Nguyễn Tấn Á - Thủ lĩnh phong trào đấu tranh của HSSV giai đoạn 1963 - 1975

<html><head><meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=windows-1252"</head><body> <p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px"><strong>&nbsp;&ldquo;Con h&ugrave;m x&aacute;m&rdquo;, &ldquo;người h&ugrave;ng thời loạn&rdquo; l&agrave; những từ để nhắc đến Kỹ sư Nguyễn Tấn &Aacute; - một trong những thủ lĩnh của phong tr&agrave;o học sinh, sinh vi&ecirc;n th&agrave;nh phố trong&nbsp;thời kỳ&nbsp;kh&aacute;ng chiến chống Mỹ cứu nước. </strong></span></p> <p style="text-align:center"><span style="font-size:14px"><strong><img alt="" src="http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2021/7/34520/CT%2037.jpg" style="height:400px; width:600px" /></strong></span></p> <p style="text-align:center"><span style="font-size:12px"><em>Kỹ sư Nguyễn Tấn &Aacute; (đứng ph&aacute;t biểu). Ảnh: TLTĐ</em></span></p> <p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px"><strong>Xuất ph&aacute;t từ l&ograve;ng y&ecirc;u nước</strong></span></p> <p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px">Năm 1963 - 1964, phong tr&agrave;o đấu tranh chống chế độ độc t&agrave;i Ng&ocirc; Đ&igrave;nh Diệm v&agrave; ch&iacute;nh quyền S&agrave;i G&ograve;n sục s&ocirc;i trong học sinh, sinh vi&ecirc;n v&agrave; đồng b&agrave;o c&aacute;c giới.</span></p> <p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px">L&uacute;c đ&oacute;, anh Nguyễn Tấn &Aacute; l&agrave; học sinh trường Trung học Kỹ thuật Cao Thắng. Với truyền thống c&aacute;ch mạng của gia đ&igrave;nh v&agrave; l&ograve;ng y&ecirc;u nước nồng n&agrave;n, anh lu&ocirc;n đi đầu trong phong tr&agrave;o đấu tranh của học sinh Trường Cao Thắng chống chế độ Mỹ - Ngụy&nbsp;v&agrave; phối hợp với c&aacute;c trường Trung Đại học nổ ra li&ecirc;n tục c&aacute;c cuộc b&atilde;i kh&oacute;a, biểu t&igrave;nh, chiến đấu với cảnh s&aacute;t S&agrave;i G&ograve;n.</span></p> <p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px">Phong tr&agrave;o đấu tranh của học sinh, sinh vi&ecirc;n v&agrave; người d&acirc;n y&ecirc;u nước đ&atilde; l&agrave;m cho khu trung t&acirc;m đ&ocirc; thị&nbsp;S&agrave;i G&ograve;n n&aacute;o động với lựu đạn cay, phi tiễn, tiếng s&uacute;ng đ&agrave;n &aacute;p khắp nơi, khiến cho ch&iacute;nh quyền S&agrave;i G&ograve;n hết sức l&uacute;ng t&uacute;ng, lu&ocirc;n lu&ocirc;n phải bị động đối ph&oacute;.</span></p> <p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px">Sau c&aacute;c cuộc đấu tranh lật đổ chế độ độc t&agrave;i Ng&ocirc; Đ&igrave;nh Diệm, ng&agrave;y 02/11/1963, anh Nguyễn Tấn &Aacute; huy động học sinh Cao Thắng đốt b&oacute;t cảnh s&aacute;t L&ecirc; Văn Ken ngay chợ Bến Th&agrave;nh trả th&ugrave; cho chị Qu&aacute;ch Thị Trang (bị lực lượng cảnh s&aacute;t của ch&iacute;nh quyền S&agrave;i G&ograve;n bắn chết ng&agrave;y 25/8/1963).</span></p> <p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px">Ng&agrave;y 25/8/1964, anh Nguyễn Tấn &Aacute; huy động học sinh Cao Thắng c&ugrave;ng h&agrave;ng chục ng&agrave;n học sinh, sinh vi&ecirc;n bao v&acirc;y dinh Nguyễn Kh&aacute;nh đ&ograve;i &ocirc;ng ta từ chức &ldquo;Quốc trưởng tự phong&rdquo;.</span></p> <p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px">Nghe tin học sinh Trường Kỹ thuật Nguyễn Trường Tộ bị khủng bố, ng&agrave;y 27,&nbsp;28/8/1964, anh huy động học sinh Trường Cao Thắng giải v&acirc;y cho học sinh Trường Nguyễn Trường Tộ bị bọn c&ocirc;n đồ của Nguyễn Kh&aacute;nh bao v&acirc;y v&agrave; truy s&aacute;t, rồi lập ph&ograve;ng tuyến chặn đứng c&aacute;c đợt phản k&iacute;ch đi&ecirc;n cuồng tiếp theo của ch&uacute;ng.</span></p> <p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px">Ng&agrave;y 25/11/1964, anh đi đầu giải v&acirc;y cho trường nữ Trung học Gia Long (nay l&agrave; trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai) bị cảnh s&aacute;t của ch&iacute;nh quyền S&agrave;i G&ograve;n bao v&acirc;y. Ba ng&agrave;y sau đ&oacute;, anh tiếp tục bảo vệ cho đo&agrave;n tuần h&agrave;nh h&agrave;ng vạn người trong đ&aacute;m tang anh L&ecirc; Văn Ngọc bị ch&iacute;nh quyền Trần Văn Hương s&aacute;t hại; tấn c&ocirc;ng bọn phản động định chiếm trụ sở Tổng hội Sinh vi&ecirc;n S&agrave;i G&ograve;n tại Số 4, Duy T&acirc;n (nay l&agrave; Nh&agrave; Văn h&oacute;a Thanh ni&ecirc;n Th&agrave;nh phố Hồ Ch&iacute; Minh).</span></p> <p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px"><strong>Thủ lĩnh phong tr&agrave;o</strong></span></p> <p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px">L&agrave; một học sinh giỏi của trường, lại trung thực v&agrave; gan g&oacute;c, Nguyễn Tấn &Aacute; trong mắt của học sinh Cao Thắng v&agrave; c&aacute;c trường bạn giống như một thủ lĩnh.</span></p> <p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px">Học sinh, sinh vi&ecirc;n v&agrave; b&aacute;o ch&iacute; l&uacute;c ấy gọi anh l&agrave; &ldquo;Người h&ugrave;ng của thời loạn&rdquo;. Anh được Tổng Đo&agrave;n Học sinh S&agrave;i G&ograve;n 1964 giao nhiệm vụ l&agrave; &ldquo;Ủy vi&ecirc;n H&agrave;nh động&rdquo;.</span></p> <p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px">Với nhiều hoạt động nổi bật n&agrave;y, anh bắt đầu bị theo d&otilde;i, bị địch bắt v&agrave; bị tra tấn. Anh kể lại &ldquo;Tụi cảnh s&aacute;t n&oacute; đ&aacute;nh tứ trụ, đ&aacute;nh bốn ph&iacute;a khi m&igrave;nh bị bịt mắt, kh&ocirc;ng biết đường đ&acirc;u m&agrave; đỡ&rdquo;.</span></p> <p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px">Ch&iacute;nh quyền S&agrave;i G&ograve;n gọi anh l&agrave; &ldquo;con h&ugrave;m x&aacute;m&rdquo; v&igrave; sự gan l&igrave;, t&aacute;o bạo của anh. Nhiều đảng ph&aacute;i muốn l&ocirc;i k&eacute;o anh, ch&iacute;nh quyền S&agrave;i G&ograve;n v&agrave; cả t&ograve;a Đại sứ Mỹ muốn mua chuộc anh.</span></p> <p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px">Nhưng c&oacute; lẽ, ch&uacute;ng kh&ocirc;ng biết người l&atilde;nh đạo trực tiếp của anh l&agrave; anh L&ecirc; Minh Ch&acirc;u (tức Ba Ch&acirc;u), l&atilde;nh đạo Th&agrave;nh Đo&agrave;n l&uacute;c bấy giờ v&agrave; s&aacute;t c&aacute;nh với anh l&agrave; c&aacute;c n&ograve;ng cốt của Th&agrave;nh Đo&agrave;n như anh Nguyễn Chơn Trung (S&aacute;u Quang), anh V&otilde; Ngọc An (Bảy C&acirc;u), anh Triệu C&ocirc;ng Tinh Trung (Tư Truyền) &hellip; trong Tổng đo&agrave;n Học sinh S&agrave;i G&ograve;n.</span></p> <p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px">Sau khi học xong trường Cao Thắng, anh l&ecirc;n học Trung t&acirc;m Kỹ thuật Ph&uacute; Thọ (nay l&agrave; Đại học B&aacute;ch khoa) đến năm 1971, đậu kỹ sư Điện tiếp tục l&agrave; n&ograve;ng cốt của phong tr&agrave;o sinh vi&ecirc;n trong Tổng hội Sinh vi&ecirc;n S&agrave;i G&ograve;n từ 1969 đến 1971, được bầu l&agrave; Chủ tịch Hội đồng đại diện Sinh vi&ecirc;n S&agrave;i G&ograve;n.</span></p> <p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px">Anh tuy&ecirc;n bố: <strong><em>&ldquo;Ở đ&acirc;u c&oacute; ngọn cờ ch&iacute;nh nghĩa l&agrave; t&ocirc;i theo. Ngọn cờ bất ch&aacute;nh kh&ocirc;ng bao giờ tồn tại. T&ocirc;i kh&ocirc;ng thể b&aacute;n rẻ l&yacute; tưởng của m&igrave;nh v&agrave; anh em học sinh đồng b&agrave;o&rdquo;.</em></strong></span></p> <p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px">Ng&agrave;y đất nước h&ograve;a b&igrave;nh, nhắc lại những năm th&aacute;ng s&ocirc;i động thời trẻ, anh rưng rưng nước mắt chia sẻ: <strong><em>&ldquo;T&ocirc;i tuy kh&ocirc;ng c&ograve;n trẻ nhưng d&ograve;ng m&aacute;u thanh ni&ecirc;n trong t&ocirc;i c&ograve;n lớn lắm&rdquo;.</em></strong></span></p> <p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px">Tuổi U.80 anh vẫn nhiệt t&igrave;nh tham gia c&aacute;c hoạt động truyền lửa cho học sinh trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng, h&igrave;nh ảnh &ldquo;Người h&ugrave;ng của thời loạn&rdquo; được&nbsp; bạn b&egrave; gọi &ldquo;Anh &Aacute;&rdquo; th&acirc;n thương lu&ocirc;n ghi tạc v&agrave;o kỷ niệm h&agrave;o h&ugrave;ng của nhiều thế hệ thầy v&agrave; tr&ograve; trường Cao Thắng n&oacute;i ri&ecirc;ng v&agrave; c&aacute;c thế hệ thanh ni&ecirc;n th&agrave;nh phố n&oacute;i chung.</span></p> <p style="text-align:right"><strong>HO&Agrave;NG Đ&Ocirc;N NHẬT T&Acirc;N</strong></p> <p style="text-align:right"><span style="font-size:12px"><em>Ph&oacute; Chủ nhiệm CLB Truyền thống Th&agrave;nh Đo&agrave;n</em></span></p> <p>&nbsp;</p> </body></html>

BÌNH LUẬN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Xuất phát từ ý thức trách nhiệm bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của toàn Đảng, toàn dân, làm nền tảng giúp đất nước phát triển bền vững, Đoàn Khoa Địa Lý - Đoàn Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH KHXH&NV) ĐHQG-HCM đã thực hiện mô hình “Cánh tay Tổ quốc”.

Agile Việt Nam
;