đàn áp của địch tỏ ra bất lực. Tình trạng lính ngụy bất
tuân lệnh lan tràn, an ninh trật tự không đảm bảo. Vì thế các bộ
phận chỉ đạo tiền phương của Khu ủy, Quân khu và các cánh có thể bám
trụ trong nội thành và ven đô để lãnh đạo phong trào đô thị.</font></p>
</blockquote>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Cuối năm 1967, nhìn rõ
cục diện chung trong nước và thế giới, Trung ương Đảng quyết định chuyển
thế tiến công chiến lược để giành thắng lợi từng bước. Nghị quyết Quang
Trung ra đời. Một lần nữa Trung ương Cục và Khu ủy triệu tập hầu hết cán
bộ cốt cán của Khu Đoàn về tham gia học tập nghị quyết quan trọng này.
</font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2"><br>
Danh sách cán bộ Khu Đoàn đi dự lớp học nghị quyết Quang Trung ở Trung
ương cục cuối năm 1967:<br>
<br>
Phan Chánh Tâm, Phạm Chánh Trực, Lê Mỹ Lệ, Lê Tấn Quốc, Nguyễn Ngọc
Phương, Phan Văn Dinh, Nguyễn Thị Loan Anh, Lê Thanh Văn, Nguyễn Sơn Hà,
Nguyễn Văn Chí, Nguyễn Hữu Phước, Trần Văn Hồng, Trần Hữu Phước, Phan
Văn Mùa, Lê Đình Thám, Nguyễn Văn Hoa, Lê Văn Phú, Phan Anh Điền, Nguyễn
Văn Bình.<br>
<br>
Còn một số đồng chí lãnh đạo các Ban Cán sự khác bị kẹt trận càn của
địch vào Bắc Củ Chi nên rất tiếc không đưa đi dự học nghị quyết Quang
Trung được.</font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2"><br>
Trong khi Trung ương Cục đang chuẩn bị khai mạc học tập Nghị quyết Quang
Trung thì ở thành phố một số khẩu hiệu đấu tranh chống bầu cử Tổng thống
ngụy của Tổng hội Sinh viên mang tính chất phô trương, có thể gây ra sự
tổn thất không cần thiết mà lại ảnh hưởng đến ý đồ chiến lược chung, Khu
ủy chỉ thị Khu Đoàn phải uốn nắn sự việc này kịp thời. Thực hiện chỉ thị
đó, đồng chí Hồ Hảo Hớn Bí thư Khu Đoàn mới được cử thay đồng chí Phạm
Trọng Danh (được Đảng điều động làm Bí thư Phân khu ủy Bình Tân) cùng
hai đồng chí Phan Văn Dinh và Nguyễn Ngọc Phương trở về thành phố. Công
việc đang tiến hành tốt thì bất ngờ đồng chí Hồ Hảo Hớn bị tên phản bội
Hai Hưng nhìn mặt và bị bắt trên đường phố. Anh bị địch tra tấn tàn
nhẫn, chết đi sống lại nhiều lần nhưng không khai một lời. Cuối cùng anh
hy sinh ngoan cường mang theo toàn bộ nội dung Nghị quyết Quang Trung mà
anh đã tiếp thu trong hội nghị Khu ủy trước đó. Địch vẫn không biết được
gì về ý đồ chiến lược Xuân Mậu Thân.<br>
<br>
Tổn thất đó càng làm cho cán bộ Đoàn nung nấu thêm quyết tâm cách mạng.
Kết thúc lớp học Nghị quyết Quang Trung, đồng chí Võ Văn Kiệt thay mặt
Khu ủy đã đến dặn dò anh em trước khi lên đường. Toàn thể cán bộ Đoàn
hứa quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ Đảng giao. Cũng trong khóa học này,
Khu ủy chỉ thị đổi tên Khu Đoàn thành Thành Đoàn, phù hợp với nhiệm vụ
dồn sức chỉ đạo phong trào nội đô, đồng thời tổ chức lại toàn bộ cơ sở
theo hình thức ba lực lượng để tham gia tổng công kích, tổng khởi nghĩa.
Lực lượng thứ nhất là lực lượng vũ trang biệt động do hai đồng chí Lê
Tấn Quốc (Chín Quốc), Phó Bí thư Thành Đoàn và đồng chí Trang Văn Học
(Năm Tranh) phụ trách, được giao nhiệm vụ làm thê đội 2 cho Biệt động
Quân khu đánh vào các cứ điểm lớn như dinh Độc Lập, tòa đại sứ Mỹ, Tổng
nha Cảnh sát ngụy, cùng nhiệm vụ tấn công trực tiếp và chiếm lĩnh một số
điểm khác như: Quốc hội, Tòa Đô chính… Lực lượng thứ hai là lực lượng
chính trị vũ trang do đồng chí Phạm Chánh Trực và một đồng chí trong
Thường vụ Thành Đoàn phụ trách, làm nhiệm vụ vũ trang tuyên truyền phát
động quần chúng nổi dậy lật đổ ngụy quyền ở cơ sở, thiết lập chính quyền
cách mạng. Lực lượng thứ ba là lực lượng chính trị công khai lấy ngọn cờ
hòa bình trung lập, tập hợp lực lượng bên trên: trí thức, tôn giáo, các
phe phái và nắm lấy tổ chức, trung tâm công khai làm công tác đối ngoại.
Lực lượng này do hai đồng chí Phan Chánh Tâm, Bí thư Thành Đoàn và đồng
chí Phan Văn Dinh phụ trách.<br>
<br>
Nắm tinh thần tư tưởng của Nghị quyết Quang Trung, Ban Thường vụ Thành
Đoàn vừa chỉ đạo đẩy mạnh các hoạt động thường xuyên, vừa ráo riết triệu
tập tất cả cán bộ và cơ sở lần lượt về khu căn cứ (lúc đó đóng ở Bến Tre
và Mỹ Tho) để huấn luyện. Những ngày về căn cứ để tập dượt khởi nghĩa là
những ngày tổ chức Đoàn được củng cố lớn mạnh. Trước hết nghị quyết Đảng
đi vào suy nghĩ và tình cảm của cán bộ đoàn viên, hội viên và cả quần
chúng cảm tình tích cực một cách sâu sắc như được tiếp thêm máu vào tim.
Ai ai cũng náo nức chờ Đảng giao nhiệm vụ, đều tự tin mình đủ sức khắc
phục hoàn cảnh khách quan để đóng góp vào sự nghiệp cách mạng chung. Có
thể nói lúc này đội ngũ cán bộ đoàn viên thanh niên đặt lòng tin tuyệt
đối vào sự lãnh đạo của Đảng và lòng tin vào khả năng cách mạng của nhân
dân đô thị. Hệ thống tổ chức Đoàn đã trở nên mạnh mẽ cả về tổ chức và tư
tưởng, mạnh về thế đứng trong nhân dân và trước kẻ thù. Tất cả sẵn sàng
tư thế vào chiến dịch.<br>
<br>
Chiến dịch Xuân Mậu Thân 1968 nổ ra ngày 31.1.1968. Điều đáng tiếc và
bất ngờ là Thành Đoàn với ba lực lượng được tổ chức sẵn sàng tham gia
tổng tấn công và nổi dậy lại không nhận được lệnh khởi nghĩa. Nguyên
nhân này là do đường dây thông tin liên lạc không bảo đảm và ta thiếu
phương án dự phòng khi bị địch càn quét vùng ven, mặt khác do cán bộ đi
nhận lệnh-đồng chí Lê Tấn Quốc về không kịp, liên lạc bị đứt… Một bộ
phận cơ sở Thành Đoàn chủ động tham gia phát động quần chúng nổi dậy ở
các khu vực Bàn Cờ, Vườn Chuối do các đồng chí lãnh đạo Thành Đoàn trực
tiếp tổ chức. Một số đồng chí khác tấp vào các mũi tiến quân hướng Tây
Nam vào Chợ Lớn, Ngã Bảy hoặc một số thì theo hướng Đông Bắc vào Đài
phát thanh Sài Gòn … Sau đó, khi tình hình diễn biến phức tạp, Thành
Đoàn đã kịp thời chỉ đạo phương thức: Kết hợp hình thức công khai cứu
trợ đồng bào để tập hợp củng cố lực lượng với hoạt động diệt ác, phá kềm
và tự vệ vũ trang ở xóm lao động.<br>
<br>
Rút kinh nghiệm của đợt 1 tổng tấn công và nổi dậy Mậu Thân 1968 và để
chuẩn bị cho đợt 2 của chiến dịch. Thường vụ Khu ủy tiếp tục triệu tập
hội nghị ở Phước Vân Cần Đước (tỉnh Long An) vào tháng 4/1968 và giao
cho Thành Đoàn trực tiếp phụ trách năm liên phường gồm:</font></p>
<blockquote>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Liên phường 3 A (khu
vực Bàn Cờ-Vườn Chuối); <br>
<br>
Liên phường 3 B (khu vực Nguyễn Thông-Lê Văn Duyệt-Chí Hòa); <br>
<br>
Liên phường 4A (khu vực Trương Minh Giảng-Trương Tấn Bửu); <br>
<br>
Liên phường 4B (khu vực Gia Định) và liên phường 5 (khu vực Cầu
Tre-Phú Thọ). Sau hội nghị khẩn cấp ở Ba Thu vào tháng 6/1968 (sát
biên giới Kampuchia) do Thành ủy triệu tập để rút kinh nghiệm chỉ
đạo và củng cố tổ chức Thành ủy đã điều động phần lớn cán bộ của
Thành Đoàn sang tăng cường cho các nơi Ban Chấp hành Thành Đoàn, các
Đoàn ủy cũng kiện toàn lại và lập thêm các Đoàn ủy Thanh niên Liên
phường. Đó là liên phường 3 (vùng Bàn Cờ, Vườn Chuối, Ngã Bảy, quận
3); liên phường 4 (vùng Khánh Hội, quận 4), liên phường 10 (vùng Đa
Kao, Tân Định, Gia Định).</font></p>
</blockquote>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Ban chấp hành Thành Đoàn
gồm các đồng chí: <br>
Bí thư: Phan Chánh Tâm<br>
Phó Bí thư: Phạm Chánh Trực, Lê Mỹ Lệ<br>
Uy viên Thường vụ: Trương Mỹ Lệ, Nguyễn Ngọc Phương, Trang Văn Học <br>
Các ủy viên: Trần Thị Sáu, Nguyễn Thị Nghĩa, Đỗ Ngọc Trinh, Trần Thị
Ngọc, Nguyễn Văn Dũng, Nguyễn Thị Thiên Bình, Trầm Khiêm, Dương Văn Đầy,
Lê Thanh Hải, Nguyễn Thị Trung.</font></p>
<ul>
<li>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Đoàn ủy sinh viên gồm
các đồng chí: Nguyễn Ngọc Phương (Bí Thư), Trầm Khiêm, Dương Văn
Đầy, Nguyễn Văn Sĩ.</font> </li>
<li>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Đoàn ủy học sinh: Lê
Mỹ Lệ (Bí thư), Nguyễn Thị Nghĩa, Nguyễn Thị Thiên Bình, Nguyễn Văn
Phúc...</font> </li>
<li>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Đoàn ủy Liên phường
3: Trần Thị Ngọc (Bí thư), Lê Thanh Hải (Phó Bí thư), Nguyễn Văn
Tấn, Nguyễn Thị Thái.</font> </li>
<li>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Đoàn ủy Liên phường
4: Nguyễn Văn Dũng (Bí thư), Nguyễn Thị Trung (Phó Bí thư) Nguyễn
Thị Phương.</font> </li>
<li>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Đoàn ủy Liên phường
10: Đỗ Ngọc Trinh (Bí thư), Nguyễn Kiến Quốc (Phó Bí thư), Nguyễn
Thị Kiều Thu…</font> </li>
</ul>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Cũng từ bài học Xuân Mậu
Thân, các lực lượng của Thành Đoàn càng đẩy mạnh hoạt động "chia lửa"
với chiến trường. Một cao trào hoạt động du kích chiến tranh ngay trong
lòng thành phố được các lực lượng chính trị vũ trang dấy lên liên tục từ
sau Xuân Mậu Thân đến gần cuối năm 1969. Điều đó nói lên sức sống mãnh
liệt của cơ sở Đoàn trong lòng nhân dân đô thị. Đó chính là kết quả to
lớn của công tác xây dựng tổ chức từ thời kỳ này đến thời kỳ khác của
đội ngũ cán bộ Đoàn. Vừa hoạt động bí mật vừa tiến hành du kích chiến
tranh trong lòng thành phố, Thành Đoàn lại ra sức xây dựng lực lượng
công khai và nửa công khai trong trường học và các phân khoa đại học,
các tổ chức hợp pháp lớn, nhỏ kể cả sử dụng các hình thức tổ chức của
địch và các phe phái tôn giáo như Đoàn Thanh niên Phật tử, "Thanh sinh
công" (thanh niên sinh viên công giáo), "Thanh Lao Công" (thanh niên lao
động công giáo)… Từ Xuân Mậu Thân 1968, mặc dù có lúc cơ sở Đoàn bị đánh
phá nặng nề, nhưng Đoàn vẫn liên tục tấn công địch, làm tiền đề cho các
cao trào đấu tranh chính trị những năm 1970, 1971 sau này.<br>
<br>
Nhưng mỗi khi Đoàn hoạt động mạnh mẽ thì địch lại càng điên cuồng càn
quét bắt bớ ác liệt. Tháng 9.1968 các đồng chí trong Đoàn Ủy sinh viên
và Đoàn Ủy học sinh như: Dương Văn Đầy, Nguyễn Ngọc Phương, Nguyễn Văn
Sĩ, Nguyễn Thị Thiên Bình, Đỗ Thiết Hùng, Hoàng Đôn Nhật Tân bị bắt trên
đường vào căn cứ Thạnh Hưng, Mỹ Tho. Cuối năm 1969, Ban thường vụ Thành
Đoàn và phần lớn các đồng chí trong Đoàn ủy sinh viên bị bắt và bị tra
tấn dã man như: Phan Chánh Tâm, Phạm Chánh Trực, Lê Mỹ Lệ, Nguyễn Ngọc
Phương… Bên cạnh đó, địch cũng không từ bất cứ thủ đoạn nào để đánh phá
phong trào, bắt giam những học sinh, sinh viên trong tổ chức công khai
và nửa công khai mà trước đây chúng nghi là phần tử "Việt cộng" hoặc
"thiên cộng" nhưng chưa có dịp để tấn công. Lần này, tổ chức Đoàn bị phá
vỡ, địch mưu toan gán ép những người đấu tranh công khai có sự liên hệ
với Thành Đoàn để từ đấy phá vỡ các tổ chức Tổng hội Sinh viên, Tổng
đoàn Học sinh, Uy ban Đòi quyền sống Đồng bào… Có nhiều đồng chí trong
phong trào công khai bị địch bắt đi bắt lại nhiều lần như Nguyễn Ngọc
Phương, Dương Văn Đầy, Cao Thị Quế Hương… nhưng chúng phải chịu thua
không moi được mối liên quan này. Trước tình hình đó, để giữ vững sự chỉ
đạo liên tục. Ban thường vụ Thành ủy triệu tập cán bộ Đoàn về củng cố
lại tổ chức và cử đồng chí Trang Văn Học (Năm Tranh), quyền Bí thư phụ
trách tổ chức. Ban Thường vụ và các Đoàn ủy trực thuộc được bổ sung các
đồng chí vừa thoát khỏi nhà tù địch và kiện toàn đủ sức lãnh đạo cao
trào 1970-1971.</font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Ban thường vụ Thành Đoàn</font></p>
<blockquote>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Quyền Bí thư: Trang
Văn Học<br>
Phó Bí thư: Trương Mỹ Lệ<br>
Các ủy viên Thường vụ: Nguyễn Ngọc Phương, Nguyễn Văn Minh, Nguyễn
Văn Chí.<br>
Các Ủy viên như đã phân công năm 1968 (vắng mặt các đồng chí bị địch
bắt)</font></p>
</blockquote>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">-Đoàn ủy học sinh: </font>
</p>
<blockquote>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Bí thư: Nguyễn Thị
Thiên Bình<br>
Phó Bí thư: Nguyễn Thị Nghĩa <br>
ủy viên thường vụ: Triệu Công Tinh Trung, Đỗ Thiết Hùng<br>
Các đoàn ủy viên: Hoàng Đôn Nhật Tân, Nguyễn Sỹ Hiền, Hà Văn Hùng,
Nguyễn Thị Hoa, Nguyễn Thị Phi Vân, Lê Quang Thiết.</font></p>
</blockquote>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Ban Quân sự Thành Đoàn
được kiện toàn gồm các đồng chí: Đỗ Văn Lai, Nguyễn Văn Minh, Phan
Thanh, Lê Văn Hưng, Bùi Thị Thanh, Nguyễn Kiến Quốc, Nguyễn Thị Hòa.<br>
<br>
Đoàn ủy sinh viên:</font></p>
<blockquote>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Bí thư: Trầm Khiêm,
<br>
Phó bí thư: Dương Văn Đầy<br>
Ủy viên thường vụ: Phùng Hữu Trân, Nguyễn Tấn Tài<br>
Ủy viên: Trần Thị Ngọc Hảo, Đỗ Hữu Ứng, Cao thị Quế Hương, Nguyễn
Tuấn Kiệt, Nguyễn Xuân Hiền, Nguyễn Phương Hào.</font></p>
</blockquote>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Đội ngũ cán bộ Đoàn vẫn
tiếp tục đẩy mạnh phong trào, tập trung khẩu hiệu chủ yếu là chống đàn
áp phát xít, đòi địch trả tự do cho những sinh viên học sinh bị bắt.
Phong trào thanh niên được các tầng lớp nhân dân đô thị hưởng ứng mạnh
mẽ. Các lực lượng đối lập trong ngụy quyền, quốc hội ngụy, các giới trí
thức, báo chí và tôn giáo đều lên tiếng ủng hộ. Phong trào chẳng những
không dừng bước mà còn phát triển mạnh mẽ và quyết liệt. Lực lượng cách
mạng lại nảy nở nhanh chóng, kịp thời bổ sung vào các cơ sở vừa bị phá
vỡ. Trận địa đấu tranh mới lại mở rộng thêm. Địch không lường hết được
sức phản kháng của quần chúng, chúng buộc phải trả tự do cho một số sinh
viên, học sinh trong đó có nhiều cán bộ đảng viên, cơ sở Thành Đoàn.
Trước sự phát triển mạnh mẽ của phong trào thanh niên đô thị, hệ thống
đàn áp của địch bị tấn công dồn dập. Chúng hết sức cay cú ngoan cố tìm
cách đánh phá các cơ sở Đoàn cả trong nội thành và vùng căn cứ. Cuối
tháng 6/1970, Thành Đoàn bị một tổn thất mới. Trong cuộc hành quân càn
quét vùng căn cứ Thành Đoàn ở tỉnh Đồng Tháp, đồng chí Trang Văn
Học-quyền bí thư Thành Đoàn đã hy sinh; đồng chí Nguyễn Thị Nghĩa-ủy
viên Ban Chấp hành và nhiều cán bộ khác bị bắt. Đến tháng 10.1970 đồng
chí Nguyễn Thị Thiên Bình, bí thư Đoàn ủy học sinh bị địch bắt. Những
tổn thất trên làm cho tổ chức Thành Đoàn một lần nữa bị xáo trộn.<br>
<br>
Nhiệm vụ của Đoàn lúc bấy giờ là vừa tiếp tục tấn công địch dưới khẩu
hiệu "chống đàn áp, trả tự do cho học sinh, sinh viên bị bắt", vừa nhanh
chóng củng cố tổ chức và phát triển lực lượng. Thành Đoàn đã vượt qua
được thử thách nghiêm trọng một cách kỳ diệu nhờ vào sự chỉ đạo sáng
suốt của Thành ủy và mặt khác nhờ có một đội ngũ cán bộ Đoàn kiên cường,
năng động, dũng cảm.<br>
<br>
Thật vậy, một mặt cán bộ Đoàn còn bám trụ vẫn tiếp tục xốc tới bất chấp
địch đánh phá ác liệt.<br>
<br>
Mặt khác, số ở tù vẫn tiếp tục đấu tranh, mặt đối mặt với kẻ thù làm
chúng không ngớt bị động, lúng túng.<br>
<br>
Trước khí thế phong trào đấu tranh, địch phải trả tự do cho hàng trăm
học sinh, sinh viên và cán bộ Đoàn. Một số đồng chí khác đã táo bạo vượt
ngục để trở về tiếp tục chiến đấu, đó là cuộc vượt ngục của đồng chí
Phan Chánh Tâm, Phạm Chánh Trực, Lê Mỹ Lệ… <br>
<br>
l Tháng 1.1971. Ban Thường vụ Thành Đoàn đã bổ sung trở lại đồng chí
Phan Chánh Tâm (Bí thư); đồng chí Lê Mỹ Lệ, Phó Bí thư; đồng chí Trương
Mỹ Lệ (Phó Bí thư); các ủy viên chỉ thiếu các đồng chí còn bị địch giam
giữ. Các đồng chí Đoàn ủy sinh viên sau khi ra tù vẫn tiếp tục hoạt động
chỉ đạo, riêng đồng chí Trầm Khiêm được đưa về công tác ở khu 9 từ tháng
10.1970. Để tập trung sức, Đoàn ủy Thanh niên Công nhân Lao động sát
nhập vào Đoàn ủy Học sinh gồm các đồng chí:</font></p>
<blockquote>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Bí thư: Lê Mỹ Lệ <br>
Phó Bí thư: Trương Mỹ Lệ, Nguyễn Văn Chí <br>
Ủy viên thường vụ/thường trực: Triệu Công Tinh Trung <br>
Các ủy viên thường vụ: Nguyễn Sĩ Hiền, Đỗ Thiết Hùng, Hoàng Đôn Nhật
Tân<br>
Các ủy viên: Hà Văn Hùng, Nguyễn Thị Hoa, Lê Quang Thiết, Nguyễn
Kiến Quốc, Nguyễn Văn Vũ...</font></p>
</blockquote>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">l Các sinh viên, học sinh
và cán bộ Đoàn được trả tự do vào tháng 6?1970:<br>
<br>
- 5 sinh viên ở nhà tù Côn Đảo: Trần Văn Long, Cao Nguyên Lợi, Nguyễn
Thanh Tòng, Nguyễn Tuấn Kiệt, Nguyễn Minh Trí.<br>
<br>
- 9 sinh viên ở nhà tù Tân Hiệp: Trương Văn Khuê, Trịnh Đình Ban, Nguyễn
Đăng Liêm, Hà Thúc Loan, Đỗ Hữu Cảnh, Trần Văn Chi, Trần Hoàng Sơn, Phạm
Hào Quang, Lâm Bá Phát.<br>
<br>
- 16 sinh viên học sinh từ Chí Hòa, Tổng nha cảnh sát về dưới danh nghĩa
"tạm thích": Huỳnh Tấn Mẫm, Dương Văn Đầy, Lê Thành Yến, Phùng Hữu Trân,
Trầm Khiêm, Đỗ Hữu Ứng, Lê Anh, Võ Ba, Đoàn Chiến Thắng, Lưu Hoàng Thao,
Đỗ Hữu Bút, Hồ Nghĩa, Cao Thị Quế Hương, Trương Hồng Liên, Trần Thị Kim
Liên, Võ Thị Tố Nga.<br>
<br>
- 30 sinh viên học sinh và cán bộ đoàn nói trên vừa ra khỏi nhà tù đã ra
trước Liên ủy ban Nội vụ và Tư pháp Định chế của Hạ viện ngụy ngày
19/6/1970 để vạch trần tính chất dã man của chế độ lao tù Mỹ ngụy, đặc
biệt đưa ra trước ánh sáng hồ sơ chuồng cọp Côn Đảo.<br>
<br>
- Ban chấp hành Thành Đoàn gồm: </font></p>
<blockquote>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Thành ủy viên, Bí
thư: Phan Chánh Tâm<br>
Phó bí thư kiêm bí thư Đảng ủy các Đại học và Trung học trọng điểm:
Phạm Chánh Trực<br>
Phó bí thư kiêm bí thư Đoàn ủy các Xí nghiệp trọng điểm: Lê Mỹ Lệ<br>
Phó bí thư: Trần Văn Nguyên<br>
Uy viên thường vụ: Trương Mỹ Lệ, Nguyễn Văn Chí, Nguyễn Văn Minh.<br>
Ủy viên ban chấp hành: Đoàn Văn Khuy, Phan Anh Điền, Võ Văn Cương,
Dương Văn Đầy, Lê Quang Lộc, Lê Thanh Hải, Nguyễn Thị Trung.</font></p>
</blockquote>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">- Đảng ủy các trường đại
học và trung học trọng điểm: </font></p>
<blockquote>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Bí Thư: Phạm Chánh
Trực<br>
Phó bí thư: Trương Mỹ Lệ<br>
Dương Văn Đầy, Lê Quang Lộc.<br>
Đảng ủy phụ trách hai đoàn cơ sở.</font></p>
</blockquote>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">- Đoàn ủy các trường đại
học: </font></p>
<blockquote>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Bí thư: Dương Văn Đầy<br>
Các ủy viên: Trần Thị Ngọc Hảo; Đỗ Hữu Ứng, Phan Công Trinh, Trần
Thiện Tứ, Trần Văn Đức, Đỗ Hữu Bút, Lê Quang Sơn, Nguyễn Đình Mai.</font></p>
</blockquote>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">- Đoàn ủy các trường
trung học trọng điểm: </font></p>
<blockquote>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Bí thư: Trương Mỹ Lệ
<br>
Các ủy viên thường vụ: Hoàng Đôn Nhật Tân, Nguyễn Sĩ Hiền, Đỗ Thiết
Hùng. <br>
Các ủy viên: Phan Hồng Quân, Trần Thị Mỹ Thành, Trương Minh Nhựt, Hà
Văn Hùng, Nguyễn Văn Minh, Nguyễn Văn Vũ, Nguyễn Văn Sĩ.</font></p>
</blockquote>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Tháng 4/1972, Thành ủy
lại triệu tập hội nghị lần thứ 5 (hội nghị Bình Giã 5). Sau hội nghị
theo chỉ thị của Thành ủy, Đảng ủy các trường đại học và trung học trọng
điểm Sài Gòn-Gia Định được thành lập. Thành Đoàn gồm hệ thống Đoàn các
cấp, các quận đoàn và huyện đoàn, công tác mặt trận thanh niên, công tác
huấn luyện đào tạo cán bộ Đoàn, Đoàn ủy các xí nghiệp trọng điểm và Ban
quân sự Thành Đoàn…. Đảng ủy các trường đại học và trung học đóng vai
trò "mũi nhọn" trong các phong trào đấu tranh và trực tiếp phụ trách hai
Đảng bộ cơ sở: Một ở các trường đại học và một ở các trường trung học
trọng điểm. Các đoàn ủy Sinh viên và Học sinh trực thuộc Đảng ủy.<br>
<br>
Giữa hai tổ chức: Thành Đoàn và Đảng ủy có mối quan hệ gắn bó.<br>
<br>
Để hạn chế tổn thất lúc địch tăng cường đánh phá ác liệt phong trào
thanh niên thành phố, nhiều cán bộ bị lộ được đưa về căn cứ điều lắng
học tập. Các hình thức nửa công khai, nửa hợp pháp cũng phát triển mạnh
để tạo thế và lực mới. Phong trào từ sau 1971 vẫn duy trì đều khắp và
từng lúc nổ ra một vài cuộc đấu tranh lớn khi có cơ hội.<br>
<br>
Để tập trung sự chỉ đạo thống nhất cuối năm 1972 Ban Chấp hành Thành
Đoàn và Đảng ủy các trường Đại học và Trung học trọng điểm lại được
Thành ủy sát nhập trở lại thành một tổ chức như trước Hội nghị Bình Giã
5. Đồng chí Phạm Chánh Trực được phân công làm Bí thư Thành Đoàn, sau
khi đồng chí Phan Chánh Tâm, Lê Mỹ Lệ, Nguyễn Văn Chí được điều động
sang công tác mới. <br>
<br>
Ban chấp hành Thành Đoàn được kiện toàn lại: </font></p>
<blockquote>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Bí thư: Phạm Chánh
Trực<br>
Phó bí thư: Trần Văn Nguyên, Trương Mỹ Lệ, Nguyễn Thị Châu<br>
Ủy viên thường vụ: Đặng Hồng Nhựt, Dương Văn Đầy, Võ Văn Cương,
Nguyễn Văn Minh, Phạm Thị Kim Dung. <br>
Các ủy viên: Đoàn Văn Khuy, Lê Quang Lộc, Phan Anh Điền, Lê Thanh
Hải, Nguyễn Thị Thanh Tâm, Nguyễn Thị Hồng, Nguyễn Văn Phụ, Lê Văn
Hưng, Trần Thị Ngọc Hảo.</font></p>
</blockquote>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Sau Hiệp định Paris
(27/01/1973) địch buộc phải trao trả tự do cho các đồng chí lãnh đạo
Đoàn: Đỗ Hoàng Hải, Nguyễn Chơn Trung, Nguyễn Kiên Trung, Đỗ Ngọc Trinh,
Nguyễn Thị Nghĩa, Võ Ngọc An, Trần Văn Khánh. Các đồng chí được giao
nhiệm vụ đã góp phần củng cố Thành Đoàn.<br>
<br>
Tình hình phong trào những năm 1973-1974 tạm lắng. Đó là lúc đông đảo
cán bộ Đoàn được điều về căn cứ để bồi dưỡng về lý luận Mác-Lênin mà
giảng viên là cán bộ giảng dạy của trường Đảng Nguyễn Văn Cừ, trường
Tuyên Huấn Trung ương Cục, trường Đảng Nguyễn Ai Quốc miền Nam và cả các
đồng chí lãnh đạo như đồng chí Nguyễn Văn Linh, đồng chí Mai Chí Thọ,
đồng chí Trần Quốc Hương. Các hoạt động công khai tại chiến trường nội
đô có bị ảnh hưởng tạm thời. Nhưng các hoạt động bí mật và nhất là nửa
công khai lại phát triển mạnh mẽ và duy trì phong trào một cách thường
xuyên và liên tục. Mặt khác, Ban chấp hành Thành Đoàn cũng không rời
trận địa, mà trái lại càng mở rộng các mối quan hệ gặp gỡ và làm việc
với cơ sở, gặp gỡ quần chúng tích cực cảm tình cách mạng thông qua hệ
thống bàn đạp, trạm, nút giao liên, được bố trí khắp nơi từ miền Đông
đến miền Tây và ven ngoại thành. Lực lượng mới phát triển được chỉ đạo
bám cơ sở trường, xí nghiệp, xóm lao động và mở rộng các hình thức tập
hợp quần chúng nửa công khai. Trong các nhà tù, cán bộ Đoàn và sinh viên
học sinh cũng được tổ chức sinh hoạt chặt chẽ, thường xuyên học tập
chính trị, đoàn kết, xung kích phát động các cuộc đấu tranh chống địch.<br>
<br>
Những hoạt động của phong trào thanh niên thành phố nhìn bề ngoài có vẻ
lắng dịu nhưng thực tế bên trong của những năm này là một giai đoạn sôi
sục ngấm ngầm về công tác tổ chức tập hợp lực lượng của Đoàn.<br>
<br>
Cuối năm 1974, Thành ủy chỉ đạo đưa các lực lượng áp sát thành phố và bố
trí vào các vị trí chiến lược trong nội thành. Thành Đoàn đã lập tức
chuyển căn cứ và hệ thống bàn đạp tiếp cận địa bàn được phân công và bố
trí đội ngũ cán bộ vào nội thành bám trụ. Cơ quan lãnh đạo của Thành
Đoàn được bố trí ở hai căn cứ chính: Văn phòng Thành Đoàn và các bộ phận
hậu cần đảm bảo, bộ phận chỉ đạo nông thôn ở lại vùng Bắc và Tây Bắc Sài
Gòn, bám căn cứ chỉ đạo chính của Thành ủy; còn Đảng ủy các trường đại
học và trung học trọng điểm cùng với lực lượng vũ trang biệt động chuyển
về hướng Đông Sài Gòn lập căn cứ ở Long Khánh-Biên Hòa, bám cơ quan lãnh
đạo tiền phương của Thành ủy. Cùng lúc ấy Thành Đoàn cũng bố trí một bộ
phận cán bộ đi về đồng bằng sông Cửu Long và vùng tiếp cận Sài Gòn phía
Tây Nam để xây dựng hệ thống bàn đạp giao liên và địa bàn đứng chân của
Thành Đoàn, nhằm chuẩn bị các lực lượng nội thành sẵn sàng thực hiện kế
hoạch tổng khởi nghĩa.<br>
<br>
Qua quá trình chuẩn bị, đến đầu năm 1975, tổ chức và thực lực cách mạng
của Thành Đoàn có những khả năng và đặc điểm như sau:<br>
<br>
1. Về hệ thống tổ chức, đã bố trí được các địa bàn:<br>
<br>
Xóm lao động và lõm chính trị ở nội thành gom lại thành 5 điểm khởi
nghĩa sau này.<br>
<br>
Ở khu vực trường đại học gồm: Vạn Hạnh, Sư Phạm, Khoa học, Văn khoa,
Nha, Dược, Nông lâm súc, Phú Thọ.<br>
<br>
Ở khu vực các trường học trọng điểm gồm:</font></p>
<ul>
<li>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Trường công nam: Cao
Thắng, Chu Văn An, Pétrus Ký, Võ Trường Toản, Nguyễn Trường Tộ.</font>
</li>
<li>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Trường nữ: Gia Long,
Trưng Vương, Mạc Đỉnh Chi, Đức Trí, Lê Văn Duyệt.</font> </li>
<li>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Trường tư: Hưng Đạo,
Bồ Đề, Phan Sào Nam, Tiền Giang, Văn Lang, Huỳnh Khương Ninh, Kiến
Thiết, Cao Đạt.</font> </li>
</ul>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Các lõm chính trị vùng
ven: Gò Môn, Bình Tân.<br>
<br>
2. Lực lượng cán bộ và quần chúng bố trí trong các tổ chức công khai,
nửa công khai có khả năng phối hợp với hệ thống cơ sở để huy động quần
chúng xuống đường đấu tranh khi có thời cơ, đó là các tổ chức Tổng hội
Sinh viên Sài Gòn, Đoàn công tác xã hội, Mặt trận nhân dân cứu đói (bộ
phận sinh viên học sinh), Đoàn sinh viên Phật tử, Thanh Sinh công, Thanh
Lao công, một bộ phận của Uy ban cải thiện chế độ lao tù và một bộ phận
của Uy ban Đòi quyền sống đồng bào.<br>
<br>
3. Lực lượng cán bộ đoàn viên đang điều lắng ngoài căn cứ và quần chúng
sẵn sàng xâm nhập vào thành phố khi thời cơ khởi nghĩa đến, có khoảng
500 đồng chí. Lực lượng này có nhiều kinh nghiệm phát động quần chúng
nổi dậy và có mối quan hệ rộng rãi trong quần chúng.<br>
<br>
4. Lực lượng vũ trang Thành Đoàn chủ yếu tổ chức quần chúng khởi nghĩa
vũ trang. Đồng thời có một số tổ biệt động được bố trí ở một số điểm cần
thiết để hổ trợ quần chúng nổi dậy và chống địch phản kích. Ngoài ra lực
lượng chính trị ở căn cứ đều được vũ trang và cùng các mũi nhọn của Quân
khu tiến vào nội thành khi chiến dịch bùng nổ.<br>
<br>
Thời cơ tổng tấn công và nổi dậy đã xuất hiện vào những tháng đầu năm
1975. Toàn bộ lực lượng và cơ sở Đoàn được sắp xếp lại theo yêu cầu chỉ
đạo của Thành ủy và Bộ chỉ huy Tiền phương của chiến dịch Hồ Chí Minh
lịch sử. Tất cả các cơ quan lãnh đạo và cán bộ chiến sĩ Thành Đoàn được
bố trí vào các cơ sở trong nội thành; số đồng chí không hợp pháp và ở
vùng căn cứ thì mở hai mũi tiến vào thành phố theo hai hướng Tây Bắc (Củ
Chi-Hóc Môn) và Tây Nam (Tiền Giang-Long An-Bình Chánh) cùng hai bộ phận
của bộ Chỉ huy tiền phương.<br>
<br>
Trong nội thành, Thành Đoàn được phân công trực tiếp phát động quần
chúng khởi nghĩa giành chính quyền ở năm khu vực: Bàn Cờ-Vườn Chuối; Đa
Kao-Tân Định-Phú Nhuận; Khánh Hội-Vĩnh Hội; Tân Phú-Bảy Hiền. Những điểm
này do tập thể các đồng chí lãnh đạo gồm: Trương Mỹ Lệ, Nguyễn Thị
Nghĩa, Trần Thị Ngọc Hảo, Trần Thị Mỹ Thành, Phan Công Trinh, Hứa Thị
Tuyết Hoa.<br>
<br>
Mặt khác, do yêu cầu tăng cường lực lượng trên các địa bàn nội thành để
chủ động giành toàn bộ chính quyền cơ sở đến cấp quận và phối hợp với
quân chủ lực tiến vào đánh đổ toàn bộ bộ máy đầu não của Mỹ ngụy, Thành
ủy điều động một bộ phận khá lớn của Thành Đoàn về các quận: 6, 7, 8,
10, 11, Phú Thọ Hòa, Tân Sơn Nhất, Tân Sơn Nhì, Gò Vấp, và các huyện
ngoại thành.</font></p>
<ul>
<li>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Đồng chí Phạm Chánh
Trực, Võ Ngọc An, Trần Thiện Tứ, Đặng Thiện… được phân công về quận
ủy quận 11; đồng chí Phạm Chánh Trực làm Bí thư Quận ủy.</font> </li>
<li>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Đồng chí Võ Văn
Cương, Phan Anh Điền, Hà Văn Hùng về quận 7, 8; đồng chí Võ Văn
Cương tham gia Ban Thường vụ Quận ủy.</font> </li>
<li>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Đồng chí Nguyễn Thị
Châu, Trương Mỹ Hoa, Đoàn Lê Hương, Hà Văn Hiển, Phan Ngọc Diệu… về
quận 10. Đồng chí Nguyễn Thị Châu, Trương Mỹ Hoa tham gia Ban Thường
vụ.</font> </li>
<li>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Đồng chí Lê Văn Hưng,
Nguyễn Thị Trung, Hồ Trọng Quý về quận 6.</font> </li>
<li>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Đồng chí Dương Văn
Đầy, Lê Thanh Hải, Trần Văn Long; về quận Phú Tân Sơn (Phú Thọ Hòa,
Tân Sơn Nhất, Tân Sơn Nhì).</font> </li>
<li>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Đồng chí Nguyễn Thị
Thanh Tâm, Lê Thanh Đạo, Trương Hoài Sơn… về Gò Vấp. Đồng chí Nguyễn
Thị Thanh Tâm tham gia Ban Thường vụ.</font> </li>
<li>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Đồng chí Trần Văn
Nguyên, Lê Quang Lộc, Phan Thanh, Đoàn Văn Khuy… về cánh nông thôn,
vùng ven của Thành ủy.</font> </li>
<li>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Đồng chí Nguyễn Thị
Thiên Bình; Đỗ Ngọc Trinh; Trần Thị Ngọc làm cán bộ truyền đạt của
Thường vụ Thành ủy. Thường trực Thành Đoàn bên cạnh Thành ủy và Bộ
Chỉ huy Tiền phương gồm hai đồng chí: Nguyễn Chơn Trung và Lê Công
Giàu.</font> </li>
</ul>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Những đồng chí cán bộ
Thành Đoàn sau khi được trao trả ở Lộc Ninh như: đồng chí Triệu Công
Tinh Trung, Trần Văn Tạo, Sầm Thanh Liêm… Được phân công theo cánh C của
Thường vụ Thành ủy.<br>
<br>
Bước vào chiến dịch Hồ Chí Minh, đội ngũ cán bộ đoàn viên do Thành Đoàn
nhiều năm xây dựng đã được Đảng hết sức tin cậy và giao cho nhiệm vụ
quan trọng. Hệ thống tổ chức Đoàn đã có sự bố trí lại theo phương hướng
bám sát cơ sở, các địa bàn trọng điểm, để phát huy khả năng thích hợp
nhất của từng người giành chính quyền cơ sở một cách chủ động và chắc
thắng. Toàn bộ lực lượng Thành Đoàn đã phấn đấu cao độ, chấp hành mệnh
lệnh của Đảng một cách sáng tạo và đầy nhiệt tình cách mạng, góp phần
xứng đáng cùng toàn Đảng, toàn quân, toàn dân giành thắng lợi vĩ đại
trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.<br>
<br>
(Trích Lược sử Đoàn và phong trào thanh niên thành phố Hồ Chí Minh - Nhà
xuất bản Trẻ, 2001</font></td>
</tr>
</table>
</span>
</body>
</html>